thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
DER WILLE ZUR MACHT / CHÍ HÙNG-VĨ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) [4-13]

 

 

FRIEDRICH NIETZSCHE

(1844-1900)

 

DER WILLE ZUR MACHT

 

CHÍ HÙNG-VĨ

(Í-CHÍ VƯƠN TỚI QUYỀN-LỰC)

 

TẬP MỘT

1-134

 

Bản Việt-ngữ của

NGUYỄN QUỲNH

Zựa trên bản Anh-ngữ 1967 của Walter Kaufmann

 

__________

 

Đã đăng: [1-3]

 

4 (Ngày 10 tháng Sáu, 1887)

Đâu là những lợi-điểm trong í-niệm luân-lí của Thiên-chúa Jáo?

i. Thiên-chúa jáo hứa cho con người một já-trị tuyệt-đối, để chống lại cái bé nhỏ nhất của con người, và chống lại cái bất ngờ trong jòng thay đổi đến đi.

ii. Thiên-chúa Jáo vinh-zanh Thượng-đế trong cuộc đời, zù đời là khổ hay xấu xa. Tính hoàn-hảo của luân-lí [Thiên-chúa Jáo] và của [quan-niệm] tự-zo [theo Thiên-chúa Jáo] đòi hỏi fải thấy tận cùng í-ngĩa của xấu-xa.

iii. Luân-lí [Thiên-chúa Jáo] cho rằng con người biết já-trị tuyệt-đối cho nên con người biết cái jì là quan-trọng nhất

iv. Luân-lí [Thiên-chúa Jáo] cấm con người không được khinh bỉ chính mình, không được chống lại cuộc đời, và không được làm hư í-thức. Cho nên, ta bảo luân-lí [Thiên-chúa Jáo] có tính bảo-trì.

Tóm lại, luân-lí [Thiên-chúa Jáo] là liều thuốc vĩ-đại chống lại chủ-ngĩa Hư-vô, về cả hai mặt, thực-hành và lí-thuyết.

 

5 (Mồng 10 tháng Sáu, 1887)

Trong số những sức mạnh của luân-lí có một sức-mạnh gọi là chân-thật. Chân-tính này chống lại luân-lí, cốt để khám-fá ra í-ngĩa hiển-hiện tự-nhiên (teleology) và sự bất-công của luân-lí. Nhận ra cáí bất-chính hay cái “sai-lầm cố thổ đổ-hồ” của luân-lí thì ta vất bỏ nó đi. Làm được như thế là một điều khoái-hoạt. Như vậy, lúc này chúng ta thấy ngay trong chính chúng ta có những nhu-cầu từ bao thế-kỉ về vấn-đề luân-lí cần fải được fân-tích. [Fân-tích] để biết cái jì không có thực. Nói khác đi, já-trị trong đời sống của chúng ta zính-záng tới những điều không thực. Điều mâu-thuẫn này xảy ra không fải vì chúng ta cố zuy-trì những jì chúng ta biết. hoặc những jì lếu-láo chúng ta muốn nge. Mâu-thuẫn xảy ra júp chúng ta jải-quyết những jì không có thực.

 

6 (Xuân–Thu 1887)

Đây là vấn-đề mâu-thuẫn:

Hễ chúng ta tin vào một hệ-thống luân-lí thì chúng ta áp-zụng nó vào đời. [Trường-hợp Khổng-jáo và Thiên-chúa Jáo. - NQ]

 

7 (Tháng Mười Một 1887 – Tháng Ba 1888)

Những já-trị cao-quí đáng được con người jìn jữ. Đó là những já-trị xã-hội júp chúng ta vượt lên trên hết thẩy con người, và để chúng ta ca-tụng những já-trị cao quí đó, tựa hồ như chúng là já-trị của trời, hay là những já-trị “chân-thực” ở trần-jan. Những já-trị ấy cũng là hi-vọng cho thế-jới mai sau. Ngày nay cội-nguồn tả tơi của những já-trị ấy đã rõ ràng để cho chúng ta thấy já-trị ở thế-jan zường như không còn nữa. Chúng không còn í-ngĩa jì nữa. Nhưng, đây mới chỉ là jai-đoạn chuyển-tiếp mà thôi.

 

8 (1883–1888)

Hậu-quả của chủ-thuyết Hư-vô cho ta thấy chẳng có já-trị jì hết. Nhưng kết-quả ấy chính lại là cách đánh já-trị luân-lí, ví-zụ lòng ích-kỉ làm chúng ta fát tởm (mặc zù ai cũng biết ích-kỉ là tính tự-nhiên). Thế nhưng chính tính tự-nhiên đó cũng làm chúng ta fát tởm, và quan-niệm tự-zo muốn sao cũng được là điều rất khó (liberum arbitrium). Chúng ta hiểu rằng không zễ jì đạt đến mục-tiêu já-trị của chúng ta. Hơn nữa, chúng ta cũng đã mệt mỏi lắm rồi và không còn hồ hởi nữa. “Thế là chẳng còn jì cả!”

 

9 (Xuân–Thu 1887)

Chủ-ngĩa Bi-quan là zấu-hiệu ban đầu của chủ-ngĩa Hư-vô.

 

10 (Xuân–Thu 1887)

Chủ-ngĩa Bi-quan có sức-mạnh. Mạnh thế nào? Chủ-ngĩa Bi-quan mạnh trong lí-luận của nó về mô-hình vô chính-fủ. Tính-chất Hư-vô của thuyết Bi-quan là khả-năng fân-tích luận.

Chủ-ngĩa Bi-quan có khả-năng khước-từ. Khước-từ thế nào? Khước-từ bằng cách bành-trướng ảnh-hưởng, bằng cách bịp-bợm, bằng cách làm bộ cái jì cũng biết, và zựa vào í-thức sử-quan.

Sức-mạnh đáng kể của chủ-ngĩa Bi-quan là làm cho tất cả những jì cường-điệu hiện ra rồi trở thành siêu-đẳng.

 

11 (Xuân–Thu 1887, zuyệt lại. Xuân–Thu 1888)

Cách lí-luận để đưa chủ-ngĩa Bi-quan tới chủ-ngĩa Hư-vô như sau:

Đặt câu hỏi: Trong thực-tế cái này có jì không? Nếu đây là cách nhìn ra [những thứ] gọi là “vô já-trị” và “vô-ngĩa”, thì sau những já-trị gọi là cao có còn já-trị luân-lí nào không?

Kết-luận: Vì mọi fán-đoán về já-trị của luân-lí đều có tính “ra lệnh” và “không chấp-nhận” cho nên luân-lí không cho con ngưởi có í-chí vào đời.

Vậy thì: Luân-lí là jì?

 

12 (Tháng Mười Một 1887 – Tháng Ba 1888)

Những já-trị có tính hoàn-vũ đã hết rồi

 

(A)

Trước hết, [Fạm-trù §1]. Vì chủ-ngĩa Hư-vô là một hiện-tượng tâm-lí nên sớm muộn thế nào chủ-ngĩa ấy cũng đến. Chủ-ngĩa ấy đến vì sau khi chúng ta đi tìm một í-ngĩa nào đó, trong mọi hoàn-cảnh, mà rồi chẳng thấy í-ngĩa ấy đâu. Thế là chúng ta thất-vọng. Như vậy, chủ-ngĩa Hư-vô cho chúng ta thấy đã từ lâu chúng ta fí sức quá nhiều. Chúng ta đau vì hổ-thẹn, vì cảm thấy như mình tự lừa zối mình lâu quá. Chủ-ngĩa Hư-vô đến cũng có thể zo lòng khát-khao đạt tới nguyên-lí luân-lí cao nhất áp zụng vào mọi hoàn-cảnh, hoặc là đạt tới một trật-tự luân-lí ở thế-jan, hoặc là fát-huy tình-thương để hòa-đồng cùng nhân-loại, rồi zần zần đạt được hạnh-fúc cho tất cả mọi người. Đây cũng là một khát-khao muốn xóa bỏ mọi thứ trên thế-jan này. Mục-đích của khát-vọng nào cũng có í-ngĩa riêng của nó. Mục-đích chung của những í-niệm kể trên là đã làm thì fải thành-công. Thế mà, [trên thực-tế] chúng ta thấy chẳng có cái jì ra cái jì cả. Zo đó, chúng ta thất-vọng và coi mục-đích, riêng cũng như chung, chẳng qua là nguyên-nhân của chủ-ngĩa Hư-vô. Chúng ta thấy tất cả những jả-thiết trước đây có mục-tiêu liên-quan tới “tiến-hóa” đều thiếu-sót, bởi vì, [trên thực-tế] con người không là iếu-tố để trở nên người, chứ đừng nói đến con người là một điểm quan-trọng.

Thứ đến, [Fạm-trù §2]. Chủ-ngĩa Hư-vô là một hiện-tượng tâm-lí cho nên thế nào nó cũng đến. Hư-vô đến khi chúng ta đặt jả-thiết về tổng-thể và về hệ-thống, theo đúng những cơ-cấu trong mọi hoàn-cảnh. Chúng ta hãy jả-thiết nếu một người nào đó có lòng khát-vọng và khiêm-tốn, thì người ấy trình-bày í-tưởng của mình mạnh-bạo và lôi cuốn, với điều-kiện, người ấy là một nhà lí-luận có tài biện-chứng và uyển-chuyển. Thuyết về Tổng-thể hay Nhất-nguyên cho con người í-ngĩa uyên-áo về nội-zung sâu-sắc của tổng-thể, zựa ngay trên tổng-thể vì tổng-thể cao hơn con người để júp con người thấy mình như một vóc-záng thần-linh. Xã-hội đòi hỏi tâm-huyết của mỗi người trong xã-hội. Nhưng, đòi hỏi của xã-hội lại không là cái jì chung cho tất cả mọi người. Xét cho cùng, con người không còn tin vào já-trị của chính mình vì những já-trị vô-biên không còn khả năng lôi-cuốn con người. [Nên nhớ], chỉ có í-thức về tổng-thể [tức là já-trị tối-thượng] thì con người mới tin vào já-trị của chính mình.

Cuối cùng [Fạm-trù §3]. Chủ-ngĩa Hư-vô là một hiện-tượng tâm-lí nên thế nào nó cũng đến. Khi ta đã hiểu hai trường-hợp hay hai fạm-trù kể trên, thì ta biết trường-hợp thứ ba cũng chẳng có mục-đích jì. Chúng ta đã thấy những jì đang có mặt đều thiếu đại-thể. [Đại-thể là jì?] Đại-thể là một í-thức [uyên-áo] júp cho mỗi người trong chúng ta trầm mình vào đó, vì đại-thể có já-trị cao nên có lối thoát. Đại-thể [í-thức uyên-áo] cho ta thấy thế-jan là một trò bịp-bợm khiến ta không thể nào khám-fá ra những jì ở ngoài thế-jan, cho nên ta không thể tìm ra một thế-jan trung-thực. Sau khi đã hiểu, thế-jan chẳng qua là những nhu-cầu tâm-lí tạo-thành, và vì sao con người bất-lực trong thế-jan này, thì chủ-ngĩa Hư-vô lòi ra. Chủ-ngĩa Hư-vô không cho rằng thế-jới siêu-hình là một thực-tại chân-thực. Hiểu như thế nên con người biết rằng chỉ có thực-tại – [chứ không fải thế-jới siêu-hình] – mới thực-sự hiện-hữu mà thôi. [Như vậy], con người cũng không tin vào cửa ngõ linh-thiêng ở cõi âm, cho nên con người cho rằng, mọi thần-linh đều lếu láo. Nhưng, trên thực-tế zù con người không chịu nổi thế-jan này con người vẫn fải ở thế-jan này.

Vậy thì, cái jì đã xảy ra? Í-thức cho rằng “không có já-trị jì hết” xuất-hiện khi trong đời sống thiếu quan-niệm về mục-đích, về tổng-thể và về chân-tính. Tóm lại, cuộc-đời không có mục-đích và cứu-cánh. Sở zĩ những jì gọi là tổng-thể ở nhiều trạng-huống khác nhau đều không có mặt, vì bản-chất của cuộc đời không thật. Ngĩa là cái gọi là bản-chất của cuộc đời ấy “sai bét”. [Cũng zo lẽ đó] chúng ta không có lí-zo jì tin vào một thế-jan gọi là chân-chính. Tóm lại, sau khi chúng ta đã zùng một số í-niệm như “mục-đích” và “hiện-hữu” để nêu lên já-trị ở đời, rồi chúng ta lại rút chúng về, thành ra thế-jan trở thành trống rỗng, tức không có já-trị jì cả.

 

(B)

Chúng ta có thể cho rằng thế-jan này không cần đến ba fạm-trù trên. Chúng ta jả-thiết rằng thế-jan này không có já-trị đối với chúng ta, sau khi chúng ta đã hiểu cặn-kẽ ba fạm-trù trên. Chúng ta cũng có thể jả-thiết ngịch lại rằng chúng ta tin vào ba fạm-trù kia. Nhưng khi chúng ta thấy chúng vô já-trị thì mọi cố gắng của chúng ta nhằm chứng-minh já-trị của chúng ở thế-jan là một việc làm vô-ngĩa.

Kết-luận: Như vậy, tin vào ba fạm-trù kể trên là nguyên-nhân đưa tới chủ-ngĩa Hư-vô. [Tại sao?] Vì chúng ta đã định-ngĩa já-trị thế-jan theo những fạm-trù của một thứ thế-jan hư-tưởng.

Cuối cùng, những já-trị chúng ta vừa bàn đến cho chúng ta thấy một thế-jan hão-huyền và vô já-trị. Vì những já-trị mang mầu sắc tâm-lí chỉ là những quan-điểm về tiện-ích, nhằm nâng cao quyền-năng thống-trị của con người. Những já-trị ấy đã tiêm-nhiễm vào sự-vật một cách hết sức sai lầm. Những jì chúng ta vừa thấy chính là cái ngây-ngô và méo mó của con người, [thế mà] con người lại tự cho mình là thước đo já-trị ở thế-jan.

 

13 (Xuân–Thu 1887)

Chủ-ngĩa Hư-vô nêu lên jai-đoạn chuyển-tiếp của một căn-bệnh rất lớn, vượt ra ngoài hiểu biết của chúng ta. Căn bệnh ấy có khả-năng lan truyền, nhưng [lúc này] chưa đủ mạnh. Hoặc căn-bệnh này chính là sự suy-thoái, nhưng còn trong jai-đoạn lờ mờ nên chưa có fương thuốc nào trị được.

Jả thiết ban đầu cho là vì thiếu chân-tính nên ta không nhìn ra sự-vật và căn-cơ đích-thực của sự-vật. Thế thì, đây chính là một thứ chủ-ngĩa Hư-vô oái oăm, vì nó đặt já-trị của sự-vật vào khoảng không có liên-quan tới jả-thiết về já-trị, cốt để cho đời sống trở thành nhỏ bé.

 

[Còn tiếp. Kì tới từ số 14 tới số 27]

 

 
------------
Đã đăng:
... Chủ-ngĩa Hư-vô đang đứng ngoài cửa. Cái “quái-thai” này xảy ra bao jờ? Trước hết là điều sai lầm, nếu chúng ta coi những hiện-tượng như “cơn khủng-hoảng xã-hội”, “sự suy-thoái thể-chất” hoặc tệ nhất là “nạn tham-nhũng” là những nguyên-nhân của chủ-ngĩa Hư-vô. [Trái lại] Chủ-ngĩa Hư-vô của chúng ta ở vào thời-đại có tư-cách và có tình-thương nhất. Cơn khủng-hoảng, zù là hiện-tượng của tâm-hồn, của thể-xác hay của trí-tuệ, không thể tự nhiên sinh ra chủ-ngĩa Hư-vô; hay sự fá-sản khủng-khiếp của já-trị, của í-ngĩa, và của khát-vọng... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021