thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Tính biểu tượng của con nhện
Nguyễn Khoa Hiếu chuyển ngữ

 

Nhện là một biểu tượng với ba nghĩa tách bạch; đôi khi chúng hoà trộn hoặc chồng chéo lên nhau, đôi khi nghĩa này hay nghĩa khác trội hơn. Ba nghĩa đó được khởi nguồn từ: (i) quyền năng sáng tạo của loài nhện, như được minh hoạ trong hành động giăng tơ dệt mạng của chúng; (ii) tính hung hãn của loài nhện; và (iii) mạng nhện như một mạng lưới xoắn ốc tụ về một tâm điểm. Con nhện an vị trên mạng nhện của nó là một biểu tượng của trung tâm thế giới, do đó mà nó được tôn xưng như gã thợ dệt vĩnh hằng của một mạng lưới ảo tượng.[32] Quyền năng phá huỷ của loài nhện cũng được gắn kết với nghĩa của nó như một biểu tượng của thế giới hiện tượng. Như Schneider chỉ ra, loài nhện, hành động dệt và giết chóc — xây dựng và phá huỷ không ngơi nghỉ của chúng biểu trưng cho sự luân phiên không ngừng của các thế lực mà sự ổn định của vũ trụ phụ thuộc vào. Vì lí do này mà tính biểu tượng của nhện lại càng thâm sâu, như chính loài nhện, biểu hiện hành động ‘hiến sinh liên tục’ như ý nghĩa của một sự chuyển hoá liên tục của con người xuyên suốt hành trình sống của y. Ngay tự cái chết chỉ đơn thuần là những con gió cuốn thốc cuộc đời già cỗi đi để xe nên một cuộc đời mới.[51] Nhện là loài sinh vật mang tính trăng, vì mặt trăng (do tính thụ động của nó, theo nghĩa nó chỉ đơn thuần phản chiếu ánh sáng, và vì các pha tròn hay khuyết của nó khiến nó mang tính dương hay tính âm) có liên quan tới thế giới hiện tượng, và trong một cấp độ siêu linh, liên quan tới trí tưởng tượng. Do vậy, mặt trăng vì nắm giữ sức ảnh hưởng lên toàn bộ thế giới hiện tượng (đối với tất cả các dạng hiện tượng phải chịu thành-trụ-dị-diệt) đã dệt nên sợi chỉ số phận của mỗi con người. Cũng theo đó mà mặt trăng được mô tả như một con nhện khổng lồ trong rất nhiều thần thoại.[17]

 

Nguyên chú của tác giả:
[17] ELIADE, Mircea. Tratado de historia de las religiones. Madrid, 1954.
[32] JUNG, C. G. Psychology and Alchemy (Collected Works, 12). London, 1953.
[51] SCHNEIDER, Marius. La danza de espadas y la tarantela. Barcelona, 1948.

 

----------
Nguồn:
Cirlot, J. E. “Spider.” A Dictionary of Symbols. Trans. Jack Sage. 2nd edition. London: Routledge, 1971.

 

 

-----------

Đã đăng:

Biểu tượng về màu sắc là một trong những loại biểu tượng mang tính phổ quát nhất, và được dùng một cách ý thức trong những nghi thức tế lễ, trong các huy hiệu, luyện đan, nghệ thuật và văn chương. Có nhiều sự suy xét liên hệ đến mặt ý nghĩa của màu sắc mà ta có thể nói qua một chút. Có sự phân chia một cách chung chung về măt quang học và về tâm lí học thực nghiệm... [Đoàn Khương Duy dịch từ bản tiếng Anh / Nguyễn Tiến Văn hiệu đính] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021