thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [47]
(tiếp theo)

 

Bí mật dưới âm phủ:

Có một dịch giả vừa bị lũ ma lôi xuống âm phủ. Tin ấy loan nhanh khắp tầng trệt địa ngục. Bọn thi sĩ từ cấp phường đến cấp quốc gia đều nhốn nháo, khấp khởi. Ai cũng muốn đến làm quen với ông dịch giả. Người mang rượu, người mang trà, các nhà thơ nữ thì mang bánh. Cùng với quà, các thi sĩ còn ôm theo mỗi người một cuốn thơ toàn tập của mình. Thoạt đầu thì ông dịch giả sợ vì chưa biết âm phủ như thế nào. Sau đó ông ta sướng vì được các thi sĩ o bế nồng nàn hậu hĩ quá. Thế nhưng khi thấy thi sĩ nào cũng đòi tặng một toàn tập thì ông ta hoảng. Ông ta nói “xin cám ơn các vị, một trong những điều lo sợ nhất của tôi là sẽ không biết làm gì với thời gian vĩnh hằng ở cõi này, nhưng giờ đây tôi cảm thấy mình bận bịu vì có quá nhiều thơ để đọc. Và tôi thật sự vui sướng vì điều đó”. Tất cả các nhà thơ đều nhao lên: “Không chỉ có thế mà ngài sẽ còn phải bận bịu hơn vì ngài là dịch giả cơ mà”. Bỏ mẹ, “các vị nói gì tôi không hiểu, tôi chết rồi, đúng không?”. “Tất nhiên là ngài đã chết, nhưng công việc của ngài đâu phải vì thế mà chấm dứt”. “Tôi thật sự không hiểu”, một lần nữa ông dịch giả kêu lên. Các nhà thơ chết trẻ nóng nảy đốp chát: “Thì dịch thơ cho anh em chứ có gì đâu mà hiểu với không hiểu”. Ra thế, ông dịch giả lấy lại phong độ, cười: “Dịch cho ma đọc à?”. “Chứ sao. Đừng giả bộ ngây thơ nữa. Tưởng ma thì thông suốt hết là nhầm. Không dịch ra tiếng nước ngoài thì làm sao thơ của chúng tôi được biết đến khắp chín tầng địa ngục?”. Cũng chí lý, “mà tôi có bổn phận ấy không?”. “Ngài là dịch giả mà ngài không dịch thì gọi ngài là cái gì?”. Gọi là cái đếch gì chẳng được, mả mẹ chúng mày, ông chết rồi nhé. “Tất cả những gì cần làm, tôi đã làm”, ông dịch giả nói một cách bình tĩnh. Các nhà thơ ma không hài lòng vì câu thoái thác này, họ bảo ”ngài chưa đọc thơ chúng tôi mà ngài đã có ý chê như thế là không chấp nhận được”. Cảm thấy tình thế đã trở nên gay go, ông dịch giả nhũn nhặn: “Tất nhiên là tôi sẽ đọc, như tôi nói lúc nãy, nếu tôi không đọc thơ các vị thì tôi còn biết phải làm gì, đúng không?”. “Đúng”, tất cả các nhà thơ ma vui vẻ tán thành. Thế rồi, họ tranh nhau chỉ cho ông dịch giả nên đọc bài nào của mình trước. Cầm một tập thơ của nhà thơ nữ, ông dịch giả vừa vuốt râu vừa đọc thử một vài bài. Ông cau mày: “Một nhà thơ không được quyền sai lỗi chính tả”. Một anh nhà thơ mặt đen chen vào: “Đôi khi điều ấy lại trở thành sáng tạo, thí dụ “mắt biếc” viết thành “mắt biết” chẳng hạn”. “Nhưng một nhà thơ thì phải biết mình viết gì”, ông dịch giả nói, “thơ là thở, là thờ, là thớ, là thợ, và ngay cả là thỡ” (*). Anh nhà thơ mặt đen bảo: “Chữ thỡ không có trong từ điển tiếng Việt”. “Trong nhiều trường hợp, nhà văn phải chế chữ ra mà dùng. Thơ mà thỡ là thơ vứt đi” (*). Cô nhà thơ sốt ruột: “Đọc thơ thì đừng cầm dao chẻ lạt”. Anh nhà thơ mặt đen nói thêm: “Cũng đừng đội mũ, nhưng nhất thiết là nên cởi quần”. Các nhà thơ nam khoái chí cười hô hố: “Đúng thế. Khi đọc thơ phải cởi quần và sẵn sàng xuất tinh đúng lúc. Đọc thơ là một hành động thủ dâm”.

Khi ấy nhà thơ Nguyễn Du cũng đang đứng gần đó, ông chỉ mỉm cười và nghĩ đến Thúy Kiều. Ông có thủ dâm với nhân vật của mình không? Những bí mật về sáng tạo không phải bao giờ cũng được các nhà phê bình vạch ra như một sáng tạo khác. Người đàn bà mà ông mơ tưởng “đĩ” muôn thuở, bởi “đĩ” là một phẩm chất nghệ sĩ, nó cho phép người ta sống hết khát khao của mình.

Ông dịch giả bảo đọc thơ của các nhà thơ Việt Nam không đủ sướng vì họ không dám đĩ, cho nên thơ của họ lúc nào cũng như mặc áo chống đạn. Nếu người đọc thơ nhất thiết phải cởi quần, thì thơ trước hết cũng cần ở truồng. Chỉ sự thật mới đến được với sự thật. Nói xong, ông dịch giả đặt tập thơ xuống. “Tôi tưởng ở dưới âm phủ không cần phải che đậy nữa”, ông ta định nói nhưng ngừng lại kịp, ông cần phải tự biết che đậy ý nghĩ của mình.

Các nhà thơ lại nhao lên: “Thế là thế nào? Ông muốn phỉ nhổ vào truyền thống à?”. Ông dịch giả muốn văng tục, ở truồng mới là truyền thống đích thực, mặc quần là lai căng mẹ nó rồi, các bác ạ. Tuy nghĩ thế, nhưng ông dịch giả nói: “Tôi nghĩ là ở các tầng địa ngục khác, các loại ma khác không quan tâm đến cái truyền thống của chúng ta làm gì. Vấn đề chung của tất cả các loại ma là địa ngục. Các bác làm thơ về địa ngục hay thiên đàng?”. Một nhà thơ có lẽ khi sinh tiền làm ở ban tư tưởng văn hóa, nói: “Thơ phải làm cho tâm hồn con người thăng hoa. Nói cách khác, thơ phải làm cho con người tưởng địa ngục là thiên đàng”. Bỗng có một giọng nói rất trầm nhưng vang khắp không gian, không biết phát ra từ đâu: “Hỏi nó có muốn xuống tầng hầm địa ngục không thì bảo?”. Ông dịch giả toát mồ hôi hột. Bộ áo veste người nhà liệm cho ông ướt đẫm.

Từ đó, ông dịch giả lại tiếp tục công việc của mình như thể ông chưa hề chết. Cái tự do duy nhất mà ông có được là đôi khi ông tự cho phép mình dịch sai.

 

---------------------------------
(*) ý của Nguyễn Tiến Văn

 

27.9.2005

 

(còn tiếp)

 

----------------

Xem kỳ trước:

Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [2]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [3]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [4]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [5]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [6]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [7]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [8]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [9]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [10]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [11]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [12]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [13]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [14]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [15]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [16]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [17]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [18]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [19]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [20]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [21]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [22]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [23]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [24]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [25]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [26]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [27]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [28]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [29]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [30]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [31]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [32]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [33]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [34]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [35]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [36]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [37]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [38]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [39]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [40]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [41]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [42]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [43]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [44]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [45]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [46]

 

Lời toà soạn:
Trong thư gửi về toà soạn Tiền Vệ, nhà văn Nguyễn Viện bày tỏ ý định viết một thể loại truyện tạm gọi là “truyện mở”. "Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai" là một thí nghiệm đầu tiên của “truyện mở”. Tác giả chỉ viết một câu: “Em có gì bí mật, hãy mail cho anh”. Bên dưới đính kèm địa chỉ mail. Đó là một địa chỉ thật. Truyện có thể chấm dứt ở đó, cực ngắn, hoặc sẽ rất dài, tùy thuộc vào sự tham gia của các “em”. Qua từng email tác giả nhận được từ các “em”, câu chuyện sẽ được viết tiếp, và có thể kéo dài... vô hạn.
 
"Em có gì bí mật, hãy mail cho anh" là hệ quả tự nhiên của "Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai", sau khi tác giả nhận được một số email từ độc giả đáp lại lời mời gọi của ông. "Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [2]" và những kỳ tiếp theo sẽ có thể làm “truyện mở” này trở nên “rất dài và rất dai“ như tác giả dự đoán.

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021