thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
 
danh mục tác phẩm
 
 

Tính biểu tượng của mê cung -  Cirlot, Juan Eduardo
Mê cung là một công trình kiến trúc, dường như vô hướng, của một mô hình phức tạp đến độ khi đã lọt vào trong thì không thể hoặc rất khó thoát ra. Hoặc nó có thể mang hình dạng của một khu vườn cùng kiểu mẫu. Những ghi chép cổ xưa từng đề cập đến năm mê cung vĩ đại: một của Ai-cập, được Pliny phát hiện tại hồ Moeris; hai mê cung ở Crete của Cnossus (hoặc Gnossus) và Gortyna; mê cung ở Hi-lạp trên hòn đảo của Lemnos; và Etruscan tại Clusium. Nhiều khả năng những ngôi đền nào đó ban đầu được xây cất theo cấu trúc mê cung với những luận thuyết... [Nguyễn Khoa Hiếu chuyển ngữ] (...)

Nói về Thơ -  Char, René
Tu es pressé d’écrire comme si tu étais en retard sur la vie... Mi viết gấp viết vội làm như mi trễ giờ không theo kịp cuộc đời... // La réalité sans l’énergie disloquante de la poésie: qu’est-ce? Hiện thực thiếu mất năng lượng bung phá của thơ: nó ra cái gì? // Produis ce que la connaissance veut garder secret, la connaissance aux cent passages. Tri kiến ngoằn ngoèo trăm lối để giấu kín điều ẩn mật - hãy tác tạo nó ra... [Bản dịch của Chân Phương] (...)

Tính biểu tượng của gương -  Cirlot, Juan Eduardo
Như một biểu tượng, gương có cùng những đặc điểm với một tấm gương trong thực tế, sự tồn tại đa dạng và lâu dài của công dụng đưa ra cách giải nghĩa nó và đồng thời đưa ra nhiều liên tưởng có ý nghĩa khác. Nó được coi là một biểu tượng của trí tưởng tượng – hoặc của ý thức – trong năng lực phản ánh bản chất thực tại của thế giới hữu hình. Nó cũng được cho là có liên quan đến tư tưởng – đối với Scheler và một số triết gia khác – trong chừng mực tư tưởng là phương tiện của sự tự nghiệm cũng như sự phản chiếu của vũ trụ... [Nguyễn Khoa Hiếu chuyển ngữ] (...)

Tính biểu tượng của hình xăm -  Cirlot, Juan Eduardo
Xăm trổ và tô điểm có thể coi như thuộc về cùng một nhóm biểu tượng, cả hai đều là những biểu hiện của hoạt tính vũ trụ. Nhưng khi hình xăm được xăm lên cơ thể thì những ý nghĩa quan trọng khác đổ dồn về nó – sự cúng tế, bí thuật và ma thuật... [Nguyễn Khoa Hiếu chuyển ngữ] (...)

Tính biểu tượng của hổ -  Cirlot, Juan Eduardo
Hai cách diễn giải về loài hổ được đưa ra dễ dàng hoà hợp nhau: ‘Nó gắn liền với Dionysos, và là biểu tượng của sự thịnh nộ và tàn bạo’; ‘Ở Trung-hoa, nó là biểu tượng của bóng tối và của trăng non’. Bóng tối luôn được đồng nhất với sự bí ẩn của tâm hồn, tương đương với trạng thái mà thuật ngữ Hindu gọi là tamas và thuộc về biểu tượng tính chung của thứ bậc, đồng thời bao hàm sự biểu hiện không bị kiềm toả các sức mạnh nền tảng của bản năng... [Nguyễn Khoa Hiếu chuyển ngữ] (...)

Tính biểu tượng của hoa sen -  Cirlot, Juan Eduardo
Có nét tương đồng nào đó giữa biểu tượng tính của hoa sen và hoa hồng trong văn hoá Tây phương. Ở Ai-cập, hoa sen tượng trưng cho đời sống vừa khai lộ, hay là sự trình hiện đầu tiên. Saunier coi nó như một biểu tượng tự nhiên đối với toàn bộ các dạng thức của sự tiến hoá. Vào thời Trung cổ, nó bị đánh đồng với ‘cái Trung tâm’ thần bí, và do vậy, với trái tim. Như một tạo tác nghệ thuật, nó có liên quan tới mạn-đà-la (mandala), ý nghĩa của nó biến ảo theo số cánh hoa... [Nguyễn Khoa Hiếu chuyển ngữ] (...)

Tính biểu tượng của con nhện -  Cirlot, Juan Eduardo
Nhện là một biểu tượng với ba nghĩa tách bạch; đôi khi chúng hoà trộn hoặc chồng chéo lên nhau, đôi khi nghĩa này hay nghĩa khác trội hơn. Ba nghĩa đó được khởi nguồn từ: (i) quyền năng sáng tạo của loài nhện, như được minh hoạ trong hành động giăng tơ dệt mạng của chúng; (ii) tính hung hãn của loài nhện; và (iii) mạng nhện như một mạng lưới xoắn ốc tụ về một tâm điểm... [Nguyễn Khoa Hiếu chuyển ngữ] (...)

Tính biểu tượng của màu sắc -  Cirlot, Juan Eduardo
Biểu tượng về màu sắc là một trong những loại biểu tượng mang tính phổ quát nhất, và được dùng một cách ý thức trong những nghi thức tế lễ, trong các huy hiệu, luyện đan, nghệ thuật và văn chương. Có nhiều sự suy xét liên hệ đến mặt ý nghĩa của màu sắc mà ta có thể nói qua một chút. Có sự phân chia một cách chung chung về măt quang học và về tâm lí học thực nghiệm... [Đoàn Khương Duy dịch từ bản tiếng Anh / Nguyễn Tiến Văn hiệu đính] (...)

DER WILLE ZUR MACHT / CHÍ HÙNG-VĨ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) [48-56] -  Nietzsche, Friedrich
... Vấn-đề như thế này: Chúng ta thử hỏi làm sao con-người suy-thoái lại có thể làm ra qui-luật về já-trị? Nói rõ hơn, làm sao những kẻ lẽo-đẽo theo sau lại là những kẻ vươn tới quyền-lực? Và làm sao những kẻ mang bản-chất con-vật lại đứng lên lãnh-đạo?... (...)

DER WILLE ZUR MACHT / CHÍ HÙNG-VĨ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) [38-47] -  Nietzsche, Friedrich
... Chúng ta không những fải chống lại những hậu-quả zo bi-thảm ngày nay mang đến, mà chúng ta còn fải chống lại những suy-thoái trước kia đã trở thành cặn-bã [cố-thổ đổ-hồ trong lịch-sử của chúng ta] ... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)

Bài diễn văn của ông thợ cạo trong vị thế một nhà độc tài vĩ đại bất đắc dĩ -  Chaplin, Charlie
... Các chiến sĩ! Đừng nạp mình cho những con thú — những kẻ khinh bỉ các bạn và bắt các bạn làm nô lệ, những kẻ đặt cuộc sống của các bạn vào hệ thống, điều khiển hành động của các bạn, ý nghĩ của các bạn và cảm xúc của các bạn! Những kẻ trui rèn các bạn, kiểm soát khẩu phần của các bạn, xem các bạn như trâu bò, dùng các bạn như những con cờ thí. Đừng nạp mình cho những kẻ quái đản ấy, những con người máy móc với những đầu óc máy móc và những trái tim máy móc! Các bạn không phải là máy móc! Các bạn không phải là trâu bò! Các bạn là những con người!... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

DER WILLE ZUR MACHT / CHÍ HÙNG-VĨ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) [28-37] -  Nietzsche, Friedrich
... Khi chủ-ngĩa Hư-vô chưa đi hết chu-kì của nó, thì chúng ta còn sống trong những cái vỏ bên ngoài của hư-vô. Muốn thoát khỏi chủ-ngĩa Hư-vô mà chúng ta lại không biết xét đến những já-trị của mình, thì mọi já-trị vượt-thoát của chúng ta sẽ quật ngược lại chúng ta và làm cho vấn-đề càng trở nên trầm trọng... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 5.155 – 5.442 -  Wittgenstein, Ludwig
... 5.2 Cơ-cấu của các mệnh-đề nằm ở liên-hệ nội-tại giữa chúng với nhau. / 5.21 Muốn cho những liên-hệ nội-tại này nổi bật ta nên dùng lối diễn-tả (Ausdrucksweise) như sau: trình bày mệnh-đề như là một kết quả của lối giải-quyết vấn-đề bằng cách trưng ra rằng mệnh-đề ấy là kết-quả của những mệnh-đề khác, tức là coi đó như nền-tảng giải-quyết vấn-đề (Basen der Operation)... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

DER WILLE ZUR MACHT / CHÍ HÙNG-VĨ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) [14-27] -  Nietzsche, Friedrich
Nếu sức-mạnh hay quyền-lực có thể đặt ra já-trị, thì sức-mạnh hay quyền-lực ấy cũng có thể đổi thay já-trị. Để biết có một sức-mạnh nào đang lên ta chỉ cần nhận ra cái jì không đáng tin và cái jì gọi là tự-zo tinh-thần... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)

DER WILLE ZUR MACHT / CHÍ HÙNG-VĨ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) [4-13] -  Nietzsche, Friedrich
... Trong số những sức mạnh của luân-lí có một sức-mạnh gọi là chân-thật. Chân-tính này chống lại luân-lí, cốt để khám-fá ra í-ngĩa hiển-hiện tự-nhiên (teleology) và sự bất-công của luân-lí... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)

DER WILLE ZUR MACHT / CHÍ HÙNG-VĨ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) [1-3] -  Nietzsche, Friedrich
... Chủ-ngĩa Hư-vô đang đứng ngoài cửa. Cái “quái-thai” này xảy ra bao jờ? Trước hết là điều sai lầm, nếu chúng ta coi những hiện-tượng như “cơn khủng-hoảng xã-hội”, “sự suy-thoái thể-chất” hoặc tệ nhất là “nạn tham-nhũng” là những nguyên-nhân của chủ-ngĩa Hư-vô. [Trái lại] Chủ-ngĩa Hư-vô của chúng ta ở vào thời-đại có tư-cách và có tình-thương nhất. Cơn khủng-hoảng, zù là hiện-tượng của tâm-hồn, của thể-xác hay của trí-tuệ, không thể tự nhiên sinh ra chủ-ngĩa Hư-vô; hay sự fá-sản khủng-khiếp của já-trị, của í-ngĩa, và của khát-vọng... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 5. – 5.154 -  Wittgenstein, Ludwig
5. Mệnh-đề là một chức-năng của mệnh-đề sơ-đẳng (Elementarsätze). (Cho nên, mệnh-đề sơ-đẳng cũng phải có tính chân-thực của nó.) / 5.01 Tất cả mệnh-đề sơ-đẳng là tập-hợp của nhiều cách thảo-luận về chân lí (Wahrheitsargumente) của tư-tưởng. / 5.02 Bàn cãi về chức-năng thường lẫn lộn với những phần thêm vào của danh-xưng. Bàn cãi hay thảo-luận với những phần thêm vào giúp ta nhận ra í-nghĩa của kí-hiệu nằm trong chúng... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 4.25 - 4.53 -  Wittgenstein, Ludwig
4.25 Nếu mệnh-đề cơ-bản đúng thì sự-kiện trong mệnh-đề ấy có thật. Ngược lại, sự-kiện sẽ không có thật. / 4.26 Nếu tất cả mệnh-đề cơ-bản đều có mặt thì hình-ảnh thế-gian rất rõ ràng. Nếu ta thêm mệnh-đề cơ-bản vào thế-gian đó, thì ta phải biết mệnh-đề nào đúng và mệnh-đề nào sai... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 4.125 - 4.243 -  Wittgenstein, Ludwig
4.125 Liên-hệ nội-tại giữa những hoàn-cảnh khả-tri tự nó hiện-bày trong ngôn-ngữ qua liên-hệ nội-tại giữa những mệnh-đề trình bày hoàn-cảnh khả-tri. / 4.1251 Thế là ta đã trả lời câu hỏi làm chúng ta đau đầu là, ‘có phải mọi liên-hệ đều là nội-tại hay ngoại-vi hay không?’... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 4.1 – 4.1241 -  Wittgenstein, Ludwig
4.1 Mệnh-đề bàn đến cái có (Bestehen) cũng như cái không (Nichtbestehen) ở thế-gian này (Sachverhalte). / 4.11 Toàn thể tư-tưởng (mệnh-đề) là tất cả cơ-cấu của khoa-học tự-nhiên. / 4.111 Triết-học không phải là một phần của khoa-học tự-nhiên hay song song với khoa-học tự-nhiên... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 4.015 – 4.0641 -  Wittgenstein, Ludwig
4.015 Tất cả mọi hình-ảnh (Gleichnisse), kể cả hình-tượng trong lối (Mode) diễn-tả, đều nằm trong lí diễn-tả. / 4.016 Để hiểu tinh-tuý của mệnh-đề, ta nên để í đến lối viết chữ tượng-hình biểu-trưng cho dữ-kiện, cũng như để-í đến cách viết theo mẫu-tự, luôn luôn bám sát vào nội-dung miêu-tả... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 3.41 - 4.0141 -  Wittgenstein, Ludwig
3.41 Như vậy, điểm quan-trọng trong một mệnh-đề là: tất cả mệnh-đề phụ-thuộc có khả-năng diễn tả cùng một í-nghĩa đều phải có cùng chung mục-đích. Cũng vậy, điểm quan-trọng trong một kí-hiệu là tất cả kí-hiệu phụ-thuộc phải có cùng chung mục-đích... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 3.21 – 3.34 -  Wittgenstein, Ludwig
3.21 Trong một hoàn-cảnh, hình của vật tương-ứng với hình của kí-hiệu đơn-giản trong kí-hiệu mệnh-đề. / 3.22 Tên tiêu-biểu cho sự-vật trong mệnh-đề. / 3.221 Tôi có thể gọi tên cho sự-vật. Kí-hiệu là biểu-thị của sự-vật. Tôi có thể nói về biểu-thị của sự-vật, chứ không thể diễn ra biểu-thị bằng lời. Mệnh-đề chỉ có thể trình-bày sự-kiện xảy ra như thế nào, chứ không thể bàn đến sự-kiện là gì... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 2.1 – 3.203 -  Wittgenstein, Ludwig
2.1 Chúng ta diễn-tả dữ-kiện cho chính chúng ta. / 2.11 Sự diễn-tả này trình bày cặn-kẽ một hoàn-cảnh trong không-gian hợp lẽ, bao gồm cả cái có lẫn cái không. / 2.12 Vậy thì cách miêu-tả (hay bức tranh) chính là cái hình của thực-tại. / 2.13 Vật miêu tả (Gegenstände) trong tranh có những nét tiêu-biểu cho vật đó... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 1. – 2.063 -  Wittgenstein, Ludwig
1. Thế-gian chẳng qua là hoàn-cảnh (der Fall). / 1.1 Chẳng qua chỉ là dữ-kiện mà thôi (der Tatsachen). / 1.11 Dữ-kiện làm thành thế-gian. / 1.12 Qua dữ-kiện ta biết hoàn-cảnh nào có, hoàn-cảnh nào không. / 1.13 Dữ-kiện lù lù trong không-gian (Raum) và nó chính là thế-gian. / 1.2 Thế-gian có nhiều dữ-kiện... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: Dẫn Nhập của dịch giả -  Wittgenstein, Ludwig  /  Nguyễn Quỳnh
... Bởi thế, luận-cương này phải đến tay các học-giả trẻ tuổi Việt-Nam, với một ghi-chú là, ‘khác với tôn-giáo, triết-học không có giáo-điều.’ Nếu quả thực có giáo-điều trong triết-học thì đã không còn triết-học, không còn trí-tuệ, không còn tiến-bộ và không còn văn-minh cho nhân-loại... (...)

Thước đo mọi vật -  Arp, Jean Hans
Con người thường cư xử như thể chính mình là kẻ đã sáng tạo thế giới và như thể mình có thể đùa với nó. Gần như khởi đầu thời phát triển vẻ vang của mình con người đã bịa ra cái câu cho rằng con người là thước đo mọi sự vật... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXXII] -  Lec, Stanisław Jerzy
Có lẽ cần phải có một trăm con mắt để có thể nhắm lại trước tất cả mọi sự. | Từ khi con người chọn một thế thẳng đứng, cái bóng của y đã lớn lên. | Các ngục Bastille đổ xuống thành bụi đất, nhưng thường thường những cánh cửa của chúng, được khoá chốt từ trên xuống dưới, vẫn còn đứng trơ. | Hãy chăm sóc bản thân mi; mi là sở hữu của Nhà nước. | Làm sao hoan hô những kẻ còng tay anh? ... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXXI] -  Lec, Stanisław Jerzy
Tự do có lẽ cũng phải có những giới hạn: những giới hạn của tự do. | Tôi không trung thành; đối với tên bạo chúa sắp tới tôi rất có thể có cùng những cảm giác căm hờn như đối với tên trước. | Giả dối biết bao! Chúng liên minh với quỷ để người ta không cho chúng vô địa ngục. | Con người là một con cờ trên một bàn cờ đam nơi y không thể sắp mình vào đâu được... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXX] -  Lec, Stanisław Jerzy
Ở những xứ "công-an-trị", dân chúng không phải chỉ toàn là công an. | Lịch sử : một sưu tập những sự kiện không bắt buộc phải xảy ra. | Những kẻ-liếm-gót-giày thật trung thành. Họ sẵn sàng liếm máu mi trên tay tên đao phủ của mi. | Một vũ khí có hai lưỡi không phải là không thể sai lầm, nó có thể cùn nhụt về cả hai phía. | Có những kẻ không cần tới đêm; bóng tối tỏa ra chung quanh họ... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXIX] -  Lec, Stanisław Jerzy
Chìm đắm trong bóng tối là những Quốc gia nơi những tên vô-lại ở dưới ánh đèn rọi. | Dù sao, một ngày kia, lưỡi dao của máy chém cũng sẽ phải cùn nhụt trước một cái đầu! | Khi người ta tháo gỡ vật bịt miệng cho một số người, họ hóa câm luôn vì vui mừng. | Bao nhiêu là rượu mừng đã được nâng lên với một chiếc ly đầy cay đắng... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXVIII] -  Lec, Stanisław Jerzy
Ở xứ chúng tôi, người ta lo lắng nhiều về nỗi âu lo sáng tạo của các nghệ sĩ. | Đừng tôn vinh những kẻ đã lấy mất vinh dự của các người. | Khi những kẻ ăn thịt người muốn nếm thử sự hiểu biết, họ cắt lưỡi các nhà bác học... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXVII] -  Lec, Stanisław Jerzy
Người ta có thể mất mặt khi trao khuôn mặt mình cho một thời đại. | A, giá như phẩm sắc cao cấp nhất của Nhà nước là phẩm cách con người! | Ghê tởm biết bao khi một vật bịt miệng lại phủ bằng mật... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXVI] -  Lec, Stanisław Jerzy
Sự hẹp hòi về đầu óc có những quy mô rộng lớn! | Ở trong hàm sư tử, nào có là gì, nhưng chia sẻ thêm hơi thở ra của nó, thật ghê rợn biết bao! | Hãy tin tưởng ở trí tuệ loài người, có nhiều điều họ không sao hiểu được... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXV] -  Lec, Stanisław Jerzy
Y giương ngọn cờ thật cao: y không muốn nhìn thấy nó. | Kẻ nào khám phá ra dấu vết của tư tưởng, chớ để lũ chó đánh hơi thấy. | Một vết thương gây ra một cách vụng về cho một tên bạo chúa tạo nên một cuộc đổ máu, thứ máu không phải của y... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXIV] -  Lec, Stanisław Jerzy
Hãy đưa những giấc mơ của mi cho kẻ thù của mi gặm; có lẽ chúng sẽ chết khi cố thực hiện những giấc mơ ấy. | Lời khuyên các ông Đông Ki-sốt : hãy chỉ tiến công các máy xay khi gió thuận lợi cho quý ông! | Thật khó mà nhắm mắt trước những kẻ muốn bịt tầm mắt của chúng ta... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXIII] -  Lec, Stanisław Jerzy
Ở những xứ mà người ta không cảm thấy được an toàn trong nhà tù, người ta cũng không cảm thấy được an toàn trong tự do. | Phỉnh phờ biết bao những nhà trào phúng chế giễu những tính tốt của một dân tộc mà dân tộc này không có! | Có thứ hạnh phúc nào trong một Quốc gia có thể cho phép mình biến một nửa dân số thành công an, và chịu phí tổn để duy trì nửa kia trong các nhà tù!... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXII] -  Lec, Stanisław Jerzy
... Tôi luôn luôn sợ những kẻ đòi hỏi một chính quyền của những tâm hồn. Họ làm gì thể xác? | Có những tư tưởng đến với đầu óc chúng ta với sự hộ tống cẩn mật. | Tên bạo chúa, cả y nữa, cũng không có tự do ngôn luận... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXI] -  Lec, Stanisław Jerzy
... Cần phải lột trần con người, và không vì thế mà phơi bầy áo quần dơ của hắn. | Khi đọc ở bên trong chính bản thân thì khó mà thấy được sự mù chữ của chính mình. | Hiệu quả của áp bức tùy thuộc ở bản lĩnh, có những người trở thành nhỏ hơn, lại có những người lớn hơn... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XX] -  Lec, Stanisław Jerzy
Ở xứ mù, cả đến người chột rốt cuộc cũng hóa mù. | Sự lớn lao vĩ đại đôi khi được đo bằng khoảng cách phân cách chúng ta với tội ác. | Những kẻ ăn thịt người ưa những kẻ không có gì hết trong bụng... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIX] -  Lec, Stanisław Jerzy
Mất ngủ: căn bệnh của những thời đại trong đó người ta ra lệnh cho mọi người phải nhắm mắt lại trước nhiều chuyện. | Ông là lương tâm của thời đại ông, một thời đại không có lương tâm. | Coi chừng những trái bom văn nghệ không nổ. Các tác giả của chúng vẫn còn có thể khiến chúng nổ tung một vài năm sau... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XVIII] -  Lec, Stanisław Jerzy
Những kẻ tận hưởng thành quả của tội ác chớ có khạc nhổ hột mềm lên đất mầu. | Theo những góc độ do những nụ cười hợp thành, người ta có thể ước lượng mức độ của tự do. | Niềm tin đui mù nhìn xéo. | Cấm chọc cười những bạo chúa không còn răng!... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XVII] -  Lec, Stanisław Jerzy
Khi anh ở đỉnh cao, anh có một cái cớ tốt: anh không thể đi xa hơn được. | Muốn là chính bản thân mình, cần phải là một ai đã. | Ta hãy hy vọng văn chương hạ lưu | một ngày kia sẽ trở thành văn chương ưu tú. Dành cho nhóm nhỏ những tên ngốc cuối cùng... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XVI] -  Lec, Stanisław Jerzy
Phải chăng bổn phận của con người, mỗi khi tìm được nơi mình một điều gì đó có giá trị, là phải báo ngay cho trạm công an gần nhất? | Mi đừng ngạc nhiên khi kẻ có mùi khét lẹt rất ưa được xông hương. | Khi thời buổi nguy hiểm, mi chớ bước vào trong mi; chính đó là nơi người ta có thể tìm ra mi dễ nhất. | Một con chim săn mồi phải nuốt bao nhiêu con họa mi để có thể bắt đầu hót? | Tất cả những con phụng hoàng tái sinh từ lớp tro không thú nhận quá khứ của chúng. | Khốn cho kẻ nào không thấy các vì sao khi không nhận được một cú đấm vào mắt... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XV] -  Lec, Stanisław Jerzy
Con người ta lớn lên và giết lẫn nhau để biết ai là kẻ lớn hơn cả. | A, giá như người ta có thể sắp xếp đầu óc hẹp hòi vào trong số những khó khăn của cuộc sống! | Nhà thơ nghi ngờ xem xét kỹ các từ của mình: từ nào trong đó sẽ điểm tô ngôi mộ của ông?... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIV] -  Lec, Stanisław Jerzy
Hỡi các nhà văn, cần phải viết không phải bằng mực mà là bằng máu! Nhưng không phải là máu của người khác. | Duy có sự không thỏa mãn muôn thủa của các nhà thơ mới có thể thỏa mãn văn chương. | Phương diện bi đát của một thời đại được tiếng cười của nó phát hiện... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIII] -  Lec, Stanisław Jerzy
Liệu một ngày kia con người có đạt tới một mức độ tinh thần khiến họ sẽ tạo ra cho dân du mục những nhà tù lưu động? | Làm sao nhận ra được tự do những kẻ chưa bao giờ biết tới tự do? Họ có thể ngờ rằng đó cũng lại là một cái mặt nạ của tên bạo chúa. | Có một thế giới lý tưởng của dối trá nơi mọi sự đều thật. | Sự toàn thắng của những hiểu biết về con người: các hồ sơ của công an, mật vụ. | Có những kẻ mắc chứng hạch chính trị phì ra quá mức... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XII] -  Lec, Stanisław Jerzy
Một kẻ ăn thịt người có chăng cái quyền nói nhân danh những người đã bị hắn xơi? | Duy có những thiên tài và bọn ngu ngốc mới tự đủ về phương diện trí thức. | Chúng ta hãy lật đổ những ngục Bastille trước khi người ta xây dựng chúng... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ XI] -  Lec, Stanisław Jerzy
... Có ai đã từng hỏi chính đề và phản đề xem chúng có đồng ý để trở thành hợp đề? | Hết thảy những gì khập khễnh cũng vẫn bước... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ X] -  Lec, Stanisław Jerzy
Ở mỗi đỉnh cao, ta bao giờ cũng ở bên bờ một vực thẳm. | Tôi tò mò muốn biết liệu có chăng một con thú nhìn chúng ta mà tự nhủ: "Ecce homo!" | Mỗi người tạo cho mình một cái nút thòng lọng mà y tự chọn màu sắc. | Hãy biết lượng giá các từ! Mỗi một từ đều có thể là từ chót đối với các người... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ IX] -  Lec, Stanisław Jerzy
Đừng làm thụ tinh những đầu óc không sinh sản!... | Kỳ quặc thay, gợi ra một tiếng vang nhỏ nhất trong những đầu óc rỗng không lại khó đến thế... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ VIII] -  Lec, Stanisław Jerzy
Cả đến chó, ở thủ đô, cũng sủa một cách trung ương hơn. | Hãy cho tôi hay anh ngủ với ai, tôi sẽ cho anh hay anh mơ tới ai... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ VII] -  Lec, Stanisław Jerzy
Kẻ là thiên tài mà không biết mình là thiên tài hẳn chẳng phải là thiên tài. | Đừng bước theo những lối sáo mòn, các người có thể trượt té... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ VI] -  Lec, Stanisław Jerzy
Cả ngôn từ nữa cũng có thể là một vật bịt miệng. | Theo tôi thấy, sự phong thánh giết chết những người mà tôi có thể coi như thánh... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ V] -  Lec, Stanisław Jerzy
Tôi muốn nói với thế giới chỉ một từ. Bởi không sao nói được từ ấy, tôi đã trở thành nhà văn. | "Ông vua ở truồng", nhưng dưới những đồ trang sức thật lộng lẫy... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ IV] -  Lec, Stanisław Jerzy
Mỗi thế kỷ đều có thời Trung cổ của nó. | Những cây bạch-dương run rẩy dưới hết mọi chế độ, thì cũng được đi! Nhưng, quỷ nà, tại sao dưới mỗi chế độ chúng lại phải xanh tươi?... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ III] -  Lec, Stanisław Jerzy
Điều răn thứ mười một: "Mi không được tục hôn với những từ của người khác!" | Gả tự do cho ai để nó có thể sinh nở?... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ II] -  Lec, Stanisław Jerzy
Đêm qua tôi đã mơ thấy thực tại. Nhẹ nhõm biết bao khi tôi tỉnh lại! | Khi một huyền thoại xung đột với một huyền thoại khác, thời sinh ra một xung đột đích thực... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những suy tưởng rối bù [kỳ I] -  Lec, Stanisław Jerzy
Hãy tin ở kinh nghiệm của các nhà điểu loại học. Muốn cho các nhà văn có thể vươn đôi cánh, thời họ cần phải có trọn vẹn tự do để sử dụng lông cánh... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những mảnh đoạn thẳng đứng [Gần như giả tưởng] -  Juarroz, Roberto
Một khẩn lệnh của thời buổi này: đổi mới, cập nhật hóa. Cả đến hư vô cũng đổi mới và cập nhật hóa... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những mảnh đoạn thẳng đứng [Gần như lý trí] -  Juarroz, Roberto
Ta không thể hoàn toàn biết sự suy tưởng, những gì ta là, là vì ta không thể hoàn toàn biết sự vô-suy tưởng, những gì không phải là ta. | Đôi khi tất cả quá đầy tồn sinh, khiến tôi hầu như không còn chỗ để tồn sinh. Có những khi khác tất cả lại quá trống vắng tồn sinh, khiến tồn sinh hầu như làm tôi hổ thẹn... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những mảnh đoạn thẳng đứng [Gần như thơ] -  Juarroz, Roberto
Một cách tìm thấy mình: ngã ngửa trên một người khác và, khi quay lại, nhận thấy rằng người khác kia là mình. Một cách lạc mất bản thân: lượm cây gậy lên, cây gậy không tựa vào đâu... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Những tiếng nói chưa in -  Porchia, Antonio
Anh ao ước có thể dừng lại, để dừng lại ở một điều gì đó. Nhưng có chăng một điều gì đó có thể dừng lại để anh dừng lại ở một điều gì đó? | Hiện hữu là bắt buộc phải hiện hữu. Và bắt buộc phải hiện hữu là bắt buộc phải hiện hữu. Không phải là hiện hữu... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ cuối cùng] -  Porchia, Antonio
Khi đôi mắt người tắt đi, cả tôi nữa, tôi cũng đã thấy một chiếc bóng. | Những tài sản lớn nhất của tôi nuôi sống được ba hay bốn chữ thật trẻ con… (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 12] -  Porchia, Antonio
Tất cả những gì thay đổi để lại sau mình một vực sâu ở nơi thay đổi. | Sau khi đã bao lần bỏ trốn những sự vật quen thuộc, tôi đã nhìn ra chính mình như một sự vật quen thuộc. Nhưng tôi vẫn tiếp tục bỏ trốn những sự vật quen thuộc... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 11] -  Porchia, Antonio
Ít kẻ đạt tới chỗ không là gì hết: độ đường ấy thật dài. | Đôi khi, để tự tách biệt với thế giới, tôi nâng thế giới lên cao chung quanh tôi, như một bức vách... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 10] -  Porchia, Antonio
Mùa Xuân của tinh thần nở hoa vào mùa Đông. | Liệu sẽ có chăng cuộc tìm kiếm muôn đời ấy, nếu như có một điều gì đó đã được tìm thấy?... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 9] -  Porchia, Antonio
Tôi đã thấy những cán cân, tới mãi trong sự mù lòa của mắt tôi. Và tôi đã khiến mắt tôi mù lòa để khỏi thấy những cán cân. | Mùi vị của bản ngã không phải là cay đắng, nhưng nó không nuôi dưỡng ai... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 8] -  Porchia, Antonio
Cái «tôi» của tôi dần dà đã tách rời tôi và lúc này chính là cái «anh» xa xôi nhất của tôi. | Trước khi rong ruổi con đường của tôi, tôi đã là con đường của tôi... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 7] -  Porchia, Antonio
Chúng ta đặt một cái tên, rồi chúng ta không biết lấy tên nào đặt cho cái tên đó. | Hôm nay, tôi đã nhìn con người ở nơi tôi và tôi đã muốn mình nhỏ bé, thật nhỏ bé, để khỏi thấy con người bé mọn đến thế... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 6] -  Porchia, Antonio
Biển cả mà anh đặt trong một giọt nước, hãy nhìn nó như một giọt nước. | Sự thú tội của chỉ một người hạ nhục mọi người... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 5] -  Porchia, Antonio
Đi thẳng rút ngắn những khoảng cách, và cũng rút ngắn cuộc đời nữa. | Chúng ta cảm thấy cái trống rỗng khi lấp đầy nó... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 4] -  Porchia, Antonio
Hết mọi mặt trời ra sức làm hồn mi bừng cháy: một nguyên tử li ti tắt nó đi. | Không một ai hiểu rằng mi đã cống hiến tất cả: hãy cống hiến hơn nữa... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 3] -  Porchia, Antonio
Nếu một mũi nhọn nào đó được phóng lên để gây thương tích cho tôi, nó sẽ thấy vết thương đã có đó và không thể gây thương tích cho tôi. | Linh hồn thánh thiện không sinh ra từ một thiên đường, mà từ một địa ngục... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 2] -  Porchia, Antonio
... Mọi tâm hồn đều cần chìm đắm vào bệnh hoạn. | Từ bỏ một điều, tôi chẳng muốn theo đuổi một điều khác, để khỏi lại phải từ bỏ nó khi đến lượt nó. | Trọng lực của tôi tới từ những vực thẳm... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 1] -  Porchia, Antonio
Tiền Vệ khởi đăng bản dịch tác phẩm duy nhất của Antonio Porchia. Theo Jorge Luis Borges, đây không phải là «những phương trình ngôn từ thuần túy», vì «người đọc cảm thấy sự hiện diện trực tiếp của một người và định mệnh của người ấy»... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021