thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Cải chính về cái ta bù bu (tabu)
 
Bài này lấy nứng từ một nhà thơ Hà Nội vô Đồng Tháp làm phim Người vẫn sống mãi trong lòng miền Nam (chiếu ở rạp dinh Độc Lập vào ngày 30/4 bất tử hay bất gì đó). Sau một câu vô đề tòa lõa, theo Trương Vĩnh Ký thì phải xuống hàng, thụt vô một khoảng (nếu không thì sẽ banh háng) trước khi bày đầu câu chuyện (tào lao) hay xóc lọ mấy cái (tầm phào) thì cũng phải vậy. Ở đây, trong tình huống chỏng gọng này, là một bài lê thê (nhất tề xú uế) để cải chính cái định chế chình ình không thể làm thinh. Nhưng ông Ký ơi, độ này thời tiết Sài Gòn oi bức, lòng tôi hay bực, đôi khi ngậm ngùi, và đang khấp khởi manh tâm giết người. Thiệt tình mà nói, giết càng nhiều, họa may lòng tôi mới vui. Hễ gặp người là tôi muốn giết, liếc qua là tôi muốn giết, vì một cái gì đã chết, một cái gì tối thui, lầm lũi và lì lợm trên mỗi mặt người. Hủy một cái đã chết hay một cái tối thui, đối với tôi, ở đây, lúc này, là một hứng khởi? Nói lải nhải vậy thôi, nhưng chính tôi mới là cái đáng chết hay tất cả đều đã tối thui, giật lùi, lầm lũi. Nhưng lòng tôi, coi bộ, không thể lì thêm nổi, và của đáng tội (dĩ nhiên là của tôi), loài ăn giá sống chính cống, nên bây giờ vẫn còn mơ mộng cảnh ỉa trên sông chùi đít bằng lá chuối. Đó là cái nổi trội của văn hoá Nam kỳ lục tỉnh của ông và tôi, nếu ai không tin, cứ hỏi Nguyễn Ngọc Tư và Sơn Nam thì sẽ rõ. Khi ai nhấn vào bụng hay vuốt vào mông Nam kỳ, là tôi chợt nhớ cái bản sắc đắc địa đó liền, nhất là khi nghe cái tên phim (điếng người) của nhà thơ nọ, tôi càng cuồng tín vào cái bản sắc (ỉa) đó. Tôi mất một buổi lục soát trong lòng, trong tim (và cả trong chim nữa) nhưng không hề thấy, không hề có Người nào ở trỏng. Ông Ký ơi, ông có cái tai thông thái, ông có hay lòng tôi đang lở mồm long móng rồi không. Dù lở mồm long móng nhưng ở trỏng vẫn còn một chút Dạ cổ hoài lang (cha nội cải lương), một tẹo Thanh Nga (chị hai cải lương), một xẻo Nam Phương (hoàng hậu của vua cải lương), một mớ Hồ Hữu Tường (quân sư cải lương), một vốc Bảy Viễn (ăn cướp cải lương), một đoạn Phạm Công Thiện (tư tưởng cải lương), và một tràng Huỳnh Phú Sổ (giáo chủ cải lương) nhưng không thấy Người nào ở trỏng. Cả cái tai thông thái của ông, ông Ký, cũng là cải lương tuốt. Cải lương, cải lương, cải lương ơi mi là những kỷ niệm đã chìm xuồng rồi! Vậy mà tao cứ tưởng bở là đang sống sót, nhưng sáng nay, gã Trịnh Cung đã kết liễu hắn bằng một kinh nghiệm: sống sót trong tình huống chìm xuồng là một tồn tại bất lương! Ê, Viễn, cha nội này coi bộ gân đây, chứ không như Lý Quý Chung (chết rồi) để lại làm chi mấy trăm trang lẩm cẩm, cũng không như Trịnh Công Sơn (cũng chết rồi) mà vẫn mơ chi Nối vòng tay lớn. Của đáng đời cho cái lòng (lợn nhà) tôi, lòng tôi bây giờ là lòng lang dạ sói, lòng tôi bây giờ kinh sợ lòng (lợn) người, lòng tôi bây giờ thoi thóp với một Trái tim chó, nhưng trong nó, coi bộ vẫn còn văng vẳng một chút (máu me) tươi đỏ, chắc vì hồi nhỏ được ăn thịt chó (mỗi tuần một lần) và lại được mấy con đĩ chó (cũng toàn là chó cả thôi) bày cho đủ trò để Quẳng lo đi mà vui sống, nhưng bây giờ thì lòng tôi đã bẩn, trái tim tôi đã rỗng, nó bắt đầu kêu rống, nó hết hạn tiêu dùng cái thành phố (chó chết) nóng, bẩn và đần này (thành phố mang tên Người). Thiên hạ vẫn hát Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi thật nhí nhảnh, nhưng Sài Gòn ơi, mầy cũng là cải lương thôi, mầy chìm xuồng rồi! Thà mầy chết mẹ cho xong, còn hơn bày đặt sống sót để bị thay tên đổi họ. Sài Gòn ơi, tao đang muốn tanh bành đây, tao thề đấy, tao mà nói láo, đụ mẹ, tao bú lồn mầy, nếu lòng tao có Người nào ở trỏng! (Nếu lòng tao có cái đó ở trỏng, tao sẽ ngồi suốt đời trên sông với một tấn lá chuối bên cạnh).
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021