thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Khu phố

 

Bản dịch Hoàng Ngọc Biên

 

GEORGES PEREC

(1936-1982)

 

 

KHU PHỐ

 

1

 

Khu phố. Khu phố là cái gì vậy?.Bạn sống trong khu phố? Từ khu phố ra? Dọn qua khu phố khác? Sống ở khu phố nào?

Khu phố, nó quả có một cái gì không định hình: một thứ xứ đạo hay, nói một cách chặt chẽ, là một phần tư của đơn vị quận, là cái mảng nhỏ thành phố phụ thuộc một sở cảnh sát...

Tổng quát hơn: cái phần thành phố trong đó người ta di chuyển dễ dàng bằng chân hoặc, cũng là nói cùng một thứ ấy nhưng dưới hình thức một chuyện tất nhiên, là cái phần thành phố mà bạn không cần phải đi đến, bởi lẽ chính bạn đã ở trong đó rồi. Điều này có vẻ là chuyện hiển nhiên; nhưng cũng còn phải nói rõ là, đối với số đông những người sống trong một thành phố, thì đây là hệ quả từ sự kiện khu phố là cái phần thành phố trong đó người ta không lao động: người ta gọi khu phố của mình là cái góc người ta sinh sống chứ không phải cái góc người ta lao động: mà nơi sinh sống và nơi lao động thì không bao giờ trùng nhau: điều ấy cũng là điều hiển nhiên, nhưng những hậu quả thì không sao đếm được.

 

Đời sống ở khu phố

Đây là một cụm từ nghe rất kêu.

Đồng ý, có những người láng giềng, có những người trong cùng khu phố, những người bán buôn, có cửa hàng bơ sữa, các thứ dùng trong nhà, tiệm bán thuốc lá mở cửa cả ngày chủ nhật, tiệm thuốc tây, bưu điện, tiệm café, là nơi nếu không phải là kẻ thường xuyên lui tới, ít ra ta cũng là một khách hàng đều đặn (ta bắt tay chủ tiệm hay cô hầu bàn).

Tất nhiên, ta có thể vun đắp những thói quen đó, lúc nào cũng đến cùng một anh bán thịt, gửi tạm những gói hàng ở tiệm thực phẩm, mở một tài khoản cho mình ở tiệm thuốc, gọi cô dược sĩ bằng tên tục, đưa con mèo của mình nhờ cô bán báo trông hộ, nhưng có làm như thế cũng vô ích, điều này chẳng làm nên một đời sống, thậm chí nó cũng không thể đem đến ảo tưởng là một đời sống: nó sẽ tạo ra một khoảng không quen thuộc, nó sẽ tạo nên một hành trình (ra khỏi nhà, đi mua một tờ báo buổi chiều, một gói thuốc lá, một bao bột giặt, một kilô anh đào, vân vân.), lấy cớ cho mấy cái bắt tay mềm mại (chào bà Chamissac, chào ông Fernand, chào cô Jeanne), nhưng lúc nào nó cũng sẽ chỉ là một sự xếp đặt nhạt nhẽo cho cái cần thiết, một cách che lấp tính con buôn.

Tất nhiên ta có thể lập một dàn nhạc hoặc diễn kịch trên đường phố. Đem sinh khí lại cho khu phố, như người ta vẫn nói. Gắn liền những người trong một con phố hay trong một nhóm những con phố với nhau, không chỉ bằng một cái gì vượt quá cả sự đồng lòng, mà còn buộc họ phải đòi hỏi hay đấu tranh.

 

Cái chết của khu phố

Đây cũng là một cụm từ nghe rất kêu.

(vả lại, có nhiều thứ khác đang chết: các thành phố, các vùng quê, vân vân.)

Cái làm tôi tiếc rẻ hơn cả, chính là rạp chiếu bóng của khu phố, với những tờ quảng cáo gớm ghiếc cho anh chàng thợ nhuộm ở góc phố.

 

2

 

Từ tất cả những gì viết ở trên, tôi có thể rút ra kết luận, nói thật tình là không mấy tốt, là tôi chỉ có một ý niệm rất xê xích về định nghĩa khu phố. Quả thật là những năm gần đây, tôi đổi chỗ ở khá nhiều: tôi không có thì giờ thật sự quen với một khu phố nào.

Tôi ít tận dụng khu phố của mình. Có mấy người bạn tôi chỉ do tình cờ mà sống trong cùng một khu phố với tôi. Liên quan tới chỗ tôi ở, quan tâm chính của tôi phải nói là khá kỳ quặc. Tôi không có gì chống lại chuyện dời chỗ ở, trái lại là khác.

Thế thì tại sao không ưu tiên cho sự phân tán? Thay vì sống ở một nơi duy nhất, và hoài công tìm cách cùng nhau tụ lại một nơi như thế, tại sao ta không rải ra năm hay sáu phòng, khắp cả Paris? Tôi sẽ ngủ ở Denfert, tôi sẽ viết ở quảng trường Voltaire, tôi sẽ nghe nhạc ở quảng trường Clichy, tôi sẽ làm tình ở Cửa ngầm Peupliers,[*] tôi sẽ ăn trên phố Tombe-Issoire, tôi sẽ đọc sách gần công viên Monceau, vân vân. Rốt cuộc, có phải là ngu hơn không, khi ta dồn hết dân bán bàn ghế về khu ngoại ô Saint-Antoine, tất cả những tay bán đồ thuỷ tinh về phố Paradis, trọn gói thợ may về hết phố Sentier, nguyên đám dân Do-thái về phố Rosiers, sinh viên thì ta lùa hết về Khu la-tinh, các nhà xuất bản ta đẩy hết về quảng trường Saint-Sulpice,[**] bác sĩ ta cho vô hết phố Harley Street, dân Da đen ta dồn tất vô khu Harlem?

 

 

_________________________

[*]Một địa điểm cây lá rậm rạp ở Quận 13 Paris.

 

[**]Cũng là nơi Georges Pérec thường ngồi đọc sách ở một tiệm café, ghi chép tất cả những gì xảy ra chung quanh, kiểu ghi vô thưởng vô phạt = nhưng từ những ghi chép ấy ông đã luyện một cách viết “trung hoà” độc đáo mà kết quả người đọc có thể nhận ra, tiềm ẩn, trong Espèces d’espaces (1974), hay trong Tentative d’épuisement d’un lieu parisien (1982).

 

 

 

---------------------
“Khu phố” dịch từ nguyên tác “Le quartier” [Chương VII] trong Georges Perec, Espèces d’espaces - Journal d’un usager de l’espace, Editions Galilée, Tủ sách “L’Espace critique”, Paris, 1974.

 

 

-------------

Đã đăng:

Phố Vilin  (truyện / tuỳ bút) 
... 27 tháng Chín 1975, khoảng 2 giờ sáng ... Gần toàn bộ nhà phía bên số lẻ đều bị bít kín bởi những tường rào xi măng. Trên một bức tường rào đó là một dòng chữ graffiti: LAO ĐỘNG = CỰC HÌNH... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... Đã hơn 10 năm nay anh tài xế / không ra khỏi nhà / người nấu ăn chỉ làm mỗi món trứng / nguyên vỏ / con người đau khổ hầu như chẳng có việc làm... | chính ông sẽ có mặt trong bức hoạ / vẽ theo kiểu các hoạ sĩ thời / Phục hưng lúc nào cũng dành cho mình / một chỗ nhỏ xíu // ông sẽ đứng, đố diện tấm tranh... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Đảo Ellis: Mô tả một dự án  (truyện / tuỳ bút) 
... Cái tôi đi tìm ở Đảo Ellis, đó đích thị là hình ảnh của cái điểm không có đường trở lại ấy, là nhận thức về sự cắt đứt cội nguồn ấy. Cái tôi muốn tra vấn, đặt thành câu hỏi, đem thử thách, đó là cái gốc rễ của chính tôi trên cái nơi không có chỗ ấy, là cái không có mặt, cái điểm nứt làm cơ sở cho mọi cuộc tìm kiếm dấu vết, tìm kiếm lời nói, tìm kiếm Người Khác... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Khởi đầu, mọi thứ có vẻ đơn giản: tôi muốn viết, và tôi đã viết. Cứ mải miết viết, tôi trở thành nhà văn, trước tiên, lâu ngày là chỉ cho mình tôi thôi, rồi ngày hôm nay là cho cả những người khác. Trên nguyên tắc, tôi không cần phải tự biện minh (cả trước mắt tôi, cũng như trước mắt những người khác): tôi là nhà văn, đó là một sự kiện đã được nhìn nhận, một sự hiển nhiên, một định nghĩa... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Klébert Chrome  (tiểu luận / nhận định) 
Những trái táo là gi? Tại sao những trái táo? Cây táo có quyền gì? Chúng ta biết rõ, là rất nhiều lúc, cây táo tin chắc về quyền chính đáng của mình, và thật là vô ích, nếu không bảo là nguy hiểm, nếu ta tự đặt ra những câu hỏi về tính hợp thức, tính xác đáng của sự hiện hữu của nó và của chức năng của nó... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Tăng lương  (kịch bản) 
Kịch bản truyền thanh với ngôn ngữ hí lộng kỳ đặc của Georges Perec (1936-1982) — một trong những ngòi bút giàu sáng tạo nhất của văn chương Pháp thế kỷ 20. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Nhảy dù  (truyện / tuỳ bút) 
Cuối một buổi họp của nhóm tạp chí Arguments tại Paris, 10 tháng Giêng 1959, Georges Perec xin Jean Duvignaud cho được phát biểu. Thay vì một lời phát biểu bình thường trong một buổi họp, Perec đã kể một câu chuyện. "Truyện ngắn" này chính là bản chép lại cuốn băng ghi âm lời phát biểu của ông. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Những nơi chốn trốn chơi  (truyện / tuỳ bút) 
Chợ tem trong những khu vườn ở Champs-Élysées chỉ mở cửa vào ngày thứ Năm và Chủ nhật. Nó biết thế, nhưng nó tự nhủ có lẽ mình sẽ gặp một người nào đó, một ông già vô công rồi nghề nhìn vào tập tem của mình, dừng lại ở con tem Blériot màu nâu xám... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Tôi ra đời*  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi ra đời ngày 7.3.36. Bao nhiêu chục, bao nhiêu trăm lần tôi đã viết cái câu ấy? Tôi chẳng biết. Tôi biết rằng tôi đã bắt đầu khá sớm, rất sớm trước khi cái dự kiến viết một tiểu sử tự thuật thành hình... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Một bài thơ  (thơ) 
Có phải ta đã thử ôm cổ tay em / bằng những ngón tay ta? / Hôm nay mưa rạch nhựa đường / Trong đầu ta không có một quang cảnh nào khác / Ta không thể nghĩ đến / quang cảnh em, những nơi chốn em đi qua trong bóng tối... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Chuyến đi mùa đông  (truyện / tuỳ bút) 
... Ông đã đọc đúng: điều này có nghĩa là Vernier đã “trích dẫn” một câu thơ của Mallarmé hai năm trước khi có câu thơ ấy, đã đạo văn của Verlaine mười năm trước khi có bài “Những khúc ariettes bị quên lãng” của nhà thơ này, đã viết theo kiểu Gustave Kahn gần một phần tư thế kỷ trước ông ta!... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Trước hết có những điều rất dễ làm, những điều tôi có thể làm ngay từ hôm nay [...] Rồi đến những điều hơi quan trọng hơn một chút, những điều cần đến những quyết định, những điều mà tôi tự nhủ, nếu tôi làm chúng, có lẽ cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng hơn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Tiếp cận cái gì?  (tiểu luận / nhận định) 
Hãy tra vấn cái dường như quá hiển nhiên đến độ chúng ta không còn nhớ nguồn gốc của nó nữa. Hãy tái phát hiện sự kinh ngạc... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Cách ngôn  (tiểu luận / nhận định) 
Nhà văn Marcel Benabou thuộc nhóm OuLiPo đã nghĩ ra một cái máy chế tạo cách ngôn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021