thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Jấc mơ

 

Trong nhiều năm, ông Xanh có một jấc-mơ quanh đi quẩn lại nhiều lần, tuy rằng có một vài chi-tiết khác nhau. Ít khi jấc mơ có mầu lộng lẫy, thường thì bàng-bạc (monochromatic), có sắc-jai (chroma) ngả nhiều về mầu xám, nhưng ấn-tượng lại cho thấy đủ mầu. Trong mơ không có ánh sáng tương-fản, mạnh và gay gắt như trong cuộc đời.

 

*

 

Một hôm, đúng vào thời điểm lá sycamore bắt đầu rụng khô-khan trên hè fố, chỗ sát cạnh Washington Square, ông quyết-định thôi cộng-tác với văn-fòng Foundation Counseling, Inc., ở góc West 4th Street và Fifth Avenue.

Kể từ cuối tháng Tám vừa rồi có vài nguyên-nhân khiến ông quyết-định thôi làm việc ở đó, sau ba mươi năm là một trong bốn cộng-tác viên. Ông chỉ jữ chân zạy Tâm-lí Học bán thời-jan ở NYU.

Sáng nay, ông ngồi vào bàn làm việc ngay trong apartment khang trang của ông trên Broadway Avenue rất gần East 10th Street, cẩn thận, sổ gi chép mở ra, tay cầm bút sắt, chấm vào mực đen Pelican, ngẫm-ngĩ, từ từ, nắn nót, rất trang trọng như đang viết cho tri-kỉ đáng kính ở xa xôi. Một người ông ước ao muốn gặp. Ông đang ngĩ đến người ấy ở Moderna Museet, Stockhohm.

 

*

 

Mùa Thu này, đứa con trai của ông, Nathan Cao, năm nay ba mươi tuổi, đã bắt đầu zạy Khoa-học ở Trung-học Cincinnati, tiểu-bang Ohio; sau nhiều tháng hạnh-fúc với người iêu của cậu ta tên là Cecilia Kalis, gốc Đức sinh ở Cleverland, Ohio. Thế là, sau ba năm kể từ khi Vivien Cao, em gái của Nathan, vừa mới tốt-ngiệp cao-học Chemical Engineering, đã kí jao-kèo với một hãng ngiên-cứu võ-khí, ông bà Xanh há miệng nhìn nhau.

Một buổi sáng khi đang ở Mobile, Alabama thăm một người bạn, ông nhận được điện-thoại của Nathan cho biết trong khi ông ở xa nhà thì Nathan đã quyết-định đến ở chung với Cecilia trên đai-lộ Columbus, và góc đường West 72, nhìn qua Central Park, hình như khá gần nơi John Lennon bị thảm-sát.

Mấy cái tin ấy làm ông Xanh sung-sướng vô cùng. Ông ra Cửa-bể (Bay) Mobile nhìn về Vịnh Mễ Tây-Cơ, và đột nhiên thì thầm: “Cao-xuân Xanh, mày sống lại rồi!” Ông rảo bước vội vàng vào nhà-hàng McDonald’s, cảm thấy nó rất cao sang, và ông, như một người đói không biết tự bao jờ — một người vừa đập tan thành-kiến trói buộc ông tự thủa nào — bây jờ là một người hạnh-fúc ở thế-jan. Cao-xuân Xanh vừa ăn vừa tính-nhẩm cuộc đời mình. Nó fải là những con số cho ông zễ đếm, vì quá nhiều zữ-kiện rất fiền-hà bắt trí-tuệ của ông jằng co, lẫn-lộn, hỗn-độn và mệt-nhọc như trong một jấc mơ.

 

*

 

Nếu có người nói “Sướng đến rơi lệ” thì đây đang là trường-hợp của ông Xanh. Kể từ khi Nathan dọn hết đồ-đạc ra khỏi hành-lang — những đồ-đạc ấy trong con mắt của một nhà fân-tâm học như ông là biểu thị cho sự suy-thoái — và rất có thể trở thành tâm-bệnh. Cho nên, mỗi khi một thùng đựng jì đó của Nathan vừa được mang đi, ông Xanh zùng “mop” có nước ấm fa zấm, lau rất kĩ khoảng trống đó — như tẩy rửa một vết hoen ố gậm-nhấm từ lâu khiến mầu cẩm-thạch trắng đã mang vết hoang-đường. Ông Xanh “vồ” lấy khoảng trống đó như người chết đói. Ông để một cái gế, zựa lưng về fía East River. Ông ngồi vào đó nhìn sàn nhà, một thứ không-jan mỗi ngày trống-trải, zãn ra về hướng Hudson River, con sông có lần ông nge đứa nào kênh-kiệu và ngu-đần nói: “Bên kia sông Hudson thế-jan còn man-rợ lắm!” Nge xong ông cười với khuôn mặt mà người khác trông vào lầm-tưởng là “khổ-đau”.

Cái hành-lang ấy gắn liền với cuộc-đời mới của ông Xanh, trống trải nhưng fong-fú vô-cùng. Ông thề với ông rằng không có một cuốn sách nào được fép bén bảng tới hành-lang này — gần như “trở về tiền-sử”. Hành-lang bây jờ là căn-fòng, với chiều ngang đúng 8 bộ Anh, và chiều zài đúng 45 bộ Anh, được soi sáng bằng hàng cửa sổ cao 9 bộ Anh, từ tầng thứ 5 nhìn xuống đại-lộ Broadway. Từ hành lang, ông hướng mặt về Tây, bước vào fòng khách rộng thênh-thang qua một cửa gọi là French Door. Cuối fòng khách là nhà bếp, rồi hai nhà tắm và ba fòng ngủ. Hành lang ấy lại có một cửa French Door riêng ở góc đông-nam, mở ra một lối đi (hallway) có chiều dài 20 bộ Anh, ngang 5 bộ Anh. Trên lối đi đó lại có cửa French Door riêng để vào fòng khách. Sau đó hành-lang này zẫn tới cầu thang đi xuống tầng một, không làm fiền ai hết. Đây là một cao-ốc bẩy tầng, trần cao 12 bộ Anh, xây theo họa-đồ kiểu Beaux-Arts zo Fòng Kiến-trúc của Sullivan vẽ vào cuối thế-kỉ 19. Từ zưới hè fố Broadway nhìn lên, toà nhà này và những toà kế tiếp trông khá jống Wainwright Building ở St. Louis, nhất là friezes đúc bằng sắt (cast iron) và điêu-khắc đắp nổi bằng đất nung (terra-cotta).

 

*

 

Bà Xanh nhìn hành-lang với đôi mắt thèm-thuồng, vì bây jờ hành-lang xưa đã trở thành một fòng để ngủ, để ngắm cảnh và để làm việc của ông Xanh. Tên thật của bà là Nguyễn Nguyệt-Anh. Bà nhỏ bé, đẹp thuỳ-mị, nhất là khi bà còn trẻ. Bà jống như một đám mây óng ả trên đô-thị fồn-hoa. Thế có ngĩa Nguyệt-Anh chỉ là jấc mộng trong một thực-tại xô-bồ nhiều thử-thách. Bà trầm-trồ khen hai cánh cửa “Entry Doors”, một ở bức tường fía Bắc, cho bà cảm jác — mà thực ra là ảo-jác về một không-jan không có thực ở fía sau. Cái cửa “Entry Door” thứ hai khi mở ra cho thấy một tủ-áo lớn vừa được thiết kế thành hai không-jan rõ rệt. Tủ áo nhỏ lại, mỗi chiều chỉ có 6 bộ Anh, và nhà tắm có bông sen, hình chữ nhật có cạnh 8 và 6 bộ Anh. Ông Xanh fải trả hơn mười ngìn đô để hoàn-thành công việc ấy, đúng như ông vẫn thì thầm — để sống như một con người còn có chút “liêm-sỉ” ở đời. Ông Xanh ngĩ như thế đã từ lâu. Có lúc ông cho mơ-ước của ông chỉ là một làn jó hắt-hiu zễ tan đi trong không-jan ở vào lúc ông bắt đầu luống tuổi. Để cho bà Xanh vui, ông nâng tách cà-fê lên mời bà, rồi trầm ngâm nói: “Hành-lang này đâu có thể nào so sánh được với ba fòng-ngủ và một fòng-khách đồ-sộ của em!” Ông quay mặt đi chỗ khác, nâng tách cà-fê của mình lên môi — đã lạnh rồi. Và ngoài đường cũng đã lạnh rồi. Ông cố quên đi thực-tại. Ba fòng-ngủ và fòng khách thênh-thang ấy thuộc về bà Xanh, chật cứng những đồ đạc bà mua về, không bao jờ mở ra — kể từ hơn hai mươi năm qua!

 

*

 

Trong ba mươi năm chữa bệnh tâm-thần, ông Xanh thấy khuôn mặt bà nào cũng jống nhau ở một điểm gọi là bệnh-hoạn. Tỉ-zụ trường-hợp của bà Kate Murphy, như sau:

Kate Murphy: Tôi để í, từ nãy đến jờ tôi nói, ông ngủ!
 
Cao-xuân Xanh: (Mở mắt, mỉm cười) Mở đầu bà nói: “Cả Manhattan kháo nhau rằng bà không mặc quần-lót!”
 
Kate Murphy: Thế sao họ nháy mắt nhìn tôi?
 
Cao-xuân Xanh: Tôi đang tìm cách júp bà ... cho nên tôi nhắm mắt như người đang ngủ. Họ nháy mắt vì bà có một záng zấp khiến họ kính-nể. Cái nháy mắt của một tinh-thần bất-định. Thấy bà, họ trở thành vô-ngĩa.
 
Kate Murphy: Ông nói rất đúng. Tôi làm sao có thể đứng cạnh ...
 
Cao-xuân Xanh: Bọn tầm-thường.
 
Kate Murphy: Ông nói đúng! Nhưng chúng cứ bảo tôi không mặc quần-lót!
 
Cao-xuân Xanh: Bà nge hay cảm thấy chúng bảo thế ...
 
Kate Murphy: Chúng nhìn tôi như thế!
 
Cao-xuân Xanh: Bà hãy đưa mặt lên trời, cho họ thấy vẻ cao sang.
 
Kate Murphy: Để chúng thấy chúng quá thấp hèn.
 
Cao-xuân Xanh: “Thấp hèn” và quá xa-xôi!
 
Kate Murphy: Đúng thế!
 
Cao-xuân Xanh: “Xa xôi” như thế làm sao thấy bà “không mặc quần-lót”?
 
Kate Murphy: (Cười mãn nguyện) Nhưng tôi vẫn tức!
 
Cao-xuân Xanh: Cái bực mình của con người cao-sang.
 
Kate Murphy: Tôi là một thứ “công-chúa Zo-thái”!
 
Cao-xuân Xanh: Cho nên người ta càng ganh-tị! Có thế thôi!
 

Kể từ khi đến hội với mấy người bạn trong ngành ở Providence, Rhode Island, thấm thoắt đã gần mười năm, ông Xanh bắt đầu để í đến khoa chữa bệnh tâm-thần bằng Triết-học, gọi là Theoretical and Philosophical Psychology. Chủ-í của fương-fáp này là không bao jờ cho bệnh-nhân zùng thuốc. Nhưng cũng kể từ đó ông thấy ông vẫn còn “khập-khiễng” với cái nhìn méo mó của ngề-ngiệp. Ở đâu và bất cứ trong đám đông nào ông cũng thấy những khuôn-mặt bệnh-hoạn. Điều này làm ông liên-tưởng tới những trường-hợp của bệnh-lí.

Theo bà Xanh, mặt chồng bà “rất là bệnh-họan”. Đó là những lúc bà đâm ra hoang-tưởng cho rằng ông nói xấu bà với cả nước Mĩ. Ông Xanh trầm-ngâm, đứng trước gương trong fòng tắm rất lâu. Ông bình-tĩnh đến độ thản-nhiên, zùi mài và cố-gắng fân-tích “cái mặt” của ông. Đúng rồi! Không thể fân-tích qua mã-số, ông đã hiểu căn-cơ khuôn mặt của ông chính là tấm-gương fản-chiếu khuôn mặt của những người như bà Kate Murphy, trong suốt ba mươi năm.

 

*

 

Ông Xanh vừa ra khỏi tầu F ở Rockerfeller Center thì ông thấy bà Nguyệt-Anh và Vivien Cao trong đám đông ồ ạt đợi tầu D về hướng Nam gọi là Downtown. Bà nhìn ông, mấp máy đôi môi — ở xa lẫn trong âm-thanh inh-ỏi ông không nge được jì cả, nhưng trong đầu ông lại có tiếng bà Xanh: “Em fải xuống Macy’s mua cái chảo!” Đúng rồi ông xanh lẩm bẩm: “Cái chảo mầu đỏ bày ở Cellar, cạnh tiệm bánh ngọt!” Ông rất thích cái chảo đó, mặc zù ở nhà có cả tá chảo.

Trong khi bà Xanh vào cầu thang cuốn xuống Cellar của Macy’s để mua chảo thì Vivien mời cha uống cà-fê, ăn bánh ngọt. Vivien mở túi mua hàng cho ông thấy bên trong nhiều cam, táo và chuối. Cô nhìn ông, thì thầm: “Con mua cho bố!” Vivien không có cái nhan-sắc của mẹ, nhưng trưởng-thành ngay khi còn bé khiến ông Xanh không bao jờ ngĩ ông fải bảo-vệ con gái của ông. Qua cung-cách bề ngoài, một đôi khi ông chột zạ vì zường như ông không để í tới Vivien. Ngược lại, ông lại bảo-vệ Nathan. Vivien không hứa sẽ fải làm jì mà bổn-fận không bao jờ thiếu sót. Trong khi ấy Nathan hứa rất nhiều mà chẳng làm jì. Ông hỏi Vivien: “Tại sao con thích làm bom?” Vivien trả lời: “Để xem sức tàn-fá của một trái bom có đúng i như con zự-tưởng.”

Ông Xanh ngĩ rằng Vivien Cao nên lập ja-đình. Năm nay cô đã hai bẩy tuổi đầu. Vivien đứng zậy. Cô fải xuống South Ferry, lấy tầu về Metro Park. Cô nắm cổ tay cha, thì thầm: “Cuối tuần con lại thăm cha. Đừng về hưu! Buồn lắm.” Cô đi trong chiều sắp sửa vào đông — bình-tĩnh, fây-fây, chững-chạc. Ông Xanh ngĩ thầm: “Zường-như con gái mình sinh ra chỉ để làm bom!”

 

*

 

Ông Xanh đứng zậy khi Thu-Sương mở cửa bước vào, trong tay có một bình trà để trên một fong thư. Như ngày nào, rất xa xôi, Thu-Sương là một trong ba hoa-khôi của tỉnh. Ông Xanh bước lại cầm tay Thu-Sương, nhìn kĩ vào khuôn mặt thanh-bình như cẩm-thạch. Đôi mắt của Thu-Sương sáng như sao-mai, nụ cười liên-tưởng tới một vườn hoa thơm. Thu-Sương thì thầm bên tai ông Xanh, để bình trà xuống bàn, bảo ông đi zạo với cô. Cả hai bước vào Central Park, đi quanh lối zẫn đến Belvedere, nơi hàng năm về mùa hè có chương-trình ziễn-kịch Shakespeare.

Cả hai đi trên đường mòn hai bên đầy hoa râm-bụt, zẫn đến một ngôi đền nguy-nga như cung-điện, nhìn xuống hồ sen hình bán nguyệt. Thu-Sương mở fong bì, rồi mở tờ jấy gấp làm ba đưa cho ông Xanh. Cô thì thầm: “Em ra đứng cạnh cây kia. Anh chụp cho em một tấm hình. Chả nhẽ anh không biết rằng khi nhận được thư anh, em đã khóc rất lâu hay sao?”

Thu-Sương đứng zưới gốc cây cổ thụ, ở một ngôi đền tại Sơn-tây, zơ tay lên ra hiệu bảo ông Xanh chụp ảnh, “Nhanh lên anh! Sắp tối rồi!” Ông xanh nhìn vào tờ jấy, có những hàng chữ như sau:

Xin cho vuông lụa fồn-hoa,

Để nâng-niu má em vài chút thôi.

Cho mưa đến tận lưng trời

Bên hiên từng tiếng gọi lời mến-iêu

Cho đôi mắt đẹp ziễm-kiều

Theo chân mòn mỏi lưng chiều đã vơi

Cho hiu hắt một fương trời

Lên cao nhìn xuống nụ-đời rất xa.

Thu-Sương đã nhớ lời hứa với ông vì zưới những zòng chữ đó cô có gài một mảnh jấy bóng nhỏ niêm kĩ bằng băng keo. Trong đó ông nhận ra mấy sợi lông của Thu-Sương.

Ông Xanh tỉnh zậy, nhìn trần nhà cao. Ông gãi gáy tiếc cho những jì không có thực ở trên đời. Ông đến bên bàn, ngồi xuống, mở sổ ra, viết nắn nót từng chữ một. Thực tình ông đang ngĩ đến bạn ông ở Moderna Museet, Stockhohm. Ông đã bảo cộng-sự viên của ông ở Foundation Counseling, Inc. là Jáng-sinh này ông sẽ tới Sweden.

 

Nguyễn Quỳnh
Thu 2010

 

 

--------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021