thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Chuyến xe thơ 47 và 12 giờ không nghệ thuật

 

Ý tưởng:

Từ sự thất bại của Hội đồng Anh trong việc tổ chức “chuyến xe thơ” đi dọc Bắc Nam. [A]

Thao tác thực hiện:

Mời 47 người tham gia trên một chuyến xe với các hoạt động nghệ thuật đa loại hình, nhưng có tính giải trí và picnic, đi từ Sài Gòn ra Vũng Tàu và quay trở về, tất cả diễn ra trong 12 giờ. [B]

Mục đích:

Lợi dụng 1 ngày không nghệ thuật để thực hiện việc ra mắt tuyển tập thơ 47: Có jì dùng jì — Có nấy dùng nấy. Đồng thời, tham dự các trình diễn nghệ thuật khác. [C]

Thành phần tham dự:

Đại diện Nxb Giấy Vụn, nhóm Mở Miệng, đại diện cho các nhà tài trợ tập thơ là ông Hoàng Hải và nhóm nhà báo tự do, hoạ sĩ Phạm Hữu Thắng, đại diện của ANA, đại diện của 47 tác giả tham gia tập thơ Có jì dùng jì — Có nấy dùng nấy, các hoạ sĩ trình diễn, các khách mời, các cộng tác viên từ tienve, talawas, BBC, Đàn Chim Việt, Người Việt,... các nhà quay phim, sinh viên mỹ thuật... Nói chung, cũng đủ 47 người trên một chuyến xe 47 ghế. [D]

 

---------

 

Một số ý triển khai thêm từ các đề mục trên:

 

[A]

Một số thông tin vay mượn từ chính Hội đồng Anh: Vào tháng 9, Hội đồng Anh có mời cô Francesca Beard — một nhà thơ trẻ nổi tiếng của Anh — sang Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á để thực hiện một số buổi trình diễn thơ.

Tại Việt Nam, Francesca sẽ tham gia vào hành trình thơ trên một chiếc xe buýt cùng với các nhà thơ trẻ Hà Nội và Huế (Vi Thuỳ Linh, Trương Quế Chi, Văn Cầm Hải) tới giao lưu và trình diễn thơ tại Hà Nội, Huế, Hội An và thành phố Hồ Chí Minh. Lịch trình như sau:

— 16/9 chủ nhật:
+ 14h00, Francesca gặp gỡ các nhà thơ tham gia hành trình để thảo luận về chương trình.
— 17/9 thứ hai:
+ 09h00 Francesca thảo luận về trình diễn thơ với các nhà thơ Việt Nam, lên khung chương trình và tập dượt.
+ 12h00 Ăn trưa với các nhà thơ.
+ 14h00 Các nhà thơ và Francesca thảo luận, lên khung chương trình và tập dượt.
— 18/9 thứ ba:
+ 09h00 Thảo luận với các nhà thơ Việt Nam.
+ 12h00 Ăn trưa.
+ 14h00 Thảo luận với các nhà thơ Việt Nam.
+ 19h00 Đêm Trình diễn thơ (tại Đại học Mỹ Thuật Hà Nội, 42, Yết Kiêu).
— 19/9 thứ tư:
+ 09h00 Tập trung tại Hội Đồng Anh (40, Cát Linh, Hà Nội).
+ 09h30 Xe khởi hành đi Huế (10 tiếng).
+ 12h00 Dừng lại ăn trưa.
+ 20h00 Đến Huế, nghỉ tại khách sạn.
— 20/9 thứ năm:
+ 9h30 Francesca thảo luận về trình diễn thơ với các nhà thơ Việt Nam, lên khung chương trình và tập dượt.
+ 12h00 Ăn trưa.
+ 14h00 Gặp gỡ và thảo luận cùng các nhà thơ Huế.
+ 19h00 Đêm trình diễn thơ tại Huế (Café Sách PNC, 131–133, Trần Hưng Đạo).
— 21/9 thứ sáu:
+ 9h00 Khởi hành đi Hội An (3 tiếng).
+ 12h00 Đến Hội An. Nhận khách sạn và ăn trưa.
+ 14h00 Gặp gỡ và thảo luận cùng các nhà thơ Hội An, Đà Nẵng.
+ 19h30 Đêm trình diễn thơ ở tại Hội An Thư quán (06, Nguyễn Thị Minh Khai, TX. Hội An).
— 22/9 thứ bảy:
+ 9h00 Xe khởi hành đi HCMC (qua đêm ở Nha Trang).
+ 12h00 Dừng chân ăn trưa.
+ 18h00 Tới Nha Trang (nghỉ đêm tại Nha Trang).
— 23/9 chủ nhật:
+ 8h30 Xe khởi hành đi HCMC (13 tiếng).
+ 12h00 Dừng chân ăn trưa.
+ 21h00 Đến HCMC, nghỉ tại khách sạn.
— 24/9 thứ hai:
+ 09h00 Thảo luận với các nhà thơ Việt Nam.
+ 12h00 Ăn trưa.
+ 14h00 Thảo luận với các nhà thơ Việt Nam.
+ 19h00 Đêm Trình diễn thơ tại Café Sách Phương Nam (105, Trần Hưng Đạo B, Q 5, Tp. HCM).
— 25/9 thứ ba:
+ 9h00 Francesca khởi hành đi Philippines.
+ 9h00 Xe trở về Hà Nội (chỉ dừng chân để ăn trưa và nghỉ ngơi).
+ 21h00 Đến Huế.
— 26/9 thứ tư:
+ Xe đến Hà Nội. Đưa các nhà thơ về nhà.

Theo chỉ dẫn và quy định của Ban Tổ Chức thì “Mỗi nhà thơ sẽ có từ 5 đến 10 phút để trình bày phần của mình”.

Như vậy thì họ sẽ trình bày được những gì? Và chuyến xe trình diễn này, phải chăng là một mô hình để hợp thức hoá tiểu sử của những người làm nghệ thuật chỉ thiên về bề mặt, chỉ để kiếm danh? Hay là một mô hình để hợp thức hoá các nguồn kinh phí mà Hội đồng Anh có được tại Việt Nam?

Dù là vì lý do gì đi nữa, nhưng rõ ràng, trong chuyến xe kéo dài 10 ngày này, chuyện thảo luận, ăn ngủ và tiêu xài là dễ thấy nhất. Có lẽ nên gọi đây là: “Chuyến xe của những nhà thơ trình diễn việc thảo luận và tiêu xài xuyên Việt Nam”. Và điều này, hiển nhiên là không đến từ chính yêu cầu của những nhà thơ tham gia như Francesca Beard, Vi Thuỳ Linh, Trương Quế Chi, Văn Cầm Hải... mà là đến từ chính những người tổ chức. Đó là chưa nói, trong lịch trình này Ban Tổ Chức cũng cố tình lờ đi tên những nhà thơ khác mà tôi được biết sẽ tham gia là Lê Vĩnh Tài (khu vực Tp. HCM), Trần Tuấn, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Đoàn Minh Châu (Hội An)..., và một vài người khác. Việc nhắc tên những nhà thơ này trong lịch trình chẳng lẽ tốn kém vậy sao?

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm, dù chuyến xe thơ trình diễn của Hội đồng Anh (nhìn trên kế hoạch — vì chưa diễn ra) có tổ chức luộm thuộm thế nào đi nữa, thì việc nghiêm cấm từ phía chính quyền (!?), hay việc tự “sụp đổ” (!?)... cũng phản ánh được một phần về sự bảo thủ, thiếu dân chủ, thiếu khoa học về sự tổ chức và cả sự dư thừa về tính hèn nhát từ nhiều phía. Tóm lại, có thể gọi đây là một sự thất bại từ nhiều góc độ: chính quyền Việt Nam, Hội đồng Anh và đương nhiên, phía các nhà thơ.

 

Cho nên, việc hoạ sĩ Ngô Văn Lực, Lê Quý Anh Hào cùng Nxb Giấy Vụn ... vận động được 2.000.000 đồng Việt Nam từ ANA và 2.300.000 đồng Việt Nam từ những cá nhân khác để tổ chức một chuyến xe thơ Sài Gòn đi Vũng Tàu, ghé thăm đảo Long Sơn và nhà Lớn của đạo ông Trần, rồi quay trở về trong ngày 24-10-2007 thành công, an toàn và vui vẻ; thì hiển nhiên, phải được xem như là một hành động hồi đáp lại ý tưởng, và lấy cảm hứng trước đó, của Hội đồng Anh.

 

Những hình ảnh cùng chú thích cho đề mục [A]:

Trước giờ xuất phát, 7h35 tại vỉa hè ĐH Mỹ thuật Tp. HCM.
 
Treo băng-rôn lên xe.
 
Lên xe lúc 8h.
 
Chuyến xe 47 người, chủ yếu là nhà thơ, nhà văn, tiếp đến là hoạ sĩ, sinh viên mỹ thuật, các nhà báo tự do, nhóm quay phim, chụp hình và vài khách lẻ.
 

[B]

Hành trình của chuyến xe từ Sài Gòn đi Vũng Tàu: Lúc 10h nhà thơ Nguyễn Quán bắt đầu chương trình, trình diễn giọng tụng kinh với bài thơ “Cái lồn, vô tận” của Trần Wũ Khang.

 

Tiếp đến hoạ sĩ Ngô Văn Lực và 46 người trên xe trình diễn 4 chữ “ăn - ngủ - đụ - ỉa” trong “Từ điển thi X/X loại [chúng sinh]” của Đặng Thân, Hà Hùng tiếp nối với bài “Đố biết điều gì” viết về lồn bà Tèo của Vương Văn Quang.

Sau khi ghé Long Thành uống sữa bò tươi trong vòng 30 phút

 

chuyến xe tiếp tục lăn bánh đến đảo Long Sơn, thăm nhà Lớn của đạo ông Trần, giao lưu với đạo hữu, quay phim chụp hình.

 

Rời đảo Long Sơn lúc 12h, chuyến xe đến Vũng Tàu lúc 13h, ghé vào tư gia một nhà thơ đã hẹn trước (xin miễn nêu tên tại đây), treo băng-rôn và buổi ra mắt tập 47 với các đại diện từ Nxb Giấy Vụn, hoạ sĩ trình bày, nhà tài trợ và đại diện các tác giả.

 

Chương trình diễn ra trong vòng 15 phút, sau đó hoạ sĩ Ngô Văn Lực phát biểu về kế hoạch trình diễn buổi chiều sẽ diễn ra tại bờ biển.

 

Mọi người ăn cơm và nghỉ trưa đến 14h30, xe rời tư gia xuôi về bãi sau, gần đài tưởng niệm “Tổ quốc ghi công”. Chương trình bắt đầu bởi tác phẩm (của đại diện Nxb Giấy Vụn) Xịt cờ 47 lên thân thể cũng như trên bờ biển.

 
 
 
 

Lúc 15h là tác phẩm Tự do thân thể và nhân phẩm của hoạ sĩ Ngô Văn Lực, với phần đồng diễn của Khúc Duy, Nguyễn Quán và Lê Quý Anh Hào, cũng như của khách du lịch tại bờ biển.

 
 
 
 

Xen kẽ đó là tác phẩm Tự tạo ra bản lĩnh của một sinh viên Mỹ thuật (không cung cấp tên).

 
 

Song song đó là tác phẩm Bong bóng gió & nước của Lê Quý Anh Hào.

 
 
 
 

Song song đó là các tác phẩm graffiti trên cát.

 

Cuối cùng là tác phẩm viết xuống cát ước mơ và ước muốn về Dân chủ cho Việt Nam, tác phẩm này được điều phối bởi hoạ sĩ Ngô Văn Lực, cùng sự cộng tác của các nhà văn nhà thơ, nhóm nhà báo tự do...

 
 
 
 

[C]

Dù một ngày đã diễn ra với rất nhiều mục đích: nếu nhìn từ phía hoạ sĩ là trình diễn các tác phẩm của mình, từ phía Nxb Giấy Vụn là ra mắt tập thơ 47 Có jì dùng jì — Có nấy dùng nấy

 
 
 

hay nhìn trên diện báo chí là giễu nhại lại chuyến xe thơ của Hội đồng Anh...; nhưng cuối cùng, tất cả mọi người trên chuyến xe đều đồng ý đây là “một ngày không nghệ thuật” — nghĩa là, thông qua các hoạt động cụ thể và không mấy an toàn ngoài công cộng, chính những người làm nghệ thuật lại có riêng cho mình một ngày nghỉ ngơi để không phải làm nghệ thuật.

 

[D]

47 tác giả trong tập, xếp theo thứ tự A, B, C như sau:

Bùi Chát, Diễm Châu, Ðặng Thân, Ðinh Linh, Ðoàn Minh Châu, Ðỗ Lê Anhđào, Ðỗ Kh., Ðỗ Trí Vương, eL., Hoàng Bất Bạt, Huỳnh Lê Nhật Tấn, K.H. Bùi, Khúc Duy, Lê Đình Nhất-Lang, Lê Thị Thấm Vân, Lê Văn Tài, Lê Vĩnh Tài, Liêu Thái, Lưu Hy Lạc, Lý Ðợi, Lynh Bacardi, Miên Ðáng, Na Thị Chua, Nam Di, Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Đạt, Nguyễn Ðức Tùng, Nguyễn Hoàng Tranh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Lâm, Nguyễn Quán, Nguyễn Tôn Hiệt, Nguyệt Phạm, Nguyễn Thúy Hằng, Như Huy, P.K., Phan Bá Thọ, Phan Ðan, Tam Lệ, Thanh Xuân, Trần Tiến Dũng, Trần Wũ Khang, Trịnh Cung, Trúc-Ty, Vũ Thành Sơn, Vương Huy, Vương Văn Quang.

Hôm ra mắt, dưới sự chứng kiến của rất nhiều nhà thơ, hoạ sĩ, anh em giang hồ vỉa hè và giới báo chí tự do, có những đại diện tác giả sau đây tham dự: Bùi Chát, eL, Khúc Duy, Lý Đợi, Nguyễn Đạt, Nguyễn Quán, Phan Bá Thọ, Trần Tiến Dũng, Trịnh Cung, Vương Văn Quang...

 

Cuối cùng, tất cả hình ảnh trong bài viết này thuộc về bản quyền của “Chuyến xe thơ 47 và 12 giờ không nghệ thuật”.

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021