thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Nhà phê bình: Cần phải khiêm tốn

 

 

 

 

Viết, bắt đầu từ sự sống. Đọc, cũng bắt đầu bằng sự sống. Không có sự sống làm nền tảng, một nền văn học sẽ sớm trở thành khô héo, bởi những ý tưởng, những ký hiệu khô khan, vô nghĩa. Sự sống không chỉ có mặt trong phạm vi kinh nghiệm, cái đã thuộc về quá khứ, mà sự sống đó còn nằm ở trong đời sống hàng ngày. Cách ta thưởng thức một ly cà phê, một tách trà buổi sáng, giúp cho ta tiếp xúc với sự sống. Ta uống cà phê, uống trà, như một người biết nghệ thuật thưởng ngoạn. Ta yêu đời, yêu sự sống, và ta có nhu cầu muốn viết xuống niềm hạnh phúc đó của ta. Cái viết của ta trở nên mới tinh. Bởi vì sự sống, vì hạnh phúc, không bao giờ lặp lại.

Nhà phê bình, là người đọc, mà cũng là người viết. Nhà phê bình viết xuống cái đọc của mình. Cách đọc đó, cũng chính là cách ông viết. Khiêm tốn hơn, ông sẽ không chỉ cho ai cách đọc một tác phẩm văn học. Tự nhiên hơn, ông sẽ nói: ‘Tôi đọc như vậy đó.’ Và điều này có nghĩa là: Tôi sống như vậy đó. Không ai bắt chước ông được. Mỗi người phải tự sống cuộc đời của mình: Đừng bắt chước. Người đọc phải dùng sự sống của chính mình mà tiếp cận với một sáng tác phẩm. Mỗi lần đọc, ta khám phá thêm một vài điều mới lạ. Cái mới, cái lạ, cái hay, có mặt ở trong đời sống hàng ngày của bạn. Nó không nằm trong một tác phẩm văn chương. Và ta càng không thể tìm ra nó qua ngòi bút của một nhà phê bình. Nhà phê bình: Cần phải khiêm tốn.

 

Hà Lan, 7-9-2009

 

 

---------------
 
Sách mới của Lữ:
CÁI SÂN VUÔNG VÀ NƠI THỜ PHẬT (tuỳ bút) [xem chi tiết xuất bản]
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021