thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Thông tin
 
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên

 

 

SŁAWOMIR MROŻEK

(1930-2013)

 

 

THÔNG TIN

 

Cracovie, 27 tháng Ba 1997.

BỊ GIẾT BỞI MỘT NGƯỜI ĐỨC. Tôi đọc thấy cái tít này trên một tờ báo ngày và tôi đã đọc bài báo để biết chuyện ra làm sao.

Đây là những sự kiện: trên một đoạn đường liên vận, một chiếc xe hơi đặc biệt nhãn phương tây mang bảng hiệu Đức đâm vào một chiếc Fiat 126 của Ba-lan. Tài xế chiếc xe Đức là công dân nước Cộng hòa Liên bang Đức và tài xế chiếc xe Fiat 126 là một công dân Ba-lan. Tai nạn kéo theo cái chết của anh sau này và những thiệt hại thân thể cho người lái xe bên kia. Cái mục nhỏ trên báo không cho phép ta biết được hai bên bên nào có lỗi, có lẽ không bên này cũng chẳng bên kia. Thủ phạm cũng có thể là một con heo bé tí chắc là bất ngờ từ dưới hố nhảy lên đường cái. Cũng có thể ngay cả chú heo con cũng vô tội. Bản tin ghi ngắn, trong một cột những tin ghi nhận ngắn khác, chữ in nhỏ, trừ cái tít, chữ lớn, đậm, là cái đã làm tôi chú ý.

Nó gợi ra những câu hỏi sau đây:

– Nếu như anh công dân Ba-lan bị thương và anh người Đức chết, bài báo có sẽ được đặt tít là: BỊ GIẾT BỞI MỘT NGƯỜI BA-LAN?

– Nếu người chết vẫn là người Ba-lan, nhưng người kia, anh chàng chỉ bị thương, là người Anh, cái tít có sẽ là: BỊ GIẾT BỞI MỘT NGƯỜI ANH?

– Nếu cái người chỉ bị thương là công dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, nhưng là một chàng da đen, chúng ta có sẽ được đọc: BỊ GIẾT BỜI MỘT TÊN DA ĐEN? hay với một anh Da đỏ có quốc tịch Mỹ thì: BỊ GIẾT BỞI MỘT TÊN DA ĐỎ? hay với một người Esquimau, một người Costa Rica, một người Nhật, thì tuần tự sẽ là: BỊ GIẾT BỞI MỘT NGƯỜI ESQUIMAU, MỘT NGUỜI COSTA RICA, MỘT NGƯỜI NHẬT?

– Và nếu chiếc xe mang nhãn hiệu phương Tây đăng ký ở Đức có người lái là người Ba-lan mang quốc tịch Đức và chiếc Fiat 126 thì người lái là một người Đức mang quốc tịch Ba-lan?

– Và nếu một trong hai chiếc xe kia, bất kể mang nhãn hiệu gì và đăng ký ở đâu, người lái xe là một phụ nữ, còn xe kia thì người lái là đàn ông, cái tít có sẽ là: BỊ GIẾT BỞI MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ?

– Bây giờ trên một bình diện khác: tiếp theo một vụ đụng xe giữa một chiếc Mercedes do một ông người Ba-lan cầm lái và một chiếc xe đạp cũng do một ông Ba-lan đạp, lại là cái ông ăn lương thấp hơn, cả hai đều tử vong (người trước đâm vào một cái cây sau khi trượt tay lái và đột ngột quay xe để cố tránh người đạp xe đang đi ngoằn ngoèo; người sau thì, trong trạng thái say rượu, bị một cơn nhồi máu), người ta có sẽ đọc: MỘT NGƯỜi NGHÈO BỊ GIẾT BỞI MỘT NGƯỜI GIÀU?

Và tại sao cái tít của mục tin nhỏ trên báo chỉ nói: BỊ GIẾT BỞI MỘT NGƯỜI ĐỨC? mà không phải là MỘT NGƯỜI BA LAN BỊ GIẾT BỞI MỘT NGƯỜI ĐỨC?

Đây là lý do: một người Đức thì đặc biệt thích giết những người Ba-lan, tuy nhiên, trên nguyên tắc, điều này ai cũng biết, anh ta không chọn, và không giết người đầu tiên rơi vào tay mình. Vậy thì là nhân danh tính khách quan và chủ nghĩa phản sô-vanh.

Nhưng tại sao: BỊ GIẾT BỞI MỘT NGƯỜI ĐỨC? Tại sao chính xác một cái tít như vậy mà không phải là một cái tít nào khác không gợi ra những thắc mắc?

Tôi hi vọng là chỉ vì ngu xuẩn và vì đặc biệt chuộng kiểu làm tít gây ép-phê, cái tật mà hầu hết báo chí của ta đều bị mắc phải như một căn bệnh.

 

 

-----------
“Thông tin” dịch từ bản tiếng Pháp “L’information” của Robert Bourgeois trong Sławomir Mrożek, Oeuvres diverses 1 [Journal d’un retour au pays - Oeuvres completes XI, Les Editions Noir sur Blanc], 2002.

 

 

-------------

Đã đăng:

Ngựa  (truyện / tuỳ bút) 
... “Tôi không thể bán con ngựa đặc biệt kia, bởi lẽ nó không phải là một con ngựa.” “Nếu vậy thì nó là cái gì?” “Là hai nhân viên tình báo cải trang làm một con ngựa. Từ trước cách mạng. Thời ấy bất cứ khi nào quan Tổng tư lệnh muốn cưỡi ngựa đi một vòng, ông đều nhảy phóc lên bọn này, hay nói đúng hơn, là lên con ngựa. Chúng là vệ sĩ riêng của ông.” “Vậy thì chúng còn làm cái gì ở đây?”... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Bạn đồng hành  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi đã quyết định bán linh hồn tôi cho quỉ sứ. Linh hồn, ấy là thứ quí báu nhất mà con người sở hữu, thế là tôi chuẩn bị ký kết một vụ làm ăn khổng lồ. Anh chàng quỉ sứ đến trình diện ở chỗ hẹn làm tôi thất vọng. Chân mang guốc nhựa, cái đuôi đứt lìa và buộc bằng một sợi dây lạt, áo lông sờn và như bị nhậy cắn mòn hết, hai cái sừng nhỏ tí, teo tóp... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Phu khuân vác  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi nhấc ba cái vali lên không nổi, vậy nên tôi gọi một anh khuân vác. Ấy là một người đàn ông tráng kiện. Ông ta buộc hai vali bằng một cái đai da, thảy cả hai cái lên vai trái và nắm cái thứ ba bằng bàn tay phải. “Mấy cái vali nặng dễ sợ,” ông buông lời, giọng trách móc. “Tất nhiên,” tôi trả lời... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Người diễn viên  (truyện / tuỳ bút) 
Đám tang người diễn viên lớn diễn ra giữa mùa đông. Một trận bão tuyết quất mạnh lên đầu để trần của những người tham dự. Tập họp bên bờ huyệt còn để mở họ lắng nghe những bài điếu văn nhưng họ không thể không đợi cái giây phút các bài phát biểu chấm dứt, khi mỗi người sẽ ném một nắm đất và có thể đội mũ trở lại. Chính lúc ấy cái mũ lông đẹp đẽ tuột khỏi tay một bạn đồng nghiệp của người quá cố, cũng là một diễn viên lớn, và rơi xuống huyệt... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Chuyện thường ngày  (truyện / tuỳ bút) 
... Vậy thì tất cả chúng tôi đều giả vờ. Anh chàng ứng viên tự tử: giả vờ muốn tự tử, trong khi anh tuyệt đối chống việc này. Anh ta muốn làm anh hùng, lôi kéo mọi người chú ý đến mình, có một công chúng và được người ta viết bài về mình đăng trên báo. Trước hết là vì vậy mà anh chàng muốn sống và cũng vì lý do đó mà anh giả bộ không thiết sống. Còn về đám đông, thì họ làm bộ sợ chuyện khủng khiếp sắp xảy ra... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... Ông bỏ ra về với cảm giác cuộc đời mình đã không trôi qua một cách vô nghĩa. Cái cảnh giác của ông ba mươi năm gần đây quả là tuyệt đối có cơ sở: thực tế vừa chứng minh mối nguy mà ông từng có nhiệm vụ phải vô hiệu hoá là có thật. Thêm nữa ông còn cảm thấy khoẻ ra, như là trẻ lại. Không phải trẻ lại ba mươi năm, mà là năm ngàn năm... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Ngày thứ tám  (truyện / tuỳ bút) 
... Giờ đây tôi tự do suốt bảy ngày trong tuần và tôi không ít hãnh diện về cuộc nổi loạn của mình (Con người nổi loạn, Albert Camus, 1913-1960). Nhưng được một thời gian thì tôi nhận ra là tuần lễ chỉ có bảy ngày và, bởi thế nên, mỗi tuần tôi không thể nào hưởng được hơn bảy ngày tự do thoải mái. Áp đặt một giới hạn như thế lên tự do của tôi là điều tôi thấy dường như không thể chấp nhận được. Vậy nên tôi gửi điện cho Thượng Đế: “Ngài cần phải tức khắc tạo thêm một ngày thứ tám!” ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Ủng hộ viên  (truyện / tuỳ bút) 
... Ngồi trên xe lửa, một ý nghĩ chợt đến trong đầu tôi: nếu ông bác đang hấp hối, ông không thể nào tự mình gửi bức điện này. Hiển nhiên là ông đã đọc cho ai đó khi ông nằm trên giường chờ chết. Điều này không quan trọng mấy. Ít có người biết mình đang chết, và ít có người báo tin mình đang chết cho người khác một cách chính xác như thế. Không một chút ảo tưởng, không một chút hi vọng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Chỉ là chuyện chính trị  (truyện / tuỳ bút) 
... “Không phải vậy đâu! Đây chỉ là chuyện chính trị, không hề có chút nào cân nhắc cá nhân,” Brutus giải thích và bồi thêm một nhát nữa. “Con, con chẳng có gì chống cha cả, cha ạ.” ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Chuyến xe lửa tốc hành đêm  (truyện / tuỳ bút) 
... “Ông hút thuốc?” tôi nghe tiếng trên cao. “Không, cám ơn.” “Tôi không chịu nổi khói thuốc.” “Ông có thể yên ổn, tôi không hút thuốc.” “Bởi vì nếu ông hút, tôi sẽ không chịu nổi. Phổi tôi yếu lắm.” “Tôi thông cảm, nhưng không có gì phải sợ.” “Hay có lẽ ông hút thuốc và bây giờ thì ông đã ngưng. Giữa đêm ông sẽ cảm thấy thèm và ông sẽ không cưỡng lại được đâu.” “Không, tôi chưa hề hút thuốc bao giờ.” Tiếng nói im bặt. Tôi cởi một chiếc tất... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Khảo cổ học  (truyện / tuỳ bút) 
... “Ồ, dường như tôi đã nhìn thấy người này đâu đó,” anh canh cửa nói. “À vâng, tôi nhớ ra rồi, ấy là hồi tôi còn trẻ. Vâng, vâng, tôi nhớ rõ lắm, anh ta lúc nào cũng đứng ở góc phòng kia để chờ người ta ký một cái giấy gì đó. Anh ta cứ chờ như thế như thế, và, rốt cuộc, anh đã bị chôn vùi.”... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Anh hùng  (truyện / tuỳ bút) 
Một ngày nọ, tôi đi ngang bờ sông và tôi bỗng nhìn thấy một thiếu niên hướng đạo sinh đang chìm xuống nước. Tôi biết chỗ này, nước ở đây không sâu lắm; tôi quyết định sẽ cứu cậu ta chừng nào những kẻ hiếu kỳ bu quanh đông hơn một chút. Tôi ngồi lên một chiếc ghế băng và chờ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Cái lỗ trên cầu  (truyện / tuỳ bút) 
Có một con sông, và trên mỗi bên bờ có một địa phương. Hai địa phương này nối liền nhau bằng một con đường đi qua một chiếc cầu. Một ngày nọ, một cái lỗ xuât hiện trên chiếc cầu này, cần phải lấp cái lỗ thủng ấy. Về ý kiến này, quần chúng sống ở cả hai địa phương đều nhất trí. Tuy nhiên một cuộc tranh cãi nảy sinh để tìm cho ra lẽ bên nào phải làm việc này. Bởi vì... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Phục vụ sức khoẻ  (truyện / tuỳ bút) 
Cuộc giải phẫu thành công tuyệt vời. Bác sĩ trưởng thân hành chúc mừng tôi về các kết quả. “Bà thân mến,” ông nói, “giải phẫu như vậy quả là tuyệt.” Tôi lưu ý ông tôi thuộc nam giới. Ông kiểm chứng cái gì đó trong hồ sơ của mình. “Ông từng là đàn ông, trước khi giải phẫu. Do nhầm lẫn người ta đã chuyển ông qua khu thử nghiệm; hiện giờ, thưa ông, ông là một phụ nữ...” [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Những nỗi đau của chàng Werther  (truyện / tuỳ bút) 
... Và cái tên phát xít ấy, hắn không chịu đưa chúng tôi khoản lương trả dần. Chúng tôi bước ra, ai nấy thấy bị tổn thương. Trên tường có một tấm bích chương loan báo có một tên Mozart nào đó sắp trình diễn. “Cái tên kia, thằng cha nào vậy?” Có tiếng hỏi... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Núi lửa Vésuve  (truyện / tuỳ bút) 
“...Vésuve từ mười lăm thế kỷ nay chưa hề phun lửa. Nhưng này anh bạn anh làm gì thế kia?” “Tôi chụp hình. Chưa có ai chụp hình cảnh hấp dẫn này. Tôi sẽ là người đầu tiên!” Nhưng vị giáo sư chưa kịp giật cái máy chụp hình khỏi tay tôi, thì núi Vésuve đã để tuôn ra làn khói đầu tiên của nó... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Cách mạng  (truyện / tuỳ bút) 
... Cần phải dứt khoát thay đổi, phải lấy một quyết định cơ bản. Nếu như trong khuôn khổ đã được ấn định trên mà ta không thể thực sự thay đổi được gì, thì cái quan trọng là phải thoát ra khỏi khuôn khổ ấy. Ngay khi đi ngược công thức cho thấy là chưa đủ, ngay khi tiền vệ cũng không đem lại kết quả nào, thì cần phải thực hiện một cuộc cách mạng. Tôi quyết định ngủ trong tủ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Một ông Nobel  (truyện / tuỳ bút) 
Một nhà thơ nọ, người đoạt giải Nobel, đến thăm chúng tôi để giao lưu với công chúng. Đây là một vinh hạnh lớn, bởi lẽ nhà thơ thì lớn, mà thị trấn chúng tôi thì nhỏ. Vậy là có rất nhiều bài diễn văn, với ban nhạc để chào đón ông và một bữa tiệc trong căn phòng trang trí đầy hoa... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Người quan trọng  (truyện / tuỳ bút) 
Trong buổi tiếp tân, không có ai chú ý đến tôi. Chắc chắn là vị chủ nhà đã mở cửa cho tôi và đã nói với tôi câu nói dễ thương: “Có lẽ ông đây muốn bỏ áo khoác ra?” nhưng tôi có cảm tưởng là ông đang đợi một người nào khác. Khách khứa đến trước tôi bắt tay tôi và nói: “Rất vui sướng”, hay: “Hân hạnh”, nhưng sau đó họ trở lại ngay với những cuộc chuyện trò không bị gián đoạn của mình... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Hamlet  (truyện / tuỳ bút) 
... Vậy là tôi quyết định lấy cái sọ của anh chàng sát bên trái tôi; nhưng anh chàng này không đồng ý lắm, và cả hai chúng tôi ngã xuống huyệt. Trong lúc ấy, những anh chàng ở trên cũng bắt đầu choảng nhau bởi vì cái sọ của chúng tôi vẫn còn nằm trên sân khấu, có nghĩa tiếp tục tổng cộng có tám cái sọ, nhưng giờ đây là cho bảy diễn viên, mà mỗi anh lại muốn có tới hai sọ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Một ngày nọ tôi đi dạo chơi trong rừng, gió từ đâu thổi đến ngay chân tôi một mẩu giấy phủ đầy một nét viết bất thường, như thể ai đó đã viết chữ xuống giấy trong bóng tối hoặc, ít nữa, trong vùng tranh tối tranh sáng. Thì ra đây đúng là nhật ký của một kẻ lạc quan... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
A.— Như thế là ông quả quyết, rằng ông đập bể răng tôi và chọc lủng bụng tôi vì lợi ích của tôi? | B.— Phải. Phải có ai đó đập anh. Nếu như không phải ta thì cũng là một người khác đã làm chuyện ấy. Và anh biết là ai... Nhưng kẻ kia hẳn đã làm anh bị hư hại nhiều hơn. Không những hắn cũng đập bể răng anh và chọc lủng bụng anh, mà hắn còn đập nát cái xương quai xanh của anh, rút những đầu móng và móc mắt anh ra nữa. Thế nên thay vì thù ghét ta, lẽ ra anh phải cám ơn ta... [Bản dịch Diễm Châu]

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021