thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [26]
(tiếp theo)

 

Tôi chờ đợi LT, những lá thư viết từ Đức, có lẽ là một người đã đi từ Hà Nội. Trong vòng 30 năm qua, đã có nhiều người ra đi như thế với những lý do khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là tìm kiếm một chỗ sống tự do hơn, sung túc hơn, cảm thấy mình được làm người hơn. Những cuộc ra đi ấy nó đã phá vỡ rất nhiều cái mà chúng ta gọi là quan niệm truyền thống. Và có lẽ cũng chưa bao giờ văn hóa Việt lại phải đứng trước các vấn nạn về giá trị một cách khắc nghiệt như thế. Tôi chờ đợi Tr kể tiếp về những người đàn ông mua dâm cô. Cũng như tôi chờ đợi thái độ của vua Tây Sơn Nguyễn Huệ về sự trung thực của một nhà văn. Khi rơi vào một hoàn cảnh mà người đối thoại không đủ hiều biết để đối thoại, hoặc không chấp nhận đối thoại thì hoặc người ta im lặng, hoặc chửi thề văng tục. Bởi thế, tôi đã thấy nhiều người im lặng. Cũng như tôi đã thấy nhiều người văng tục chửi thề. Thái độ còn lại, tôi coi là không đáng kể. Dĩ nhiên, văn học chửi thề văng tục là một thứ văn học không đơn thuần chỉ để văng cho sướng miệng. Nó là cách để người ta vượt qua sự sợ hãi. Tại sao lại sợ? Giữa cái văn học sợ hãi và văn học tục, tôi chọn sự hạnh phúc của tự do.

Theo người Dogon và Bambara ở Mali, mỗi một sinh linh sinh ra đời có hai hồn thuộc hai giới đối lập. Âm vật của người đàn bà đựng hồn đàn ông. Và bao qui đầu của người đàn ông chứa đựng hồn đàn bà (*). Đàn ông đàn bà làm tình với nhau là một hành trình đi tìm hồn của mình. Đực và cái là những hiện thể bình đẳng và liên đới. Tôi không hề có ý định xúc phạm giới tính phụ nữ khi tôi biết ở đó linh hồn tôi bị giam giữ vĩnh viễn. Tôi chỉ có thể giải phóng tôi như giải phóng một áp chế chính trị là đâm dương vật mình vào âm hộ đàn bà để những linh hồn được trao trả cho thân xác của chúng.

Tôi biết ơn đàn bà vì với họ, tôi tìm thấy độc lập tự do hạnh phúc. Bởi thế, tình dục của tôi trong văn học là một tình thế chính trị. Giải trừ định kiến và sợ hãi để xác lập tự do từ bên trong. Ít ra cho chính tôi. Tôi không còn tin văn học có thể làm được gì cho người khác.

Ngồi bù khú với nhạc sĩ Dương Thụ ở quán cà phê trong khuôn viên phía sau dinh Thống Nhất, anh Thụ nói đại khái nhà văn phải là thứ bị trấn nước mà không chết. Tôi thích ý nghĩ viết từ sự đắm chìm của cái chết. Văn chương lều phều chỉ làm mồi cho cá. Bi kịch và vinh quang của con người vẫn là chỗ phải kiếm tiền để sống. Tôi vẫn phải viết những bài báo kiếm cơm qua những nhân vật này nọ, sến và sang, giẻ rách và những thứ chùi nhà. Sến có chỗ của sến. Sang có chỗ của sang. Nhưng không có chỗ của tôi. Người ta hay nói đến ngụy tín và vong thân, tôi chẳng thấy có gì là vong thân hay ngụy tín, chỉ có điều là thích hay không thích. Không thích vẫn phải làm là điều ít ai tránh khỏi. Cuộc sống mang ý nghĩa bởi những hệ lụy của nó. Dù sao tôi vẫn tin rằng, chúng ta chỉ có tự do khi thoát khỏi nỗi sợ hãi. Và chỉ có tự do mới có phẩm cách làm người.

Thư của LT:

“Em có một bà cô rất mê cờ bạc vừa đến nhà em chơi. Lúc nào bà ấy cũng nhấp nhổm để vào Casino gần nhà em đánh bạc. Nhưng việc mở cửa đóng cửa của cái Casino này lại có giờ giấc. Để cho bà ấy đỡ buồn, em nghĩ ra một cách trêu bà ấy như thế này: “Cháu với cô trêu đố chữ. Cháu sẽ ra một câu đố, nếu cô đoán được thì cháu mất cho cô 10 Euro, còn không đoán được thì cô mất cho cháu 10 Euro”. Bà ấy sáng mắt lên OK ngay. Đầu tiên em đố:

-Đây là một bộ phận trên cơ thể người ta. Nó là một từ gồm 3 chữ cái, cháu cho biết trước một chữ ở giữa là …Ô…, cô đoán được thì cháu mất cho cô 10 Euro.

Bà ấy nghĩ một hồi rồi đỏ mặt, nhún vai chịu thua. Em bảo đấy là chữ RỐN thì bà cô ớ lên một tiếng ngạc nhiên: “Thế mà cô cứ tưởng…”

Em lấy 10 Euro rồi lại đố tiếp:

-Cháu đố cô biết người đàn ông thích cái gì nhất ở người đàn bà? Đây là một từ có 3 chữ cái và cũng có một chữ cái ở giữa là …Ô…

Bà cô nghĩ một lúc rồi cười cười đoán là RỐN, nhưng em bảo không phải. Bà ấy hỏi là cái gì, em bảo đấy là HÔN thì bà ấy cười nhiều hơn, đồng ý chung cho em 10 Euro.

Em lại đố tiếp:

-Bây giờ cháu lại đố cô là người đàn ông thích hôn cái gì nhất ở người đàn bà? Đây cũng là một từ có 3 chữ cái và cháu cũng cho cô biết trước một chữ ở giữa là …Ô…

Bà cô lại chịu và lại mất cho em 10 Euro nữa khi em bảo đấy là chữ MÔI.

Anh thấy em cũng biết làm ăn đấy chứ. Anh có đoán được là cả ba lần bà cô em đều tưởng là cái gì không?”

Tôi cho rằng đã có một bắt đầu sai trong sự hình thành văn hóa nhân loại. Những người đàn bà bịt mặt nhưng không mặc quần. Những người đàn ông mặc quần nhưng lại hở mặt. Che và không che. Nói và không nói. Những cái nhìn ngược. Những ám ảnh trở nên đồi trụy. Cái để thờ cũng là cái để đụ.

Thư của LT:

“Em vừa đọc Talawas, biết anh đang mong thư của em. Em cũng rất bức xúc. Em nghĩ rằng người Việt mình ở nước trong nước tự do hơn nước ngoài nhiều. Ít nhất thì ở Việt Nam họ cũng còn có thể tự do đái bậy, tự do nói phét mà không sợ ai đánh thuế, nơi công sở thì được tự do đi sớm về muộn… Những thứ tự do ấy ở nước Đức không có, thằng nào vi phạm là bị lên án ngay, chí ít cũng bị nhắc nhở, còn không thì mất việc hoặc vào bốt… Em cũng thấy người Việt mình trong nước được tự do quá nên sang đây họ chẳng cần đến tự do nữa. Họ cũng chẳng cần “làm người” làm quái gì. Để có đời sống sung túc hơn như anh nói, họ tự nguyện chui vào những cái quán Tàu, quán Việt Nam làm chui (nghĩa là làm không có giấy phép lao động và trốn thuế), một ngày mười bốn mười lăm tiếng đồng hồ liền tù tì. Để hàng tháng cầm bảy tám trăm, một nghìn Euro tiền lương, họ cúi mặt xuống như chó, chịu đủ tầng áp bức, ai muốn sai gì, bảo gì, nói gì… cũng cắm đầu cắm cổ mà nghe, mà làm không dám hé răng nói nửa lời. Ai cũng phải công nhận rằng khả năng chịu nhục của người Việt mình là tuyệt vời. Để có ít tiền mua sắm quần áo, điện thoại di động, ăn uống, gửi về Việt Nam mua nhà mua đất…, có thể nói là họ không ngại làm bất cứ việc gì, dù có nguy hiểm có vô liêm sỉ đến đâu chăng nữa. Chắc anh thừa biết những chuyện người Việt mình buôn thuốc lá lậu, chuyện ăn cắp đồ đạc trong các siêu thị, chuyện tú bà, chuyện ma cô dắt gái dắt gú, chuyện băng đảng cướp giật trấn lột của người lương thiện và của nhau. Chuyện nào cũng đáng xấu hổ, cũng đáng nhục cả… Vậy nên, trong hàng chục, thậm chí hàng trăm cộng đồng người ngoại quốc ở đây, ai cũng phải thừa nhận cộng đồng người Việt là một trong những cộng đồng tồi tệ, khốn nạn nhất, đến mức có một số người còn chẳng dám nhận mình là người Việt Nam nữa.

Mấy ngày vừa rồi, bọn em đến chơi ở một cái quán của người Việt mình và được chứng kiến từ đầu đến cuối cách làm ăn của công nhân ở đây. Ngày nào cũng vậy, từ chủ quán đến công nhân đều phải làm việc liên tục từ gần mười giờ sáng đến một giờ đêm, mà là làm không có giải lao, không có thứ bảy chủ nhật luôn. Làm nhiều như vậy, trong điều kiện rất mất vệ sinh, thiếu ánh sáng, thiếu không khí, nên người nào nấy trông cứ trắng bợt, yếu ớt, hom hem vô cùng. Vậy mà anh nghĩ họ sang đây để tìm tự do ư? Thế thì khốn nạn cho hai chữ “tự do” quá anh ạ. Thế mới biết sức mạnh đồng tiền là ghê gớm. Bọn em gọi là bị Euro nó vật. Mà quả là nó có thể vật ngã bất kỳ thằng Việt Nam nào dù có khỏe mạnh, có bản lĩnh đến đâu đi chăng nữa… Có dông dài đến bao nhiêu cũng không thể tả xiết những cảnh khổ nhục, cảnh khốn nạn của người Việt ở đây đâu anh ạ”.

Khả năng chọn lựa và điều kiện cho các chọn lựa cũng là một thứ tự do. Em ạ, anh nhờ em nhắn với những đồng bào ta đang nhục nhã khổ cực ở nước ngoài hồi hương đi. Ở nước ta bây giờ “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” lắm.

 

16.4.2005

 

-----------------------------------
(*) Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. NXB Đà Nẵng, 1997.

 

(còn tiếp)

 

----------------

Xem kỳ trước:

Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [2]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [3]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [4]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [5]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [6]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [7]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [8]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [9]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [10]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [11]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [12]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [13]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [14]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [15]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [16]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [17]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [18]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [19]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [20]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [21]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [22]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [23]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [24]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [25]

 

Lời toà soạn:
Trong thư gửi về toà soạn Tiền Vệ, nhà văn Nguyễn Viện bày tỏ ý định viết một thể loại truyện tạm gọi là “truyện mở”. "Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai" là một thí nghiệm đầu tiên của “truyện mở”. Tác giả chỉ viết một câu: “Em có gì bí mật, hãy mail cho anh”. Bên dưới đính kèm địa chỉ mail. Đó là một địa chỉ thật. Truyện có thể chấm dứt ở đó, cực ngắn, hoặc sẽ rất dài, tùy thuộc vào sự tham gia của các “em”. Qua từng email tác giả nhận được từ các “em”, câu chuyện sẽ được viết tiếp, và có thể kéo dài... vô hạn.
 
"Em có gì bí mật, hãy mail cho anh" là hệ quả tự nhiên của "Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai", sau khi tác giả nhận được một số email từ độc giả đáp lại lời mời gọi của ông. "Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [2]" và những kỳ tiếp theo sẽ có thể làm “truyện mở” này trở nên “rất dài và rất dai“ như tác giả dự đoán.

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021