thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Thiên-jới mỉm cười / Beaming Paradise

 

 

THIÊN-JỚI MỈM-CƯỜI

Phần-một, tiếp theo Đại-lộ zưới tàn-cây

(Accompanied with original English text titled Beaming Paradise, and notes)

 

Lời thưa của tác-jả: Nhận thấy cách trình-bày song-ngữ kề nhau, ở những bài zài, không tiện cho độc-jả. Từ nay tác-jả sẽ tách bài song-ngữ ra làm hai fần rõ rệt. Trân-trọng. NQ
 
Author’s notes: To facilitate bi-lingual text reading it would be wise to present my paper in two different parts, each continuously runs to the end, instead of using inter-lined paragraphs. QN

 

Nắng sáng tháng Mười khiến chân-trời thung-lũng Appalache ửng lên và chiếu fong-cảnh xuống jòng-sông Ohio. Con sông fân chia hai thành-fố, Cincinnati và Newport, nhưng vẫn nối với nhau bằng ba chiếc cầu nhỏ cho nên tuy là hai hế-jới, khác nhau về kinh-tế, vẫn không xa lìa tình-bạn. Từ ngoài hiên một túp lều kiểu “Chalet” xây bằng thân gỗ lớn, lẫn trong rặng thông Douglas, tiếng hát ấm và êm-đềm của Linh đang lướt qua cành-cây và lá thông, zường như tới cả những ngọn đồi nhỏ ở xa đang trổ mầu đẹp như tranh. Một thứ Zư-hưởng Khúc kiểu Giorgione.1

Trên gế đong-đưa, Tam thoải-mái trong chiếc áo-len zày kiểu Sandinavian. Vừa uống cà-fê Tam vừa nhìn xuống con đường ngoằn-ngèo zưới chân-đồi, rất mong thấy bóng chiếc xe Lincoln mầu đỏ chạy vòng trên đầu thung-lũng tới fi-trường. Theo hành-trình thì chuyến-bay của Sam sẽ cất cánh từ Cincinnati tới Chicago. Tại Chicago, Sam sẽ gé thăm Debbie, một người đẹp quê-quán ở Kansas, sắp sửa zọn sang Manhattan, New York vào tháng tới. Tối qua, trời trở lạnh, khi Linh mở máy điện-toán cho bạn xem hình chụp đứa cháu trai nội mới được ba tuổi thì Sam fải thốt lên rằng đứa bé quá đẹp. Rồi Sam thủng-thỉnh, với jọng êm-đềm, “Nhưng mắt nó không xanh, và tóc nó không vàng!” Fòng khách chìm vào iên-lặng tựa hồ như thiếu vắng bóng người ngoại trừ bàn gế và ánh lửa đứng iên fản-chiếu trên ngưỡng-cửa bằng đá trước lò sưởi. Tam đưa mắt nhìn nửa vành trăng sáng trưng bên cửa sổ. Nền trời fương Nam sâu-thẳm.

Lò-sưởi bập-bùng với những thân gỗ Cedar vạm-vỡ zo Sam đem từ vườn vào nhà chiều hôm qua làm bớt hơi lạnh buổi sáng trong fòng. Cả ba người ăn-sáng nói chuyện vẩn vơ. Tam cứ tấm-tắc khen tài vào bếp của Linh. So ra thì Sam trẻ hơn Tam và Linh ít nhất hai mươi tuổi. Anh ta mới từ Tallinn ở Estonia về lại quê nhà. Tallinn là chặng cuối cho một kẻ lãng-zu như Sam, sau năm năm học tại Trung-Tâm Đại-học René Descartes. Bây jờ Sam có bộ râu fù-hợp với mái-tóc xoăn, thành ra trông anh như một học-jả theo tư-zuy Khắc-kỉ hơn là một thanh-niên Hoa-kì gốc Anh theo kiểu cách Julian, nét cũ của Sam vì thủa đó trên khuôn-mặt đẹp-trai của Sam rất “mày râu nhẵn-nhụi.”

Sam tới thăm Linh cùng lúc với Tam vì nge Tam ca-tụng Linh là một nhà thơ tuyệt-vời. Đối với Tam, thơ là một ngệ-thuật quá khó. Thủa mười bảy, mười tám, Tam say mê đọc thơ của Keats, Byron và Shelley, ngay cả Walt Whitman. Thế rồi Tam quay qua đọc kịch và rất thích những tác-fẩm của Ibsen, Ionesco và Pinter. Đó là chưa kể kịch-bản nổi-tiếng của Shakespeare, như Othello.

Tam rất có cảm-tình với Sam, nhưng lại không đủ khả-năng đọc thơ của Sam. Cho nên Tam ngĩ đến Linh. Thơ của Linh đầy fong-vị lãng-mạn thời Tiền-chiến mặc zù Linh không đi sâu vào văn-học sử và chữ-ngĩa Tây-fương, nhất là văn-chựơng thời hiện-đại. Linh thường chê thơ Haiku của Nhật và gọi thơ mới là “hũ-nút”. Zù ở Hoa-kì gần bốn mươi năm nhưng Linh không đi sâu vào xã-hội Hoa-kì cho nên Linh không cảm được chiều sâu của Anh-ngữ, đặc biệt ngôn-ngữ thơ của Sam. Thành ra buổi gặp gỡ jữa Linh và Sam có thể nói là một thất vọng cho cả hai người.

Đã đến jờ Sam fải ra đi nên mọi người đều rời fòng khách, tay mang tách cà-fê, cùng Sam bước ra xe.

Sau khi đã xếp kĩ hành-lí trong thùng xe, Sam bước quanh chiếc Lincoln của anh ta, rồi mở cửa vào xe. Anh ta thân-mật chào Tam và Linh, lúc đó mới độ vài fút sau tám jờ. Khi xe rồ máy lên đường, Linh quay qua Tam và hỏi: “Làm sao, khi nào và ở đâu mày quen với ‘thằng chó-đẻ’ này? Tao đéo cảm được thơ của nó!” Tam đập tay fải lên vai Linh ba lần rồi bóp nhẹ không vội trả lời, mắt vẫn nhìn theo xe của Sam. Lúc này xe đang chạy với tốc-độ đều đặn, rồi xa, xa mãi. Tam kéo áo Linh: “Một câu chuyện hơi zài và buồn-cười!”

Sau khi trở lại hiên-nhà, Tam mới tiếp lời, trên tay còn tách cà-fê, “Thế là đã bảy năm. Bảy năm là một jai-đoạn của một đời-người.” Linh đến ngồi bên gế xích-đu, cạnh Tam. Khi cả hai đã thoải mái, Linh muốn nge Tam nói thêm về người bạn trẻ có máu jang-hồ. Chứ nge Tam mới kể thì chưa đâu vào đâu cả. Tam nói: “Một jai-đoạn của đời-người đã khiến Sam trở thành một gã lang bang gần hết Âu-châu. Hắn khát-khao tìm ra một thể thơ mới!”

Nge tới câu “thể-thơ mới” Linh chỉ mỉm cười. Một nụ cười đẹp, đẹp rất tự-nhiên ngay từ thủa thiếu-niên khi Tam và Linh là bạn. Tam ngiêng đầu qua Linh, chỉ tay về fía trời Tây ở đó có một làn mây bồng-bềnh và một cánh chim đen như qụa bay qua đó, rồi lượn một vòng. Mảnh trăng mỏng vẫn còn mải bước lãng-zu khiến Tam càng nhìn càng suy-ngĩ mông-lung. Rồi Tam chợt nói: “Có fải đó là Trăng?” Linh nhìn bạn rồi trả lời ngụ-í cũng mơ-hồ không kém câu-hỏi vớ va vớ vẩn của Tam: “Mày không mơ chứ?” Tam lại có một câu hỏi khác: “Đó là Trăng hay đó là một nụ-cười Thiên-jới?”

Linh uống cạn li cà-fê “fin” rồi nâng li cạn trước mặt Tam: “Mày đang mơ cõi Thiên-đàng?”

Tam: “Nếu Thiên-đàng là cõi sống ngay lúc này hay là miền Trung-jới.”

Nếu cứ tiếp-tục câu-chuyện lẩm-cà lẩm cẩm thì thật là vớ-vẩn, nhất là buổi sáng hôm nay Linh có cảm-tưởng không-jan như một cánh-đồng rộng mông-mênh và bồng-bềnh hoà điệu với thời-jan, cho nên bất-chợt Linh ngĩ về tuổi ấu-thơ.

Bức-tranh thứ nhất hiện ra là một buổi sáng Tháng-Chín, Linh không còn nhớ ngày nào. Trên con fố nhiều cây Bàng và Fượng-vĩ. Mùi hôi-hám rác rưởi khắp thành-fố Hải-zương, đã tiêu-điều, hiu-quạnh gần hai tháng nay, ngoại trừ từng lớp người zi-tản từ những làng-quê zồn zập đến rồi đi. Lúc đó Linh được mười tuổi, ngửng lên nhìn mẹ. Mẹ Linh tên là Fương, theo tập-quán lấy tên chồng. Tên thật của bà là Đặng Lệ-Quyên tuổi gần ba chục, đang nắm tay Vi, em gái của Linh, vừa sáu tuổi. Đó là năm 1954. Linh hỏi mẹ liệu ja-đình có zịp gặp cha không. Ông Fương bỏ ja-đình đi kháng-chiến zành độc-lập đã nhiều năm. Bà Fương xinh-xắn, người nhỏ bé, nước za ngăm ngăm, thì thầm vào tai các con rằng có người nhắn cho bà biết là chồng bà bảo bà đưa hai đứa trẻ vào Nam. Chỉ độ một hay hai năm họ sẽ gặp nhau, sau khi đất nước thống-nhất theo Hiệp-ước Genève.

Bức-tranh thứ-hai cũng vào buổi sáng, jữa Tháng-Tư, 1975, tại một fố nhỏ ở Sàigòn. Trong một thứ không-jan và thời-jan hỗn-loạn, Linh vừa từ Đà-nẵng hối-hả trở về trong bộ quân-fục Trung-úy Không-quân. Đứng trước cửa nhà, Linh mệt-mỏi hỏi mẹ có nhận được tin jì về cha Linh không. Bà Fương ôn-tồn nhỏ nhẹ bảo Linh rằng cứ theo tin cho biết thì ông Fương, cha Linh, trong một trận-chiến hãi-fùng, đã hi-sinh cùng với bộ tham-mưu. Linh vội cất tấm-tranh trong đầu để cho kí-ức lui đi, vì Linh không muốn thấy bức-tranh thứ-ba. Linh đưa mắt nhìn Tam zò-hỏi e rằng Tam nhìn thấy suy-ngĩ của mình. Linh hỏi Tam: “Mày tin có miền Trung-jới. Thế thì trong miền Trung-jới có cái jì là Jải-fóng hay không?”

Từ gế ngồi, Tam zuỗi tay ra vẩy nước cho Cây-Si bé nhỏ, ngạc nhiên thấy nét mặt nhìn ngang của Linh i như fo-tượng vua Khaffre. Tam không suy ngĩ, trả lời Linh ngay.

“Trong lịch-sử của nhân-loại có jì gọi là Jải-fóng hay không? Hay chỉ là những chuyện khôi-hài?”

Thực ra, Tam rất muốn cho bạn biết rõ điều này. Nhưng Tam lại ngĩ trong một đời-người đâu có ai zậm chân tại chỗ, nhất là sau cả mấy chục năm xa cách, ngoại-trừ một tình-bạn đích-thực. Bởi thế, vì tình-bạn, đôi khi chúng ta không nên thuyết-jảng quá nhiều.

Cũng theo Tam, một khi những jai-đoạn lịch-sử đã qua, chúng không bao jờ có mặt trong thời hiện-tại. Tuy thế, có người vẫn sợ rằng nếu có một jai-đoạn lịch-sử mới zưới quyền thống-trị của một lãnh-đạo như quái-vật hay của một zân-tộc tham-tàn muốn làm lịch-sử trên núi-sông xương-máu của con-người. Chúng kiêu-ngạo cho rằng những chủng-tộc khác đều thấp-kém. Vì bóng-ma ám ảnh của lịch-sử, con-người ước-ao có một đời-sống tốt đẹp hơn mà họ gọi là “lí-tưởng”. Song le, trên thực-tế lí-tưởng ấy khi lồng trong chiêu-bài “cách-mạng” ngay cả nếu được viết bằng chữ vàng hay viết trong “kinh-thánh” đâu có já-trị hiển-nhiên. Thế thì, trên thực-tế kết quả lí-tưởng của cách-mạng vẫn còn xa tít mù-khơi. Í-thức hệ cách-mạng thường được coi như zính-liền với nhân-tính, nhưng ở một điểm gọi là cách-mạng, lí-tưởng ấy lòi ra mâu-thuẫn rất nực-cười bởi vì nó zựa trên hiểu-biết sai-lầm từ nguyên-thủy. Thế nhưng, con người đẻ ra chiêu-bài cách-mạng và đám người a zua rất là fản-động không thèm để í đến vấn-đề. Họ cưỡng lại thực-tế chỉ vì ngu-si và hờn zận. Thật là nực-cười, khi cơ-cấu độc-tài không có khả-năng làm cách-mạng nó lập ra sân-khấu múa-rối cốt để độc-ziễn chứ không fải để đón nhận í-kiến xây-zựng zựa trên sự chuyển-hoá cho tiến-bộ cần-thiết của xã-hội con-người.

Chương-trình TV “Good Morning America” cho biết một cuồng-fong zữ-zội sẽ zày-xéo zuyên-hải fía Tây Thái-Bình Zương, còn một trận-bão khủng-khiếp khác vừa ra khỏi Alabama để lại nhiều cây bật gốc và quang-cảnh hoang-tàn.

Đêm qua Tam có một jấc-mơ. Không fải là Tam mơ-tưởng. Tam thấy Tam đi trên đường 96 cạnh Columbus Circle, cố gắng trở về Times Square. Đi tới đâu Tam cũng thấy đường-fố bị ngẽn, hoặc là có những đoạn-đường đang sửa, hoặc là lụt lội. Bảng chỉ lối cho xe và người đi loanh quanh khắp mọi nơi. Tam chợt thấy xa xa là Times Square cho nên Tam chắc là hướng Nam, đúng ngả Tam đi. Nhưng rồi Tam bắt buộc fải đổi hướng rẽ sang fố khác. Góc fố nào cũng đông đúc nhiều người. Thế là Tam không biết Tam fải đi đâu.

Đối với Tam đó là ác-mộng. Khi Tam tỉnh zậy đã quá hai jờ sáng trên đồng-hồ đeo tay của Tam. Vẫn nằm trên jường, Tam ngĩ đến Dante. Dante jọi fóng chính mình như một thứ Dante khác, nửa đời người bước vào Địa-ngục và đã gặp Virgil. Một cuộc gặp gỡ của hai thi-hào lỗi-lạc, sống cách nhau trên một ngàn năm. Trong khi Virgil tóm thâu tất cả jòng-máu anh-hùng để tạo thành một Aeneid vĩ-đại trong Anh-hùng Ca thời Hoa-lệ (Hellenism) của Hi-lạp, một tác-fẩm hùng-vĩ nêu lên nhiều zanh-đức cho một Đế-quốc mới tại Rome. Augustus đã đọc và rất hài lòng. Khác hẳn với Virgil, Dante là một người theo đạo Chúa có tinh-thần mới theo triết-học Plato chợt thấy mình đứng jữa rất nhiều fù-sinh bi-thương vì tội-lỗi. Dante đã khóc than cho số-fận con-người và xin Virgil júp ông ra khỏi mê-cung. Trong Địa-ngục, Dante tìm mãi không thấy đâu là quyền-lực và anh-hùng trong Bài-thơ số xxii. Hoá ra những cái đẹp hùng-vĩ đã fai-tàn.2 Và khi Dante miêu-tả lúc ông ta tới Thiên-Đàng thì Dante lại cho thấy một nỗi buồn man-mác vì theo ông – hay chính đó là í của Thiên-jới – “chỉ có các em còn nhỏ mới có đức-tin và không tội-lỗi” (Bài-thơ số xxvii).3 Đến đây, Tam có cảm-tưởng các em không cần rửa tội, mà vẫn tới Thiên-Đàng hay sao?” Ngĩ tới đó Tam thấy hình-ảnh trong mơ của Tam không fải đúng là sự-thật, và cũng không có jì na ná như trong Divine Comedy. Chẳng qua jấc-mơ cho thấy những vấn-đề nan-jải trong cuộc-sống của Tam, vớ-vẩn không có đầu đuôi.

Tam không bao jờ kể cho ai về hình-ảnh trong mơ của mình. Tam cùng Linh bước đến bên chiếc Mazda của Tam. Trên tay Tam là Cây-Si nhỏ mà Tam thường gọi là bạn đồng-hành. Tam nhận săn-sóc Cây-Si này khi Tam thấy nó trong nhà của bà zì, vài tháng sau khi bà qua đời, kể cũng chưa lâu, ở Boston. Từ đó đi đâu Tam cũng mang nó theo và Tam gọi Cây-Si là “cậu em nhỏ bé”. Tam đứng lại, xoay lưng cử động rồi nhắc cho Linh nhớ rằng cả đời Tam chỉ có cái Cây-Si nhỏ bé này mà thôi. Linh không có í-kiến, chỉ nhìn Cây-Si – rất mướt-mát, xanh-tươi - rồi Linh nhỏ-nhẹ:

“Tao có mẹ. Tao vẫn mong gặp lại cha tao, để nhìn rõ khuôn mặt ‘chó-đẻ’. Ngĩ tội-ngiệp cho mày. Không có mẹ để thủ-thỉ, cũng chẳng có cha, zù là một người cha có khi ông ta không muốn nhìn cái mặt ‘cặc’ của mày. Đời mày như thế đâu fải đời người!”

Tam buộc chặt Cây-Si vào gế xe bên cạnh. Không cần nhìn bạn Tam cũng biết rằng Linh đang gõ nhịp mấy ngón tay lên mui xe, zường như theo một bài hát hay một bản-nhạc đang linh-động trong đầu. Tuy tuổi đã sáu-mốt, Linh còn cường-tráng, đẹp-trai và rất tài ba, nhất là về thơ và jọng hát thì không ai bì nổi.

Tam nhớ lại một tối, khoảng bốn mươi năm về trước. Trong một buổi Tiệc Khiêu-vũ tại Câu Lạc Bộ Không-quân Huỳnh-hữu Bạc, khi đó Linh vừa tốt-ngiệp khoá sĩ-quan, hùng tráng trong quân-fục. Đôi mắt của Linh nhiều thiện-cảm, lãng mạn nhưng cũng đầy í-chí, với nụ cười tươi và đầm-ấm.

Không đợi theo truyền-thống cần có nhạc mở đầu, Linh bước lại Oanh, một thiếu-nữ xinh-đẹp, tuổi chừng mười chín. Oanh mỉm-cười để cho Linh “bay bướm” đưa ra jữa sàn nhảy. Họ khiêu-vũ trong tiếng hát ngọt-ngào và zu-zương của Linh, “Đường lên núi rừng...” Jọng hát khiến mọi người xúc-động cho nên có hơn một chục cặp đứng zậy ra sàn khiêu-vũ với Linh và Oanh. Họ như say sưa trong vận-chuyển tuyệt-vời của một thứ linh-hồn Dionysos. Khi Linh hát tới câu, “Còn đâu thấy con đò xưa...” thì sàn khiêu-vũ đã có tới hơn ba chục cặp uyển-chuyển trong hơi khói mơ-hồ như một buổi lễ linh-thiêng ở một nơi nào đó trong thời tiền-sử. Tới đây nhạc đệm bắt đầu. Tam cảm thấy vừa ngất-ngây, vừa lẻ loi và vừa nhỏ bé đến độ Tam fải iên-lặng rút lui, để lại vài chữ cho Linh, nhờ cô tiếp-tân trao lại. Mấy chữ ấy thế này:

“Thằng ‘chó-đẻ!’ Mày quá tuyệt-vời!”

Trên đường ra cổng Câu Lạc Bộ, tiếng nhạc thưa thớt xa zần, đưa Tam vào cõi hư-không. Chưa bao jờ Tam cảm thấy một thôi-thúc vô-cùng khẩn-cấp là Tam fải từ bỏ xã-hội miền Nam đề đến một thế-jới xa-xôi. Quyết-định của Tam không zính-záng jì tới chính-trị.

Vẫn còn trong vùng đất thuộc căn-cứ Không-quân, Tam rảo-bước đi tựa hồ muốn tránh có người đang kè kè bên cạnh. Đường thênh-thang nhưng vắng-lặng lạ-lùng. Tam cảm thấy mồ-hôi trên cơ-thể, một fần cũng vì độ ẩm-thấp. Tam ngồi xuống, zựa lưng vào một gốc cây to mà Tam không biết là loại cây jì. Đây là lúc Tam nhận ra năng-khiếu trong tiếng nói của con-người. Tiếng nói chuyên-chở tư-zuy và tình-cảm. Tiếng nói hay nhất khi nó làm xúc-động lòng-người trong khoa hùng-biện. Khi viết ra, tiếng nói trong thơ thật là ma-quái. Rồi, tiếng người trong âm-nhạc cho chúng-ta thấy tiếng-hát tuyệt-vời. Bẩm-sinh Tam không có tài chứng tỏ là Tam đang sống, cho nên Tam fải tự mình tìm ra lối-thoát – như một con bướm hoá-thân.

Sau gần ba mươi năm họ gặp lại nhau tại một một vùng ngoại-ô tỉnh Cincinnati. Tam đi vòng quanh xe cốt chỉ để nói với Linh đôi lời, trước khi lên đường, jọng đều đều nhưng rõ rệt.

“Tao không hiểu những jì mày nói. Đêm qua tao thấy mặt trăng. Sáng nay trăng vẫn còn đó. Đúng thế, tao không có cha có mẹ nhưng chẳng bao jờ cảm thấy cô-đơn. Tao chỉ biết nhìn Trời.”

Linh hỏi: “Đi tìm ảo-jác cho đỡ buồn?”

Tam trả lời: “Đâu có. Tao ngĩ tới Thiên-jới Mỉm-cười! Nụ cười lãnh-đạm với cuộc đời và địa-ngục.

Từ thềm nhà cao, Linh thấy xe của Tam ra khỏi rừng thưa Cedar. Đến đường nào thì trở về theo lối đó. Trước tiên xe lượn trên đỉnh đồi để đi về Beltway 275 cũng là xa-lộ 71, đưa Tam về fương Bắc rồi rẽ tay fải vào Xa-lộ 70. Tam zự tính ngỉ đêm tại Indianapolis, rồi sáng Thứ-Bảy chạy trên Xa-lộ 68 trùng với 70 tới Frederick từ đó đến Baltimore chỉ độ một jờ. Tại Baltimore, Tam sẽ tủm-tỉm thấy chữ Linthicum mầu trắng đậm nét trên nền bảng mầu xanh. Theo cách đọc trẹo của Tiếng Việt thật là thú-vị. Địa-zanh này gần fi-trường quốc-tế Baltimore-Washington, ngay trên bao-lơn Trung-bộ Đại-tây Zương. Hai ngày trước khi về Towson, Tam vẽ rõ hướng đi cho Linh để đến kì ngỉ lễ Jáng-sinh và Năm-mới Linh nhớ đường đi, trừ fi Linh muốn đến bằng máy bay. Zù sao chăng nữa thì ở khoảng đường jữa Fi-trường Baltimore và Towson, Tam sẽ chỉ cho Linh thấy tấm bảng Linthicum. Khi ấy nếu ngồi trong xe, Tam sẽ ngừng xe ở lề xa-lộ, cả hai tung chân lên cười vỡ bụng và cùng hô to: “Lìn Thị Cẩm.”4

Rồi họ sẽ nói thế này: “Địt mẹ nó. Cái tự-zo lớn nhất ở Hoa-kì là nói tục bằng tiếng Việt chẳng ai hiểu jì cả!”

Tam đi rồi khiến Linh ngẫm-ngĩ. Linh tiếc rằng Tam không có ở đây để Linh cho Tam thấy bức-tranh thứ-ba mà Linh zấu-ziếm trong lòng.

Bức-tranh thứ-ba: Từa tựa như hài-kịch trên sân-khấu, tấm-tranh kể rằng bà Fương, mẹ của Linh, lúc ấy đã tám mươi chín, mang trọng bệnh từ nhiều tháng. Bà thều-thào nói với Linh và em gái của Linh là Vi. Cả hai ngồi bên jường lắng nge.

Bà Fương tâm-sự: “Mẹ đã nói-zối với hai con một điều. Nhưng đây là sự-thật!” Sự-thật ấy xảy ra khi bà mới hai mươi lăm, trong bụng mang thai đứa bé sắp sinh. Chồng bà từ jã ja-đình, tham-ja kháng-chiến. Khi đứa bé được tám tháng, có người bất chợt từ chiến-khu về gặp bà, vào một đêm mưa, trong một ngôi-làng tối như ma. Người ấy bảo bà rằng ông Fương đã ở với một fụ-nữ đảng-viên Cộng-sản, tức là cùng chung chí-hướng, rất là hạnh-fúc. Người liên-lạc viên kết-luận thế này: “Đây là đîều cô nên biết, và cũng là điều chồng cô muốn nói với cô.”

Bà Fương tiếp lời: “Mẹ không thể cho ai biết đó là sự-thật về cha của các con. Trừ fi mẹ là một goá-fụ. Vì hai con, nên mẹ hi-vọng cố bám vào đời. Chúng ta vào Nam. Con đã trở thành Trung-úy Không-quân. Đôi khi mẹ hãi hùng nhỡ mà viên đạn của con bắn trúng cha con.” Bà Fương ngừng vì hơi thở ngắn. Linh và Vi đợi chờ. Bà tiếp: “Chúng ta đã sống sót ở Hoa-kì. Hai con là những đứa trẻ tuyệt-vời. Mẹ không bao jờ hối-tiếc cũng chẳng bao jờ chua-chát. Mẹ đã đóng cửa thanh-xuân để nuôi nấng hai con và đã thấy hai con chính là của quí có một cuộc-đời trong-sạch.”

Trong khi Vi thổn-thức khóc, thì Linh tì má vào má mẹ, thì thầm: “Mẹ ơi! Chúng con iêu mẹ. Mẹ cho chúng con biết chúng con fải làm jì?”

Bà Fương thì thào trong hơi thở ngắn: “Tên mẹ là Đặng Lệ-Quyên. Hãy hoả-táng mẹ. Đừng bỏ tro của mẹ xuống biển, e rằng mẹ fải trở về nơi mẹ không bao jờ muốn thấy. Đến bên hồ Minewaska.5 Bên hồ ấy con hãy hát bài “Chiều ơi!6

Bức-tranh ấy bị zấu-ziếm từ lâu. Đã đôi lần Linh rất muốn lôi nó ra cho Tam xem, nhưng Linh lại ngần-ngừ không biết fải suy-ziễn thế nào. Trong tuổi học-trò Linh đã làm một bài thơ ca tụng người cha vắng mặt vì chính-ngĩa mà hồi đó Linh không hiểu chính-ngĩa ấy thế-nào. Linh đã đọc cho Tam nge bài thơ ấy, và bài thơ đã được đăng trên trang Tuổi-Trẻ của nhật-báo Chính-Luận. Hoá ra bây jờ câu chuyện ấy như một bức-hình có thể rách-nát tan-tành như khi chiếc áo thêu ziễm-lệ, biểu tượng của hạnh-fúc, nhưng khi lộn từ ngoài vào trong nó lại biến thành chiếc áo đen tang-tóc hằn rõ nỗi bất-nhân của con-người. Đó cũng chính là định-mệnh của con-người, hay sự suy-thoái của con-người. Hơn nữa, Linh ngĩ rằng nên để zĩ-vãng nằm iên, ngay cả zĩ-vãng ấy là hào-quang. Khi người ta bảo trên nền-tảng của văn-hoá tiền-sử tại những đảo Orkney ở Scotland nông-zân đang xây-zựng một đời-sống mới. Như thế không luôn luôn có ngĩa một nền văn-hoá mới fải xây-zựng trên một nền văn-hoá cũ. Chúng-ta nhìn vào không-jan để thấy một thời-jan khác, cấp-thiết và sống-động ngay ở lúc này.

Linh hát bài “Unchanged Melody”: “... My Love ... My Darling ... I need your love...”

 

Nguyễn Quỳnh, October 2014.

 

__________

 

 

BEAMING PARADISE

The First Sequence of The shady boulevard

 

October morning sun light is brightening up the Appalachian valley horizon and beaming hilly landscape to Ohio River, which splits Cincinnati and Newport, save three small bridges connecting two worlds of different economic background, but never spoiling friendship at least of the time Tam and Sam sojourn. From the porch of a log-cabin of chalet style hemmed about with Douglas fir trees, Linh’s warm cantabile is making its way through branches and needles and seemingly brushing past the picturesque hillocks, far away. A sort of Giorgione’s Pastoral Symphony.1

From the rocking chair, Tam comfortable in a thick Scandinavian sweater is drinking coffee and looking down to the winding road as though expecting to spot the red Lincoln that should be on the move touring the rim to the airport. Sam’s flight itinerary starts from Cincinnati and then to Chicago where, as he told Tam last night, he will see Debbie, a beautiful native of Kansas, who plans to relocate to Manhattan, New York City, next month. Last night, it dropped cold temperature, when Linh showed his friends pictures of his three years old grand-son on computer screen, Sam acknowledged that the little boy was terribly handsome, then calmly and slowly he commented, “But his eyes are not blue, and his hair, not blond!” The sitting room sank into quietness as though no human soul had ever existed save furniture and the steady flame glowing on the stony hearth. The window was framing half-moon brightly against the deep southern sky.

The fireplace being stoked up with cedar logs that Sam helped yesterday in the garden somehow decreases the morning chill temperature where Linh, Tam and Sam are having their breakfast. They chat like checking on some miscellaneous items. Sam is at least twenty years of junior of his friends. He has just come back from Tallinn, Estonia, the last resort for a wanderer, after a five-year study at René Descartes Centre. He has grown beard that matches with his curly hair to make him look like a Stoic rather than a sort of Julian Anglo-American that he was used to be because of his clean-shaven fine figure.

Sam was both impressed and anxious to meet with Linh because Tam highly spoke about Linh as a wonderful poet. Tam’s love for poetry was never sensitive enough to help him compose a fine couplet. In his teen-age Tam enjoyed reading Keats, Byron, Shelley, and even Walt Whitman. He found drama fascinating and devoured the plays of Ibsen, Pinter, Ionesco, and then making a detour to the Baroque literature where without thorough research he discovered Shakespeare’s master works, especially the Othello.

Although Tam holds high regard to Sam as a poet, he has failed to savor the depth of Sam’s poetry, as he has often so confessed about his deficit. Then, one day he thought of Linh, a Romanticist of Antebellum. In reality, Lind has never been in love with Western literature and language, especially with Modernism. Linh is biased against Japanese Haiku and against all new forms of Western poetry that once he so depreciated it that he would “decapitate” them as soulless, decadent and trendy. Although living in America for almost forty years, Linh has never been in the main stream of American culture. Therefore, he cannot have the feel of linguistic texture and of the charm of American poetry, so powerful in Sam’s poems according to Tam’s colleague at the university. It turned out thus an unfruitful meeting for both Tam and Linh and an embarrassment for Tam in particular.

As the departure time for Sam is on schedule, they all take leave of the living room, each with a cup of coffee in hand, and walk together to Sam’s car.

After having secured his belongings in the trunk, Sam walks around his Lincoln, and then opens the car door. He amicably bids good-bye to Tam and Linh, it is about a few minutes after eight. As the car starts and moves Linh turns to Tam and asks him: “How, when, and where did you know this son-of-a bitch?” Tam pats his right hand on Linh’s shoulder three times and then gently squeezes it as he leaves the question at that so his eyes continue to let of Sam’s car, which has already been in its momentum further and further. Tam turns to Linh and pulls his friend’s sleeve simply explaining: “A long story and it is a comedy!”

Once on the porch, gently moving a cup of coffee in hand, Tam resumes his talk: “Almost seven years past, a period of one’s life,” Linh finds himself comfortable in a rocking chair next to Tam’s, listening and expecting to learn more from his friend’s adventurous scholar, still much about nothing based on Tam’s lack of narrative flow. Tam detects his friend’s irksomeness, but reflects much on the tale than merely supplying coherent facts. He says: “A period of one’s life that bore Sam a wanderer almost every place in Europe, who had lusted out for breaking new ground of poetry.”

Linh roughs his nose on Sam’s ambition and produces a beautiful smile that has been erewhiles on his lips since he and Tam knew each other in their teen-age, and now it seems to dispose of anything against serendipity. Tam is leaning towards Linh and pointing to the western sky; some eddy is hanging low in the valley through which a black bird, perhaps a raven, is making a circle. The moon, white and thin, has not yet completed its journey compelling Tam to contemplation. He exclaims: “Is that the moon?” Linh looks at his friend and returns the question with the one not yet out of doubt, even with equal elusiveness, “You did not say so?” Tam follows with a begging question: “Is that a beam of Heaven?”

Linh drinks deep of his percolated coffee and then holds up the empty cup about Tam’s face: “Are you longing Paradio?”

Tam: “Only if it’s “Dasein or Purgatorio”

Knowing that it would be quite a clumsy talk if it continues it could be riveted to nonsense, especially for Linh a morning like this similar to a floating and vast meadow that co-exists with time so instantly that it brings memory back to his childhood.

The first picture: It happened to be a morning in September, for Linh’s memory does not serve him well so the date is withdrawn. On the street lined with badamier and flamboyant trees pungent air mixed with wastes enveloped the town of Hai-zuong that had been laid barren and destitute rapidly less than two months, save crowds of refugees from distant villages that ebbed and flowed. The year was 1954 when Linh was ten years old. He turned to his mother named Mrs. Fuong, a woman at almost thirty, who was holding the hand of Vi, his sister at six. They called Linh’s mother Fuong by custom, which was in fact his father’s first name. Her given name was Quyen of the family Dang and her middle name was Le. He asked his mother if they would be able see his father, a revolutionary of many years of dedication to the country independence. Mrs. Fuong, a fine-figure woman, small and slightly dark-skinned, whispered to the ears of her children that she had been recently contacted by someone who said her husband wanted her to take the children to the South where they would be together. It would be only about one or two years apart of wait for the country unification according to Genève Accord.

The second picture: It is also a morning in mid-April in a street of Saigon. The year was 1975. In a calamitous space-temporality, Linh, hurriedly from Danang, still in the uniform of an Air Force Lieutenant, stood in front of his house, wearily asked his mother if by chance she had heard about his father. Mrs. Fuong calmed him down and told him according to what it was said, his father and the entire commanding staff sacrificed in one of fierce battles for liberation. Linh quickly turns off his remembrance before the third picture, like a flashflood that might cause debacle. He looks up and asks Tam: “You believe in Purgatorio. Is there any Liberation in such a region of human condition?”

From his seat Tam is stretching the right arm out to sprinkle a small fig plant nearby, blinks at his friend’s profile, frozen like a sculpture of Khaffre, he answers Linh without much thinking:

“Was there any Revolution in human history? Or there were but tragedy-comedies!”

In fact, Tam wishes he could tell his friend more about this matter from his own opinion. In life, no one remains the same after a few decades but true friendship for whose sake the pretention of knowledge must be tamed. Once, a period of history played out its cycles, which could not be dialectically repeated in present. However, one is so scared of a new period ruled by some monster or monstrous race who desire to go into history regardless of the costs of human life. In their prejudices other races are insignificant. From the haunting past, people yearn for a better life simply called the “Ideal”. In reality such an “ideal” nicknamed “revolution” even written in gold letters on in so-called sacred book has no real substance in life-world yet. Therefore, no specific outcome of idealistic structure has been available, or realistically tested out. Similarly to revolutionary ideology that, believed a close knit to humanity, at some point reveals itself mere comic paradoxes for it is based on false premises. But, the architect of such a revolutionary ideal and his adherent reactionary brush off problems and so resist reality due to ignorance and wrath. Ironically totalitarian structure builds a puppet stagecraft instead of opening doors for constructive dialogues for social and progressive transformation.

Good Morning America has just issued warning on a strong gale expected to stamp out the West Coast and shown pictures of recently violent hurricane that caused devastation in Alabama now on its path to North Atlantic. Tam is concerned about his trip, but has already decided to make a stop in Indianapolis.

Last night Tam had a dream. He was not dreaming. He found himself on 96th Street, near Columbus Circle, Manhattan, trying to get back to Times Square. As he walked, the direction was blocked by heavy construction or by flood that had signs of detour. From some street corner he caught the view of the Time Square, which brightened up his mind because it was leading him to the south. But then he was forced to different streets, there were crowds on every corner, thus, destination seemed to be lost in view.

It was a nightmare for Tam as he woke up, about fifteen past two in the morning on his wrist-watch. Still lying in bed, he thought of Dante who in the name of a pilgrim walked in Hell where he met Virgil. It was the meeting of two greatest poets extant in more than one thousand years apart. While encompassing all strong willed heroes in the one and the greatest Aeneid, Virgil produced an Epic of Hellenistic era, a monumental scale of virtues and vision of a greatest empire founded in Rome to satisfy the dream of Augustus. In contrast to the Neo-platonic-Christian Dante whose second personality enmeshed in views of torturous beings, openly sobbed for destiny and begged Virgil to show him exit of the labyrinth. Amid horrific scenes Dante searched in vain for might and heroic works (Canto xxii) that were once acclaimed in the world.2 And while in Paradio, a veil of sadness lingers that tell us “faith and innocence are found only in little children and the structure of family is doomed in the absence of faith in God.3 (Canto xxvii). That appears to Tam such children do not need Baptism, yet they reside in Paradise? Tam mulled his dream scenes that were neither virtual reality nor in any steps of the Divine Comedy, but blunt frustrations of everyday struggles.

Tam has never wanted to tell anyone about what he saw in his dreams. He walks with Linh to his Mazda car with a small fig plant in hand, a companion he adopted in his aunt’s house, about a few weeks after she passed away, not long ago, in Boston. Since then, he travels with his “little bro” as he nicknames it. Then he pauses and reminds Linh of the pattern of his life that virtually has nothing but this tiny and lovely thing. Linh has no contention, only says while looking at Tam’s fig plant.

“I have a mother” Linh says, “I have longed seeing my father to get a very good look at the face of that “son-of-a bitch”! I feel so sorry for you; you have never had a mother to talk with, and a father who might not want to see your “fucking” face. That is not a human life. Isn’t it?”

Tam secures his plant to the passenger’s front seat. Without looking at Linh he is quite sure his friend is patting on the hood hardly rhytmically with some music or song only vivid in his mind. At the age of sixty-one Linh still looks stocky, handsome and very talented, especially in poetry and singing he gets no peer.

Tam remembers one evening, about forty years ago, there was a party at the Air Force Club Huynh Huu Bac, Linh was then a newly graduated cadet, so imposing in uniform. His eyes were kind, romantic, but concentrated, and his smile beautifully warm.

Irrespective of the band starting notes for the beginning of evening party, Linh was approaching Oanh, a beautiful girl of about nine-teen years old, who smiled responding to Linh’s flamboyance that escorted her to the center of the ball-room. They were dancing along with Linh’s vocal, melodious and sweet, “Đường lên núi rừng...” that captivated the audience’s soul, so instantly a dozen or more couples rose and joined Linh and Oanh. It seemed they were intoxicated in movement like a Dionysian marvelous work. When Linh sang on some lines “Còn đâu thấy con đò xưa..”,the room already filled with some thirty couples plus, became as smoky as a prehistoric ritual ceremony. At that moment came accompaniment, and Tam felt himself both elated, outclassed and insignificant as he was not one of these bacchanals. He quietly withdrew, leaving a small note with a girl in attendance for Linh. It said:

“You’re really ‘son-of-a bitch’, the magnificent!”

That evening on the way that led Tam to the Club gate, Tam heard the tempo inclined to Doppler Effect and played him out to the verge of nothingness, further and further, so he felt like having an urgency to leave the South forever for a new world. His decision was apolitical, merely a reflection on vital elements that generally make man proud of himself.

He kept his pace on as though to frustrate some invisible being close to his side, still in the Air Force vicinity. The road widely opened and eerily desolated. He felt the moisture of his body because of long walk and humidity; and then he sat down leaning against a big tree that he could not tell its genus. For Tam, that moment he realized fully the gift of human voice thereof man can project his thought and feeling, at best it moves like a piece of marvelous oration, in written form an enchanting poem; blended with vocal comes magnificent art of singing. Being born without origin and far from the deficit of skills that make him being-in, Tam must find recourse to self-admonishment – like a butterfly and its metamorphosis.

After almost thirty years they met again in of Cincinnati. Tam walks around the car and can only say a few words to Linh, monotonously but clearly before he hits the road.

“I know nothing about what you have said. Last night I saw the moon. This morning, the moon is still hanging in there. Yes, I have no parents, but never been concerned about loneliness, because I turn my face up to the sky.”

Linh: “In search of an illusion to hide out?”

Tam: “No. I think of a Beaming Paradise! Why? It’s indifferent to either world or Hell.

From the porch, Linh can see Tam’s car out of the clear cedarwoods. Following incoming direction, in return it will firstly circle the rim, and then to Beltway 275, which overlaps Highway 71 leading Tam the North and merging with Highway 70. According to Tam’s plan he will stay in Indianapolis overnight, so in the morning of Saturday, he will run on Highway 68 or 70, to reach Frederick from which Baltimore will be in sight about one hour away. In Baltimore, Tam will be amused to see the word Linthicum, vividly printed on highway sign. It is an interesting place name for a Vietnamese like Tam, very close to the International Baltimore-Washington Airport on Mid-Atlantic Balcony. Two days before the departure for Towson, Tam drew up the road map for Linh to remember this direction to use when he comes to see Tam during Christmas and New Year holidays, only a few months away, unless he prefers to take plane. Then, Tam nodded to himself the idea from Baltimore Airport to Towson, he would show him the word Linthicum printed in bold type in white color on blue background, as they would laugh all the way to break their sides and shouted with their top lung: “Lìn thị Cẩm!”4 What would it be fun to use expletive as a relief of exacerbation as linguistically nobody outside one’s culture could understand.

The visit of Sam and Tam brought everything to standstill, ironically even disturbing a quiet life that Linh got used to for many years. With their leaving off Linh not only reclaims his emotional space, but discovers in the vacuum a sort of deep personal secrecy that he has never wanted to confide. That is the third picture.

The Third Picture: like a comedy piece performed on stage when Linh’s mother, an octogenarian, had been seriously ill for months uttered her weak voice while his sister Vi and he sitting by her bed, listening.

Mrs. Fuong: “I have had a lie to tell you. It is but a truth!” It happened when she was twenty five and expected to welcome a second baby on the way. Her husband left her to join the resistance. Soon after the baby was about eight-months old, a rebel member dropped by unexpectedly, on a rainy evening in a village as dark as hell, to tell her that her husband had been living with another woman, a Communist cadre, happily like husband and wife. Then concluded the messenger: “That’s all you should know and all he wants to tell you.”

Mrs. Fuong continued: “I could not tell anyone about this unless I was a widow. You were my only hope then so I hung in on life. We migrated to South. When you were an Air Force officer, I had a fear that by sheer accident that one of your rockets might find a target on your father.” Mrs. Fuong paused because of her short breathe. Linh and Vi looked on. “And then we have survived in America. You’re my wonderful children. I have neither regret nor resent. I closed all doors in my prime, to protect you and to see you as my only treasure uncontaminated.”

While Vi openly sobbed, Linh pressed his cheek against his mother’s. He murmured: “Mommy! We love you. Tell us what we should do?”

Mrs. Fuong uttered in halting speech: “My real name is Đặng Lệ-Quyên! Cremate me! My ash should not be in the ocean for fear that I may go back to where I do not want to belong. Remember Lake Minewaska?5 By its shore, sing the song “Oh Eve6

Linh wished he could share this picture with Tam but he cannot find a way to present it to the life without shedding a drop of tear. The picture would be falling apart at the point the guild brocade, symbol of happiness turned inside out into a black cloak, a mark of a touchy mourning moment due to stains of heartless cruelty, which stubbornly take leave. Once in junior school, Linh wrote a short and moving poem dedicated to his absent father. It had some vivid images of his father’s ideology that Linh could not see clearly for himself. He shared the work with Tam and it was published on the daily newspaper Chinh-luan’s Youth Section. That stands for human destiny, yet a degradation of humanity, which might be avoided only by a non-human being. As for Linh, it would be better to bury the past even it is a glorious one from whose ash, may resurrect a modern life. This could be like a daring theory holding that the disappearance of some culture on pre-historic Orkney Islands in Scotland nurtures the new one. Not quite true as is, because although limited in the same space, time element shows old idea erodes for the lively existence of the present.

Linh sings the Unchanged Melody, “... My Love ... my Darling .....I need your love....

 

Quynh Nguyen, October 2014.

 

----------------------------
NOTES/CHÚ-THÍCH:
 
For gaining insights of the reference used in this writing, the reading of entire works of Virgil’s The Aeneid, and Dante’s The Divine Comedy is highly recommended.
 
1. Pastoral Symphony (1508) is believed to be a collaborative work of Titian and Giorgione. In fact the painting, in terms of form and palette, is typically Venetian (Giorgione) than Florentine (Titian), even the play of light and Acadian atmosphere that clearly dismisses Titian’s claim. It might belong to some unknown artist,too.
 
2. Alighieri, Dante, The Inferno, translated by Henry Wadsworth Longfellow, Barnes and Noble Classics, NYC. 2003.
Canto xxii, page 110:
I have erewhile seen horsemen moving camp,
Begin the storming, and their muster make.
And sometimes starting off their escape;
Vaunt-couriers have I seen upon land,
Tournaments stricken, and the jousting run,
Sometimes with trunpets and sometimes with bells,
With kettle-drums, and signals of the castles,
And with our own, and with outlandish things,
But never yet with bagpipe so uncouth
Did I see horsemen move, not infantry,
Nor ship by any sign of land or star.
...
 
3. Alighieri, Dante, The Divine Comedy, translated by Charles Singleton, Princeton University, 1975.
Paradiso, Canto xxvii, page 125:
Faith and innocence are found only in little children ... That you marvel not at this, consider that on earth there is no one to govern, wherefore the human family goes thus astray.
 
4. Similar to spoonerism the spelling of Linthicum transposed into that of Vietnamese language characterized and manipulated by total accent becomes Lìn (vagina), thị (Miss or Mrs), and Cẩm (first name). All together it sounds like “The vagina of Miss. Cẩm”. My apology for this wanton profanity. Linthicum a distinguished community was founded by Abnep Linthicum in 1801, an annex to Baltimore, Maryland.
 
5. Minewaska is a lake-view hotel resort in upstate New York. The hotel was burnt down to ash in 1985.
 
6. Nuong-chieu or Pastoral Eve, one of the famous songs by Pham Duy, generally is labeled as a product of Antebellum.

 

Picture credit: The Internet, Commonwealth Avenue (Boulevard), Boston, MASS.

 

 

-------------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021