thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Câu chuyện của cây bút chì

 

Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm

 

 

 

CÂU CHUYỆN CỦA CÂY BÚT CHÌ

 

Một cậu bé xem bà ngoại viết một lá thư. Được một chốc thì cậu hỏi:

“Có phải bà đang viết một câu chuyện về những gì chúng ta đã làm? Có phải câu chuyện này nói về cháu không?”

Bà ngoại của cậu bé ngừng tay và nói với đứa cháu: “Thực sự là bà đang viết về cháu đó, nhưng cây bút chì bà đang dùng để viết còn quan trọng hơn những chữ bà viết, cháu à. Bà hy vọng rằng khi cháu lớn lên, cháu sẽ giống như cây bút chì này.”

Thật bất ngờ, cậu bé nhìn vào cây bút chì. Nó chẳng có vẻ gì đặc biệt cả.

“Nhưng nó chỉ giống như bất cứ cây bút chì nào khác mà cháu đã từng thấy!”

“Điều đó còn tuỳ vào cách cháu nhìn vào những sự vật. Cây bút chì này có năm phẩm chất mà nếu cháu kiên trì gìn giữ, cháu sẽ trở thành một con người luôn có sự bình yên và hạnh phúc trong thế giới này.”

“Phẩm chất thứ nhất: cháu có khả năng đủ để làm những việc lớn, nhưng cháu không bao giờ được quên rằng có một bàn tay dẫn dắt từng bước đi của cháu. Chúng ta gọi đó là bàn tay của Thượng Đế, và Ngài luôn dẫn dắt chúng ta tuỳ theo ý định của Ngài.”

“Phẩm chất thứ hai: thỉnh thoảng, bà phải ngừng viết để dùng đồ gọt bút chì mà gọt nó lại. Điều này làm cho cây bút chì bị tổn thương một chút, nhưng sau đó, nó sẽ sắc nét hơn. Và cháu cũng vậy, phải học chịu đựng những nỗi đau đớn và buồn khổ, bởi chúng sẽ giúp cháu trở nên một người tốt hơn.”

“Phẩm chất thứ ba: cây bút chì lúc nào cũng chấp nhận cho chúng ta dùng một cục tẩy để xoá đi bất cứ lỗi lầm nào. Điều này có ngh a rằng sửa chữa một điều gì đó chúng ta đã làm thì không nhất thiết là một việc xấu; nó giúp cho chúng ta tiếp tục bước đi trên con đường dẫn đến công lý.”

“Phẩm chất thứ tư: điều quan trọng nhất của cây bút chì không phải là lớp gỗ bên ngoài, nhưng là chất than chì bên trong. Vì vậy luôn chú tâm đến những gì xảy ra bên trong tâm hồn cháu.”

“Cuối cùng, phẩm chất thứ năm của cây bút chì: nó luôn để lại một dấu vết. Cũng giống như thế, cháu nên biết rằng mọi điều cháu làm trong cuộc sống đều để lại một dấu vết, vậy nên, cháu phải có ý thức trong mỗi hành động của cháu.”

 

 

-----------------
Dịch theo bản tiếng Anh của Margaret Jull Costa, “The Story of the Pencil”, trong Paulo Coelho, Like the Flowing River: Thoughts and Reflections (Sydney: HarperCollins, 2007), 12-13.
 

 

 

Đã đăng:

Làm sao để leo lên những đỉnh núi  (truyện / tuỳ bút) 
... Thường thường bạn có thể nhìn thấy một ngọn núi ở đàng xa — đẹp đẽ, lôi cuốn và nhiều thử thách. Tuy nhiên, khi bạn cố gắng để đi đến đó, điều gì sẽ xảy ra? Chung quanh nó sẽ có rất nhiều lối đi; những rừng cây sẽ chắn lối giữa bạn và mục tiêu của bạn; và những gì bạn thấy rõ ràng trên bản đồ sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều trong thực tế. Vì vậy, bạn phải thử hết những lối đi và những đường mòn, cho đến một ngày nào đó, bạn tìm thấy đỉnh núi mà bạn muốn trèo lên... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm] (...)
 
Từ đây trở đi — và suốt hàng trăm năm sau nữa — Vũ Trụ sẽ hỗ trợ những chiến binh ánh sáng và ngăn chặn những kẻ mang định kiến. Năng lực của Quả Đất cần được làm mới lại. Những ý tưởng mới cần không gian. Thân thể và tâm hồn cần những thử thách mới... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021