thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Những cây xương rồng

 

Sa`i Go`n nhưng năm cuối môt chi´n sáu mươi..., lu´c ây tôi co`n rât tre?, nhưng đa~ mây lân đa`o ngu~. Tất nhiên trôn li´nh, đa`o ngu~, no´i chung la` bât hơp lê quân di?ch, cuôc sông bất an bât thương, nhiều khi khôn đôn. Nhưng tôi co´ nhiêu ba?n văn nghê, văn nghệ thì hẳn là chịu chơi, nên viêc yêm trơ cho tôi cư sông vui ve? như ho? cu~ng chăng kho´ khăn. Nhưng tha´ng nga`y đa`o thoa´t ây la?i ca`ng go´p phân tô điêm cho cuôc sông văn nghệ là đằng khác. Nghĩa là tôi co´ thêm “ne´t đe?p tha?ng thôt” ma` không i´t cha`ng trai co´ ma´u văn nghê mong muôn đươc vây. Đâu dê gi` tư nhiên đươc vây, chi´nh ma?ng lươi ca?nh sa´t, quân ca?nh lu´c ây giăng băt nhưng thanh niên bât hơp lê quân di?ch đa~ ta?o nên “ne´t đe?p tha?ng thôt” cho tôi. Cu`ng ngôi vơi đa´m ba?n uông ca` phê, chơt thây bo´ng da´ng chiêc xe ca?nh sa´t hay quân ca?nh, tim tôi đâp thi`nh thi?ch, măt tôi ta´i đi. Ngơ ca´c ông ca?nh sa´t, quân ca?nh tơi xe´t giây tơ, hoá ra không pha?i. Tôi thơ pha`o, bưng lên vui sương thoa´t chêt, la?i vung ca´nh tay quyêt liêt hơn đê đưa ra môt nhân đi?nh quan tro?ng, mơi me? vê văn nghê... Ca´i “ne´t đe?p tha?ng thôt” no´ như vây.

Tôi có tiền ăn uống vui chơi hằng ngày là cũng từ bạn bè, cả những người bạn văn nghệ lẫn những người bạn có máu văn nghệ, nghĩa là ưa thích văn nghệ cùng mình, dù những bạn này không hề hoặc chưa từng có sáng tác thơ văn gì hết. Nên khi một người bạn tên là Thái Phong Lưu mở quán cà phê, nhờ tôi tổ chức buổi khai trương cho quán có sắc màu văn nghệ, tôi nhận lời ngay. Cà phê Phố Lạng. Chàng Thái Phong Lưu đặt tên quán, hàm ý nhắc nhớ Lạng Sơn của Việt Bắc chàng chưa hề tới, nghe qua ca dao biết ở đấy có Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Phố Lạng là vậy. Tôi thì nghe tên quán chỉ nhớ tới khu phố thường có xe quân cảnh, cảnh sát lạng tới lạng lui. Khai trương quán Phố Lạng bằng một đêm thơ nhạc thì đúng là văn nghệ rồi. Tôi lấy can đảm để đi vào trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, nơi tôi chỉ xẹt qua ghi danh mà chẳng học hành gì, tìm cô bạn sinh viên có giọng hát thật trong sạch: Hồng Tước. Tôi muốn nói rõ, tôi ưa Hồng Tước vì cô bạn hát hay nhưng chẳng cần hay hát, chẳng cần nổi đình nổi đám như bà chị danh ca Kim Tước. Tôi mời nhà thơ nổi nhất đương thời là Du Tử Lê. Tôi còn mời được cả nhà thơ kiêm nhà văn đang phụ trách một tờ báo văn nghệ có uy tín nhất ở Sài Gòn, tham gia chương trình đêm thơ nhạc.

Đêm thơ nhạc diễn ra vượt cả sự mong đợi của chàng chủ quán Phố Lạng, nghĩa là hết mức văn nghệ, Thái Phong Lưu còn tham lam, kéo tôi lên bục gỗ, giới thiệu nhà thơ “diễn đọc” một bài thơ của chính tác giả. Tôi đọc thơ, chỉ ngó vào một cô bé đứng nép ở cửa quán. Cô bé trông quen lắm, hình như tôi thấy nhiều lần rồi, gương mặt hiền hoà xinh xắn, mà thật tội nghiệp, cô bé bị mù. Đôi mắt cô bé là hai viên cẩm thạch màu trắng đục, cô bé đứng im phăng phắc, theo dõi từ đầu chương trình thơ nhạc khai trương quán cà phê Phố Lạng. Xong cái phần đọc thơ phải gió ấy, tôi tìm gặp ngay chàng chủ quán để hỏi về cô bé mù. Thái Phong Lưu trợn mắt, nói như quát tôi: “Con nhỏ Mỹ Liên nhà sát bên đây bị mù hồi nào? Cặp mắt nó đặc biệt vậy đó!” Té ra tôi lầm. Tôi chưa từng gặp ai có màu mắt như vậy, trừ những người bị mù loà, lớp màng trắng đục kéo qua con ngươi, và màu mắt những người phương Tây.

Làm quen với cô bé Mỹ Liên chẳng khó, lúc nào cô bé cũng lảng vảng trước quán cà phê Phố Lạng mới khai trương. Cô bé mang cái tên thật điển hình của cô gái miền Nam, tất nhiên đã có tên là Mỹ Liên thì có từ lúc mới làm giấy khai sinh tới lúc cỗi già và chết ở miền Nam nước Việt. Màu mắt Mỹ Liên thật ngộ, như mắt một loài thú hoang dã, hai viên cẩm thạch có vẽ lên đó đồng tử của con ngươi bằng nét mờ nhạt, chỉ đậm hơn con ngươi một chút, tròn xoe ngơ ngác mà lại bí ẩn. Tôi nghĩ cô bé sẽ gọi tôi là “chú”, nhưng cô lại gọi tôi là “anh”.

“Anh đọc thơ gì mà có mồ mả vậy?”

“Em nghe thấy sợ không?”

”Không. Em thích mồ mả chớ. Bữa nào đi học Anh văn ở Hội Việt Mỹ em cũng sang bên nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi tới trưa hung mới dìa.”

Cô bé Mỹ Liên chỉ ngừng nói một giây, lại tiếp tục:

“Mơi thứ hai nè. Anh tới đó đi. Em dẫn anh dô nghĩa đia chơi.”

Tôi nói tôi sẽ đứng đợi cô bé ở cổng nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi chứ không vào trong trường Anh văn Hội Việt Mỹ, ở đấy các cô các cậu tan giờ học ra đông như kiến vỡ tổ, khó nhận ra cô bé.

Cô bé gặp tôi ở cổng nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi, hỏi ngay: “Anh đợi em có lâu không?” cứ như người yêu hỏi người yêu. Thật ra cô bé Mỹ Liên còn bé lắm, gương mặt chỉ có sự ngây thơ hồn nhiên vô tội mà thôi.

Nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi của Sài Gòn thuở ấy là một nghĩa địa của những gia đình giàu có sang cả quyền thế. Trong nghĩa địa có những lối đi phẳng phiu đẹp đẽ, bóng mát tàng cây, mồ mả xây nguy nga đủ kiểu. Đấy là một thành phố của những người đã chết, đi dạo ở đấy phải nói là rất thú vị. Nhưng cô bé Mỹ Liên thì chẳng quan tâm gì tới thành phố này, với kiến trúc nhà cửa của những cư dân tại đây. Cô bé chỉ thích những cái bình cái lọ đủ kiểu đủ cỡ trồng những cây xương rồng, đủ loại xương rồng, trang trí cúng kiếng ở những ngôi mộ. Mỹ Liên níu tôi dừng lại, bắt tôi chú ý tới chúng, những cây xương rồng ấy. “Em thích xương rồng kinh khủng. Em có hỏi anh hai lấy dìa nhà được không, anh hai biểu đừng lấy. Lấy xương rồng dìa, khuya những hồn ma tới đòi, anh hai nói thế đó!” Cứ như vậy, những buổi chiều thứ hai, thứ tư, thứ sáu, tôi đi dạo cùng cô bé Mỹ Liên trên những con đường của thành phố những người đã chết.

Tôi biết sẽ tặng món quà gì mừng ngày kỷ niệm sinh nhật của Mỹ Liên. Cô bé từng hỏi tôi: “Anh sản xuất một bài thơ có được báo trả tiền nhiều hôn?” Tôi nói cho cô bé biết cũng được báo trả nhuận bút khá đấy. “Nhưng em đừng nói là sản xuất một bài thơ. Làm ra cái vỏ cái ruột xe đạp chẳng hạn, mới gọi là sản xuất. Còn làm ra một bài thơ, em phải nói là sáng tác một bài thơ.” Nói thế, chứ lúc ấy tôi có làm thơ thẩn gì đâu để có nhuận bút. Không phải vì thế mà tôi phải đi vào nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi lấy trộm xương rồng làm quà sinh nhật cho cô bé. Đơn giản là vì Mỹ Liên rất thích xương rồng, ước có được thật nhiều loại xương rồng sắp đầy trên bàn học.

Tôi mượn chị tôi cái tráp cổ xưa, khá lớn, đủ chứa chừng mười bình nhỏ xương rồng, đóng hờ nhiều cây đinh trong tráp và mang theo nhiều sợi thun, đóng tráp lại là bảo đảm xương rồng khỏi gãy.

Buổi trưa, nghĩa địa vắng ngắt, đích thực vắng tanh chẳng có một bóng ma nào. Có lẽ ông già bảo vệ ở cổng nghĩa địa đang ngủ trưa, vả lại nghĩa địa rộng mênh mông, đào mả ở đây ông già cũng chẳng biết. Tôi chằng cẩn thận bình xương rồng thứ bảy. Sắp xong việc rồi. Hình như sau lưng tôi có ai đấy. Tôi chưa kịp quay lại, tiếng nói đã vang lên: “Ông bạn lấy mấy cái này để làm gì vậy?” Một ngài cảnh sát đáng sợ. Tôi cố bình tĩnh, lên tiếng giải thích: “Cô bé em tôi thích xương rồng quá, tôi lấy về làm quà sinh nhật cho nó.” Chiếc mũ cảnh sát đội trật phía sau, gương mặt người này có cái vẻ giễu cợt hằn học. Ông ta nói: “Thế mà tôi cứ tưởng ông bạn là nhà nghiên cứu thực vật, đúng không nào?”

“Không. Không... Tôi là sinh viên văn khoa thôi mà.”

“Ông bạn là sinh viên văn khoa à? Cho xem cái thẻ sinh viên văn khoa được chứ?”

Tất nhiên tôi chỉ có mỗi cái thẻ sinh viên mang theo người, nhưng là cái thẻ từ ba năm trước, dù sao cũng chỉ có thế để trình ngài cảnh sát.

“Cái thẻ sinh viên này hết hiệu lực từ khuya rồi, ông bạn thừa nhận điều đó chứ?”

“Vâng. Vâng... Nhưng tôi vẫn đang học ở Văn khoa... Tôi đem lộn cái thẻ sinh viên cũ, mong ông thông cảm.”

“Đã dám đem lộn cái thẻ quan trọng chứng tỏ mình hợp lệ quân dịch, thì cũng nên lộn đường về nhà một phen. Thôi, đi theo tôi, nhà siêu hình!”

Ngài cảnh sát gọi tôi như vậy, hẳn là vì trong cái thẻ sinh viên có ghi tôi theo học chứng chỉ Siêu hình, Triết Tây. Tôi tính toán sai lầm, giữa trưa cực kỳ vắng lặng, xách cái tráp cổ vào nghĩa địa, đúng là mục tiêu theo dõi của các ngài cảnh sát.

Chiếc xe “Jeep” cảnh sát đậu ngoài bờ tường nghĩa địa, có ba ông cảnh sát ngồi trên xe chờ. Một ông ngó tôi đăm chiêu, hỏi: “Anh là sinh viên à?” Tôi nói: “Ông nói giúp cho xe vòng qua đường Nguyễn Lâm, quận Mười, tôi gửi quà sinh nhật cho em tôi.” Ông ngồi cạnh la lên: “Giỡn hoài cha nội! Cảnh sát Quận Nhứt đâu có rề sang phạm vi hoạt động của cảnh sát Quận Mười...”

Tôi chẳng biết nói sao, ngó cái tráp cổ, càng ngó càng thấy nó kỳ dị.

 

*

 

Tôi chưa từng được gặp lại cô bé Mỹ Liên từ sau dự định tặng quà sinh nhật không thành, nghĩa là từ vài chục năm nay. Từ lâu tôi biết tin Mỹ Liên định cư tại nước Úc, và tất nhiên cô bé, có muốn hay không, cũng không thể còn là cô bé. Tất nhiên là bà X, Y... nhũ danh Mỹ Liên, với con cái hoặc ít hoặc nhiều...

Quán cà phê Phố Lạng của chàng Thái Phong Lưu từ lâu đã trở thành sở hữu của gia đình Mỹ Liên: anh chị của Mỹ Liên tiếp tục bán cà phê, tất nhiên không còn là Phố Lạng, cái tên quán khá kỳ quái đối với họ.

Thỉnh thoảng tôi uống cà phê Phố Lạng xưa, mớ hoài niệm trong tâm tưởng hẳn cực kỳ lẩm cẩm đối với mọi người. Một bà chị của Mỹ Liên nhận ra tôi, nhắc nhớ bâng quơ chuyện ngày xưa, cả cái ngày khai trương quán cà phê Phố Lạng, nhưng không nhớ nội dung đêm thơ nhạc. Tôi nhắc tới đêm thơ nhạc đó, may mắn tôi đã không kể chuyện quà sinh nhật cho Mỹ Liên. Bà chị của Mỹ Liên chợt nhớ ra điều gì. “Tuần tới Mỹ Liên dìa đây, mở tiệm kim cương đá quý...”

Căn nhà trở thành cửa hàng kim cương đá quý. Những bàn cà phê đặt ngoài hàng hiên. Tôi nhận ra Mỹ Liên ngay tức thì, tất nhiên là bà X, Y... nhũ danh Mỹ Liên, với vẻ đẹp thiếu phụ. Mỹ Liên dắt một đứa bé đi vòng qua vòng lại cửa tiệm, nói chuyện, chào hỏi vài người quen. Bà chị đưa tay chỉ chỗ tôi ngồi. Tôi hỏi Mỹ Liên còn nhớ tên tôi không, Mỹ Liên vừa lắc đầu vừa níu đứa bé định vuột chạy. Tôi mời Mỹ Liên ngồi xuống cái ghế đã kéo dịch ra sẵn: “Ngồi xuống nói chuyện về mồ mả nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi...” Mỹ Liên và đứa bé tiếp tục níu kéo nhau. Tôi tiếp tục nói: “Nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi bị giải toả từ lâu lắm rồi...” Mỹ Liên chỉ ngó sơ chỗ tôi, nói như nói trỏng: “Tui dìa Sài Gòn hoài rồi chớ, sao hổng biết... dìa cả Hà Nội mấy lần rồi.” Tôi nói: “Tôi tiếc nhớ những cây xương rồng...” Mỹ Liên lại lần nữa ngó sơ chỗ tôi, nói và cười lớn tiếng như thể phân bua với mọi người: “Ông này dám bị chập dây rồi đó. Ba cái cây xương rồng xương rắn lăng nhăng mà ổng biểu là tiếc nhớ!”

Đứa bé lại kéo tay Mỹ Liên, tất nhiên lần này nó thắng. Mỹ Liên lại đi vòng vòng đây đó cùng đứa bé. Tôi còn chờ đợi gì ở người đàn bà có nhũ danh là Mỹ Liên? Cô bé Mỹ Liên của một tiền kiếp xa xôi nào, ai mà biết được.

 

 

---------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021