thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Kẹt đạn
Bản dịch của Thận Nhiên
Kính tặng anh Trịnh Cung bản dịch này,
nhân buổi chiều 02/09 đìu hiu viễn xứ, miệt Cali.
 

CHARLES BUKOWSKI

(1920-1994)

 

_________

 

KẸT ĐẠN

 

Chuông điện thoại reng lúc 11:45. Martin Glisson đang ngủ. Gã nhấc cái điện thoại ở dưới sàn nhà lên.

"Gì vậy?” Gã hỏi.

"Martin phải không?”

"Đúng rồi.”

"Nhà Rodent đây.”

Tay này là chủ bút của tạp chí New York, gã khoái xưng mình là Nhà Rodent.

"Nghe này, tụi này chưa nhận được cái khỉ gì của bạn hiền cả. Chỉ còn 6 ngày nữa là tới hạn rồi.”

"OK, Rodent, tôi sẽ có bài vở khỉ gió gì đó cho ông.”

Mỗi tháng Martin viết một truyện ngắn cho tờ tạp chí Sexerox.

"Cha nội vui chơi với đám em út thế nào rồi hả, Martin?”

"Tôi phải nghỉ chơi một thời gian. Tôi đang tránh xa các em.”

"Vậy thì cha nội lấy chất liệu ở đâu mà viết?”

"Có quan trọng cái khỉ gì khi tôi viết truyện cũng còn ngon cơm chứ?”

"Cha nội nói đúng. Tụi này khoái mấy cái của cha nội viết. Dù tụi này biết chắc cha nội còn zin. Đùa vậy chứ tụi này cần bài trong 6 ngày nhé.”

"Được rồi, Rodent. Yên tâm.”

"Chắc ăn là yên tâm mà, Martin...”

Martin thả cái điện thoại xuống giá đỡ. Gã lăn lại trên giường, nằm sấp, mặt gã nhìn về hướng đông, ngó vào mặt trời. Cuộc nhậu vật gã mệt đừ. Gã đã viết 27 cuốn sách, được dịch ra 7 hay 8 thứ tiếng, và gã chưa từng bị kẹt đạn, vậy mà giờ gã bị bí lù, đếch viết được gì.

Gã ngó chằm chằm vào mặt trời. Gã đã chuồn khỏi công việc tám giờ một ngày từ 13 năm trước. Bây giờ, tất cả THỜI GIAN là của gã. Từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày. Từng đêm. Gã là một nhà văn. Một nhà văn. Một nhà văn. Một nhà văn chuyên nghiệp. Có cả 12 triệu mạng ở nước Mỹ này muốn làm nhà văn. Gã là một nhà văn.

Martin xuống giường đi vào phòng tắm, mở nước cho chảy vào bồn, rồi bước qua ngồi lên bàn cầu. Gã biết cái kẹt của mình: gã không thể đến cái máy chữ. Nó nằm trong phòng khác. Gã chỉ phải bước vào đó và ngồi xuống ở cái máy chữ, rồi thì truyện sẽ đến. Nhưng gã không thể làm điều đó. Gã bước vào đó, nhìn cái máy chữ, nhưng gã sẽ không ngồi xuống. Gã không thể. Và gã không hiểu thật sự là vì sao.

Thôi đành vậy, ít ra thì gã cũng có thể bài tiết.

Martin lau đít, ngó xuống, giật nước cho trôi đi, suy nghĩ, có một đường ranh mỏng manh giữa việc viết và việc bài tiết.

Gã bước tới bồn tắm, trộn thêm một ít nước lạnh, rồi leo vào...

Việc viết lách đẩy bạn vào những không gian thoáng đãng, làm bạn lạ lẫm, thành một gã tưng tưng chẳng đâu vào đâu. Chả trách sao Hemingway đòm một phát cho óc phọt ra tung toé lên nước cam vắt. Chả trách sao Hart Crane nhảy vào cánh quạt gió làm vui, chả trách sao Chatterton chơi luôn một phùa thuốc chuột. Chỉ những thằng còn tiếp tục là những thằng viết thứ best-sellers và chúng không đang viết, chúng đã chết ngắc rồi. Và có lẽ gã cũng đã chết ngắc: gã sở hữu nhà riêng có hệ thống bảo vệ an toàn, gã có một cái máy chữ điện tử IBM, gã có một chiếc Porsche và một chiếc BMW trong ga-ra. Nhưng cho tới nay thì gã còn cưỡng lại được với hồ bơi, bồn tắm nước nóng và sân quần vợt. Có lẽ gã mới chỉ chết-một-nửa thôi chăng?

Chuông điện thoại reo. Gã cười: vào bồn tắm thì chuông điện thoại reo. Điện thoại từng reo khi gã làm tình dở cuộc. Nó không reng nữa. Gã là nhà văn, gã không thấy phiền hà gì với vụ làm tình. Gã cần thời gian để viết truyện tình dục.

Gã ra khỏi bồn tắm, ướt mèm, nước nhỏ tong tong, cứ thế đi vào phòng ngủ, nhấc điện thoại lên nghe.

"Chuyện gì?”

"Phải ông Martin Glisson không?”

"Tôi đây.”

"Đây là văn phòng nha sĩ Warner. Tôi gọi để nhắc ông rằng ông có một cái hẹn lúc một giờ.”

"Chết cha chưa!”

"Thưa sao ạ?”

"À, tôi muốn hỏi là vụ gì vậy?”

"Là cái hẹn khám răng và cạo vôi răng mỗi nửa năm một lần ạ.”

"Được rồi, cám ơn cô...”

Martin không trở lại phòng tắm. Gã chỉ vào phòng ngủ, lăn cù ra giường, lăn qua lăn lại trên ra giường cho khô người. Gã vẫn còn đôi trò độc đáo đó chứ.

Rồi gã mặc đồ vào, ra khỏi nhà. Gã nhìn hai chiếc xe, chọn chiếc BMW. Gã cảm nhận được cái nhu cầu thay đổi một chút.

Lát sau, ở phòng nha sĩ, gã báo với cô tiếp tân rằng mình đã tới. Cô bảo gã ngồi đợi, rồi đẩy cái cửa kính đóng lại. Gã chẳng bao giờ thích chuyện người ta đóng chặt cửa kính. Đúng là một sự lăng mạ, cái việc đóng ngăn lại như thế. Hay có lẽ họ không muốn cho bạn nghe tiếng rên thét vang lên từ cái ghế của tay nha sĩ chăng. Thôi, kệ mẹ nó.

Martin bước lại ghế, ngồi xuống, nhặt một tờ tạp chí lên.

Điều mà gã khoái tờ Sexerox là họ đăng tất cả mọi thứ mà gã gởi cho họ. Gã thật sự nên viết một cái gì đó bây giờ, chỉ để giữ cái đại lộ đó mở ra thông thoáng mãi. Có lẽ gã đâu có bị kẹt đạn. Có lẽ gã chỉ nghĩ rằng mình bị kẹt đạn vậy thôi. Nhưng cuối cùng thì kết quả vẫn vậy.

Gã quên mang theo kính để đọc. Tuy vậy, gã vẫn lật trang tờ tạp chí. Gã không thể đọc mớ tạp chí cho dù có mang kính. Gã không khoái thể thao, thời sự thế giới, điện ảnh, sân khấu, chuyện phòng the danh gia vọng tộc, hay thậm chí có đang tận thế hay không cũng mặc.

"Chào chú!”

Một con bé, chừng 5 tuổi, mặc cái đầm màu xanh xinh xắn, giày trắng. Con bé có mái tóc vàng ánh, cài nơ đỏ, đôi mắt nâu to, tuyệt đẹp.

"Chào cháu!” Martin chào lại, rồi cúi xuống xem tạp chí.

"Chú sắp bị nhổ răng hả?” Con bé hỏi.

Martin ngẩng lên.

"Ghê, chú không biết. Chú hi vọng rằng không phải tệ đến thế.”

Martin nhìn con bé lần nữa. Con bé xinh thật. Nhưng chắc hẳn khi lớn lên nó sẽ là một đứa làm bể dái đám con trai.

"Cái mặt chú ngó mắc cười quá!” Con bé nói.

Martin mỉm cười.

"Cái mặt của cháu ngó cũng mắc cười lắm.”

Con bé bật cười thành tiếng. Một nụ cười xinh ơi là xinh, vừa lạnh vừa gọn, nó làm gã nhớ tới những viên đá dưới đáy ly. Không, vậy thì nhảm quá. Nụ cười là cái gì khác. Cái gì vậy ta?

Ngay chóc rồi, có một gã, Martin nghĩ, đàn ông quấy rối đứa bé gái trong phòng đợi nha sĩ trong lúc mẹ của con bé đang được nhổ cái răng khôn. Và viết sao cho nó như thật và khủng khiếp, tuy nhiên thật hài hước. Gã đàn ông muốn nhưng lại không muốn, tuy nhiên bằng cái cách của mình, con bé dẫn gã vào cuộc. Khi bà mẹ bước ra thì gã đang đội cái quần cũn của con bé trên đầu.

"Má của cháu đâu rồi?” Martin hỏi con bé.

"Bả đang nhổ răng.”

"À...”

Martin lại cúi xuống tờ tạp chí.

"Sao chú không qua đây đọc cho cháu nghe với?” Con bé yêu cầu.

Martin nhìn nó.

"Chú không đọc được rõ. Chú quên kính ở nhà rồi.”

"Đi mà... chú đọc thử đi mà.” Con bé mỉm cười.

Con bé này ngộ quá, gã nghĩ, bạo dạn, chẳng sợ người lạ gì hết.

Martin bước qua, kéo cái ghế kế bên con bé. Gã đẩy cái ghế cho sát lại bên nhau.

"Rồi, cháu muốn nghe chú đọc cái gì đây?”

"Thì chú đọc cái tờ báo mà chú đang cầm kia kìa.”

Martin không thấy rõ, gã đọc khó khăn cho con bé nghe. Tin về những vấn đề an ninh trong kỳ Thế Vận Hội sắp tới. Tin gì mà chán ngắt. Gã đếch quan tâm cái chó gì về Thế Vận Hội. Nhưng con bé có vẻ rất thích thú về vấn đề an ninh của Thế Vận Hội. Gã cảm thấy tay của con bé chạm vào tay gã, nó nghiêng sát mặt qua mặt gã để nghe rõ hơn. Gã cảm thấy mấy sợi tóc của con bé chạm phớt qua mặt. Giọng của gã chùn đi.

Giờ thì, gã nghĩ, gã đàn ông trong truyện sẽ vươn tay ra và chộp lấy chân của con bé. Nhẹ nhàng. Đó sẽ là sự khởi đầu...

Ngay lúc đó cánh cửa phòng nha sĩ mở, một phụ nữ to bè mặc áo khoác, quần tây và giày xăng-đan bước ra.

"Thôi nào, Vera, tới giờ về rồi!”

Vera mỉm cười với Martin.

"Cháu cám ơn chú!”

"Con bé có làm phiền ông không? Nó quấy rầy quá, phải không?”

"À, không.” Martin đáp, “con bé ngoan lắm...”

Con bé và mẹ đi ra, Martin đặt tờ tạp chí lên bàn. Có lẽ tối nay gã sẽ viết. Gã chỉ cần vào phòng, ngồi xuống trước máy chữ, mở một chai vang, bật ra-di-ô. Truyện sẽ tuôn ra. Cái kẹt của gã là một thứ hỗn hợp của sự nghi ngờ bản thân và sự tự tin quá độ.

Cánh cửa phòng nha sĩ lại mở và cô phụ tá nha sĩ nói: “Thưa ông Glisson, mời ông vào.”

Gã đi theo cô.

“Cửa đầu tiên bên phải, thưa ông.” Cô nói, rồi bước lui tránh cho gã vào.

Martin ngồi vào ghế như khách quen, duỗi người. Cô xem hồ sơ bệnh lý của gã.

“Tốt, tôi thấy rằng chúng ta đã chụp X-quang lần trước rồi, do đó giờ không cần làm lại nữa trừ phi ông có vấn đề gì khác. Ông có bị đau nhức gì không?”

“Răng thì không đau.” Martin đáp.

“Nào, há miệng ra.” Cô nói.

Cô bắt đầu thăm dò bằng một cây xiên nhọn.

“... ?m, trông ổn lắm... có chút vết ố bám nhưng tôi không thấy dấu vết sâu răng nào.”

“Tốt lắm...”

“Hay lắm, lâu nay ông khoẻ không, ông Glisson?”

“Tôi ổn. Cô còn nhớ tôi à?”

“Vâng. Nhớ chứ.”

“Còn cô, cô khoẻ không?”

“Vâng, tôi cũng ổn. Có điều chúng tôi vừa chết mất con ngựa.”

“Ngựa à?”

“Vâng, chúng tôi có con ngựa để cưỡi chơi. Nó chết đêm qua. Buồn ghê.”

“Vâng, chuyện xấu như vậy cứ xảy đến. Con mèo của tôi cũng chết.”

“Nào, giờ ông cứ há miệng vậy nhé, tôi sẽ bắt đầu đây. Ông giữ giúp cái này. Rồi khi tôi bảo ‘hút’ thì ông bỏ nó vào miệng nhé. Như là cái ống hút vậy đó.”

Cô đưa ông một khí cụ nhỏ, dùng để hút máu và nước trong miệng ra.

“Vâng,” Martin đáp, “tôi còn nhớ cách dùng nó.”

Cô phụ tá nha sĩ bắt đầu cạo vôi răng của gã. Cô có vẻ giản dị nhưng thân mật vừa phải. Kiểu một phụ nữ tốt, đã lập gia đình, chừng 35 tuổi, khá thông minh, có lẽ hơi đẫy đà, nhưng sạch sẽ, gọn gàng.

Giờ thì sao nào, Martin nghĩ, vụ này thì tính sao đây? Gã đàn ông đang được cạo vôi răng, ngồi trên ghế nha sĩ. Buổi trưa. Cuộc trò chuyện tào lao, nhàm chán. Gã còn ngây ngất cơn xỉn. Gã cảm thấy kỳ cục. Không phải khùng điên hay gì cả, chỉ khang khác, kỳ cục. Đời sống cứ trôi chảy trì độn, nhàm chán, chẳng có đếch gì vui. Những Số Phận chẳng có gì phiền hà. Đời chỉ là chuyện ăn, ngủ, nhậu nhẹt. Chẳng có gì to tát, chẳng có gì bé nhỏ. Thậm chí chẳng có trò gì ra hồn mà cũng đếch có cái mẹ gì là vĩnh cửu. Rồi thì, gã chỉ làm thôi, đếch biết lý do vì sao, đếch suy nghĩ, gã chỉ làm chuyện đó cứ như là cúi xuống nhặt đồng xu nằm trên vỉa hè lên – gã với tay qua trong khi cô phụ tá nha sĩ đang cạo vôi răng cho gã, gã chộp mông cô bằng một tay, thấy cái cảm giác khoan khoái lành mạnh, rồi buông ra.

Cô gái không nói năng gì, chỉ cắm cúi cạo vôi răng. À, cô có nói chứ, cô nói “Hút đi.” thì gã với tay bỏ cái ống hút vào miệng để nó hút máu và nước ra.

Gã cứ để cái ông hút làm việc rồi với cả hai tay ra nâng cả hai bờ mông của cô và bấu chặt móng tay vào chúng, buông ra. Cô gái vẫn tiếp tục cắm cúi cạo vôi răng.

Rồi gã dùng cả hai tay giở cái váy được ủi hồ cứng của cô lên, mân mê quần lót, bắt đầu tuột nó xuống. Cô gái vẫn tiếp tục công việc, không nói lời nào...

Rồi gã nghe cô phụ tá nha sĩ la toáng lên:

“Ê! ÔNG LÀM CÁI TRÒ GÌ VẬY!”

Martin ngồi thẳng người lên. Cô lùi lại bên kia phòng. Cô trợn mắt. Cô lại gào lên:

“ÔNG SAO VẬY? ĐIÊN RỒI À?”

Ông nha sĩ Warner chạy vào phòng.

“Chuyện gì vậy hả, Darlene?”

“THẰNG KHỐN KIẾP NÀY SỜ MÓ TÔI!”

“Ông có làm vậy không, thưa ông?”

“Có lẽ, tôi không biết nữa.”

“VÂNG, TÔI THÌ BIẾT! THẰNG CHẢ BÓP ĐÍT TÔI!”

“Tôi không cố ý đâu, nó xảy ra như là trong giấc mơ vậy...”

“Ông không thể chơi cái trò mất dạy đó đâu, thưa ông.” Nha sĩ Warner nói.

“Tôi biết mà. Tôi biết là mình bậy bạ quá sức. Tôi không biết phải phân trần sao đây...”

“HÃY GỌI CẢNH SÁT ĐI! BÁO CHO HỌ NHỐT CỔ THẰNG KHỐN NÀY LẠI. NÓ NGUY HIỂM LẮM!” Cô phụ tá nha sĩ la lớn.

“Cô nói đúng lắm,” Martin nói, “gọi cảnh sát đi. Tôi sẽ chờ họ đến. Đúng là tôi phải bị tống cổ vô tù. Điều tôi vừa làm thì thật là ngu xuẩn. Tôi xin lỗi, nhưng ‘xin lỗi’ thì cũng không đủ.”

“Thôi được rồi, Darlene,” Nha sĩ Warner nói, “cô đi gọi cảnh sát đi.”

“Không,” Darlene nói, “tống cổ nó ra khỏi đây thôi. Thằng chả làm tôi muốn bệnh. Tống cổ nó đi giùm cái đi!”

Martin không tin nổi mình nghe cô nói vậy.

“Đội ơn cô,” Gã nói với cô phụ tá, “tôi không biết nói sao để cám ơn cô. Xin hãy tin tôi, tôi chừa tới chết, sẽ không bao giờ giở trò tệ hại như vầy nữa, xin làm ơn tha cho tôi lần này!”

“Cút ra khỏi đây ngay lập tức,” Darlene quát, “trước khi tao đổi ý!”

“Đi đi... may cho cha nội đó, cút ngay đi.” Nha sĩ Warner hối.

Martin xuống ghế, ra khỏi phòng đó, xuống hành lang, rồi mở cửa căn phòng chờ, bước ra đường. Gã thấy chiếc BMW, mò chìa khóa, mở cửa, leo vào xe. Chiếc xe nổ máy, gã lái ra khỏi lề đường. Gã lái lên đại lộ chính rồi dừng lại chờ ở đèn đỏ, đèn bật xanh, gã rẽ phải vào dòng xe tuôn chảy. Rồi đến một đèn đỏ khác, gã ngồi thừ giữa những chiếc xe cùng đang chờ, nghĩ rằng chúng nó đếch biết, cái bọn người này đếch biết cái chó gì về mình cả. Rồi đèn bật sang xanh, gã chạy nối theo đuôi dòng xe. Gã đang chạy ngược lại hướng về nhà, nhưng đếch có con mẹ gì là quan trọng nữa.

 

 

---------------
Dịch từ nguyên tác “BLOCKED” trong Charles Bukowski, septuagenarian stew: stories & poems (New York: HarperCollins Publishers, 2002) 244-250.
 

 

 

------------

Đã đăng:

... Lũ bựa dừng lại, ngó chúng. Tom lưỡng lự giây lát, rồi bước tới dãy treo áo choàng, lấy cái áo treo đầu dãy ra, một cái hàng da, màu vàng, cổ lông. Gã thả cái áo cũ đang mặc xuống sàn nhà rồi khoác cái áo mới vào. Tay nhân viên bán hàng bước tới, thằng cu nhỏ thó, ăn mặc trau chuốt, có hàng ria tỉa tót. “Thưa ông, ông cần gì, tôi giúp nhé?” “... À, tao thích cái áo này và lấy nó. Tính vào tài khoản của tao.” “Thưa ông, thẻ American Express, phải không?” “Không, Chinese Express.” ... [Bản dịch của Thận Nhiên] (...)
 
... những cuộc đời bị tàn huỷ là / chuyện xoàng / cho cả thằng khôn / và thằng dại. // chỉ khi mà / cái đời sống bị / tàn huỷ đó / trở thành đời mình / thì chúng ta ngộ ra rằng... | ... khi về / ông thay tã cho vợ / bỏ đồ hộp ra nấu bữa tối / xem tin tức / rồi đi vào phòng ngủ / lấy súng, kê lên màng tang bà, bắn... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
cảm giác đã tỉ hiếm hoi đến vào những lúc kỳ dị nhất: một lần nọ, đang ngủ trên băng ghế công viên trong một thành phố lạ nào đó thì tôi thức giấc, áo quần ướt đẫm sương khuya, đứng dậy đi về hướng đông, bước ngay vào trong gương mặt của mặt trời đang lên và lòng dâng toả một niềm vui dịu dàng, chỉ đơn giản vậy thôi... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
... rồi gã thấy chai Jack Daniel’s, còn lưng nửa, trên bàn phấn. gã bước tới rót một ly. khi đang rót gã thấy chữ viết nguệch ngoạc trên tấm gương của bàn phấn bằng son hồng: ĐẦN... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
tự do  (thơ) 
... và gã cầm con dao lên / cởi dây nịt / rồi xé toạc quần trước mặt ả / rồi cắt phăng hai hòn / rồi bụm chúng trong lòng tay / như hai quả mơ / rồi ném chúng vào bồn cầu / giật nước / và ả cứ gào la / trong lúc căn phòng trở nên đỏ lòm... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
Nghịch tử  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi chờ, trong khi chờ thì tôi nghe thấy những âm thanh lạ. Tôi nghe tiếng chim hót. Tôi nghe tiếng xe vùn vụt chạy qua. Tôi còn nghe tiếng tim tôi đập thình thịch và tiếng máu chảy qua thân thể. Tôi nghe tiếng cha tôi thở, rồi tôi dịch người vào ngay giữa gầm giường và chờ điều kế tiếp sẽ đến... [Bản dịch của Thận Nhiên] (...)
 
cha nội mà tôi biết / (tôi biết rõ quá mà, thằng chả là chính tôi) / nhiều bài thơ của chả là về việc mần / thơ. / chuyện dễ ẹt, y như việc làm một bảng danh sách / những thứ cần mua khi đi chợ. / tôi chưa mần một bài thơ nào trong / 3 tuần nay. / hôm nay tôi mần một bài... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
Máy phệt  (truyện / tuỳ bút) 
[TÌNH YÊU & TÌNH DỤC TRONG VĂN CHƯƠNG] ... Tanya đáng thương, nàng chẳng ăn gì, chỉ liếm láp tí chút gọi là — phần lớn là phô-mai rẻ tiền và nho khô. nàng chưa từng khao khát tiền bạc hay bất động sản hay xế xịn hay nhà cửa sang trọng đắt tiền. nàng chưa bao giờ đọc báo buổi chiều. chưa từng ham muốn ti-vi màu, mũ mới, giày ống đi mưa, những cuộc ngồi lê đôi mách với những mụ vợ đần độn; nàng cũng không ao ước có một gã chồng là bác sĩ, là đại gia chứng khoán, là chính khách hách-xì xằng hay là cớm gộc... [Bản dịch của Thận Nhiên] (...)
 
... Chúng tôi lại hôn. Cass khóc lặng lẽ không thành tiếng. Tôi cảm nhận được những giọt lệ. Mái tóc đen mun nằm xoã sau lưng tôi như lá cờ của cái chết. Chúng tôi quấn vào nhau, yêu nhau một trận tình lướt thướt và rũ rượi và tuyệt vời thăng hoa... [Bản dịch của Thận Nhiên] (...)
 
bà già gân  (thơ) 
... đột nhiên, cửa trước mở / bà già loắt choắt bước ra. / họ chĩa máy vào bả / một mợ cầm míc-rô lăng xăng chạy tới. / “bà sống trong ngôi nhà này bao lâu rồi?” / “55 năm.” / “bà có bảo hiểm hông?” / “đếch có.” / “giờ, bà sẽ làm gì” / “về Ái-nhĩ-lan.” bả đáp. / rồi bả lững thững bỏ đi, mặc thiên hạ ngó sững... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
Butch Van Gogh  (thơ) 
... “trời đất, quý vị làm gì nó vậy?” tôi hỏi, / “mổ thuỳ não à?” // giờ thì chúng tôi về nhà. nó ngồi trên nóc / lò sưởi ngó tôi chằm chằm. nó hổng vui chút nào. nó là / Butch Van Gogh Chinaski. // như có lần, một tay hảo hán bảo tôi rằng: / “nè, cha nội, cha mà rớ tay vô cái gì thì cái đó biến thành cứt!” // thằng khốn đó nói đúng... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
. .. và chuyện nàng làm mỗi ngày, / mỗi ngày một lần, là hỏi tớ: / “cậu sẵn sàng chưa?” / và tớ ra dấu rằng tớ đã / thì nàng tốc váy lên / cho tớ xem quần sịp / và mỗi ngày / là một màu khác... | ... chỉ có một chiếc cà-vạt trong / tủ áo tôi, mua nó để đi đám tang / cách đây không lâu, / nhưng tôi chẳng bao giờ chơi / quần vợt và không hề có ý định / mạo hiểm... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
tôi mới đến / một thành phố lạ khác / tôi rời căn phòng thuê / rồi tà tà ra con phố chính / con phố đầy xe cộ ngược xuôi / ai nấy đều như đang có / mục đích rõ ràng. / đại lộ tấp nập duỗi ra đến vô tận / trước tôi và / dường như chạy mải miết đến tận cùng / trái đất... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
em ghé ngang, con nhỏ nói, / và em treo con gà quay trên nắm cửa nhà anh / hai ngày sau nó vẫn còn toòng teng ở đó / đong đưa trong gió. / chắc anh có thấy nó chứ! / xe anh thì đậu ngoài đường / còn con gà thì cứ lủng lẳng... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
gã kể, hồi đó chúng thường / bắn hạ và thả bom lũ voi, / mày có thể nghe tiếng chúng rống trùm lên mọi thứ tiếng khác; / nhưng mày bay cao để bỏ bom con người, / mày chẳng bao giờ thấy gì, / chỉ một ánh chớp loé từ trên cao / nhưng với lũ voi / thì mày thấy chuyện gì xảy ra... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
... tớ ngó bọn trai trẻ lướt ván / những thân thể cường tráng đang bay lướt. // một số chúng sẽ kết liễu trong nhà thương điên / một số chúng sẽ tăng thêm 40 ký / một số chúng sẽ tự tử / cuối cùng thì một số chúng sẽ không ra biển nữa. / và mặt trời và cát ngay đó... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
hôm nay trên xe lửa / tớ đã gặp một thiên tài / trạc 6 tuổi / hắn ngồi bên cạnh tớ / và khi chuyến xe chạy xuống / dọc theo bờ biển / bọn tớ tới gần với đại dương / và / rồi hắn nhìn tớ / và nói, / nó chẳng đẹp đẽ gì... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
... rồi tôi lủi thủi / bỏ về nhà / và đếch thằng nào nói / điều gì cả, / cũng đếch chào nhau tạm biệt. / chúng tôi biết sẽ chẳng bao giờ / trời đổ tuyết / ở Los Angeles / thêm một lần nào / nữa... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
Gái nhóm  (thơ) 
thứ bảy nọ tôi có buổi đọc thơ công cộng / trong vườn sequoia ở Santa Cruz / và đã tới được ba phần tư chương trình / thì chợt nghe một tiếng rú dài / rồi thấy một con nhỏ / rất xinh chạy lại phía tôi / áo phết gót / ánh mắt long lanh đa tình / nhảy thót lên sàn gỗ / la hét om sòm: “EM MUỐN ANH!...” [Bản dịch của Nguyễn Ðăng Thường]
 
Ranh giới  (thơ) 
tôi sống trong một căn nhà cũ kỹ nơi chả có gì / hò reo chiến thắng / đọc lịch sử / nơi chả có gì / cắm hoa // đôi khi chiếc đồng hồ của tôi rơi xuống / đôi khi mặt trời của tôi giống như chiếc xe tăng bốc cháy // tôi không đòi hỏi / quân đội của em / hay / những cái hôn của em / hay / cái chết của em... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm]
 
Bài thơ là một thành phố đầy những con đường và cống rãnh / đầy những thánh nhân, anh hùng, ăn mày, người điên, / đầy sự thô lậu và say sưa bí tỷ, / đầy mưa và sấm sét và những kỳ / hạn hán, bài thơ là một thành phố thời chiến, / bài thơ là một thành phố hỏi chiếc đồng hồ tại sao, / bài thơ là một thành phố đang bốc cháy... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm]
 
Quá khứ thì không hoàn thành / Hiện tại là thời căng thẳng / Tương lai thì Quỷ Quyệt / Sự bất tử thì vô bằng... | ... rất ít tình yêu hay rất ít đời sống / cũng chẳng phải là quá tệ hại / điều đáng kể / đang chờ đợi trên những bức tường / tôi được sinh ra để đón nhận nó / tôi được sinh ra để nài bán hoa hồng dọc theo những đại lộ dẫn vào cõi chết... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, có kèm băng thu giọng đọc của Charles Bukowski]
 
Tôi thoả mãn khi các nàng tới / Tôi thoả mãn khi các nàng đi // Tôi thoả mãn khi nghe gót chân các nàng / xích tới gần cổng / và tôi thoả mãn khi các gót chân ấy lại / xa dần... | tôi cắt thật sát cái móng của ngón giữa / bàn tay phải / và bắt đầu cạ / lồn ả / trong lúc ả ngồi thẳng người trên giường / xoa dầu lên cánh tay / trên mặt / và ngực / sau bữa tắm... | đéo biết mình đã ực / bao nhiêu chai bia rồi trong lúc đợi chờ thời cơ / sáng sủa hơn. / cũng hổng biết mình đã nốc bao nhiêu cốc vang / uýt ky và bia / nhất là bia / sau những lần dang / dở... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
... bởi đâu họ đã sống quá hay ho / và rồi quá tồi tệ vậy? // tại sao đổi một món quà do các thần trao tặng để lấy một vốc cứt chứ? // những kẻ đẹp đẽ đó / đã tự thiến / như thể họ không cưu mang nổi / vận may quá oách của họ... | cha nội sẽ làm gì nếu cha nội còn 5 phút để sống? hắn hỏi. / đếch làm chó gì cả. // thật hả? / thật, đếch làm chó gì cả... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
hôm nay tôi gặp một thiên tài / trên xe lửa / chừng 6 tuổi, / gã ngồi cạnh tôi... | lần này thì tôi tiêu rồi // tôi thấy mình như những đạo quân của Đức / bị tuyết giá và bọn cộng sản dũa te tua / đi thất thểu / giấy báo nhét trong / những đôi giày ống mòn vẹt... | bạn tham khảo các bác sĩ tâm lý và triết gia / khi đường đời trắc trở / và các cô điếm khi đời suôn sẻ hanh thông. / các cô điếm luôn sẵn sàng với các chàng trai ra ràng và bô lão; / với những chàng trai các em nói, / “cưng ơi, đừng quíu, nè chị sẽ bỏ nó / vào cho cưng.” ... [Bản dịch của Thận Nhiên, có kèm băng thu giọng đọc của Charles Bukowski]
 
lá gồi  (thơ) 
... giờ đây tiếng còi xe đã ngưng bặt và / tiếng pháo rồi tiếng sấm... / năm phút thế là xong hết cả... / tôi chỉ còn nghe tiếng mưa rơi / trên những chiếc lá gồi, / rồi tôi nghĩ, / sẽ chẳng bao giờ tôi hiểu nổi con người... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm]
 
... tôi nghĩ khi một người phụ nữ đã khép chặt hai đùi lại / đến 35 năm / thì đã quá muộn màng / cho cả tình yêu / lẫn cho thơ... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, có kèm băng thu giọng Charles Bukowski đọc nguyên tác bài thơ này]
 
thơ thận trọng / và người / thận trọng / sống / chỉ đủ / lâu / để / chết / một cách an toàn... | ... và nếu như những con ruồi biết khoác áo trên / lưng của chúng / và nếu như tất cả những tòa nhà đều bị thiêu rụi trong / ngọn lửa vàng, / nếu như thiên đàng có thể lắc như một vũ công / múa bụng / và nếu như tất cả những trái bom nguyên tử đều bắt đầu / bật khóc... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm]
 
... tôi mang cái đồng hồ báo thức / lên giường với mình và / địt nó cho tới khi những cây kim rụng hết... | ... khi tôi tưởng tượng thấy mình ngủm / tôi nghĩ đến chuyện thằng khốn nào đó đang làm tình với em... | tôi thò tay vào ngăn tủ trên cùng / rồi lấy ra một cặp quần xịp màu xanh lơ / đưa cho nàng xem và hỏi... | ... má tôi, luôn mỉm cười, muốn tất cả chúng tôi / hạnh phúc, bảo tôi, “hãy vui sướng ngheng Henry!” / và bà nói đúng: tốt hơn là cứ vui sướng nếu bạn / có thể... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
... Tôi nằm đó và tôi mộng mơ / thấy mình lúc còn nhỏ / chơi súng giả / bắn bi và thắng cuộc / và khi bừng tỉnh / thấy súng đã biệt tăm / mà tay chân mình thì bị trói... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
tự do  (thơ) 
... và hắn đã cầm lưỡi dao / và mở khoá thắt lưng / và xé toạc lớp vải / và thiến hai hòn dái. / và cầm chúng trên tay / như hai quả mơ / ném chúng vào bồn cầu / và giật dây dội nước... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
chung cuộc  (thơ) 
chúng ta chẳng khác gì những bông hồng / không buồn nở khi chúng ta cần bung cánh / và hình như / mặt trời cũng chán / nên không muốn chờ / như thể mặt trời là một trí tuệ đã thất vọng / bởi chúng ta... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
cái thư viện công cộng ở L.A. / đã cháy rụi / cái thư viện ở trung tâm thành phố / và cùng với nó đã bay luôn / phần lớn tuổi trẻ / của tôi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Anh thấy em uống ở vòi nước với những bàn tay bé xíu / xanh lơ, không, đôi tay em không bé xíu / chúng nhỏ nhắn, và vòi nước thì ở xứ Pháp / nơi em viết cho anh lá thư cuối cùng đó và... | Tui rù ẻm / mất vài đêm trong một quán bar / không phải tụi tui là tình nhân mới, / tui mết ẻm suốt 16 tháng... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
Sự điên rồ của tôi  (truyện / tuỳ bút) 
Và nếu có bất cứ ai ngoài kia cảm thấy điên rồ đủ để muốn trở thành một nhà văn, thì tôi bảo cứ lao đầu về phía trước, nhổ nước bọt vào con mắt của mặt trời, gõ lên những phím chữ, đó là cơn điên tuyệt vời nhất đang diễn ra... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Hai bài thơ “Decline” và “The Suicide Kid” của Charles Bukowski (1920-1994) — một trong những cây bút phóng túng nhất trong văn chương Hoa Kỳ đương đại. Nhà thơ Đinh Linh dịch và giới thiệu.
 
Ba bài thơ “Young in New Orleans”, “My First Affair with That Older Woman”, và “Lifting Weights at 2 a.m.” của Charles Bukowski (1920-1994) — một trong những cây bút phóng túng nhất trong văn chương Hoa Kỳ đương đại. Nhà thơ Đinh Linh dịch và giới thiệu.
 
sau giờ cày cuốc ở lò sát sinh / có một quán nhậu ở góc đường / tôi ngồi đó... [Bản dịch của nhà thơ Thận Nhiên]
 
trên tầng lầu hai ở đường Coronado / tôi thường nhậu xỉn / rồi ném cái radio qua cửa sổ / trong khi nó đang hát, và, dĩ nhiên / làm bể kính cửa sổ... [Bản dịch của nhà thơ Thận Nhiên]
 
Anh ân cần với em, này yêu dấu, anh yêu em, / lý do duy nhất anh đụ L. là bởi vì em đã đụ / Z. và sau đó anh đụ R. và em đụ N... [Bản dịch của nhà thơ Thận Nhiên]

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021