thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
TỪ ĐIỂN THI X/X LOẠI [chúng sinh] - Vần P (2)
 

PHẠM TIẾN D[U]ẬT

 
Thi x này quả cũng thật phóng dật, và “phạm cái tội vừa mới tiến đã dật [đùng đùng/lùi]”, vì thời thế nhập nhoạng thế nào mà khi lên đường vào miền Nam ra trận ông lại bị nhét vào một “tiểu đội xe không kính”. Tuy nhiên, vốn sinh ra ông đã có “vầng mắt quầng nhìn trăng tưởng lửa”, cho nên dù xe không có kính ông vẫn đi như bay qua “đèo Ngang” [như cua], chả hề hấn gì, bởi vì
quên mất con đèo chạy dọc.[1]
 
Đi đèo ngang mà lại chạy dọc, nên rất dễ bị lộn qua đèo, thế là lạc bước rừng sâu. May thay, số phận ông như trong truyện cổ tích, cho nên nhờ đi lạc đường mà chẳng khác gì Từ Thức gặp tiên hay Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung, đúng là mèo mù vớ cá rán khi trong cảnh nhá nhem (nhà ngói như nhà tranh) ông được gặp các em xinh đẹp (trong chiến trường là hiếm hoi lắm), và nhất là được “nghe em hát trong rừng”. Có lẽ ông là người đầu tiên của thời đại cách mạng đi-hát-bằng-tay cho nên mới có cái cảnh dở dang day dứt chẳng nghe thấy em nó hát câu nào:
Có lẽ vì khuôn mặt em xinh
Nên tiếng hát nhoè đi không nhớ nữa[2]
 
Hay là:
Anh ngồi nghĩ gì em chẳng biết
Cứ hát tràn những câu hát bâng quơ[3]
 
Không biết ông có làm ăn được gì không mà:
Giữa một vùng đất bụi khô rang
Em bỗng đến như dòng sông đầy nước[4]
 
Đúng là gái chiến trường, thân thể em như đất bụi khô rang. Em khô rang như “Trường Sơn Tây” gió Lào. Thế nhưng sau khi lả lướt từ Trường Sơn Tây của em sang bên kia ông lại thấy một “Trường Sơn Đông” mưa rào, và tất yếu càng hướng về Nam thì càng thấy “dòng sông đầy nước”. Không biết là nước mắt hay nước gì vậy, ông Dật ơi? Đôi mắt “quầng lửa” quả thật có thiên nhãn tiên tri, từ những năm 60 thế kỷ trước mà ông đã có khả năng tả thực vô cùng chính xác cái nhà hàng karaoke sau này:
Trong nhà hầm hun đầy khói thuốc
Tiếng hát tròng trành như võng đung đưa.[5]
 
Dù sao cũng là nghệ sỹ đầy lòng nhân ái/văn nên hát xong (không biết lấy tiền đâu ra mà) ông cũng có bo cho em nó đường hoàng:
Đời em đi qua những khúc hát sầu bi
Hạnh phúc lội tìm lặn tìm chẳng thấy
Trả nợ đời em, chỉ có đồng tiền giấy
Mỏng như là hơi thở cắt vuông ra[6]
 
Và cũng nhờ cái kinh nghiệm đi-hát ấy mà đôi mắt “quầng lửa” mới biết được:
Đốt lòng nhau cứ gì phải lửa.[7]
 
Có nhiều cách đốt lắm phải không ông? Có nhẽ đôi mắt “quầng lửa” ấy cũng mang bệnh quáng gà cho nên khi giật-mình-tỉnh-ra thì “cô bộ đội ấy đã đi rồi”.
Rồi nhớ nhung, tất nhiên.
Nằm ngửa nhớ trăng nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.[8]
 
Kim đâm vào thịt thì đau
Thịt chạm vào thịt nhớ nhau suốt đời.
 
Thế rồi làm thơ, như một sản phẩm của nỗi nhớ.
Và chỉ những khi nhớ nhau này mới lại nhớ ra/tới những câu hát của em.
Tiếng em hát “Người ơi...”
Người gần nhau mãi mãi
Tiếng em hát “Đò ơi...”
Sông đưa đò gần lại
Tiếng em hát “Cây ơi...”
Cây nhú thêm mầm mới
Tiếng nồng say em gọi
Náo nức tuổi trăng lên
Cái giọng thì của em
Mà lời anh đấy nhỉ?[9]
 
Để rồi cái tâm trí u u minh minh của ông lại làm ông nhầm nhọt em nọ sang em kia, nên đáng ra viết cho “cô bộ đội ấy” mà lại viết thành “Gửi em, cô thanh niên xung phong”. Gửi thơ chưa đủ, lòng nhớ nhung còn:
Anh gửi cho Em mấy nhành hoa dại
Để làm quà không về được em ơi[10]
 
Nhưng mà, đấy lại là trốn tránh, đấy là xù; để thấy rõ ông là kẻ chuyên lỡ hẹn. Gửi hoa dại đã là cái tội ám chỉ khinh mạt người ta quá lắm, lại còn gọi “Em” viết hoa như tạo một sự tương phản làm nhấn mạnh cái thân phận bọt bèo của em nó, thật quả là cũng hơi bị trá bỉ vậy. Bởi vì đời ông có biết bao nhiêu em, toàn những em xú xù như lá ở rừng già chưa thay lá.
 
Thông thường những kẻ đồng bệnh/tật/danh/lợi lại chúa là hay căm ghét nhau nên điều đó giải thích vì sao ông đã trở thành nhà thơ chống Mỹ lớn nhất. Câu thơ sau đã nói rõ điều đó:
Mỹ rút chạy khi cái thai dần lớn[11]
 
Mỹ là thằng nào mà lưu manh/lanh mưu thế? Phải chăng nó chính là con cái thằng Sở Khanh, cháu thằng Sở Giáo [Dâm] Dục, hay thằng Sở Thú?
 
Từ ấy đến trót đời ông nghiện đi/nghe hát/hót nên không tiến bộ tinh tiến lên được nữa, không thượng thừa được, thật là uổng phí cái tài năng ấm và sáng như một ngọn “lửa đèn”. Ngoài nghiện hát ông lại còn nghiện hút:
Khói ... lên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng[12]
 
Chính vì cái tội nghiện hút được thể hiện trong bài này mà ông đã bị coi là phần tử “có vấn đề”, bị lên án nặng nề trên báo Học tập số 9–1974. Chẳng qua cũng tại trên đời bọn đố kỵ với ông cũng đông như quân Nguyên [Mông], hỡi “nhà thơ chống Mỹ” của “Trường Sơn ơi”.
 
Do đi/nghe hát nhiều nên sau này thính giác Dật bị hỏng, chả được/thèm nghe ai nói gì nữa. Hỏng đến mức:
Nghe tiếng bom rất nhỏ.[13]
 
Tai tiếc như thế thì còn nghe hát làm sao được nữa. Mà cái sự đời không được nghe hát/hót thì dẫu có sống cũng khác gì đã chết. Ông nghiện “hút” ngày càng nặng. Và ông đã ra đi vì bệnh ung thư phổi vào mùa nước không nổi cuối năm con lợn, một năm Đinh đầy hoả khí. Thật đúng là: sinh ư hoả, tử ư hoả.
 
Những ngày cuối cận kề cái chết trong cơn hoang phiêu đầy khói chắc ông vẫn luôn thấy lửa như một định mệnh của người hoả quá vượng:
Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang vòng tròn như một số không
Nhưng bạn ơi, ở bên trong vòng trắng
Là cái đầu bốc lửa ở bên trong.[14]
 
Và ông đã thốt ra những lời cuối từ sâu thẳm tâm can ảo ảnh của cả một đời:
Thế hệ mình đẹp lắm. Thơ thế hệ mình cũng đẹp lắm.
Thế hệ chúng ta còn đẹp ở chỗ, là một thế hệ hy sinh...[15]
 
Thực ra thì thế hệ nào mà chẳng như hoa đến thời hoa phải nở, hoa nào cũng có vẻ đẹp của nó. Mà nở xong rồi thì dường như cũng đồng nghĩa với hy sinh, để cho trái hạt được ra đời. Bởi chính ông cũng đã viết:
Cũng như em, những bông hoa không hỏi
Những bông hoa chỉ nở để trả lời.[16]
 
21-22.1.08
 
_________________________

[1]PTD, “Đèo Ngang”.

[2]PTD, “Nghe em hát trong rừng”. Xem "Chùm thơ của tác giả PHẠM TIẾN DUẬT", Văn Nghệ Quân Đội:
http://www.vannghequandoi.com.vn/Home/Newsdetail.aspx?news=0&catid=13&id=661

[3]PTD, “Cô bộ đội ấy đã đi rồi”.

[4]Như chú thích 2.

[5]Như chú thích 2.

[6] PTD, “Với Khánh Ly…”.

[7]Như chú thích 2.

[8]PTD, “Nhớ”. Câu thơ này có cái giọng cổ điển của Lý Bạch: “Cử đầu vọng minh nguyệt, đê đầu tư cố hương”.

[9]PTD, “Người ơi người ở”.

[10]PTD, “Lính mà em”.

[11]PTD, “Một đoạn thư riêng”.

[12]PTD, “Vòng trắng”.

[13]PTD, “Tiếng bom ở Siêng Phan”.

[14]PTD, “Vòng trắng”.

[15]http://vanchuong.vnweblogs.com/post/3648/40029/02su-kien-doi-thoai/tam-biet-nha-tho-pham-tien-duat.html

[16]PTD, “Những bông hoa không hỏi”.

 
 
Đã đăng:
 
ăn gì mà lắm thế?... ngủ đéo gì mà ngủ nhiều?...
 
... HH: Cái thằng cỏ giả kia, ngươi thật là quá lắm, đồ vô liêm sỉ. // GG: Dạ vâng, phận tôi cỏ giả, đâu được thơm tho như bà. Nhưng nếu không có những thằng cỏ giả như tôi thì ai biết được hương nhụy của mùa xuân. Vậy mà Tây phương chúng nó lại cứ thích thú với đám cỏ giả cơ bà ạ. Bà gặp có việc gì không?...
 
Đời “bỉ vỏ” ta lại về với cỏ / Nhe hàm răng mong vồ vập gì đời / Da xanh xao thiếu máu người, thổi “linh hồn” lên Tiểu thuyết thứ 7, vượt qua “thời thơ ấu” mong 1 ngày về “cửa biển” tìm chi... | Ối giời ơi, nhớ anh y tá ngày nào đầu Kháng chiến. Sau này nhờ thạo chuyên môn anh tự thiến. Từ đó chim anh hoạt động theo nghị quyết. Nghị quyết hừng hực thì anh hừng hực. Nghị quyết lạnh lùng anh lạnh lùng. Nghị quyết lùng bùng anh lùng bùng... | ... Hãy lộn ngược da anh [làm giầy da lộn] / Và ghi lên đó mật khẩu [khí xằng]: / - Không lùi bước! (Cho dù đã hết nước!)...
 
Bố già Colombia sinh năm Mậu Thìn này có cái đầu của 1 con rồng [tồng ngồng]. Nghĩa là nó [cái đầu] cũng đầy chất hoang dã... | Họ Cao (Gao) sinh năm 1940 (Canh Thìn), người Trung Nguyên, được Nobel Văn chương năm 2000 [đúng năm hạn Canh Thìn, thế mới thấy ông giời rất mẹ mìn], vì...
 
Đời ba xạo sá chi không kiêu / ngạo. Vốn sinh ta bố láo thành / thần. Dăm ba câu gẫm gạ phỉ / nhân. Đưa tình lang dỡn mặt người / đát cũ... | Một nhân vật không dễ có hai trên đời / Người của nhân dân / Mấy chục năm sống chiến đấu lao động quên mình bên những người anh em cà răng căng tai một đời không nói dối...
 
Gadji... khi nhuwngx gias trij vawn hoas khoong theer cos ddur suwcs manhj ddeer dduwngs vuwngx trong khi nhuwngx khaaur ddaij phaos laij cos ddur suwcs manhj ddeer lamf chur soos phaanj con nguwowif...
 
Tuy là một nhóm nhưng họ đông như quân Nguyên Mông. Họ luôn ở trung tâm điểm của sự chú ý nên đã có nhiều bài viết về họ. Ví dụ như Nguyễn Huy Thiệp danh tiếng mà họ cũng coi không đáng mặt Tử Kỳ, cho nên ông đã phải lầm lì ngồi lẩm bẩm "nói chuyện với hoa thủy tiên"... về họ...
 
Xin các bạn đừng vội nghĩ thi x này tên là Sex. Không đâu, đây là một tác gia cụ văn thể có hình hài hẳn hoi. Y thường đội một cái nón rách te tua vì mưa bão với cái mặt nghênh nghêng, thân hình dặt dẹo co quắp...
 
Thi x [nhân] này còn được gọi là "bìu", "ngọc hành"... (các từ điển Anh - Mỹ - úc hay Niu Zí-lần gọi là "scrotum", "penis", "testicles"...); nhưng, một khi đã là Jái thì dù có gọi bằng bất cứ cái tên gì, vẫn tỏa... mùi ["A rose is a rose... would smell as sweet" (Shakespeare). Oh no! It would stink like hell]...
 
Thi x [nhân] tên thật là "Prostitute the First", lấy initial là P.F cho sành điệu trào lưu thời đại @ và các GSTS [dân gian gọi "gia súc thiến sót", tiếng Anh gọi là Prof. PhD (Professionally Physiological Deficiency)]...
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021