thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Học trò
 
Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm
 
 
BILLY COLLINS
(1941~)
 
Billy Collins sinh tại New York, tốt nghiệp tiến sĩ văn học tại Đại học California, Riverside; từ năm 1968, dạy văn học tại trường Lehman College cho đến ngày về hưu. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại nhiều đại học khác trên khắp nước Mỹ và Ireland. Ông được phong tước Thi sĩ Công Huân của Mỹ từ năm 2001 đến 2003, và Thi sĩ Công Huân của thành phố New York từ năm 2004 đến 2006. Ông được mời làm biên tập viên cho nhiều tạp chí văn học nổi tiếng như The Alaska Quarterly ReviewSouthern Review.
 
Billy Collins được xem là một hiện tượng trong thơ ca của Mỹ trong suốt mấy thập niên vừa qua. Nhiều nhà phê bình nhận định là kể từ sau Robert Frost (1874-1963), không có nhà thơ nào của Mỹ kết hợp được những yếu tố thường bị cho là trái ngược nhau như ở Collins: vừa mới mẻ vừa quen thuộc, vừa sâu sắc vừa dí dỏm, vừa nghiêm túc lại vừa nhẹ nhàng, vừa thoả mãn được nhu cầu về sự cách tân nghiêm ngặt của giới hàn lâm lại vừa đáp ứng được thị hiếu bình dị của đông đảo quần chúng, vừa đoạt được giải thưởng cao và khó nhất lại vừa nằm trong danh sách những nhà thơ có sách bán chạy nhất trong nhiều năm liền. Không phải ngẫu nhiên mà báo New York Times vinh danh Collins là thi sĩ được yêu chuộng nhất nước Mỹ. Ông được mời đi đọc thơ và nói chuyện về thơ rất nhiều lần và ở nhiều nơi khác nhau. Thơ của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và chọn đưa vào chương trình giảng dạy môn văn học từ trung học đến đại học ở Mỹ.
 
Tác phẩm đã in của ông bao gồm: Pokerface (1977), Video Poems (1980), The Apple That Astonished Paris (1988), Questions About Angels (1991), The Art of Drowning (1995), Picnic, Lightning (1998), Taking Off Emily Dickinson’s Clothes (2000), Sailing Alone Around the Room: New and Selected Poems (2001), Nine Horses (2002), The Trouble with Poetry (2005), She Was Just Seventeen (2006) và Ballistics (2008). Ngoài ra, ông cũng biên tập nhiều thi tuyển, như Poetry 180 (2003), 180 More Extraordinary Poems for Every Day (2005), Bright Wings: An Illustrated Anthology of Poems About Birds (2010)...
 
Phan Quỳnh Trâm
 
______
 

Học trò

 
Cuốn kim chỉ nam về thơ,
mà tôi đã mua tại một gian hàng lộ thiên bên bờ sông,
 
chứa đựng nhiều quy tắc
về những điều nên tránh và những thứ nên làm.
 
Nhiều hơn hai người trong một bài thơ
là một đám đông, là một.
 
Đề cập đến quần áo bạn đang mặc
khi đang làm thơ, là hai.
 
Tránh dùng từ vortex,
từ velvety và từ cicada. [1]
 
Nếu lúng túng ở phần kết thúc,
hãy cho vài con gà mái nâu đứng trong mưa.
 
Đừng bao giờ thú nhận rằng bạn xem lại
Và- luôn luôn giữ cho bài thơ bạn ở trong một mùa.
 
Tôi cũng cố lưu tâm,
nhưng ở những ngày cuối mùa hè này
 
mỗi khi ngước lên từ trang sách,
nhìn thấy vết cháy trên những chiếc lá vàng,
 
Tôi nghĩ đến những cơn gió buốt
sẽ sớm luồn vào chiếc áo lạnh của tôi.
 
 
____________
Chú thích:

[*]vortex:cơn lốc; velvety: mượt mà; và cicada: con ve sầu; những từ này bị xem là sáo.

 
 
------------------------
Dịch từ nguyên tác “The Student” của Billy Collins, trong The Trouble With Poetry and Other Poems (New York: Random House Trade Paperbacks, 2007), 51.
 
 
 
-----------
Đã đăng:
 
... và bây giờ tôi có thể thấy nó ngồi trong dàn hoà tấu, / đầu ngẩng cao tự tin như thể Beethoven / đã viết hẳn một bè nhạc cho tiếng chó sủa. // Cuối cùng khi đĩa nhạc kết thúc, nó vẫn còn sủa, / ngồi đó trong nhóm kèn oboe, sủa, / mắt nó đăm đăm nhìn người nhạc trưởng / đang giữ nhịp cho nó bằng cây đũa chỉ huy... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm]
 
Tôi tự hỏi không biết bạn sẽ cảm thấy thế nào / khi bạn khám phá ra / tôi, thay vì bạn, đã làm bài thơ này // chính tôi là người đã dậy sớm / ngồi trong nhà bếp / và tả lại bằng một cây viết // những cánh cửa sổ ướt đẫm mưa, / giấy dán tường hình lá cây thường xuân, / con cá vàng lượn tròn quanh chậu... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm]
 
... Tôi muốn họ trượt nước / trên bề mặt của bài thơ / vẫy chào tên của tác giả trên bờ. // Nhưng tất cả những gì họ muốn làm / là lấy dây thừng buộc bài thơ vào ghế / rồi tra tấn cho đến khi nó lòi ra một lời thú tội. // Họ bắt đầu lấy ống nước quất vào thơ / để tìm ra ý nghĩa thực của nó... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm]
 
Dâm thư  (thơ) 
Trong bức tranh lãng mạn này về cuộc sống thôn dã, / một gã má hây hây / trong chiếc nón rộng và quần màu lục phồng lên // đang xoắn lấy một thôn nữ trong chiếc váy đỏ / trong khi một thằng bé đang chơi một loại phong cầm / gần một cái thùng lật úp... [Bản dịch của Lê Đình Nhất-Lang]
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021