thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quê nhà

 

I.

Sáu jờ rưỡi sáng Harold vẫn còn ngủ. Tim mở cửa bước ra ngoài. Tháng tám trời đông đã rực rỡ khác thường. Đêm qua có một trận mưa nhỏ nên bây jờ không jan trong và mát. Thị-trấn Canyon hẻo lánh nằm sát bên vách đá của rặng nuí thấp trên cao nguyên. Con đường chính zài và cheo leo lượn quanh vực nhìn xuống một jòng sông cạn. Hằng năm cứ đến đầu tháng chín có những cơn bão nhỏ từ đông nam thổi tới, rồi mưa như jận hờn mãi tới jữa tháng mười. Lúc ấy con sông cạn hiện ra nhiều jòng suối nhỏ. Ở một vài nơi nước từ khe đá tuôn ra róc rách trông tựa những cái thác tí hon, ở Smoke River, Indiana.

Tim đi trên con đường ấy, lưng quay về fía mặt trời, nhớ lại sẩm tối hôm qua cùng Harold chong đèn tới khuya đọc chuyện bằng tranh. Chuyện một anh chàng ở Maine vào cuối thế-kỉ mười chín, vốn lang bạt jang-hồ, nhưng lại bảo tới Texas vì nền độc-lập của mảnh đất mới này. Câu chuyện không ngừng lại ở chỗ hắn xin việc làm tại một nông-trại, mà vì ông chú Albert của Tim không có những trang kế tiếp.

Thị-trấn Canyon trông như hang động nhưng lại trưng ra những nét fồn thịnh một thời nào đó có thể đã là một fố thương sầm uất. Tim cho rằng nó về quê đúng lúc mọi người vắng nhà nên ánh sáng tha hồ leo trèo trong cô tịch. Ăm thanh, kể cả tiếng nói của con người, đã bị fong kín jống như một niềm riêng không thể cùng ai tâm-sự.

Chú Albert đang ngồi ở kia. Từ hôm về quê ngỉ hai tuần hằng năm, chú hay đạp xe lên xuống jốc đồi, hoặc ngồi ở đó, lúc nào cũng ở trên bệ đá, trong tay luôn luôn có cái jì bận bịu. Chú Albert là một người đàn ông cao lớn, bảnh trai và ziêm zúa. Chú ít nói, có cái nhìn thẳng nhưng lịch-sự. Người ta, ngay cả những người ở Alpine, thường gọi chú là ông Fán Albert, chứ không gọi là “ông Fán Greenberg”.

Albert Greenberg tuổi chừng bốn chục, không fải là ông Fán. Ông là thư kí mang jấy tờ từ văn-fòng này tới văn-fòng khác trong toà Tỉnh Alpine. Nhưng mỗi lần ông xuất hiện trong công chúng, zù ở fía sau ông Tỉnh-trưởng vài thước thế mà ai cũng ngĩ ông fải là nhân viên cao-cấp, trông oai vệ và có thế-lực hơn tất cả các chức sắc trong tỉnh, kể cả ông Tỉnh-trưởng.

Cái vẻ bên ngoài của ông Fán Albert lớn như huyền-thoại. Hai năm trước ông được júp đỡ mua một căn nhà khang trang cạnh đại-lộ rất gần toà Tỉnh. Thế là ông Fán Albert càng làm nhiều người trong sở ngĩ rằng ông là “nhân-viên đặc biệt” từ cấp trên fái tới, chứ không fải là “thư-kí” . Ông lái chiếc Lincoln đã cũ mầu hồng, nhưng rất bóng bảy bề ngoài. Người ta đồn đó là “sở-thích” của ông về một loại xe không mới, nhưng hiếm hoi – một thứ đồ cổ có já.

Bà Cécile Greenberg, tức Cécile Daudet, cha mẹ vốn người Toulon bên Fáp. Bà là một fụ-nữ mảnh mai, zuyên-záng. Đi đâu ai hỏi bà có fải ông Greenberg là ông “Fán Albert” ở Alpine không, bà chỉ đưa điếu thuốc lên môi se sẽ gật đầu. Bà là cô họ của Tim. Ông nội của cô Cécile có lần kể chuyện xưa khi cô sum họp với gia-đình ở Toulon là có hồi ông sang làm việc cho chính-fủ thuộc-địa ở Đông-dương. Ông kể một jai-thoại và cô Cécile vẫn nhớ như sau:

“Này, tại Đông-dương thuộc Fáp, Indochine Francaise, và chỉ ở Tonkin, có nơi fụ-nữ tin rằng cái ‘jống’ của các chú tí nhau là quí – có thể là vết-tích của quan-niệm ‘trọng nam khinh nữ’. Cho nên, các bà không con trai thường ‘vui vẻ’ sờ jống mắy chú tí nhau. Làm như thế họ tin rằng họ sẽ có con trai!”

Ông bà Greenberg chỉ có hai người con gái. Năm bảy tuổi khi Tim nhận họ với cô Cecile, thì lúc đó đứa con gái đầu lòng của ông bà tên là Audrey Greenberg đã mười bảy tuổi. Cô bé yểu điệu và tươi cười như mẹ, nhưng lại cao như cha, fải tật đi nhanh, láu táu và jọng nói ồm ồm. Cô em tên là Janet Greenberg, záng thuỳ mị và điềm tĩnh như cha, thua Tim một tuổi. Một hôm Tim đi mua Pizza mang về cho ông bà Greenberg ăn trưa, và cũng là lần đầu Tim bước vào fòng khách của cô chú Albert. Tim thấy trên đầu tủ có trưng hình ông bà Greenberg. Tim nhìn hình bà cô và nói, “Cô ơi, con tưởng cô là Grace Kelly!” Lần đầu Tim thấy ông “Fán Albert” mỉm cười. Cô Cécile buông điếu thuốc, mắt sáng lên nhìn Tim. Tim tưởng là họ không hiểu í mình, nên rất “ngây thơ” jảng tiếp, “Grace Kelly là minh-tinh màn bạc Hollywood, bây jờ là bà Hoàng xứ Monaco!” Ông “Fán Albert” lại mỉm cười, nhỏ nhẹ – zường như đó là lần đầu Tim nghe được tiếng nói của ông – “Em cắt cho cháu một khoanh!” Cô Cécile cười hạnh-fúc, jọng nói tuơi vui, “Grace Kelly đấy!” Rồi cô đưa tay ra, “Jống của cháu đâu? Cho cô sờ một tí!” Lớn lên thỉnh thoảng Tim nhớ lại những lúc cô Cécile sờ jống của mình. Rõ ràng cô Cécile thèm có một đứa con trai. Chỉ có một điều Tim không thể hiểu sao có nền văn-hóa coi trọng cái “jống” qúa thế, đến độ cái “jống” được coi là biểu tượng của “thanh cao”. Trên thực tế, Tim thấy cái jống của nó “lỗ-mãng, tục-tằn, và thô-bạo”.

Cô Cécile bước ra khỏi nhà, tay xách một thùng nước để cạnh chiếc Lincoln. Có lẽ cô sắp rửa xe. Cô nhìn Tim như zò hỏi. Chú Albert bước lại thùng xe, mở ra, xếp lại đồ đạc cho ngăn nắp. Tim chào cô chú Albert rồi quay trở lại nhà Harold.

Lúc ấy đã hơn bảy jời, có tiếng TV trong fòng ngủ của Harold. Harold đã zậy được chừng nửa tiếng. Tim nói với Harold là chú Albert đang kiểm soát lại xe. Từ Canyon đến Alpine mất độ chừng hai tiếng nên có thừa thì jờ đáp chuyến xe lửa lúc hai jờ chiều đi Los Angeles. Harold vươn vai uể oải nhìn Tim: “Tim. Tao đã ngĩ kĩ. Tao ở lại. Mày đi một mình. Tao ngĩ là jáo-zục không thích hợp với tao. Thật đấy. Tao có cảm tường là nếu tao có học xong cử-nhân tao vẫn không thể kiếm được nhiều tiền bằng một thằng lái xe vận-tải. Hôm nọ mày mua cái kẹo và thán-fục người làm kẹo. Mày đã kết luận rất hay, ‘cái kẹo vừa thơm vừa ngon, làm mọi người hạnh-fúc, và làm chủ nhân jàu có. Thế thì học hành đến mấy có khi bán kẹo cũng không xong!’”

Chín jờ, nắng rực rỡ. Trên không một vài cánh ziều hâu bay lượn. Xa xa trong đồng cỏ mấy con nai nhỏ còn nép mình bên mẹ. Tim quay trở lại thấy con phố chính của Canyon toàn là kỉ-niệm, xếp cạnh nhau như lớp địa tầng. Chú Albert có một người bạn xây cất ở Canyon lên Alpine, cho nên chú đổi í và bảo cô Cécile nói với Tim chờ người đó. Người đó là Francis Cruz, sẽ tới bằng một chiếc xe van. Cô Cécile chỉ tay về fía tây. Bên gềnh đá cheo leo bóng một chiếc xe van mỗi lúc mỗi lớn zần. Tim xa quê ngày ấy.

 

II.

Tầu ra khỏi Del Rio chừng hai tiếng, sông Rio Grande toả rộng mênh mông, lượn quanh vách đá cheo leo. Con tầu chậm lại. Tim đứng zậy, máy ảnh trong tay, và cũng như nhiều người khác chăm chú thu hình vào máy ảnh. Chừng một tiếng sau tàu chạy quanh “thung-lũng cao nguyên”, và Tim buột miệng, “Chẳng mấy lúc sẽ tới quê nhà”. Một bà người Canada không hiểu í Tim, gật đầu. Thế rồi có tiếng người conductor: “Bên fải quí vị là Canyon”. Tim không chụp hình mà chỉ ngắm những vách đá. Kia là fố chính. Đó là con sông cạn từ nhiều nguyên đại. Tim vẫn còn nhận ra con fố nhỏ rẽ vào nhà của cha mẹ Harold. Tim loáng thoáng thấy nhà cô chú Albert nhưng không thấy chiếc xe Lincoln mầu hồng ngoài cửa. Bây jờ Francis Cruz ở đâu? Tim trầm ngâm ngắm mấy bụi Spanish Brooms, mấy khóm xương rồng, mấy chùm Victoria Berry Canthus, mấy zẫy Texas Sages có hoa mầu tím nhạt. Tim buột miệng:

Ô hay chiều quạnh lòng ta,

La cà nên fải xa nhà đấy thôi!

 

III.

Viên-chức của toà tỉnh Alpine đẩy cửa bước ra. Tim đứng zậy, tâm trạng xốn xang. Ông ta nhìn Tim, sẽ ngiêng đầu lịch-sự: “Bác-sĩ Timothy Daudet?” Tim gật đầu. Ông ta cho Tim hay là khoảng tám năm trước ông “Fán Albert” về hưu. Zường như ông và ja đình đang ở một đại-lục nào đó. Tim cám ơn và bước ra ngoài hành-lang, đi mau, tựa hồ đang đuổi bắt cái jì xa vắng. Nhưng, một jọng nữ đuổi theo Tim: “Tim! Tim! Liz đây! Elizabeth đây!” Tim quay lại. Zưới ánh đèn của hành-lang Tim thấy loé lên một hình záng iêu-kiều, một mái tóc vàng, và tiếng vang của đôi guốc cao trên nền cẩm thạch. Tim thấy ngay cái quen thuộc bên cạnh cái xa lạ ở người fụ-nữ gần ba chục tuổi. Tim thốt lên: “Liz!” Người con gái lại gần hơn, “Liz đây! Liz ở Dickinson University!” Tim zơ hai cánh tay lên: “Dickinson, North Dakota?” Họ xán lại nhau, chuyện trò một lát rồi Tim xin lỗi fải ra ga để đợi tầu đi Los Angeles. Khỏi cần fải thắc mắc zài zòng, Tim biết cô bé Liz ngày xưa, lộng lẫy ở sân trường trong tiếng jó bập bùng miền bắc, ngày nay đã là một thiếu-fụ. Liz có ja-đình hay còn ở vậy không là cái jì làm Tim vương vấn. Cuộc đời có lắm đổi thay. Tim không còn là Tim ngày xưa nữa.

Trên tường sát cửa vào fòng khách toà tỉnh có treo một bảng thông cáo. Một người đàn ông za đen quét zọn, tay cầm cái mop và thùng nước sơn mầu vàng để ở cạnh chân. Ông ta chăm chú nhìn lên bảng như một bức tượng, Tim để í, nhưng fải vào nhà tiểu. Tiểu xong vẫn thấy ông ta đứng, như một bức tượng. Tim cũng ghé mắt nhìn. Trên bảng gắn tấm hình mầu một thiếu nữ “Latina” trẻ đẹp, nẩy nở lồ lộ trong bộ đồ tắm. Cạnh đó là mấy jòng gi tên nạn-nhân bị hiếp zâm và bị jiết. Tim và người za đen nhìn nhau cùng lắc đầu, tiếc cho cái “vưu-vật” của trần-jan trong xã hội súc-vật của con người. Tim bước đi, bình thản như một vách đá ở Canyon, vừa huýt sáo vừa đọc hai câu thơ:

Có người bảo tại nhìn mu,

Sinh lòng zâm-zục lu bù – nứng cu!

Người đàn ông za đen mắt sáng lên, zậm chân, zí mãi cái chổi vào thùng nước, gập người xuống, ưỡn người lên, cười the thé, nhìn theo bóng Tim bước xuống thềm:

“Đúng! Đúng! Đù má cha này nói đúng quá!”

 

(2007)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021