|
ÔNG GIÀ VÀ THẰNG BÉ [chương IV]
|
|
Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường
FRANÇOIS AUGIÉRAS (1925-1971)
ÔNG GIÀ VÀ THẰNG BÉ
Đã đăng: Bài dẫn nhập: “Zirara" – [I] – [II] – [III]
CHƯƠNG BỐN
Trên chiếc giường đó trên một mái nhà, ban đêm, tôi ngó thấy tấm nệm trắng trên những lò xo, và tên đàn ông đó nằm trên mình tôi. Sự đau đớn tột cùng và cái sức nặng đàn ông nghiền nát vĩnh viễn cái khuôn mặt bị nắng sa mạc thiêu đốt của tôi, chỉ có đôi mắt biếc mở thao láo là còn linh động. Chẳng mấy chốc hắn sẽ có được cái tiếng kêu, nửa như rên, nửa như rú vì sung sướng, trong sự im lặng của cánh đồng hoang vắng, chỉ có những căn chòi giáo dân, ở cách xa hai cây số, là có thể nghe thấy, và cái đỉnh tột cùng và ngân nga của tiếng rên la như thể trong cơn khoái cảm ông già muốn phân tích niềm hoan lạc. Khi hắn chơi xong, trên các kho dụng cụ không mái, tựa những tia mật ong trong bóng đêm, có ai thèm viết như tôi trong lúc đó không nhỉ; và, khi tôi đã nhảy vô ngồi trong các hố đựng cuốc xẻng dụng cụ thể thao đó, và lôi các cuốn sổ nhỏ trong tường ra, bàn tay tôi dò dẫm trên nền đất sét nứt nẻ, thầm đoán nỗi hoang mang của cuộc đời tôi trong bóng tối. Hắn có chụp ảnh tôi; tôi đến từ những đêm tối chỉ để riêng cho hắn; trước mặt hắn tôi đã hiện hình. Tôi đã giã biệt những lang thang muôn đời trên những ngọn đồi đá cũng chỉ vì hắn, và, đêm nay, tôi đứng cạnh giường hắn và hắn đã tức giận chỉ vì điều đó. Hắn tức bực một cách quá ngu xuẩn vì những hành vi của tôi, hắn khoe cấp bậc và tuổi đời, mà tôi đem nện lên bầu trời đen tối, nơi ngưỡng cửa của mười thế kỷ đấu tranh, mai phục và dối lừa.
Tả tơi trên chiếc giường kê ngoài trời, gió đêm thổi mát khuôn mặt tôi. Tôi đâu có liên hệ với hắn, tôi thầm nghĩ, trong khi hắn hì hục trên mình tôi, các móng tay tôi bấu vào tấm nệm vì đau đớn; tên đàn ông đó đang cưỡng bức tôi viết lại điều gì — những con chữ đầu tiên của tôi có phải là những vết móng cào vào tấm ra trắng; hắn đã mua vui và chẳng ngờ cũng đã dạy cho tôi viết một văn bản trực diện bầu trời đen. Nếu tôi đã chấp thuận vẽ theo ý hắn — hắn sẽ vui mừng xiết bao — thì tôi đã không bị xử tệ như thế, và hắn sẽ đem các bức hoạ màu nước của tôi ra treo trong cái nhà bảo tàng của hắn, vì tôi có hoa tay; nhưng còn cái chuyện vẽ vời theo ý hắn: tôi biết sử dụng màu sắc nào để chống đối hắn, ngoài cái bút pháp xuất phát từ tấm linh hồn tôi bất tuyệt và sự tự do của tôi thôi. Tay tôi chạm vào đầu hắn; hắn bắt đầu thở hổn hển, cặp môi run và lạnh của hắn cố moi tìm đầu lưỡi tôi, nhưng tôi dấu nó thật sâu trong cuống họng. Môi tôi chỉ hôn những hòn đá; khuôn mặt tôi chỉ hiện ra trên tấm ảnh hắn chụp; nhưng hắn xé bỏ rồi. Chống khuỷu tay trên mép nệm, hắn cũng nhìn tôi; trong ánh mắt hắn tôi chỉ thấy thấp thoáng hình dáng tôi vươn ra ngoài bóng tối của cuộc đời để run rẩy trong niềm vui được biết mình vẫn còn sống, bởi vì nếu muốn, tôi chỉ cần phóng tới một bước là tôi sẽ biến mất vĩnh viễn, hoặc là tôi sẽ còn sống mãi trong ký ức của con người. Tiếng nói của tôi chỉ còn là một tiếng rên rỉ ngắn và cứng; a, não óc quá khiêm nhường của tôi; và có ai không chứ, có ai để mà đọc các quyển sách tôi viết ra. Nếu hắn biết được chuyện viết lách thì tôi sẽ bị tra tấn đến chết. Thỉnh thoảng, như một cú trả thù kín đáo, nghệ thuật đã chuyền tay nhau; đôi tay run rẩy của tôi sẽ làm được gì trước những vì sao đêm; đúng, tôi đã sinh ra từ dục tình của tên đàn ông đó, nhưng, ở một nơi xa hơn các bức hoạ màu nước đáng phỉ nhổ hắn đã muốn ép buộc tôi vẽ ra, trên cái khốn cùng đó của tôi đã có một chiến thắng nào bay lượn; trên các mái nhà của tên đàn ông đó tôi đã nhặt được một văn phong nào, những câu cú bị vùi dập không phải vì đã cận kề với cái chết, mà bởi nổi thống khổ bất thuyên giảm; từng trang và từng trang như cái thân thể nóng bỏng của tôi, mệt nhoài, trên cái ánh sáng màu vàng óng ả như kim nhũ của đêm. Dưới ánh trăng, tôi đã khởi sự bằng cách lấy phấn viết lên những phiến đá gần bầu trời. Chúng tôi, những đứa con của sa mạc này, chúng tôi căm thù các ông; các ông đã mua vui trên mình mẩy chúng tôi, cũng có khi muốn bắt gặp gương mặt của Thượng Đế trong ánh mắt của chúng tôi, chúng tôi như một đàn thú lang thang; các ông sẽ có được các thứ đó trong vòng tay của chúng tôi, và cái chết nữa. Nằm ngửa mặt trên giường tôi khóc như chưa từng được khóc, cả một bầu trời sao đêm trong mắt lệ long lanh.
Văn thái và sự tồn tại nào mà tôi đã bắt gặp được trên mái chuồng ngựa. Những trang sách tôi viết ra, trong bóng tối của đời tôi, chúng vẫn còn như bị lún sâu trên nền trời u ám và bị đe doạ, dù chỉ bởi cái chết của tôi thôi. Hắn đã có thể đoán biết được không, rằng tôi sẽ còn ghi nhớ mãi: đêm nay, đêm tôi bị đánh đập tơi bời. Tên đàn ông đó, với những cú gậy, đang giải thoát cho tôi, đưa tôi ra khỏi cái thế gian mà tôi đang nện cái khuôn mặt bất tử của mình vào, vì hắn vừa mới bảo: “Một đứa bé có thể ngây thơ được không nhỉ?”
Các đám mây bị ánh trăng đẹp xuyên qua, càng lúc càng nhiều, từng đám và từng đám mây xám khô lũ lượt bay qua trên nền trời xanh của đêm. Tôi tận dụng sức mạnh của đôi mắt tinh nhuệ, ngắm nhìn các gian trại và các mái nhà của tên đàn ông chỉ có thể được trường tồn nhờ đôi tay tôi, các gian nhà có những chiếc mái phẳng của tên đàn ông trong những đêm hè bất tuyệt đang đắm chìm trong sự hiểu biết của tôi về hắn; đôi mắt xanh biếc và không ngớt thay đổi của tôi còn mở ra mãi mãi giữa muôn vạn ngôi sao và đồi đá. Hắn đã gặp tôi giữa muôn ngàn sự tình cờ, tôi, một kẻ có thể viết văn, tôi, như là niềm hy vọng độc nhất của hắn để được tồn tại; mà tôi thì lại quá đỗi xa xăm, quá đen tối. Các cuốn vở của tôi trên mái nhà trắng, đó là định mệnh của tôi và của gã đàn ông kia như một ván cờ dưới những đám mây bạc lang thang trên bầu trời của châu Phi.
Hắn biết tôi đang đi rảo dưới chân tường của căn trại và hắn không thể nén được lòng ham muốn gọi tôi đến bên chiếc giường sắt. Tên Da Đen huýt sáo một tiếng khẽ, mang ra cho tôi các thức ăn; tôi đặt những nụ hôn lên bờ vai rộng của nó, mi mắt nó có những mụn mủ xanh nho nhỏ. Nó đưa cho tôi mượn chiếc lược của nó vì tôi đã đánh mất cây lược của tôi, nó theo tôi lên tới giữa những bậc thang đất sét dẫn lên cái sân thượng nơi ông già đã chuẩn bị sẵn và đang nôn nóng chờ, trước dãy Ngân Hà đang bay lướt qua bên trên chiếc giường sắt. Ngọn nến trên cây đèn bằng đồng đặt trong một hốc tường bị thổi tắt, tôi nghe tiếng thở hổn hển của tên đàn ông ở sát bên, hắn trở mình lăn lộn trên những chiếc lò xo kẽo kẹt. Đôi môi tôi ướt và cứng hé mở cho hắn được nếm mùi muối ngọt. Tay hắn vòng ôm thân hình tôi dưới chiếc sơ-mi xanh, đã phai màu vì đêm tối. Cái tật xấu của hắn, khi đêm về, đã trở thành cái thói quen của tôi, cho nên dù có khiếp sợ, đầu tựa vào các chấn song, tôi vẫn chuyện trò với mảnh linh hồn tôi muôn thuở. Hắn cũng tợ như kẻ cuối cùng tôi còn được nhìn thấy mặt trước khi nhắm mắt lại, đang ở phía trên tôi, hơi thở vội vàng, hổn hển, như thể hắn muốn giết tôi, che lấp cả một vạt trời. Hắn ngó vào mắt tôi có những bóng tối chập chờn; hắn tìm bờ môi tôi; vừa chạm vào, toàn thân hắn đã bị co giật, ngơ ngẩn vì cái tiềm lực bỗng thoát ra ngoài khiến hắn rú lên, tung toé ướt đẫm mình tôi. Và những giọt máu của người đàn ông đó cũng là những giọt máu của tôi, dù tôi không đám thú nhận nó là máu huyết của tôi tới mức độ nào. Sau tiếng rú, tôi áp bàn tay vào má hắn; hắn chấp nhận cử chỉ âu yếm đó; bàn tay êm và sẫm của tôi có những vết đất hồng khô bám vào các móng. “Tôi cũng cô đơn như anh,” tôi nói. Rời vòng tay hắn, tôi trở về mái nhà của tôi. Một thoả hiệp ngấm ngầm rất tiện lợi đã tách rời hai đứa. Các cuốn sổ nhỏ của tôi, tôi lấy ra khoe với bầu trời đen: nảy sinh từ đêm tối chúng sẽ trở về với đêm tối nếu tôi qua đời. Dù có hắn, tôi cũng tìm được một mảnh linh hồn và sự tồn tại. Giấc ngủ nào trong giờ phút này, một giấc ngủ êm đềm nhất chăng, trong sự êm ái của áo quần tôi đã rách bươm, khi mà, yên tâm vì không khí yên tĩnh, tôi thiếp ngủ trong sự yên bình của đêm, như thể tôi được chiếc sân tuyệt hảo này bảo vệ khỏi cái chết.
Bàn cờ tôi đã vẽ trên mái nhà: ôi cành lau đong đưa trên màu vôi trắng đã bắt mắt tôi sau khi tôi đã tìm cách trốn chạy về phía xa; cái mưu mẹo trẻ con nơi tôi đã sáng chế các tín hiệu cho sự trường tồn của tôi trong trí nhớ con người. Tôi bày trò với các hòn đá, đi xuống đi lên trên các lối mòn; hòn đá này là để cho hắn, và hòn đá kia thì giữ lại cho tôi; a, những khoảng cách của đêm, mà tôi đã sử dụng để kháng cự tên đàn ông đó, trên chiếc mái của chuồng ngựa.
Sa mạc gần cận và sự bất tận của bầu trời. Dưới ánh trăng tôi thấy các cuốn tập của tôi trên các viên ngói, sự êm ái và sức mạnh của những con chữ. Tấn thảm kịch nào đã được trí não tôi chấp nhận. Tôi đã nắm bắt được gì trên bàn cờ định mệnh của tôi, bàn cờ ô vuông đen trắng, vẽ bằng than đen, và đồ lại bằng phấn trắng. Cuộc chiến thắng nào đây và chiến thắng trước những ai đây. Một tấn tuồng của đêm đen làm bằng những phần mảnh ráp nối, như sự bí ẩn của một ván cờ luôn luôn phải bắt đầu lại, trong bóng đêm. Các cuốn vở của tôi, tôi sẽ đem nhét vào các thùng thư; quăng ném chúng cho sự tình cờ may rủi; gởi chúng sang châu Á, gởi chúng qua châu Âu và cả châu Đại Dương nữa; và tôi sẽ múa ca trong những thung lũng đá. Những tầng mây xanh và đen. Ôi, sự chiến thắng của những cuốn sách nhỏ, nó sẽ huỷ hoại cái hào quang choá loà của những tên Xâm Lược. Tên đàn ông còn chưa hiểu nổi điều đó, chỉ được tồn tại nhờ có những cuốn sổ tay rất khiêm tốn của tôi; hắn mà lòng tự cao tự đại đã xây lăng tẩm khi còn sống, hắn sẽ nhờ vả tất cả ở một thằng bé con chỉ mới tập viết văn; một cuộc chiến đấu với thiên thần mà tôi sẽ là kẻ chiến thắng; sẽ chẳng còn lại gì cả từ con người của hắn, từ cái bảo tàng viện kia, ngoại trừ những cái mà tôi đã cứu vớt khỏi sự lãng quên muôn đời trong những cuốn sổ nho nhỏ có các tấm bìa màu của tôi: vàng, xanh, đỏ, và được âm thầm đút nhét vào các hộp thư, từ chốn sa mạc hoang vu. Đêm, đêm bị nghịch đùa bằng sự tuỳ hứng của tâm hồn tôi; tôi liệng một nắm sỏi lên bàn cờ tôi đã đào trên một mái nhà, một cái mái nhà trên sa mạc, nơi không có gì khuấy nhiễu cuộc đối thoại giữa tôi với định mệnh, dù chỉ là mộng ước sẽ có được một người hồi âm.
Ngọn lửa đã tắt trên cây nến đồng, giữa những bóng tối chập chờn, đêm nay, trên mái nhà trắng của tôi, bàn tay tôi che đậy không để cho mắt tôi trông thấy cái chết trên mặt bàn cờ khiêm tốn. Các trang bản thảo nào, có tờ gần như không còn đọc được nữa, tôi đã mang ra tung gởi khắp thế giới; ai sẽ đọc những cuốn sách đã bị tinh tú ám ảnh, ai sẽ thuận nhìn bằng con mắt của tôi. Tôi đã làm gì, ở một nơi xa cách những nhà văn đồng thời; tại châu Phi nơi họ đang có một địch thủ vô danh. Các ngôi sao bị mây che khuất; tuy nhiên tôi cũng ngước nhìn; ở một khoảng cách nào, trong đêm nay, trong lúc này, sự di chuyển của các vì sao xua đuổi cái chết xa tôi, và một nỗi niềm hân hoan nào, và một sự yên tĩnh nào sẽ đến cạnh tôi, và một tác động nào đã khởi sự ở ngoài tôi.
Đêm đêm gió hong khô những giọt nước mắt của tôi. Khi tỉnh giấc, do một sự ngẫu hứng tuyệt diệu nào trước khi trời sáng, đứng thẳng trên các mái nhà, trên cái mô hình kỷ hà tuyệt vời của chiếc sân, tôi chẳng biết nỗi buồn đau của tôi tự chính nó có phải là tiếng reo hò chiến thắng cuồng mê nhất đã được sáng chế dưới một bầu trời lấp lánh ánh sao. Xa nhân loại và thế giới, ôi tuổi ấu thơ nào đang xây đắp cho những dạng thể của vĩnh hằng. Tôi đã sinh ra trên mảnh đất này của sa mạc, từ những im lặng nào, và đã chào đời trong sự ưng thuận đồng tình của các vì sao. Đối với ông già ấy, có phải tôi chỉ là một giấc mơ đến từ một quá khứ rất xa xăm. Chấp nhận sự tàn nhẫn của số phận, với tôi ở nơi này và ngay bây giờ thảy đều như đang khoác một vẻ mỹ miều: sự tàn bạo của người đàn ông đó. Và của tôi nữa. Tôi, tôi giờ đây chẳng còn mơ ước một điều gì khác nữa, ngoài cái việc tựa khuỷu tay mình lên trên bến bờ của giấc ngủ mê, bên cạnh cái chết, hơn cả sự đối thoại với mảnh linh hồn bé nhỏ của tôi, hơn cả việc đặt bút viết dưới những ngôi sao cuối cùng, trực diện Đấng Tối Cao, Thượng Đế và Quan Toà duy nhất của tôi.
[hết]
-------
Nguồn: François Augiéras (Abdallah Chaamba), Le vieillard et l'enfant (Paris: Les Éditions de Minuit, 1977).
_________________
Phụ chú của Tiền Vệ:
Trong bản Việt ngữ này, dịch giả Nguyễn Đăng Thường đã cho thằng bé, tuỳ tâm trạng và hoàn cảnh của nó, sử dụng những chữ khác nhau ("ổng", "hắn" và "nó") để kể về ông già. Trong mối quan hệ với ông già, thằng bé cũng xưng hô bằng những cách khác nhau: "con/ba", "tôi/ông", "tôi/anh".
Đã đăng:
ÔNG GIÀ VÀ THẰNG BÉ [bài dẫn nhập: “Zirara”] (tiểu thuyết) - Augiéras, François
... Được đặt để trước một đề tài kỳ diệu lúc còn quá non trẻ, bốn năm sau, tôi chẳng còn nghi ngờ gì nữa cả: cái mà người ta đã cứu vớt chỉ là một tiếng réo gọi, tác phẩm thật sự vẫn cần phải được viết ra... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)
ÔNG GIÀ VÀ THẰNG BÉ [chương I] (tiểu thuyết) - Augiéras, François
Tôi thấy một chốn dị thường trong sa mạc, một cánh đồng cỏ vàng chia cắt bởi suối và đầm lầy, và tôi nghe tiếng róc rách của một dòng suối. Dưới bầu trời đêm, cuối một con đường dài, một bức tường có những lỗ châu mai che chở một cái sân rộng ở giữa những gian nhà phủ sơn đỏ chói... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)
ÔNG GIÀ VÀ THẰNG BÉ [chương II] (tiểu thuyết) - Augiéras, François
... Chúng tôi ăn cơm tối trước hiên nhà, trong ánh đèn dầu, trên cái bàn mang ra sân để dưới gốc cây. Trời đã bắt đầu oi ả nên ông già sẽ ngủ trên một mái nhà trong chiếc giường sắt. Ông già đã cởi đồ nằm ngủ trần truồng khi bắt đầu có những cơn nóng nực... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)
ÔNG GIÀ VÀ THẰNG BÉ [chương III] (tiểu thuyết) - Augiéras, François
Một đêm oi ả, tôi rời nông trại ra bờ suối. Cởi tấm vải quấn che mông đùi, tôi lội xuống nước. Một tiếng đằng hắng khiến tôi khựng lại. Lau sậy động đậy. Trong dòng nước ấm, ông già đang lặn hụp như một con thú... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)
|