thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Đám tang của tôi

 

Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm,
với sự hiệu đính và phụ chú của Hoàng Ngọc Tuấn.

 

PAULO COELHO

(1947~)

 

ĐÁM TANG CỦA TÔI

 

Ký giả của báo The Mail on Sunday xuất hiện tại khách sạn của tôi ở Luân-đôn và hỏi một câu đơn giản: ‘Nếu hôm nay ông chết, ông muốn có loại đám tang nào?’

Thực sự thì ý tưởng về cái chết đã có trong tôi mỗi ngày kể từ năm 1986, khi tôi hành hương đến Santiago.[*] Trước khi ấy, tôi đã luôn khiếp sợ với ý nghĩ rằng, một ngày nào đó, mọi việc sẽ kết thúc; nhưng trên một trong những chặng đường của chuyến hành hương đó, tôi thực hành một bài tập bao gồm việc trải qua cái cảm giác như khi bị chôn sống. Đó là một kinh nghiệm cực kỳ căng thẳng khiến tôi mất hết sự sợ hãi, và sau đó tôi xem cái chết như bạn đồng hành của tôi mỗi ngày, luôn ở bên cạnh tôi và nhắc nhở: ‘Tôi sẽ chạm vào bạn, nhưng bạn không biết khi nào đâu. Vì thế bạn hãy sống tràn trề hết mình.’

Bởi vậy, tôi không bao giờ để cho đến ngày mai những gì tôi có thể làm hoặc trải nghiệm hôm nay — và điều đó bao gồm những niềm vui, những trách nhiệm trong công việc, nói lời xin lỗi nếu tôi cảm thấy tôi làm xúc phạm ai đó, và chiêm ngưỡng giây phút hiện tại như đó là giây phút cuối cùng của tôi. Tôi có thể nhớ lại nhiều dịp tôi đã ngửi được mùi hương của sự chết: cái ngày xa lắc vào năm 1974, ở vận động trường Aterro do Flamengo (trong thành phố Rio de Janeiro), khi chiếc taxi tôi đang ngồi bị một chiếc xe hơi khác chặn lại, và một nhóm vũ trang bán quân sự nhảy ra và trùm một cái bao vải lên đầu tôi. Mặc dù họ bảo đảm với tôi rằng sẽ không có điều gì tồi tệ xảy ra cho tôi, tôi vẫn tin chắc rằng tôi sắp trở thành một kẻ “mất tích” khác của chế độ quân phiệt ấy.

Hoặc là vào Tháng Tám năm 1989, lúc tôi bị lạc đường trong khi leo núi Pyrenées. Tôi nhìn quanh chỉ thấy những dãy núi đầy tuyết phủ và cây cối, nghĩ rằng tôi sẽ không đủ sức để trở về, và kết luận rằng thân xác tôi sẽ không được ai tìm thấy cho đến mùa hè năm tới. Cuối cùng, sau khi lang thang vòng quanh nhiều giờ đồng hồ, tôi tìm ra một lối mòn dẫn tôi đến một ngôi làng hẻo lánh.

Ký giả của báo The Mail on Sunday nài nỉ: nhưng đám tang của ông sẽ như thế nào? Được thôi, theo di chúc của tôi, sẽ không có đám tang. Tôi đã quyết định sẽ được hoả táng, và vợ tôi sẽ rải tro của tôi tại một nơi gọi là El Cebrero ở Tây-ban-nha — nơi mà tôi tìm thấy cây kiếm của tôi. Bất cứ những bản viết tay và bản đánh máy nào chưa xuất bản sẽ được giữ lại, không xuất bản (tôi khiếp sợ đối với số lượng ‘các tác phẩm di cảo’ hoặc ‘những chiếc rương đầy giấy tờ’ mà những người thừa tự của các nhà văn đã đem đi xuất bản một cách vô lương tâm để kiếm tiền; nếu những tác giả đã không muốn xuất bản những thứ này trong lúc họ còn sống, thì sự riêng tư của họ phải được tôn trọng). Cây kiếm tôi tìm thấy trên đường hành hương đến Santiago sẽ được ném xuống biển, và như thế nó được trở về nơi xuất phát của nó. Và tiền của tôi, cùng với tiền nhuận bút sẽ tiếp tục được nhận trong bảy mươi năm nữa, sẽ được hiến dâng tất cả vào quỹ từ thiện mà tôi đã thiết lập.

‘Còn câu văn khắc trên bia mộ của ông thì sao?’ ký giả hỏi. À, một khi tôi đã được hoả táng, thì sẽ không có bia mộ để mà khắc chữ, bởi vì tro hoả táng của tôi sẽ được gió đưa đi khắp nơi. Nhưng nếu tôi phải chọn một câu, tôi sẽ chọn câu này: ‘Ông ấy đã chết trong lúc vẫn còn sống’. Điều đó có vẻ như mâu thuẫn trong chữ nghĩa; nhưng tôi biết rất nhiều người đã ngừng sống, mặc dù họ vẫn tiếp tục làm việc và ăn và tiếp tục với những sinh hoạt xã hội thường lệ của họ. Họ làm mọi chuyện theo quán tính tự động, không hay biết gì về cái khoảnh khắc kỳ diệu của mỗi ngày, không bao giờ ngừng lại để nghĩ về sự mầu nhiệm của cuộc sống, không hiểu rằng giây phút tiếp theo có thể là giây phút cuối cùng của họ trên mặt đất của hành tinh này.

Khi ký giả ra về, tôi ngồi xuống trước máy vi tính và quyết định viết bài này. Tôi biết nó không phải là một đề tài mà ai cũng thích suy nghĩ đến, nhưng tôi có một bổn phận đối với các độc giả của tôi — đó là làm cho họ nghĩ về những điều quan trọng trong đời sống. Và cái chết có lẽ chính là điều quan trọng nhất. Tất cả chúng ta đang bước về phía cái chết, nhưng chúng ta không bao giờ biết khi nào cái chết chạm vào chúng ta, và vì thế, bổn phận của chúng ta là nhìn chung quanh mình, bày tỏ lòng biết ơn đối với từng giây phút trong cuộc sống. Nhưng chúng ta cũng phải biết ơn cái chết, bởi vì nó làm cho chúng ta suy nghĩ về tầm quan trọng của mỗi quyết định chúng ta đưa ra, hoặc không đưa ra; nó làm cho chúng ta dừng lại trước bất cứ hành vi nào khiến chúng ta bị vướng vào kiểu ‘sống mà như chết’, và, thay vào đó, nó thúc giục chúng ta bất chấp tất cả, đánh cược tất cả cho những điều mà chúng ta luôn luôn mơ ước thực hiện, bởi vì, dù chúng ta có thích hay không, thiên thần của cái chết vẫn đang chờ đợi chúng ta.

 

 

_________________________

Phụ chú của Hoàng Ngọc-Tuấn:

[*]Năm 1986, Paulo Coelho đã thực hiện một chuyến hành hương bằng cách đi bộ gần 1000 cây số xuyên qua miền tây-bắc Tây-ban-nha để tìm đến giáo đường Santiago de Compostela ở Galicia — nơi được xem là địa điểm an táng hài cốt của thánh James, một trong 12 tông đồ của chúa Jesus. Trong chuyến hành hương này, Paulo Coelho đã cảm nhận một sự thức tỉnh trong tâm linh khiến ông quyết định thay đổi toàn bộ cuộc sống. Trước năm 1986, ông là một người viết ca khúc, một ký giả, một diễn viên kiêm đạo diễn kịch nghệ, kiếm được rất nhiều tiền và sống hết sức bạt mạng. Sau chuyến hành hương, ông từ bỏ tất cả để làm lại cuộc đời và quyết định sống trọn vẹn cho văn chương và tư tưởng. Chuyến hành hương này đã được Paulo Coelho ghi lại trong cuốn O Diário de Um Mago [“Nhật ký của một nhà huyền thuật” (1987)], bản tiếng Anh có nhan đề là The Pilgrimage [“Chuyến hành hương”].

 

 

-----------------
Dịch theo bản tiếng Anh của Margaret Jull Costa, “My Funeral”, trong Paulo Coelho, Like the Flowing River: Thoughts and Reflections (Sydney: HarperCollins, 2007), 82-84.
 

 

 

Đã đăng:

Phía bên kia của Tháp Babel  (truyện / tuỳ bút) 
... Khi Nhân Loại càng ngày càng có nhiều tham vọng, Thượng Đế đã tàn phá Tháp Babel, và mọi người bắt đầu nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, với sự khoan dung vô hạn của Ngài, Ngài cũng tạo nên những con người có khả năng xây dựng những chiếc cầu ngôn ngữ để giúp cho sự đối thoại và sự truyền bá tư tưởng của nhân loại. Những con người đó, những con người mà mỗi lần chúng ta mở một cuốn sách dịch ra để đọc, chúng ta hiếm khi chịu khó lưu ý đến tên tuổi của họ, chính là các dịch giả... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm] (...)
 
... Xin vinh danh người phụ nữ, người làm cho những kẻ cô đơn bớt đơn độc, người nuôi dưỡng những ai khao khát công lý, người làm cho kẻ áp bức cảm thấy khổ sở như những kẻ bị áp bức. Xin vinh danh người phụ nữ, người luôn mở rộng cửa, với đôi tay luôn làm việc và đôi chân luôn bước tới... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm] (...)
 
Sách và thư viện (truyện / tuỳ bút)
... Hãy cho những cuốn sách của chúng ta tự do du hành, để rồi chúng được những bàn tay khác chạm vào, và được những đôi mắt khác thưởng thức. Trong lúc tôi viết điều này, tôi thoáng nhớ lại một bài thơ của Jorge Luis Borges nói về những cuốn sách không bao giờ được giở ra một lần nữa... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm & Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Phương cách của cây cung (truyện / tuỳ bút)
... Là một người chiến binh của ánh sáng, một khi đã thực hiện nhiệm vụ và chuyển hoá ý định của mình thành động tác, thì anh ta không còn sợ gì nữa: anh ta đã làm những gì nên làm. Anh ta không để mình bị tê liệt vì sợ hãi. Thậm chí nếu mũi tên không chạm vào mục tiêu, anh ta sẽ có một cơ hội khác, bởi vì anh ta không thoả hiệp với sự hèn nhát... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm] (...)
 
Manuel lên thiên đàng (truyện / tuỳ bút)
Có một dạo, Manuel được thưởng thức sự tự do của tuổi hưu trí, không phải thức dậy vào một giờ nhất định, và có thể dùng thời gian để làm bất cứ điều gì ông muốn. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc ông lại rơi vào cơn trầm cảm. Ông cảm thấy vô dụng, bị loại ra khỏi cái xã hội mà ông đã góp phần xây dựng, bị những đứa con đã trưởng thành của ông bỏ rơi, ông không còn khả năng để hiểu ý nghĩa của cuộc sống, không hề băn khoăn để trả lời câu hỏi cũ kỹ: “Tôi đang làm gì đây?”... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm] (...)
 
Manuel là một người tự do (truyện / tuỳ bút)
... Một đêm kia, một thiên thần hiện đến bên ông trong lúc ông đang ngủ: “Ông đã làm gì trong cuộc đời? Có phải ông đã cố gắng để sống đúng như những gì ông mơ ước?” Một ngày dài khác bắt đầu. Những tờ báo. Những tin tức trên đài truyền hình. Khu vườn. Bữa ăn trưa. Một giấc ngủ trưa ngắn. Ông có thể làm bất cứ những gì ông muốn, ngoại trừ, ngay bây giờ, ông khám phá ra rằng ông không còn muốn làm gì nữa... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm] (...)
 
... Thiên thần tiếp tục hỏi: “Liệu ông có khả năng bỏ ra ít nhất mười lăm phút mỗi ngày để ngắm nhìn thế giới và bản thân, mà không làm gì cả?” Manuel nói ông cũng muốn như thế, nhưng ông không có thời giờ. “Ông đang nói dối với tôi”, thiên thần nói. “Mọi người đều có thời giờ để làm điều đó. Chỉ vì họ thiếu sự quyết tâm. Làm việc là một điều may mắn khi nó giúp cho chúng ta suy nghĩ về việc chúng ta đang làm; nhưng nó trở thành một tai hoạ khi khi tác dụng của nó chỉ là để ngăn chặn chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống.” ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm] (...)
 
... Tôi tiếp tục đào nhổ những cây tôi không thích rồi xếp chúng vào một đống để đốt. Có lẽ tôi đã mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ về những chuyện đáng lẽ không cần phải suy nghĩ, mà cần phải ra tay để làm. Thế nhưng, mỗi động tác được thực hiện bởi một con người thì đều thiêng liêng và mang đầy những hệ quả, và điều đó khiến tôi càng suy nghĩ nhiều hơn về việc tôi đang làm... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm] (...)
 
Thành Cát Tư Hãn và con chim ưng (truyện / tuỳ bút)
... Lần này, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý đến con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống, thì con chim ưng lại bay lên và lao về phía ông. Thành Cát Tư Hãn, với một nhát kiếm, đâm thủng qua lồng ngực con chim... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm] (...)
 
Câu chuyện của cây bút chì (truyện / tuỳ bút)
Một cậu bé xem bà ngoại viết một lá thư. Được một chốc thì cậu hỏi: “Có phải bà đang viết một câu chuyện về những gì chúng ta đã làm? Có phải câu chuyện này nói về cháu không?” Bà ngoại của cậu bé ngừng tay và nói với đứa cháu: “Thực sự là bà đang viết về cháu đó, nhưng cây bút chì bà đang dùng để viết còn quan trọng hơn những chữ bà viết, cháu à. Bà hy vọng rằng khi cháu lớn lên, cháu sẽ giống như cây bút chì này.” ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm] (...)
 
... Thường thường bạn có thể nhìn thấy một ngọn núi ở đàng xa — đẹp đẽ, lôi cuốn và nhiều thử thách. Tuy nhiên, khi bạn cố gắng để đi đến đó, điều gì sẽ xảy ra? Chung quanh nó sẽ có rất nhiều lối đi; những rừng cây sẽ chắn lối giữa bạn và mục tiêu của bạn; và những gì bạn thấy rõ ràng trên bản đồ sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều trong thực tế. Vì vậy, bạn phải thử hết những lối đi và những đường mòn, cho đến một ngày nào đó, bạn tìm thấy đỉnh núi mà bạn muốn trèo lên... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm] (...)
 
Từ đây trở đi — và suốt hàng trăm năm sau nữa — Vũ Trụ sẽ hỗ trợ những chiến binh ánh sáng và ngăn chặn những kẻ mang định kiến. Năng lực của Quả Đất cần được làm mới lại. Những ý tưởng mới cần không gian. Thân thể và tâm hồn cần những thử thách mới... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021