thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Hoàng Xuân Sơn: Những suy nghĩ về ngày 30/4

 

Bài phỏng vấn dưới đây do nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình thực hiện. Một bản câu hỏi đã được gửi đến nhiều văn nghệ sĩ trong và ngoài nước. Tiền Vệ sẽ lần lượt đăng tải loạt bài này.
 
Tiền Vệ

 

_______

 

HOÀNG XUÂN SƠN: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ NGÀY 30/4

 

Nguyễn Thị Thanh Bình: Tôi cố tình dành một khoảng trống cho tên gọi ngày 30-4. Bạn là một cây viết cừ khôi, xin bạn thử tìm một tên gọi khác cho ngày này, ngoài những chữ vẫn được gọi kêu thông thường như ngày Quốc Hận, Tháng Tư Đen, ngày Giải Phóng hay ngày Đại Thắng Mùa Xuân...? Và tại sao bạn lại muốn gọi như thế?

Hoàng Xuân Sơn: Chào Nguyễn Thị Thanh Bình: nhà văn? nhà thơ? hay người đặt câu hỏi? Cái này gọi là gợi ý mượn ý câu hỏi số 1 của Thanh Bình về việc đặt tên cho ngày 30 tháng 4/75. Trước hết, “xát xà phòng” một tí đừng buồn nghe: “cừ khôi” nỗi gì? kỳ khôi thì có! (hình như ai đó cũng đã xì nẹc?!). Không nhất thiết phải kỳ khôi, về ngày 30-4 thì người bình thường cũng có câu trả lời bình thường: Gọi là gì cũng được, nhưng 30-4 vẫn là 30-4 (của năm 1975 đấy nhé!). Thực chất của ngày này không hề thay đổi: đó là ngày MẤT TẤT CẢ! Nói chung, ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một vết thương đau xé (cho những ai còn biết đau) và để lại một cái sẹo khó lu mờ (với những ai biết nuôi sẹo).

 

Nguyễn Thị Thanh Bình: Nhà thơ Nguyễn Duy ở Việt Nam, với bài thơ “Nhìn từ xa... Tổ quốc” mà nhiều người vẫn tâm đắc, đã có lần viết câu thơ sau đây trong bài “Đá ơi”: “Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh / Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”. Không biết bạn đồng cảm như thế nào với thi sĩ về hai câu này, cũng như liệu bạn có thể cảm tác thêm một vài câu “lấy liền” cho dòng thơ tháng 4 không?

Hoàng Xuân Sơn: Không hiểu tại sao dân mình nước mình khổ dài dài như thế. Chỉ có bọn thời cơ trục lợi thì thời nào cũng sống sung sướng cỡi đầu cỡi cổ thiên hạ. Cứ phải làm thằng “dân ngu khu đen ” thì nghìn đời cũng không ngóc đầu lên nổi: “con vua thì lại làm vua...”. Xin lỗi Thanh Bình tôi không ưa “mì ăn liền”!

 

Nguyễn Thị Thanh Bình: Cứ mỗi 365 ngày, vào thời điểm này, chúng ta lại có dịp nghe thấy hoặc chứng kiến “người anh em” trong nước tưng bừng giăng thêm khẩu hiệu, biểu ngữ, và cờ phướn tung bay ngập lối, cùng pháo hoa kèn trống diễn binh... như một thứ men say chiến thắng, trong khi đó ở hải ngoại thì những người lữ thứ kỷ niệm ngày 30/4 như một tưởng nhớ đau thương quốc hận. Như thế liệu tâm hồn bạn lúc này đang bay bổng ở đâu, khi gõ lại từng đường dây biến cố lịch sử mỏi mòn ấy? Bạn có nhớ tại sao lúc ấy bạn quyết định ở lại hay ra đi không?

Hoàng Xuân Sơn: “Hằng năm cứ vào tháng 4...” Tôi vẫn viết nhiều cho ngày 30 đấy chứ như sự lập lại tâm thức buồn, thương và hận của kẻ chọn lựa sống đời lưu vong.

 

Nguyễn Thị Thanh Bình: Vào những lúc cuối đời, thường thì trong lòng người ta vẫn dấy lên một chút lương tri đạo đức làm người gì đó, và những câu nói sau đây của ông Võ Văn Kiệt được xem như là những điển hình đáng ghi nhận: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Là một người dân Việt, mà lại là một người cầm bút tử tế, bạn nghĩ chúng ta phải làm thế nào để có thể băng bó vết thương chung của dân tộc, khi hiểm hoạ của người phương Bắc càng ngày càng phủ chụp đất nước sau 37 năm Việt Nam vỗ ngực xưng hoà bình thống nhất?

Hoàng Xuân Sơn: Lại “tử tế” và “không tử tế” nữa rồi! Nhưng lần này Thanh Bình đúng: đã qua gần nửa chặng đường đau chung, dù cầm bút hay không cầm, dù thuộc giới nào đi nữa cũng nên đến với nhau với lòng tử tế (tôi nhấn mạnh hai chữ thực tâm), chung lòng chung sức (không phải là một thứ hoà hợp hoà giải tào lao, lạm dụng) để chống lại kẻ thù đích thực của tổ quốc: hiểm hoạ đến từ dã tâm của bọn bành trướng.

 

Nguyễn Thị Thanh Bình: Nếu bảo “thất bại trong hoà bình” mới là điều đáng lên tiếng luận bàn cho một lộ trình tương lai đất nước khả quan hơn, thì thử hỏi bạn có dám nói, dám viết, dám kiến nghị để lương tâm và chức năng của một người cầm bút không bị kiến cắn, kiến bò không? Và cho dẫu bạn không hề là một trong 75 vạn người mẹ đớn đau của những người con được phong tước anh hùng liệt sĩ gì đó, hoặc bị xem là “có nợ máu với nhân dân”, thì liệu bạn có phải bịt tai, bịt mắt để khỏi phải nghe hay thấy những bài ca rỗng tuếch nhai đi nhai lại ngợi ca xương máu chiến thắng?

Hoàng Xuân Sơn: Tôi thật tình không rõ ý nghĩa câu hỏi này của Thanh Bình? Có phải Thanh Bình muốn đo lường lòng can đảm của kẻ cầm bút không?

Tôi có nhiều bằng hữu văn nghệ, tuy không ai tự xưng là kẻ sĩ, nhưng có nhiều người hành xử theo tinh thần kẻ sĩ; KHÔNG SỢ HÃI (bây giờ đã hết cái thời “biết sợ” để sống như các ngòi bút Nguyễn Tuân, Tô Hải, Chế Lan Viên v.v. thời CS trước 75), dù ở trong hay ngoài nước. Đối với bạo lực, độc tài, bành trướng... hãy “phạng” chết bỏ.

 

Nguyễn Thị Thanh Bình: Ông Lê Duẩn đã từng biện bạch rằng “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải là của riêng ai”. Vậy thử hỏi nỗi đau của “triệu người buồn” kia, cũng hệt như nỗi đau của nước sắp mất, và (ngôi) nhà Việt Nam sắp tan, không lẽ không phải là niềm đau chung của dân tộc? Đất nước chắc chắn nào phải của riêng ai, vậy tại sao lại chỉ có thứ độc quyền yêu nước hay bán nước? Sự kiện tiếp tục bỏ tù những trí thức yêu nước độc lập có phải là thái độ sợ hãi của một nhà cầm quyền chỉ muốn củng cố quyền lực hay không? Liệu bạn có thấy phấn khởi khi giới trẻ cũng bắt đầu quan tâm và muốn gánh vác phần nào câu chuyện lịch sử 30/4/1975 của cha ông mình?

Hoàng Xuân Sơn: Khi đã là độc tài đảng trị, buôn dân bán nước thì lời nói nào thốt ra từ đám chóp bu hưởng quyền hưởng lợi chỉ là những lời tuyên truyền xảo trá, đĩ bợm, mị dân để cũng cố địa vị, quyền hành cho dù sử dụng bất cứ thủ đoạn nào kể cả luồn cúi cam tâm làm nô lệ. Cho nên những kẻ này không còn là người Việt Nam nữa, không cần phải đặt vấn đề riêng/chung; độc quyền hay không độc quyền. Hãy loại bỏ kẻ ác và cùng nhau xây dựng lại thành trì lương tâm để chống kẻ thù phương Bắc, mà trong đó tuổi trẻ thời đại mới đã mang lại niềm tin mới, đóng góp sức mạnh cho cuộc chiến đấu lâu dài vì tương lai của dân tộc Việt.

 

 

-------------

Đã đăng:

12.05.2012
Trần Vũ: ... Thoát ra ngoài, so sánh tình trạng độc tài và tụt hậu tại quê nhà với các xứ Tự do, có thể đọc những quyển sử không tuyên truyền mà ghi lại tội ác thật sự của các chế độ Sô-Viết bên Nga, bên Tàu, Cuba... tuổi trẻ Việt Nam cũng sẽ nhận chân Đại Thắng Mùa Xuân 1975 là một sự đánh tráo xương máu của dân chúng. [...] Không. Không phải như Nguyễn Duy viết: “Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”. Chính phe Độc Tài chiến thắng thì dân chúng mới bại... (...)
 
11.05.2012
Phan Xuân Sinh: ... Cho nên cái ngày 30 tháng 4 năm 1975, cái ngày hoà bình thực sự trên đất nước cũng mở đầu cho cái ngày lao khổ mà chúng tôi nhận lãnh. Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng dân tộc hoà bình, thống nhất. Xoá bỏ tất cả để xây dựng. Nhưng người thắng trận quyết trả thù, phủ lên đầu chúng tôi những tội danh mà chúng tôi chưa hề hay biết... (...)
 
10.05.2012
Lưu Nguyễn Đạt: ... Chúng ta có thể ngày nào đó tha thứ, bỏ qua, nhưng không bao giờ quên nổi tai ương quốc nạn của biến cố 30 tháng Tư 1975 và của những chính sách bạo tàn liên hệ... (...)
 
09.05.2012
Đinh Từ Bích Thúy: ... Khi mặc niệm về ngày 30 tháng 4, trong lúc này, gần bốn thập niên sau biến cố, Thúy thấy cái nhìn của mình không chỉ giới hạn trong khuôn khổ Việt Nam. Nó đã được hoàn cầu hoá, một phần vì những biến chuyển thế giới gần đây, như cuộc cách mạng ở Tunisia, Ai Cập, Lybia, Syria... [...] Mong rằng những người dân Việt ở Việt Nam đã và sẽ được hứng khởi, bừng mắt bởi những cuộc nổi dậy ở Trung Đông, cũng như những hành động dũng cảm của các nhà đối lập như Lưu Hiểu Ba, Lưu Hà, Ngải Vị Vị, Trần Quang Thành, v.v..., và tin vào khả năng tác động sự chuyển hoá của chính họ... (...)
 
08.05.2012
Nguyễn Hưng Quốc: ... Bi kịch của cá nhân thì nên quên. Nhớ, không ai chịu đựng nổi. Nhưng bi kịch của cả dân tộc thì phải nhớ. Quên, người ta đánh mất cơ hội để trở thành giàu có, sâu sắc. Và nhất là, trưởng thành. Với cá nhân, nước mắt là đá, nặng trĩu, kéo oằn người ta xuống; với dân tộc, nước mắt là ngọc trai, trong giếng Mỵ Châu, toả sáng, lấp lánh, làm người ta đẹp hơn. Và cũng cao hơn... (...)
 
07.05.2012
Chân Phương: ... Tôi hình dung đó là một bầy khủng long bằng sắt thép đêm ngày dò dẫm khắp rừng núi Trường Sơn tiến về phương Nam; nhưng khi chiếm được Sài Gòn thì nhanh chóng diễn ra tuồng kịch bi-hài của bọn khủng long chỉ có bộ óc không to hơn bát gạo bao nhiêu!... (...)
 
06.05.2012
Trần Trung Đạo: ... Tôi có một niềm tin sâu xa vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Giá trị của một con người không phải được thẩm định khi người đó bị xô ngã nhưng ở chỗ biết đứng lên và đi tới. Dân tộc Việt Nam cũng thế, đã bị xô ngã trong ngày 30-4-1975 nhưng đang đứng lên và đi tới... (...)
 
05.05.2012
Nhã Thuyên: ... Những bài học lịch sử ở trường phổ thông về “ngày giải phóng”, “chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”,... cũng như rất rất nhiều những kiến thức, nhiều quan niệm, nhiều “giá trị” tôi chỉ còn nhìn như những cụm từ rỗng nghĩa (nhưng không vô nghĩa). Tôi quan tâm đọc những gì mọi người viết về ngày này như một quan tâm về lịch sử-sống, những người có kí ức về nó đang kể lại, những tâm sự của những người chứng, là bên này hay bên kia, của bè bạn phương xa, của kẻ lạ, hay tôi quan sát, hỏi han, lắng nghe từ những người bình thường như chú xe ôm, bà hàng nước... (...)
 
04.05.2012
Phùng Nguyễn: ... Có những cái loa sẽ không bao giờ ngưng nghỉ việc phát ra tiếng ồn, đặc biệt những vu khống nhằm bôi đen đối phương của mình. Những tuyên truyền láo khoét mà tôi gọi là “nọc độc văn hoá” này lâu ngày sẽ trở thành những thực tế lịch sử không thể đảo ngược. Tôi cho rằng những vết nhơ văn hoá/lịch sử này cần phải được lật tẩy và xoá bỏ... (...)
 
03.05.2012
Hoàng Chính: ... Hiểm hoạ Hán hoá của những năm Bắc thuộc đã tỏ tường. Và người ta cũng chẳng bận tâm che giấu. Tôi đang nhìn thấy những ngày xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn voi lấy ngà, gom góp vàng bạc đúc tượng những ông Khổng, ông Trang, ông Mao, ông vân vân và vân vân... gửi về phương Bắc... (...)
 
Hồ Đình Nghiêm: ... Tháng 4, để mình lục soạn trí nhớ thử, từ cái cớ đau thương nọ hình như chưa có bài thơ nào gây ra xúc động? Mình luôn mang nỗi hoài nghi: Khi bạn chạm mặt buồn đau, tang thương nghiệt ngã, chắc bạn sẽ thấy bất lực khi muốn dùng chữ viết để bạch hoá nó ra. 37 năm qua, mình chưa đọc phải một cái gì nhức nhối về “cải tạo” về “vượt biển” về “lưu vong”... (...)
 
02.05.2012
Nguyễn Ngọc Bích: ... Đất nước chỉ còn có một hy-vọng độc-nhất, đó là đặt lên vai những tuổi trẻ hôm nay, những tuổi trẻ như Việt Khang, Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân... và nhiều người còn trẻ hơn thế nữa! Họ là những con người trong sáng, không bị gánh nặng của quá-khứ đè trĩu trên vai, và đã từ lâu họ nhìn ra không còn Quốc-Cộng ở trong hàng ngũ họ nữa, chỉ còn “nghĩa đồng-bào” con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên!... (...)
 
Trần Mộng Tú: Ba mươi bảy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh, người dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng trên mạng, người Việt trong và ngoài nước vẫn có những dòng chữ gửi đến cho nhau mang theo những thông điệp thật buồn: Việt Nam tôi đâu? Người dân mất nhà, mất đất. Gái Việt bán sang Đài Loan. Gái Việt xếp hàng lấy chồng Đại Hàn. Không có Tự Do cho Việt Nam. Ngư dân Việt bị tầu Trung Quốc bắt ngay trên biển của mình. Nước Việt âm thầm mất dần từng mảnh cho Trung Quốc... (...)
 
01.05.2012
Nguyễn Tôn Hiệt: ... Tôi nghĩ, để “băng bó vết thương chung của dân tộc” thì, trước hết, ta không nên nhầm lẫn nó với những chiêu bài “hoà giải hoà hợp” giả hiệu. Không thể “băng bó vết thương chung của dân tộc” bằng cách tự đánh thuốc mê, tự chích thuốc tê, tự tẩy trắng mọi ký ức đau thương, khi vết thương thật sự vẫn còn nguyên trong tâm hồn và trên thể xác của biết bao người. Không thể “băng bó vết thương chung của dân tộc” khi những kẻ gây ra vết thương ấy không hề biết nhận lỗi, không hề biết sửa đổi, mà cứ tiếp tục dối trá, cứ tiếp tục tạo ra những tội ác mới, những sai lầm mới, cứ tiếp tục ca múa, giăng cờ, cụng ly trên chính vết thương ấy... (...)
 
30.04.2012
Bắc Phong: Tôi vẫn muốn gọi ngày 30 tháng 4 là ngày Quốc Hận vì tôi là công dân của nước Việt Nam Cộng Hoà bị mất vào tay Cộng Sản ngày đó năm 1975. Tôi buồn nhiều vì, giống số phận đau thương của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam cũng phải sống khổ dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản từ đó đến nay và chưa biết còn đến bao giờ nữa... (...)
 
Uyên Thao: ... Thời điểm đó, tôi đã nói với bạn bè là tôi thấy cuộc chiến không hề chấm dứt mà chỉ chuyển sang một đoạn đường mới kể từ ngày nào Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản. Trong nhận thức của tôi, cuộc chiến đang diễn ra dù gọi tên là gì, dù được giải thích ra sao thì thực chất chỉ là cuộc chiến do yêu cầu bảo tồn sự sống của người Việt trước nguy cơ huỷ hoại sự sống của một tập đoàn mê muội cuồng dại mà thôi... (...)
 
29.04.2012
Liêu Thái: ... Cứ mỗi dịp tháng Tư về, vườn nhà tôi thi thoảng nghe chó sủa đêm rồi lại tru, mẹ tôi bảo đó là chó sủa ma. Và mẹ tôi cũng nói rằng còn quá nhiều oan hồn uẩn tử, âm khí quá nặng, nên tháng Tư về, song hành với tiếng reo hò chiến thắng là tiếng chó tru đêm đầy rẫy trên quê hương. Và, đâu đó trong góc khuất cuộc đời, những oan hồn đang thở dài nhìn hiện tình đất nước, nhìn những người bạn năm nào giờ đang lưu lạc… Cứ như thế, đất nước vật vờ trong nhịp buồn tháng Tư – tháng Oan Hồn... (...)
 
28.04.2012
Nguyễn Viện: ... Tôi vừa đọc lại cuốn Chuông gọi hồn ai của Hemingway, cũng là cuốn sách viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, và tôi nhớ có đoạn Hemingway để cho nhân vật của mình nói, đại ý: Cần phải có một cuộc giải tội tập thể cho cả dân tộc, bất kể anh ở phe nào. Vâng, tôi ước ao có một ngày mọi người dân Việt dù đang sống ở bất cứ đâu, cùng dành ra một giờ để xưng tội với nhau và xin tha thứ cho nhau. Cho cả những người đã chết, đang sống và sẽ sinh ra làm người Việt... (...)
 
Cảm tưởng về ngày 30/4  (tiểu luận / nhận định) - Nguyễn Thị Thanh Bình
... 37 năm nhìn lại với tôi là một chặng đường tuột dốc thê thảm: tước đoạt của mọi tước đoạt, tham tàn trên cả tham tàn, lừa mỵ phản trắc không diễn tả nổi. Những chiếc bánh vẽ to tướng mà đến cuối đời nhà thơ Chế Lan Viên mới tuồng như thấu hiểu, thì người ta vẫn thay phiên nhau tọng vô họng nhân dân... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021