thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
 
danh mục tác phẩm
 
 

Diễn từ của nhà văn Nguyễn Văn Thiện (Giải Thưởng Văn Chương Tự Do 2017) -  Nguyễn Văn Thiện
... Tôi ngồi kể chuyện mỗi ngày, chấp nhận làm một kẻ ngoài lề, khước từ đám đông, ngày càng văng ra xa khỏi trung tâm, khỏi dòng văn chương chính thống, với một số lượng bạn đọc không quá nhiều, chủ yếu là những người bạn viết, cùng đăng trên trang Tiền Vệ... (...)

Diễn từ của nhà thơ Nguyễn Đạt (Giải Thưởng Văn Chương Tự Do 2017) -  Nguyễn Đạt
... Trên 40 năm nay tại Việt Nam, dưới chế độ Cộng Sản, tôi và những người cầm bút tự do, hơn ai hết, đã sống trong ngột ngạt, trong bức xúc, vì chế độ phi nhân chà đạp nhân quyền, tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, vì một nhà nước mà những người lãnh đạo đồng nghĩa với những kẻ thống trị... (...)

Diễn từ của nhà văn Trà Đoá (Giải Thưởng Văn Chương Tự Do 2017) -  Trà Đoá
... Một giải thưởng văn chương với tiêu chí tự do, chưa cần đến tác phẩm, tự bản thân đã là một điều cao quý. Nhưng ở đây, giữa Giải thưởng và các sáng tạo văn chương đích thực, đã có một sự đồng điệu. Bởi văn chương đích thực phải là thứ văn chương được tạo ra trong một tinh thần tự do, không khuất phục trước bất cứ cường quyền nào... (...)

Diễn từ của nhà thơ Trương Đình Phượng (Giải Thưởng Văn Chương Tự Do 2017) -  Trương Đình Phượng
Văn chương là tiếng nói của tâm hồn nhà văn nhà thơ trước những vấn đề cuộc sống. Thông qua những tác phẩm của mình người viết phản ánh những cảm thông chia sẻ đối với một hay nhiều cá nhân, rộng hơn nữa là phản ánh những sự kiện của toàn xã hội... (...)

Đêm Qua Bắc Vàm Cống -  Ngự Thuyết
[TƯỞNG NIỆM TÔ THUỲ YÊN (1938-2019)] ... Những bài thơ về sau của Tô Thuỳ Yên, cũng thế, không ít thì nhiều mang dáng dấp khó phai mờ của một trong những bài thơ đầu đời, Đêm Qua Bắc Vàm Cống. Nói cách khác, Đêm Qua Bắc Vàm Cống là khúc nhạc dạo đầu cho bản trường ca thiên thu của Tô Thuỳ Yên... (...)

Kính biệt nhà thơ Tô Thuỳ Yên – “cảm ơn hoa đã vì ta nở” -  Tú Trinh
[TƯỞNG NIỆM TÔ THUỲ YÊN (1938-2019)] Vậy là nhà thơ Tô Thuỳ Yên, một trong những nhà thơ lớn của miền Nam trước 1975, đã “thức cho xong bài thơ” để “mai sớm ra đi” – cuộc đi cũng chính là “về như chiếc lá rơi về cội” nhưng ở “giữa cánh đồng không, bên kia sông” kịp “cài hờ lên cửa tặng” nhân gian những bài thơ thuộc hàng những bài hay bậc nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam... (...)

AVANT-PROPOS -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[TƯỞNG NIỆM HOÀNG NGỌC BIÊN (1938-2019)] ... In one of his stories, Hoàng Ngọc Biên writes: “If someone happens to read these lines, and who knows what I’m writing will not survive for them to read...”, and again, “the sun has risen one and a half times, as I wrote, and this is quite possible, though I wrote for the sake of writing (for is there any certainty that what I have written will survive for readers?)” Of course Hoàng Ngọc Biên might have his doubts, but I strongly believe that his works will survive and be read by Vietnamese people of future generations, because his literary legacy is an indispensable part of the literature of Vietnam... (...)

Đọc “ĐÊM NGỦ Ở TỈNH” của Hoàng Ngọc Biên -  Thận Nhiên
[TƯỞNG NIỆM HOÀNG NGỌC BIÊN (1938-2019)] ... Giờ đây, muộn màng, ngồi đọc lại truyện của Hoàng Ngọc Biên tôi thấy mình không chỉ đọc truyện. Tôi đang thưởng thức nghệ thuật làm chữ, một nghệ thuật tu từ thượng thừa trong tiếng Việt. Giờ đây, ông đã qua đời, muộn màng rồi, tôi viết bài này mà lòng đầy hối tiếc, tự trách mình sao không viết nó trước đây, khi ông còn sống, để những dòng chữ này không chỉ là một tiếng gọi vói theo... (...)

Tìm Phật, tìm câu triết lý: Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, Phạm Duy -  Nguyễn Hoàng Văn
Trịnh Công Sơn ưa sầu não bằng những suy niệm triết học, bằng lời Phật hay bằng tên Phật nhưng càng nghe càng thấy nhạt, thấy bóng Phật bé lại. Bùi Giáng thì khác. Chỉ những lời vu vơ thông tục nhưng càng đọc càng thấm, càng thấy bóng Phật đậm ra... (...)

Trần Tiến Dũng, người đi tìm căn nhà đã mất  -  Vũ Thành Sơn
... Trần Tiến Dũng chấp nhận làm người thi sĩ mù hát rong trên đường phố cho thế hệ mình nghe về một quê hương bị mất. Đó là tiếng hát của những người đã khuất hay, một cách siêu hình học hơn, là lời hát của khoảng trống, như đề từ của tập thơ... (...)

Vài suy nghĩ về Mây Chó -  Trương Vũ
... Nó có một chỗ đứng đặc biệt trong toàn bộ những sáng tác của Võ Ðình mà cho đến nay, không thấy những tác phẩm khác của văn học Việt Nam có cùng lúc nội dung, không khí và phẩm chất tương tự. Cảm giác sau cùng, khi gấp sách lại, là muốn hình dung ra chính mình của hai mươi, ba mươi năm sau. Lúc đó, nếu nghĩ lại cái ngày hôm nay, nghĩ lại cuốn sách đã đọc, nghĩ lại những nơi đã ở, những việc đã làm, những người đã gặp, những người đã đi, chắc sẽ không làm gì khác hơn là ngâm hai câu thơ của Nguyễn Gia Thiều được ghi lại trên bìa sách... (...)

Chân Phương những ngày câm nín -  Trần Hữu Thục
Tập thơ bắt đầu bằng một “tin vắn” dựng lên chân dung về “tôi”, một cái “tôi” hết sức đặc thù sau ngày Cộng Sản chiếm trọn miền Nam. Tôi là cơn điên / Còn sống sót giữa sự vật mồ côi / (...) / Là miếng giẻ nhét vào mồm / Là mảnh vải đen bịt mắt / Là vũng máu khô / Không còn nhớ những phát đạn bắn vào đầu... “Tôi” là một hiện hữu phi-hiện-hữu: câm và nín... Chú thích cho những ngày câm nín ra đời vì cảm hứng? Không. Vì xúc động? Cũng không. Đây là những bài thơ đầy ý thức. Thoát thai từ những trải nghiệm chua chát. Của một nhân chứng. Của một phán xét. Hơn thế nữa, một cảnh giác... (...)

Vài nhận xét về tính cách hậu ấn tượng trong tranh Trương Thị Thịnh -  Trương Vũ
... Thời gian 70 năm có dài thật, nhưng rồi 80 năm, 90 năm, và bao nhiêu năm đi nữa cũng sẽ qua đi. Nhưng, những gì chị đã phụng hiến cho cuộc đời qua suốt 70 năm đó, bằng vẽ tranh, bằng đào tạo, sẽ mãi mãi còn lại để tiếp tục làm đẹp cuộc đời... (...)

Mùa đông Prague  -  Trương Vũ
... Lúc này, cuối năm 1989, biến cố Mùa Ðông Prague có thể vẫn chưa đến hồi kết cuộc. Tuy nhiên vấn đề đáng nói ở đây là sự thức tỉnh của dân tộc Tiệp Khắc. Ðể nói về sự thức tỉnh này, không có gì hơn là ghi lại một câu viết trên bức tường một hầm xe điện ngầm ở Prague: “Chúng ta đã tập bay như chim và tập lặn như cá. Có phải đây là lúc chúng ta bắt đầu sống như những con người?”... (...)

Ném đá  -  Nguyễn Hoàng Văn
... Cái trò nấp vào tội ác trong quá khứ của một cựu chiến binh Mỹ đang cố gắng chứng tỏ thiện chí, để gây lên một cuộc tranh luận giả tạo, nhằm bắt vạ hay, tệ hơn, nhằm pha loãng và đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng trước những mối nguy cực kỳ to lớn của đất nước thì không chỉ là hèn mà còn tệ hơn là phản động... (...)

Thể chế của ma cà rồng và ngụy tín về một lãnh tụ  -  Nguyễn Hoàng Văn
... Hỡi những ngư dân đang tan nát vì nguồn sống bị huỷ diệt kia ơi. Trong các bác các anh, hẳn, vẫn còn không ít người thật thà tôn thờ Hồ Chí Minh như một “cha già dân tộc”. Các bác và các anh phải hiểu rằng sự tôn thờ này chính là cái “nhân” khởi nguồn cho sự báo ứng hiện tại, khởi nguồn cho sự chà đạp và huỷ diệt những giềng mối của đạo lý và của môi trường sống... (...)

Kẻ chờ xe -  Nguyễn Đăng Thường
Từ lúc lọt lòng mẹ cho tới khi về lòng đất, con người luôn sống trong chờ đợi. Chờ đợi là hy vọng. Ngay cả khi chờ đợi chuyến tàu suốt, người ta cũng hy vọng. Hy vọng đến thật sớm, thật muộn, hay không bao giờ đến. Chờ đợi, hy vọng là lẽ sống, mà cũng là bi kịch của con người. CHUYẾN XE của Hoàng Ngọc Biên là một chờ đợi được lồng vào bối cảnh miền nam Việt Nam sau 75... (...)

Về tập truyện ĐÊM NGỦ Ở TỈNH  -  Nguyễn Đăng Thường
... Cái nhìn và tiếng nói ở đây là khí giới chống lại cái chết và thời gian đang lôi cuốn và thiêu huỳ chúng ta, và nếu như thế thì Đêm ngủ ở tỉnh có thể được xem như là những mảnh vụn của đời sống và những mảnh vụn của thời gian đã mất mà tác giả đã giành giựt lại từ trong tay cái chết... (...)

Đinh Cường, nghệ thuật là cứu rỗi, kỷ niệm là đam mê  -  Trịnh Thanh Thủy
[TƯỞNG NIỆM ĐINH CƯỜNG (1939-2016)] ... Những thăng trầm của cuộc sống, được mất, đua chen, tất bật trong cuộc đời đã trôi qua, chỉ còn lại hòn đá đen trơ gan cùng tuế nguyệt. Hòn đá lấm bụi cát đời ông giờ cũng nằm xuống bình yên, thôi lao xao, bất động. Tôi xin thắp một nén hương, cầu nguyện cho hương hồn ông được an lạc ở cõi bình yên đời đời... (...)

Lá mùa thu  -  Trương Vũ
[TƯỞNG NIỆM ĐINH CƯỜNG (1939-2016)] ... Hoạ sĩ Đinh Cường đã cống hiến cho hội hoạ Việt Nam một tài sản lớn. Nhà thơ Đinh Cường đã làm thơ rât nhiều, như một cách thể hiện cái vi tế và phong phú của đời sống, rất đặc thù. Tôi nhớ, có một câu nói ở đâu đó, “nhân tài như lá mùa thu”. Một chiếc lá mùa thu rất đẹp vừa rơi xuống!... (...)

Truyện ngắn Phùng Nguyễn, những day dứt về lịch sử và văn hoá...  -  Khánh Phương
TƯỞNG NIỆM PHÙNG NGUYỄN (1950-2015)] ... Các truyện ngắn của Phùng Nguyễn cho thấy bút lực mạnh mẽ trong việc khai phá những góc nhìn vào tâm tưởng và các vấn đề bản thể của con người, từ mỗi “bài tập” nhỏ cho đến những công trình của tâm huyết và sáng tạo nghệ thuật... (...)

NHỮNG NGÀY THƠ ẤU: Nguyên Hồng, tự truyện và Freud  -  Ðoàn Cầm Thi
... Với một đề tài và một thể loại vừa mới vừa nhạy cảm, NHỮNG NGÀY THƠ ẤU bừng bừng một tinh thần giao chiến, giữa tác giả và xã hội, giữa cá nhân và hệ thống đạo đức đương thời. Nó giống như một trận đấu bò tót... Tự truyện phải là một trận đấu bò tót... (...)

Mây Trong Những Giấc Mơ của Lữ Quỳnh -  Nguyễn Lương Vỵ
... Mây Trong Những Giấc Mơ đã có những chiêm nghiệm thật sâu lắng về Không-Thời-Gian, vẫn thấm đẫm Tình Đời, Tình Người. Nhà thơ, như một hành giả đang lặng lẽ Nhìn, lặng lẽ Thấy và lặng lẽ Nghe. Mây Trong Những Giấc Mơ cũng chính là những tâm tình chân thành nhất mà nhà thơ muốn trao gửi đến bạn đọc và bằng hữu xa gần... (...)

Đọc THÁC ĐỔ SAU NHÀ và NGUYÊN-VẸN của Võ-Phiến / A WATERFALL BEHIND THE HOUSE and CRYSTAL LOVE by Võ-Phiến -  Nguyễn Quỳnh
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Trong gần năm mươi năm, tôi không bao jờ ngĩ tới Võ-Phiến, bút-hiệu của Đoàn Thế-Nhơn, như một người bạn, nhưng luôn luôn kính-trọng nhà-văn tài-hoa và sâu-sắc này như là một người quen-biết rất thân... | Of Võ-Phiến, or Đoàn Thế-Nhơn’s penname, I have never thought in terms of friendship, but always with my respect for his deep and exquisite writing, to maintain unique acquaintance, for almost five decades... (...)

Võ Phiến, tình nghĩa giáo khoa thư -  Nguyễn Hoàng Văn
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Con sông ấy, cái phố thị đứng Nhớ và cái cửa bể nằm Đợi ấy có lẽ Võ Phiến đã đi qua. Còn vô số những địa danh khác, ở những dòng tuỳ bút miên man hoài niệm của Võ Phiến, rồi cũng hoá thân thành những niềm nhớ triền miên. Còn biển, dĩ nhiên, từ bao giờ biển vẫn cứ mãi đợi chờ vì nếu xưa người có ra đi, người cũng ra đi từ biển!... (...)

Võ Phiến, một tài năng lớn, đã ra đi -  Nguyễn Hưng Quốc
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Nhà văn Võ Phiến (Đoàn Thế Nhơn) đã qua đời vào lúc 7 giờ tối Thứ Hai 28 tháng 9 năm 2015, thọ 90 tuổi. Đó là một cái tang lớn không những đối với gia đình của ông mà còn đối với văn học Việt Nam nói chung: Một tài năng lớn đã ra đi... (...)

Thu về, chuyện trò với thơ  -  Ngự Thuyết
... Thi ca Việt Nam biến chuyển nhiều từ trước đến giờ. Có người xem những dòng thơ đi trước họp lại làm thành những bệ phóng nhờ đó thơ hôm nay cùng với những thử nghiệm đầy gian nan sẽ có ngày đạt được thành quả rực rỡ hơn. Nhưng cũng có người cho rằng thơ truyền thống là những gông cùm cần phải đập tan thì thơ của ta mới có thể vươn lên ngang tầm thế giới. Đó là chọn lựa của những nhà phê bình thơ, những người làm thơ. Riêng giới độc giả thì tha hồ tìm kiếm cái hay, cái đẹp mà thưởng ngoạn... (...)

Kim Trọng – nhân vật văn chương vĩ đại của Nguyễn Du  -  Ðinh Bá Anh
... Trong Đoạn trường tân thanh, Thúy Kiều là đại diện cho chữ Trinh, còn Kim Trọng là đại diện cho chữ Tâm. Trinh vừa là thực tế vừa là bản chất của nhân phẩm, còn Tâm là tư duy và nhận thức về nhân phẩm. Trinh là nhân vật, Tâm là tác giả. Theo nghĩa đó, Kim Trọng chính là “tấc lòng” mà Nguyễn Du muốn “gửi tới thiên thu” vậy... (...)

Tượng “bác”, từ dáng đứng Raskolnikov đến miếu thờ Trần Thủ Độ -  Nguyễn Hoàng Văn
... Thôi thì, như một phát súng ân huệ, qua cách dựng tượng này, hãy ban cho ông ta thêm một cơ hội tiên tri: tiên tri cái ngày nhân dân vùng lên đập nát những tượng đài của chính ông ta. Sớm hay muộn, ngày đó sẽ xảy ra. Càng đục khoét xương máu nhân dân để dựng lên những bức tượng ngay đơ và vô hồn về ông ta, ngày đó sẽ càng đến gần hơn... (...)

Suối Vằn ở đâu? -  Thận Nhiên
Tôi vừa đọc xong truyện ngắn “Nửa khuya xuống tàu ngoài ga Suối Vằn” của nhà văn Mai Sơn, đăng trên Tiền Vệ; tôi đã đọc hai lần, rồi đọc thêm lần nữa khi khởi viết bài này... Suối Vằn ở đâu? Có lẽ tôi hiểu ra “ga Suối Vằn” ở đâu rồi. Đó không chỉ là một địa danh hư cấu, mà chính xác hơn: một địa chỉ để tìm đến văn chương... (...)

Bạo lực & Mỹ cảm: Đọc MÌNH VÀ HỌ của Nguyễn Bình Phương -  Ðoàn Cầm Thi
... Bạo lực, một chủ đề thường bị coi là “ít nhân văn”, vẫn có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật đích thực dưới ngòi bút của Nguyễn Bình Phương như ta đã thấy, chính bởi nó tạo được một nguồn mỹ cảm đặc biệt. Nếu bạo lực thường là biểu hiện của dương tính, thì trong Mình và họ, nó được tra hỏi, khai thác, cân bằng với Tà Vần sự chậm rãi, hai cơ tố, dưới thẩm mỹ của anh, dường như mang nhiều âm tính. Bạo lực, với Nguyễn Bình Phương, tồn tại và vận hành như một đề tài nghệ thuật độc lập. Bằng cách này, nó tách ra khỏi quan điểm “chân-thiện-mỹ” đã áp đặt và, đương nhiên, vẫn kìm chế văn học nghệ thuật Việt Nam từ bao thế hệ... (...)

Thi sĩ Liệu Diệc Vũ — những hồi ức về Cuộc Thảm Sát tại quảng trường Thiên An Môn -  Marx, Bill
Khi những chiếc xe tăng của chính quyền Trung Quốc lăn vào thủ đô Bắc Kinh trong đêm 3 tháng 6 năm 1989, và đàn áp dã man phong trào ủng hộ dân chủ của sinh viên, thì nhà thơ Liệu Diệc Vũ đang ở trong nhà tại tỉnh Tứ Xuyên. Tin này gây rúng động cả tâm can của ông. Suốt đêm đó, Liệu Diệc Vũ đã sáng tác một bài thơ dài, có nhan đề là “Thảm Sát”... [Bản dịch của Thận Nhiên & Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Làm gì với Tự Do giành lại? -  Trần Vũ
... Với Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập, vấn đề còn nguyên. Làm gì với tự do đã giành lại sau khai trừ rồi ly khai? Làm gì với mục đích độc lập tách rời ra khỏi Hội? Ra khơi, lên đường, hay lo ngại “phạm pháp” sẽ khiến nhòa nhòa trong vận hành của hệ thống? Tháng 5-1954, hai chữ “Độc lập” thét vang trong lồng ngực của năm mươi ngàn binh sĩ chiến thắng trận Điên Biên, để cuối cùng là một nền độc lập hà khắc trong toàn trị. Tháng 5-2015, “vì một nền văn học Việt Nam tự do, nhân bản” in đậm trên trang web của Văn đoàn Độc lập. Công chúng trông chờ câu trả lời... (...)

Quảng Nam, tiểu tự sự của một tiểu cộng hoà xã hội chủ nghĩa  -  Nguyễn Hoàng Văn
... Nếu chúng ta có một “tiểu cộng hoà xã hội chủ nghĩa” hãnh tiến, vừa mới ngửa tay xin gạo cứu đói đã quay ngoắt hãnh diện về pho tượng “to nhất Đông Nam Á” thì chúng ta cũng có nguyên một “cộng hoà xã hội chủ nghĩa” tương tự khi, liên tục 20 năm ăn mày nước Nhật, lại bắng nhắng đòi sắm sửa một hệ thống đường sắt cao tốc “không thua nước Nhật”... (...)

Sách Hồng: một chủ trương Xây Dựng của Tự Lực Văn Đoàn  -  Ðỗ Quý Toàn
... Điểm qua các Sách Hồng chúng ta thấy Tự Lực Văn Đoàn không chỉ muốn công kích để phá bỏ tất cả nền phong hoá cũ. Ngược lại, chính họ muốn góp công vào việc khôi phục những truyền thống tốt trong nếp sống cổ truyền. Đây là một khía cạnh mà các nhà phê bình và viết văn học sử thường bỏ qua không nhắc tới; vì họ không quan tâm đến nội dung các Sách Hồng... (...)

Nhìn từ cái xác chết: Chính trị và mỹ học của miếng ăn ngon  -  Nguyễn Hoàng Văn
... Khi dễ dãi nhìn cùng một hướng với kẻ thù như thế thì nó, cái thế lực ấy, đã là hiện thân của một thứ “chư hầu” không còn có tư cách để lấy làm bất ngờ hay đau đớn trước những nỗi đau của tổ quốc nữa. Nó không còn tổ quốc để mà sợ mất. Tổ quốc hay phẩm giá, với nó, chỉ là những miếng ngon “đang có” và những miếng ngon “sẽ có”, những “miếng ngon” phải được bảo vệ bằng bất cứ giá nào, kể cả cái giá của việc tự bấm vào tử huyệt để biến đất nước thành một thân xác giẫy chết... (...)

Albert Camus, tư tưởng phi lý và văn chương vượt lên phi lý  -  Mai Sơn
... Hơn 50 năm qua người ta vẫn tìm đọc các tác phẩm của ông, riêng cuốn Kẻ xa lạ luôn có mặt hàng đầu trên các bảng xếp hạng văn chương danh giá. Điều đó có nghĩa là những vấn đề của lương tâm nhân loại vẫn còn trong hiện thực và trên những trang sách của Albert Camus, những trang sách nuôi dưỡng niềm hy vọng và nỗ lực vượt lên của con người giữa một thế giới dẫy đầy phi lý... (...)

Công việc xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975  -  Phạm Phú Minh
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Nếu so sánh nền văn học của một quốc gia như là phần trí tuệ và tình cảm của một con người thì việc in sách, phát hành sách, việc mua bán sách lại có thể ví như chuyện ăn uống, tiêu hóa, dinh dưỡng cho cơ thể của con người đó. Ít ra cái này cũng là điều kiện sinh tồn cho cái kia... (...)

Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ từ 1954 đến 1975  -  Trịnh Thanh Thủy
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Sự có mặt của các nhà văn nữ miền Nam Việt Nam từ thập niên 54 tới 75 tựa như sự hiện diện của những bông hoa rực rỡ, toả ra một mùi hương rất nữ tính, trong khu vườn văn học. Ý thức nữ quyền khi tiềm tàng, lúc sáng chói đã khiến người phụ nữ phải cầm viết... (...)

Khảo sát khái niệm Di Sản, Gia Tài, và Bóng Ma của Mẹ trong văn học Miền Nam -  Ðặng Thơ Thơ
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Gìn giữ gia tài của quá khứ là làm phong phú tinh thần nhân bản của hiện tại và của tương lai.Đó là công việc của người làm văn học để lưu truyền những di sản tinh thần cho những thế hệ tiếp theo. Vả để nhắc nhở rằng hồn ma của Mẹ là gia tài đích thực của các con... (...)

Tôi Là Ai: Nhận thức học trong truyện “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc  -  Ðinh Từ Bích Thúy
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Khi Bình-Nguyên Lộc phát biểu, “Sự sống mới là cái quý, chớ thân thể đâu phải là điều quan trọng,” ông nói đến sự sống của văn chương, sự tồn tại của chữ nghĩa sau khi thân thể người viết đã tiêu tán với bệnh tật và thời gian. Đây là lời hứa hẹn vĩnh cửu của con người sáng tạo... (...)

Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954–1975): Phẩm Tính và Ý Nghĩa  -  Bùi Vĩnh Phúc
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Văn học miền Nam, trong hai mươi năm ấy, đã phản ánh được con người, cái nhân văn của con người, cái tâm tình của con người. Văn học miền Nam, trong hai mươi năm ấy, đã cho thấy rõ nét: Văn Học là Nhân Học. Nó đi vào cái cốt lõi, vào trái tim của Con Người. Con Người viết hoa nói chung, và con người Việt Nam nói riêng... (...)

Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ tiên phong  -  Ngự Thuyết
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Cho đến nay, nói như báo mạng Tiền Vệ khi ông vừa qua đời (22-3-2006), thơ Thanh Tâm Tuyền “vẫn còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới”. Trong thời kỳ cực thịnh của văn học Việt Nam, Thanh Tâm Tuyền vượt lên như một trong những đỉnh cao nhất. Có thể nói rằng Thanh Tâm Tuyền là một trong một số ít nhà thơ lớn nhất không phải chỉ riêng đối với Miền Nam mà cho cả nước... (...)

Tính ‘văn học’ trong văn học miền Nam  -  Trần Doãn Nho
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Xin được kết luận: Văn học miền Nam là văn học Việt Nam. Vì nó không những phát triển theo chiều hướng riêng của nó, mà còn bảo lưu văn học cổ điển, văn học tiền chiến, những tác phẩm văn học khác trước 1954 cũng như các tác phẩm của Nhân Văn Giai Phẩm! Có quý vị ngờ rằng tôi nói quá. Một cách nói thậm xưng. Không. Chỉ xin vận dụng một chút tưởng tượng, một chút thôi: giả sử như bây giờ đột nhiên văn học miền Nam biến mất, tất cả đều bốc thành khói bay vào hư không, thì sự nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung sẽ gặp khó khăn như thế nào... (...)

Văn học miền Nam 1954-1975: Đường về gian nan  -  Phùng Nguyễn
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Không biết quý vị nghĩ sao, riêng tôi thường nghĩ về Văn Học Miền Nam 54-75 như là một thực thể văn học bao gồm tất cả những gì bị nhà cầm quyền Cộng Sản chối bỏ, xua đuổi, thậm chí tìm mọi cách để hủy diệt. Nghĩ cho cùng, những điều bị chối bỏ này chính là những giá trị đáng ganh tị của Văn Học Miền Nam, không phải hay sao?... (...)

Vị trí của SÁNG TẠO trong sự phát triển văn học miền Nam sau 1954  -  Trương Vũ
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Tháng 10 năm 1956, tạp chí Sáng Tạo ra đời, đóng góp vào sự phát triển của nền văn học miền Nam trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước. Trong suốt hơn 20 năm, từ 1954 đến 1975, có rất nhiều nỗ lực khác nhau, cá nhân hay tập thể, trong hay ngoài văn giới, đóng góp vào sự phát triển này. Thế nhưng, đóng góp của Sáng Tạo, như một tạp chí, một vận động văn học, và như một tập thể, vẫn có một tính cách đặc biệt, và giữ một vai trò quan trọng... (...)

Minh triết của Rilke  -  Rilke, Rainer Maria
Để là một con người nào đó, như là một nghệ sĩ chẳng hạn, có nghĩa là: có khả năng nói ra chính con người mình. Điều này sẽ chẳng khó khăn mấy nếu ngôn ngữ bắt đầu tự mỗi cá nhân, khởi nguồn trong hắn, và rồi, từ điểm này, dần dần tự đẩy mình, bắt mình đi đến lỗ tai và sự thấu hiểu của người khác. Nhưng thật ra thì không phải như vậy. Hoàn toàn trái ngược lại... [Bùi Vĩnh Phúc dịch và giới thiệu] (...)

Lời trần tình gởi tác giả bài viết “Phạm Duy, qua cách viết của Trịnh Thanh Thủy” -  Trịnh Thanh Thủy
... Thiên kiến là một điều tối kỵ khi người ta viết phê bình, Thủy nghĩ anh đã không còn công bình trong cái nhìn, khi anh phê bình cách viết của Thủy trong bài viết của anh. Theo Thủy, có lẽ anh đã có thái độ chủ quan khi đọc và viết hơn là khách quan như anh đã bảo “tôi chỉ muốn đọc nó theo tinh thần khoa học, khách quan mà thôi.”... (...)

Lê Nguyên Tịnh tiếp tục lên đường với Dấu Chân Của Gió  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Tôi đã đọc từng bài thơ trong tập này thật chậm rãi, nhiều lần. Và tôi mong các bạn, những độc giả của Lê Nguyên Tịnh, cũng sẽ đọc từng bài thật chậm rãi, nhiều lần, để chúng ta có thể đi ngược đi xuôi giữa những chữ trên giấy và những thế giới bên trên, bên dưới, bên trong, đàng sau và “đàng trước” chúng... (...)

Phạm Duy, qua cách viết của Trịnh Thanh Thủy  -  Nguyễn Đăng Thường
... Nói tóm lại, bài viết công phu của tác giả Trịnh Thanh Thủy để ca ngợi/ca tụng con người và âm nhạc Phạm Duy là một việc làm phí công, vì đã mở ra một cánh cửa đã mở banh từ lâu. “Những bức tranh xã hội trong ca khúc của Phạm Duy“ là một nhan đề tôi nghĩ là quá bao la và đầy tham vọng, chí ít là vì bài viết thật ra chỉ để minh họa cho “nhạc phẩm bộ ba/trilogie” Bà mẹ quê, Vợ chồng quê, Em bé quê ... (...)

Hoàn cảnh Thu Tứ  -  Nam Dao
... Bài viết của anh hà hơi cho một chế độ toàn trị chết dở. Chế độ này thành công chỉ ở điểm làm lùi dân trí, khiến xã hội ngày một vong bản, con người hóa ra vô cảm, kinh tế tụt hậu và lệ thuộc như chưa từng có, biển mất đất mất vào tay ngoại xâm, dân chủ - công bằng - văn minh chỉ là những khẩu hiệu hàng giả sau đến gần 40 năm Giải Phóng và Thống Nhất đất nước... (...)

Làm thế nào để có một cộng-đồng nhân-loại sống hoà-hợp cùng nhau: Mấy vấn-đề zựa trên bản-tin hằng-ngày  -  Nguyễn Quỳnh
... Muốn có tự-zo fải mạnh để bảo-vệ điều-lành chống lại điều-ác. Ukraine và Việtnam không thể sống còn nếu không biết thực-hiện được điều này. Mặc zù hai nước này vẫn cần đồng-minh, nhưng trước hết, tự họ fải mạnh... (...)

Trường hợp Võ Phiến hay câu chuyện Tái ông thất mã  -  Phùng Nguyễn
... Như vậy, trong khi Võ Phiến và gia đình vô cùng bất hạnh phải chịu đựng những đau thương gây ra bởi đứa con phản nghịch, công trình văn học của Võ Phiến đã thoát khỏi cái nguy cơ bị hủy diệt bởi Thu Tứ... (...)

Mối tình đầu, hay thử nhìn lại “Đây thôn Vỹ” của Hàn Mặc Tử  -  Ngự Thuyết
Mối tình đầu? Đó là câu chuyện trữ tình, lãng mạn của một vài trăm năm về trước? Mà ngay vào thời kỳ ấy nó cũng chỉ áp dụng cho một số trường hợp. Là vì nếu có người tha thiết, trân trọng và ôm mãi trong lòng “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, thì cũng có kẻ xem đấy như một kỷ niệm bé nhỏ, êm đềm, một biến cố trong vô vàn biến cố khác tất nhiên phải xẩy ra trong đời người... (...)

Điệu tranh đấu li-la  -  Nguyễn Hoàng Văn
... Chỉ qua bài thơ bi tráng li-la li-la này thôi đã thấy rõ bóng dáng của một nền văn chương viết liều, rồi một nền giáo dục dạy liều. Mà, xét cho cùng, viết liều hay dạy liều, cũng là sản phẩm tất yếu của một hệ thống cầm quyền với những chủ trương chính trị cực kỳ liều, liều đến mức cực đoan, từ sự cực đoan của đầu óc hoang tưởng đến mức cực đoan của toan tính thực dụng... (...)

Những bức tranh xã hội trong ca khúc của Phạm Duy  -  Trịnh Thanh Thủy
... Sau cùng tôi cũng tạ ơn Phạm Duy đã để lại cho chúng tôi, những người Việt Nam, gia tài âm nhạc để đời đầy ắp quê hương và tình tự. Cám ơn sự góp sức của ông cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung, Miền Nam nói riêng. Ông cũng mang lại cho kho tàng này một màu sắc đa diện, đa phương, chỉ có được trong một thế giới tự do... (...)

Cái thế hệ đã phung phí các nhà thơ -  Jakobson, Roman
Bị giết chết: / và tôi không cần biết rõ / bởi tôi hay do nó mà chúng nó / đã bị giết chết... Câu thơ Maïakovski. Những hình ảnh của nhà thơ. Tác phẩm trữ tình của anh. Tôi đã từng nói đến từ thủa xa xưa. Tôi có cho xuất bản các phát thảo về chúng. Tôi luôn luôn trở lại với dự tính về một cuốn tiểu sử. Đề tài quyến rũ, chỉ bởi vì ngôn từ của Maïakovski trên bình diện phẩm chất khác biệt hẳn với tất cả thơ ca của nước Nga trước anh... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Công tước Guermantes phu nhân trong trại tù  -  Rérolle, Raphaëlle
Có những cuốn sách vĩ đại hơn nhiều so với chính nó — vô cùng vĩ đại, trong mọi trường hợp, hơn các trang giấy chứa đựng chúng. Những cuốn sách này, rất lâu sau khi đã đóng lại, mở ra trong tâm trí người đọc như các chất phóng xạ. Từ những con chữ, những tình huống, những suy tưởng mà chúng đã mô tả, nảy sinh một loạt các hình ảnh để hình thành một cuốn sách khác, một tác phẩm ẩn, song song với tác phẩm gốc. Một tác phẩm lạ kỳ, không liên tục, nhưng có thể mang đi khắp mọi nơi, ngay cả khi ra đi không hành lý — vào một trại tù, chẳng hạn... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Marcel Proust con người xã hội  -  Hoàng Ngọc Biên
... Cái thế giới mà Proust từng lên án, từng tố cáo “tội ác” kia nó không cũ mấy trong xã hội chúng ta đang sống. Nó ẩn núp sau những cửa kính an toàn của những tiệm ăn sang trọng. Nó có cơ chết đói tới nơi, nó đang bị đe doạ từ đủ mọi phía, nó vẫn phè phỡn đi tôn thờ những “giá trị tinh thần và thẩm mỹ” hạng bét của đám trưởng giả, hay do chúng đặt ra, đi thoả hiệp với cái thứ mùi nồng nặc của sa đoạ mà nó gọi là văn hoá... (...)

Đọc thơ mùa thu  -  Nguyễn Đức Tùng
... Giữa những câu thơ như thế, Lane có khả năng hơn để nói với chúng ta về sự trở lại, không phải từ niềm lạc bầy hiu quạnh, hay nói về cội rễ, không phải từ nỗi mất quê hương, nhưng như thể chúng là những khởi đầu đầy phấn khích của thực hữu... (...)

Nghệ Thuật Phản Kháng: tiếng gào phẫn nộ  -  Trịnh Thanh Thủy
... Sự hy sinh tài năng, sinh lực, việc làm, gia đình và mạng sống của họ cho lý tưởng là một cái giá rất đắt. Tuy nhiên, tiếng gào phẫn nộ của họ sẽ giữ lửa cho ngọn đuốc tranh đấu cháy đỏ. Ký ức sẽ sống lại, sự công bằng sẽ đơm hoa. Nó giúp con người vượt qua và đẩy lùi thử thách để tiến tới. Khi đó, câu hỏi “Nghệ Thuật có thay đổi thế giới hay không?” sẽ được lịch sử và thời gian trả lời và chứng minh... (...)

World Cup, sự bất lực từ vị trí bên lề và một mỹ học khác về tổ quốc  -  Nguyễn Hoàng Văn
... Nhưng đó không đơn thuần là chuyện hư bột hư đường với “vinh dự quốc gia”, của một đội tuyển bóng đá quốc gia. Vinh dự ấy chỉ có hiệu lực bốn năm, trong khi chúng ta thì đau với mối nguy đang đe doạ sức sinh tồn của dân tộc có hiệu lực ngàn vạn năm. Cái trận đấu quốc tế về chủ quyền quốc gia, đang nằm trong tay một “đội tuyển chính trị quốc gia”... (...)

Thế Uyên: sex là sự sống -  Trịnh Thanh Thủy
... Có lẽ tình yêu, tình dục vẫn là nhựa nguyên luân lưu trong huyết quản và cuộc sống Thế Uyên. Ông vẫn âm thầm nuôi lửa, ngọn lửa “sex” rỉ rả không chịu tắt qua mấy thế hệ cho tới ngày nhắm mắt. Thế Uyên đã ra đi và để lại nhiều tác phẩm cho đời. Tuy nhiên trong dòng văn chương thời chiến trước 1975, dấu ấn quan trọng nhất ông lưu lại, chính là ngọn lửa dục tình đã được thắp sáng trong tác phẩm của ông một cách khéo léo tự nhiên như sự sống đời đời... (...)

Phía sau tấm màn -  Kundera, Milan
... Viết mà không có tham vọng đó là yếm thế: Một người thợ sửa ống nước xoàng có thể có ích cho mọi người, nhưng một nhà tiểu thuyết xoàng có chủ ý viết ra những cuốn sách phù du, tầm thường, theo quy ước – vì thế mà vô ích, vì thế mà nặng nề, vì thế mà có hại – là đáng khinh. Đây là lời nguyền của nhà tiểu thuyết: Tính trung thực của ông ta bị trói vào cây cọc đê mạt của bệnh hoang tưởng tự đại... [Mai Sơn giới thiệu và dịch] (...)

Gabriel García Márquez (1927-2014): nhà văn vĩ đại hay “con điếm hạng sang”? -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Gabriel García Márquez đã qua đời. Những cuốn sách của ông để lại cho thế giới sẽ mãi mãi là những tác phẩm văn chương bất hủ. Những hành vi chính trị sai lầm tệ hại của ông cũng sẽ còn lại trong sử sách để hậu thế suy ngẫm... (...)

Yêu ở tuổi chín mươi -  Khuất Đẩu
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Trong các tác giả hiện đại, chưa có ai, kể cả Hemingway, viết về tình yêu và tình dục kỳ ảo như ông. Từ một câu chuyện thường ngày trong nhà chứa, qua ngòi bút đồng cảm và nhân bản của ông, mọi sự đã hiện ra một cách dịu dàng êm ả như trong cổ tích... (...)

Gabriel García Márquez và “Trăm năm cô đơn” ở Việt Nam -  Mai Sơn
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Tác phẩm của Gabriel García Márquez được dịch rất nhiều ở Việt Nam và được chào đón nồng nhiệt. Quả thật, cái tầm vóc văn chương của ông ở Việt Nam thật to lớn và nó che khuất nhiều thứ. Trước hết nó che mắt giới văn học nhìn vào các đỉnh cao văn chương khác của thế giới. Nhưng ngay cả khi “sùng bái” chỉ mình Gabriel García Márquez, thì vài chục năm qua, chúng ta vẫn chưa đóng góp vào kho tàng của chủ nghĩa hiện thực thần kỳ một tác phẩm nào xứng đáng... (...)

Nghĩ thoáng khi nghe Gabriel García Márquez qua đời -  Nguyễn Hưng Quốc
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Trong mỗi nền văn học, và mỗi thời đại, số người thực sự bất hủ rất hiếm: Đó là những người có tác phẩm, nói theo cách nói quen thuộc, “vượt thời gian và vượt không gian”, ở đâu và thời nào, đọc lại, người ta cũng thấy hay. Nhờ sự bất hủ của tác phẩm, tác giả thành bất tử. Như vậy, trong bảng giá trị văn học, khái niệm bất hủ cao hơn khái niệm bất tử: Người bất hủ đương nhiên bất tử trong khi không phải ai bất tử cũng đều bất hủ... (...)

Đọc “Nhảy Múa Để Chết” của Nguyễn Viện -  Trịnh Bình An
... Qua chữ nghĩa, chúng ta hiểu đời hơn, hiểu nhau hơn chứ không để bắt bẻ chữ hay chữ dở. Và nếu Nguyễn Viện có nhảy múa trong các con chữ để tự bắt mình phải đối diện với cái chết thì đó cũng chỉ là cái chết của mùa Đông sắp qua, mở đầu cho một mùa Xuân sẽ tới... (...)

Truyện ngắn, mỹ học của cái vụt qua -  Bùi Vĩnh Phúc
... Truyện ngắn, như thế, có phải không, là mỹ học của cái vụt qua. Biến cái vụt qua trở thành cái trường tồn, cái vĩnh hằng, cái sống mãi, đó chính là tài năng và nhiệm vụ của một nhà văn viết truyện ngắn. Của mọi thời và mọi nơi... (...)

LỜI TỰA [của cuốn tiểu thuyết Gửi Người Yêu Và Tin] -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Từ Huy đã viết cuốn tiểu thuyết Gửi người yêu và tin với một ngòi bút tỉnh táo và sắc bén của một nhà phân tích tâm lý và một nhà phê phán xã hội và, dưới ngòi bút ấy, nhân vật chính trong tác phẩm — một nhân vật hư cấu nhưng đích thực là điển hình của loại người đang làm mục ruỗng xã hội và đạo đức ở Việt Nam hiện nay — tự phơi bày bản chất qua nhiều chặng biến đổi khác nhau từ trang sách đầu tiên cho đến trang sách cuối cùng... (...)

Một tâm thức và một thế giới mộng huyễn -  Mai Sơn
... Vì tác giả để ngỏ cánh cửa khu vườn, không bắt ta phải chọn mang tâm thế nghiêm trang của nhà nghiên cứu hay tâm hồn phóng khoáng nghệ sĩ khi bước vào, nên ta mặc sức thưởng thức bao nhiêu là hoa trái: hoa tỏa hương thoang thoảng không biết ở đâu, nhưng trái thì lúc lỉu đây đó ta có thể nhận ra dễ dàng. Tác giả đã tham lam và tự do như thế thì hà cớ gì độc giả chúng ta lại dè dặt, khép nép?... (...)

U Tình Lục, đứa con đầu lòng của Hồ Biểu Chánh -  Ngự Thuyết
... Thế ra Hồ Biểu Chánh (1885-1958) đã khởi đầu sự nghiêp văn chương của mình bằng thơ — U Tình Lục được viết trước cuốn tiểu thuyết văn xuôi đầu tay Ai Làm Được xuất bản năm 1912. Tiếp theo đấy, trong gần nửa thế kỷ, ông cho in thêm một tập thơ, và trên 60 tiểu thuyết... (...)

NHẢY MÚA ĐỂ CHẾT và thân phận Việt Nam -  Uyên Thao
... Với tâm cảnh này, Nhảy Múa Để Chết chất ngất vô vàn dấu tích thực tế giằng xé thân phận Việt Nam từ một hệ thống chính trị u mê tàn bạo tới những thôi thúc thân xác triền miên bị đè nén, đe dọa... Khó thể kể hết vô vàn dấu tích thực tế đó nhưng có thể khẳng định hết thẩy đã hòa nhập để biểu hiện nỗi đau cùng cực cất lên từ từng dòng, từng chữ hối thúc nạn nhân lao vào hành động... Nghi vấn cuối cùng là nỗi đau đó sẽ được tiếp nhận ra sao bởi người đọc sách cũng chính là nạn nhân của thực tế cuộc sống Việt Nam?... (...)

Đọc và fê-bình tư-tưởng của Heidegger về Hiện-tượng Luận liên-quan đến Trực-jác và cách Ziễn-tả quanh vấn-đề Lịch-sử và Con-người -  Nguyễn Quỳnh
... Lịch-sử không fải là một cuốn tiểu-thuyết zù có những gi chép sai-lầm. Lịch-sử vừa cho thấy sức-mạnh của con-người và của chủng-tộc, vừa để lộ rõ í-chí và mục-đích fản-ảnh tính-hạnh của con-người, tức là “tốt” hay “xấu”. Nếu đó là tính-hạnh “xấu”, như Lịch-sử của Tầu, trong quá khứ và hiện-tại, đã không ngừng fát-triển suy-tư thiếu nhân-bản. Trong nước chính-sách kiêu-căng Hán-tộc coi khinh những sắc-tộc có mặt ở Tầu cả ngàn năm. Đối ngoại, Tầu thi-hành chính-sách bành-trướng, xâm-lăng và gây hấn các nước nhỏ chung quanh... (...)

Thời gian tìm thấy lại -  Hoàng Ngọc Biên
... Vậy thì cái đặc biệt của Proust không phải ở thời gian đã mất, mà ở trong chủ thuyết thời gian tìm thấy lại, bởi vì chính đó là một chủ thuyết đặc biệt dù nó có bắt nguồn ít nhiều từ khoa “hữu thể học ký ức” mà Bergson đã nhập môn. Ai cũng đã đánh mất thời gian, nhưng chỉ có Marcel Proust mới làm một khám phá vĩ đại là tìm lại thời gian đã mất — hay nói cho đúng hơn, đã khám phá cách tìm lại thời gian đã mất đó... (...)

Ý Thức Mới ― Phạm Công Thiện, tư tưởng gia Việt Nam [Lời Nói Đầu] -  Nohira Munehiro
... Theo như tôi thấy, ông không những mười phần xứng đáng để nghiên cứu lại như là nhân vật đã cật vấn rất căn nguyên về địa ngục chiến tranh Việt Nam ngay tại đất nước đương sự, mà tôi còn cho rằng tư tưởng ông đưa ra chứa đầy tính trọng yếu không thể nào bỏ qua được đối với chúng ta những kẻ đang sống trong thế giới hôm nay mà toàn thể địa cầu đã bị phủ kín bởi tri thức cận đại và khoa học kỹ thuật có nguồn gốc từ Tây phương... [Bản dịch của Nguyễn Tiên Yên] (...)

“Đi tìm thời gian đã mất” -  Hoàng Ngọc Biên
... Cái thời gian được sống, được mơ mộng, rồi được viết ra đó, cái môi trường thám hiểm ký ức, vốn là một cuộc phiêu lưu của tư tưởng vừa không trung thành mà cùng lúc lại chính xác, chỉ có thể được thiết lập trong ta, được phân tiết từ chúng ta, bằng vào những đối chiếu thường ngày đặt ra với một vật gì, với một người nào, một cái nhìn nào mà chúng ta thực sự không biết từ đâu tới nhưng cảm thấy được, ghi nhận được sự êm ái ngọt ngào, trong những vùng tăm tối của ý thức chúng ta... (...)

Một ý nghĩ về thời gian trong cuộc tìm kiếm của Marcel Proust -  Thái Văn Hoàng
... Trang sách đối với Proust không phải là tế bào xây dựng tác phẩm, mà là không gian đứng ra ngoài trôi dạt của thời gian. Khi viết sách, Proust không cần biết đến mình đang tạo tác phẩm mà chỉ thụ động để những kỷ niệm tuôn tràn tìm nơi ẩn náu qua dòng chữ. Một mai khi những giọng nói quen thuộc cứ tắt dần theo ngày tháng, khi chính con người Proust cũng lu mờ dần, hình ảnh Proust vẫn còn lại trong những dòng chữ triền miên, u buồn, man mác nghe như chính cái buồn êm ả của thời gian. Những cảm xúc, những tình tự, kỷ niệm và thời gian đã có con tàu tâm tư mang vào khép kín trong dòng chữ tâm tư... (...)

“Tôi (lê văn) tè - vì thế... tôi hiện hữu” [3] -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Sinh thời, nhà văn Mai Thảo thường dùng chữ “nghệ sĩ toàn phần” để nói về một số bạn bè của ông, những người sống hết lòng và hết mình với thơ. Theo tôi, Lê Văn Tài là một trong vài người hiếm hoi có thể được gọi là “nghệ sĩ toàn phần” như thế. [...]. Lê Văn Tài ném cả cuộc đời của anh trên các tấm bố (lúc vẽ) và trên các trang giấy (lúc làm thơ). Cũng có thể nói anh đốt cuộc đời anh thành nghệ thuật... (...)

“Tôi (lê văn) tè - vì thế... tôi hiện hữu” [2] -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Thơ tạo hình của Lê Văn Tài không những đẹp (về hình ảnh và màu sắc) và hay (về ngôn ngữ) mà còn sâu sắc (về ý niệm). Thơ tạo hình của anh được một số những tên tuổi thuộc loại có uy tín nhất trong văn học Úc khen ngợi; riêng trong văn học Việt Nam, theo tôi, cho đến nay, anh là nhà thơ thành công và tiêu biểu nhất trong thể loại này... (...)

“Tôi (lê văn) tè - vì thế... tôi hiện hữu” [1] -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Lê Văn Tài đã kết hợp được trong thơ anh bao nhiêu là sắc thái khác nhau, từ cái tục của ngôn ngữ đến cái ngổn ngang của văn xuôi, cái rối rắm của cảm xúc, cái phức tạp của tư duy, cái xô bồ trong liên tưởng, cái đứt đoạn trong cấu trúc, và cả cái gồ ghề khấp khểnh thô nhám bụi bặm của cuộc sống hàng ngày. Trong sự kết hợp ấy, nổi bật lên vai trò của Lê Văn Tài - hoạ sĩ... (...)

Quê hương của nhạc sĩ -  Cao Thanh Tùng
... Đối với một nhạc sĩ, hình ảnh một khoảng rừng vừa lớn lên, một chiếc lá úa trên viền môi hay một tiếng khua của kiểng tù, tiếng võng đầu hiên, tiếng động nghiền nát của nhà máy... cũng có thể là đầu mối của những cảm xúc lớn lao. Được nuôi dưỡng bằng thực phẩm của quả đất, nhạc sĩ — cũng như những nghệ sĩ khác — đã được chính quả đất đặt nghệ thuật vào giữa bàn tay mình. Âm nhạc từ căn bản không phải là thứ xa xỉ của tâm hồn họ mà chính là sự hiện hữu, dưới hình thức khác, của tâm hồn... (...)

Lê Văn Tài giữa cõi vô trú xứ -  Võ Quốc Linh
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Anh đã gục đầu, khuôn mặt đổ xuống song song với mặt đất, hoàn toàn bất động, không dựa vào người bên trái, không nghiêng vào vai người bên phải, không ngả ngửa phía sau, không đổ gục đằng trước. Không một ai, trong lúc quá chén, dù ráng hết sức bình sinh có thể ngồi một cách cổ quái như vậy... (...)

Proust, một kỷ niệm trong mùa mưa -  Nguyễn Đăng Thường
... Proust, nhà văn của những khám phá mới mẻ về tâm lý phức tạp của con người, nhà văn đã sáng suốt dành trọn đời mình để đi sâu vào những ngõ ngách và hố thẳm của mọi tình yêu, tìm tòi những định luật chung về ái tình và con người, đã thẳng thắn mổ xẻ và đôi khi phóng đại cho chúng dễ được nhìn thấy hơn và có cơ hội thoát ra ngoài, những sự thật chung và những tình cảm bất ngờ ẩn núp ở những nơi thầm kín nhất bên trong chúng ta, nhà văn của bút pháp mới và hình thức mới cho tiểu thuyết... (...)

Đi tìm thời gian, một lần nữa -  Hoàng Ngọc Biên
... Có điều là không ai chối cãi, cho đến bây giờ, là cuộc tìm kiếm của Proust quả có bắt nguồn từ một nỗ lực, một thúc đẩy nội tâm, từ nỗi thất vọng, lòng ghen tương, niềm xao xuyến trước tuổi già và cái chết đến gần. Nỗ lực đó là sáng tạo, như chính Deleuze cũng đã đồng ý: tìm lại kỷ niệm, tức là sáng tạo — và sáng tạo nơi Proust hướng về tương lai hay hướng về quá khứ không phải là vấn đề chính, vấn đề chính là tác dụng của nó nơi người đọc... (...)

Chờ lão tám mươi -  Nguyễn Hoàng Văn
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Sáu mươi tuổi, anh giương cu “đái vung một đường cong ngoằn ngoèo — sông chảy”. Sáu mươi lăm tuổi, anh “ngỏng-cu buồn tè, thi hứng dội tuôn mưa dông ngàn trộ”. Bảy mươi tuổi, anh “trừng mắt, đèn chong nhìn xem các góc xó lịch sử, bầy muỗi lũng sâu trí trá đã làm gì”. Anh là Lê Văn Tài, một nhà thơ lửng lơ với hoạ, một hoạ sĩ lơ lửng với thơ và, sau hết, một nghệ sĩ lơ lửng với đời…. (...)

Fujino Kaori, gương mặt đầy triển vọng của văn học Nhật Bản hiện đại -  Hoàng Long
... Là một tác giả trẻ và hiện đại nhưng quan niệm của cô về cái đẹp hẳn nhiên bắt nguồn sâu xa từ truyền thống văn hóa Nhật Bản. Cô cho rằng “từ ‘đẹp đẽ’ có một phạm vi lớn hơn các hiểu thông thường của thế gian. Những cái thực sự đẹp đẽ hay những cái dễ thương đều là ‘đẹp’ cả, và ngược lại ngay cả cái xấu và cái đáng sợ cũng đẹp nữa. Tôi nghĩ rằng những thứ gây ấn tượng mạnh mẽ cho con người hay gây một loại kích thích nào đó với cảm xúc con người thì tất cả đều là đẹp đẽ cả”, và tôi (HL) cho rằng đây là từ khóa then chốt để hiểu được văn hóa và văn học Nhật Bản... (...)

Làm sao gây jống một con-vật có khả-năng jữ lời-hứa: Vấn-đề căn-bản đạo-lí trong triết-học của Nietzsche -  Nguyễn Quỳnh
“Có Tội hay không?” Đó là một câu hỏi trưng ra vấn-đề có từ lúc khởi-đầu lịch-sử của con-người. Í-thức này không cần đến một cơ-quan fáp-lí luận-tội. Nó ở ngay trong lương-tâm của con-người vì lương-tâm là đạo-đức nhờ đó xã-hội luận ra đạo-lí để ngăn-ngừa lòng-zạ hiểm-độc, nếu thế-jan này muốn có một cộng-đồng nhân-loại hoà-bình... (...)

Lê Văn Tài – “polyartist” -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Theo tôi, Lê Văn Tài là một “polyartist”, ít nhất trong hai lĩnh vực hội hoạ và thơ. Trong suốt mấy mươi năm sống gần với anh, tôi thấy anh không bao giờ ngưng “làm việc”. Hết vẽ, thì làm thơ; làm thơ xong, thì lại vẽ; vì bên trong anh, hai nghệ sĩ ấy không ngừng tranh nhau phát tiết... (...)

Dịch thuật (văn học) trong bối cảnh toàn cầu hóa: Một số chiến lược diễn dịch & những hệ hình mới (*) -  Bùi Vĩnh Phúc
Toàn cầu hóa đang là một câu chuyện sôi nổi của toàn thế giới. Nó là một xu hướng tất yếu của phát triển và hợp tác, ảnh hưởng đến tất cả mọi quốc gia và đời sống mọi con người trên trái đất. Nền công nghệ truyền thông của thế giới càng tiến bộ thì nhịp độ và tiến độ toàn cầu hóa càng được đẩy nhanh. Trên bình diện xã hội, vấn đề dịch thuật nằm ở giữa cơn sốt phát triển ấy, vì toàn cầu hóa giúp cho việc dịch thuật nói chung, và các dịch thuật gia nói riêng, đứng ở vị trí trung gian, đóng vai trò của (những) kẻ thương thảo cần thiết giữa các nền văn hóa trong việc tạo một sự hiểu biết rộng rãi và sâu sắc hơn giữa những con người sống trong các nền văn hóa khác biệt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, con người quan tâm sâu xa hơn nữa đến việc tìm hiểu những nền văn hóa khác, đặc biệt thông qua vấn đề dịch thuật... (...)

Lịch sử của bệnh dịch -  Nguyễn Hoàng Văn
... Những kẻ a tòng trong vụ đấu tố luận văn của Nhã Thuyên – Đỗ Thị Thoan nên tìm đọc công trình nghiên cứu History of Shit của Dominique Laporte. Họ cần đọc để may ra ngộ thêm, sáng thêm một vài điều. Họ cần đọc để hiểu rằng bất cứ thứ gì liên quan đến con người và cuộc sống, dù vĩ đại hay bé tý, dù thanh cao hay ghê tởm như là shit, sản phẩm của quá trình bài tiết, cũng đều đáng để nghiên cứu cả. Và họ cần đọc để hiểu rằng, chính họ, như những quân binh chỉ điểm và đấu tố, cũng rất đáng trở thành đối tượng nghiên cứu trong một công trình hàn lâm tương tự... (...)

How to create a beast that can keep its promise... [Làm sao có thể đẻ ra một con-vật biết jữ lời-hứa...] -  Nguyễn Quỳnh
... “Con-vật nơi con người” gọi lương-tâm của nó là sức-mạnh và í-chí vô-địch: muốn nhớ thì nhớ, muốn quên thì quên. Càng đau nó càng hung-zữ. Đó là trường-hợp của “Con-vật Tầu” đối lân-bang, đặc-biệt Việt Nam. Như thế có đúng với Luân-lí hay không? Nhưng chính người Việt lại có vấn-đề về Luân-lí vì họ “thờ-fụng con Vật Tầu” ngay trong huyết-quản, bằng cách theo fọng-tục, suy-tư, luật-lệ, học-thuật và luân-lí của nó, trong quá khứ và ngay trong hiện-tại... (...)

Lê Văn Tài và trang thơ sống -  Stevenson, Mark
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Hãy tìm đến với Lê Văn Tài, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Úc gốc Việt. Cũng như tất cả những tác phẩm nghệ thuật sáng giá, tranh và thơ của ông sẽ làm thay đổi cách nhìn và cách đọc của bạn. Lê Văn Tài là một con người vùng vẫy giữa hai bờ, đứng chênh vênh giữa hình tượng và văn bản, giữa bầu trời và mặt đất, để mang màu đen và màu trắng vào nhau. Ông viết và vẽ những hình ảnh đẹp rợn người... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Lữ Quỳnh và “Những Giấc Mơ Tôi” -  Trần Thị Nguyệt Mai
... Tôi đã bị rơi vào một không gian thật trầm buồn của Những Giấc Mơ Tôi. Tác giả đã trải qua một thời kỳ bị bệnh nặng lắm, có thể nói đã đi đến lằn ranh của sự sống chết, để có thể có được những giấc mơ như thế này: thường có những giấc mơ / gặp gỡ bạn bè / những người bạn ra đi đã nhiều năm / nay kéo về / nói cười ấm áp... (...)

Nghệ thuật đích thực là bản ký âm của những tiếng nói khác thường -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Một tiếng cười, hay một tiếng khóc, không phải là một tiếng nói bình thường. Chúng ta cười, chúng ta khóc, khi chúng ta chạm phải những điều vượt quá khả năng diễn đạt của tiếng nói bình thường. Tiếng cười và tiếng khóc hiện hữu bên trong lịch sử tiếng nói của một đời người, nhưng chúng không được ghi xuống, vì chúng là những tiếng nói khác thường: chúng không có ngôn từ... (...)

POWER AND FREEDOM - Prelude [New version, 2013] / QUYỀN-LỰC VÀ TỰ-ZO - Khai-từ [Bản mới, 2013] -  Nguyễn Quỳnh
... Ngày nay Tầu học khoa-học và kĩ-thuật của Tây-fương và muốn lập lại bài-học lịch-sử canh-tân của Nhật. Có lần bị lép vế trước Tây-fương, Tầu gọi người Âu-châu có óc thuộc-địa là “Bạch-quỉ”. Ngày nay, toàn thế-jới, chứ không kể Hoa-kì, fải sửa-soạn đương-đầu với quỉ Tầu. Con quỉ này đã có lần mang hỗn-zanh là “Nạn Hoàng-chủng.” Đúng vậy, nạn ấy đang xảy ra. Một cuộc đụng-chạm gê tởm sẽ sẽ không sao tránh khỏi... (...)

Jacques Derrida đã zùng Deconstruction hay Fương-fáp Khai-mở và Fê-bình Cơ-cấu ra sao khi viết Zẫn-nhập vào CỖI-NGUỒN HÌNH-HỌC CỦA EDMUND HUSSERL? [kì 3] -  Nguyễn Quỳnh
... Nhưng nếu chúng-ta trở về với một điểm theo như quan-niệm của Galileo, thì chúng-ta sẽ đặt vấn-đề có fải câu-hỏi lúc này liên-quan tới những jì đã đạt được zành cho Galileo chăng? Chuyện ấy có nhưng không nên nêu ra nữa. Câu hỏi về cỗi-nguồn không fải là “vấn-đề đi tìm kiếm lịch-sử thuần-tuý về ngôn-ngữ” trong việc truy-tầm “những vấn-đề chuyên-biệt” mà các nhà Hình-học ban đầu đã nhìn rõ hoặc đã nêu lên thành công-thức... (...)

Tay mẹ nối đầu rồng -  Nguyễn Hoàng Văn
... Chưa thấy nghệ sĩ nào làm xấu quê hương của mình như Phạm Văn Hạng. Cũng chưa thấy nghệ sĩ nào dai dẳng bám trụ cái công việc ngu muội hoá nhận thức thẩm mỹ dân mình bằng nhà điêu khắc ấy, qua hai công trình mang tính dấu mốc của Đà Nẵng, “Mẹ Dũng Sĩ” cứng đờ chỉ lối 1985 và “Cầu Rồng” loè loẹt bê vàng 2013, nghĩa là trải qua suýt soát ba thập niên... (...)

The Being Of A Thing and Its Meaning In Social Communication -  Nguyễn Quỳnh
Since the concept of Visual Art has welcome everyday objects as authentic form and meaning I have found that Heidegger’s Was ist ein Ding? / What is a thing? (1967), and Habermas’s Communication and the Evolution of Society (1976), can be theoretically used in some extent to support and illustrate the reason of existence and creation by using such objects as genuine constructs of artworks and daily dialogs... (...)

Bàn về Cái Đẹp trong ngệ-thuật và trong khoa-học [kì 3] -  Nguyễn Quỳnh
... Thẩm-mĩ trong Fong-trào Lãng-mạn (Romanticism) có hại cho chúng-ta không? Cái jì là nền-tảng hay cơ-cấu ở trong hệ-thống Thẩm-mĩ ấy? Liệu chúng-ta có thể vừa tìm tòi lại vừa sáng-tạo ra í-niệm Đẹp trong khi trước mặt chúng-ta có một đường-lối chỉ-đạo về Thẩm-mĩ với fê-fán đúng sai? Liệu chúng-ta có zễ-zàng chấp-nhận những câu trả-lời cho những câu hỏi ở trên không?... (...)

Bàn về Cái Đẹp trong ngệ-thuật và trong khoa-học [kì 2] -  Nguyễn Quỳnh
... Khi tiếng nhạc ngừng, không có ngĩa là âm-nhạc không còn nữa. Người nge vẫn còn sống trong zư-hưởng và một đôi khi lắng đợi zư-hưởng ấy bùng lên, như khi chúng-ta nge Hoà-tấu Khúc hay Zư-hưởng Khúc. Thay vì được nge đàn-ca và vũ-điệu, khán-jả chỉ thấy Tristan và Isolde nằm trên sân-khấu rất lâu. Ngay lúc ấy, hay sau này có khán-jả sẽ thấy được thế-jới của Tristan và Isolde. Chính đó là í-niệm về âm-nhạc của Wagner... (...)

Bàn về Cái Đẹp trong ngệ-thuật và trong khoa-học [kì 1] -  Nguyễn Quỳnh
... Hai trong số những nét thông-minh của con người là khả-năng nhìn ra cái-đẹp và sáng-tạo ra cái-đẹp trong Ngệ-thuật cũng như trong Khoa-học. Cả hai khả-năng này loé ra từ uyên-nguyên (Idea), nhưng chỉ cụ-thể và fong-fú qua kinh-ngiệm và thức-tỉnh ở mỗi cá-nhân, đặc biệt nơi những người jầu cảm-thức và sáng-tạo. Vì vai-trò của văn-hoá và xã-hội có ảnh-hưởng tới sự fát-triển của trí thông-mình, cho nên Thẩm-mĩ có tính chung (Universality) và tính riêng (Particularity)... (...)

Làm thế nào mà tôi tống khứ được mấy cuốn sách của mình -  Pamuk, Orhan
... Trong số sách của mình thì có lẽ có mười hay mười lăm cuốn tôi thật sự yêu quí, nhưng tôi không có cảm giác uỷ mị đối với thư viện này. Nếu xét nó như là một hình ảnh, một bộ sưu tập nội thất, một mớ bụi bặm, một gánh nặng hữu hình, thì tôi không thích nó chút nào. Cảm giác gần gũi với nội dung bên trong nó cũng tựa như có những mối quan hệ với những người phụ nữ có đức hạnh cao cả ở chỗ lúc nào cũng sẵn sàng yêu ta... [Đoàn Khương Duy chuyển ngữ] (...)

The Forgotten South -  Melling, Philip H
[KỶ NIỆM MỘT NĂM NGÀY MẤT MARK FRANKLAND (12.04.2012 - 12.04.2013)] ... If Vietnam is a place of tragedy, it is also a place of foolishness where the spirit world can sometimes combine with the whimsical for the sake of entertainment. An absurdity perhaps, but not one that is beyond perceptive comprehension... (...)

Anh viết cho ai? -  Pamuk, Orhan
... Bởi lẽ mọi nhà văn trong sâu thẳm lòng mình đều muốn viết chân thật, cho nên — ngay cả sau ngần ấy năm trôi qua — tôi vẫn thích được ai đó hỏi tôi viết văn cho ai. Tuy nhiên, trong khi tính chân thật của nhà văn phụ thuộc vào khả năng dấn thân vào thế giới anh đang sống, thì nó cũng phụ thuộc nhiều vào việc anh phải có khả năng hiểu được rằng vị thế bản thân anh cũng sẽ thay đổi trong thế giới đó... [Đoàn Khương Duy chuyển ngữ] (...)

Trình-bày thẩm-mĩ của Immanuel Kant: Đọc và Fê-bình cuốn Kritik der Urteilskraft (1790) -  Nguyễn Quỳnh
Để cho những chuyên-luận về Husserl, Heidegger, và Derrida tôi đang trình-bày trên Tiền-Vệ được rõ ràng chúng ta nên bắt đầu đọc tư-tưởng của Kant — chúng-ta đọc ngay nguyên-tác, chứ không zựa trên những sách-sử trình-bày tư-tưởng Kant, zù rằng có những tư-liệu vô cùng xuất-sắc, nhưng cũng chỉ là những fân-tích về một góc-cạnh mà thôi. Những người chuyên-môn trong Triết-học biết rõ rằng mọi trình bày toàn-ziện tư-tưởng của Kant đều không đầy đủ đến độ bị hiểu sai... (...)

Jacques Derrida đã zùng Deconstruction hay Fương-fáp Khai-mở và Fê-bình Cơ-cấu ra sao khi viết Zẫn-nhập vào CỖI-NGUỒN HÌNH-HỌC CỦA EDMUND HUSSERL? [kì 2] -  Nguyễn Quỳnh
Tinh-thần jải-fóng của Khoa-học, xét theo nền-tảng ở Thế-jan có Đời-sống (Lebenswelt), nói cho đúng fải là thế-jan có sự-sống của con người và của những hành-động chủ-quan căn-bản của con-người. Chúng-ta thấy tinh-thần ấy vẫn còn là một điều-kiện cần-thiết để tiến tới thành-công. Nhưng, tinh-thần jải-fóng này cũng là một mối lo-âu vì sự lãnh-đạm của chủ-ngĩa khách-quan. Tại sao? Sự lãnh-đạm của chủ-ngĩa khách-quan che mờ những cơ-cấu uyên-nguyên khiến cho những cợ-cấu này trở nên xa lạ với chúng-ta khiến chúng-ta không thể nào hiểu được... (...)

Đọc và fê-bình “Cơn Khủng-hoảng của Khoa-học Tây-fương” của Edmund Husserl [kì 4] -  Nguyễn Quỳnh
... Fương-fáp đo-lường fải zựa trên í-niệm. Trước hết chúng-ta zựa vào hình-thể của sự-vật, trong khái-niệm gọi là “na-ná” mà thôi. Rồi chúng ta nhận ra độ cao-thấp, độ này liên-hệ tới độ kia, tính rõ ra từng vị-trí hay từng điểm, đo khoảng-cách và góc độ của nơi chốn và fương-hướng, chỗ nào rõ ra chỗ đó. Đo-lường là trưng ra khuôn-thước tiêu-chuẩn có tính ứng-zụng zựa vào những hình-thể căn-bản mà chúng-ta biết rõ để ai cũng zùng được bất cứ lúc nào. Như vậy, đo-lường zựa vào liên-hệ jữa các hình-thể với nhau đễ biết rõ jữa các iếu-tố chính có liên-quan với nhau, rõ-rệt trong thực-hành... (...)

Thơ Nguyễn Đức Tùng như đứa trẻ nghìn tuổi -  Trần Thùy Mai
... Nhà thơ của chúng ta cứ như một cậu bé chạy trên cánh đồng, với đôi bàn tay luôn giang ra hứng lấy những giọt sương mong manh nhất của trời đất này. Trong những giọt sương ấy, là phản chiếu biết bao nụ cười và máu lệ của trần gian. Cho nên thơ Nguyễn Đức Tùng là một đứa trẻ nghìn tuổi, tôi thường nghĩ thế... (...)

Jacques Derrida đã zùng Deconstruction hay Fương-fáp Khai-mở và Fê-bình Cơ-cấu ra sao khi viết Zẫn-nhập vào CỖI-NGUỒN HÌNH-HỌC của Edmund Husserl? [kì 1] -  Nguyễn Quỳnh
... Sự ra đời và fát-triển của Khoa-học fải cho fép chúng-ta đạt đến cái jì chúng-ta chưa hề biết trong í-niệm tự-nhiên của lịch-sử. Bởi vì trong í-niệm này, làm sống lại những hiểu-biết và kinh-ngiệm đã qua fải là vấn-đề theo luật tự-nhiên của lẽ fải (de jure) cho nên sự fát-triển và ra đời của Khoa-học là điều kiện tiên-quyết “ắt có và đủ” cho í-ngĩa kinh-ngiệm zựa vào thực-chứng... (...)

Đọc và fê-bình “Cơn Khủng-hoảng của Khoa-học Tây-fương” của Edmund Husserl [kì 3] -  Nguyễn Quỳnh
... Việc đầu tiên chúng ta fải làm là hiểu được sự chuyển-hoá căn-bản của tư-tưởng. Việc làm của Triết-học có nội-zung sâu-rộng ở thủa ban-đầu trong kỉ-nguyên mới khởi đi từ khi tư-tưởng cũ đã bị thay thế. Từ Descartes trở đi, tư-tưởng mới ảnh-hưởng tới mọi fong-trào và fát-triển trong Triết-học cho nên tư-tưởng mới này trở thành iếu-tố nội-tại làm hậu-thuẫn cho mọi sức-mạnh của những fong-trào đó... (...)

Tôi viết bằng một thứ ngôn ngữ đã biến tôi thành kẻ lưu đày -  Adonis
... Là một nhà thơ, nghĩa là tôi đã từng viết nhưng thực ra tôi chưa viết gì cả. Thơ là một hành động không có bắt đầu cũng không có kết thúc. Thực ra thơ là một hứa hẹn cho một sự bắt đầu, một sự bắt đầu mãi mãi... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính và phụ chú của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Đọc và fê-bình “Cơn Khủng-hoảng của Khoa-học Tây-fương” của Edmund Husserl [kì 2] -  Nguyễn Quỳnh
... Với tinh-thần Tự-zo chúng ta vẫn ngưỡng-mộ cái-đẹp của con-người Thời-cổ, tức là tính-người uyên-nguyên không hề bị vong-thân. Con-người Âu-châu có nhân-tính như thế nên mới có thể zuy-trì đời-sống tự-zo và ước-ao tiếp-tục sống và fát-triển ngay trong tinh-thần tự-zo ấy... (...)

Đọc và fê-bình “Cơn Khủng-hoảng của Khoa-học Tây-fương” của Edmund Husserl [kì 1] -  Nguyễn Quỳnh
... Những hiểu-lầm đưa tới lòng thù-hận của con người không ưa Khoa-hoc và Kĩ-thuật thường xuất-hiện trong khối óc thiển-cận của một số người, đặc biệt trong những xã-hội nặng về tôn-jáo và kém mở-mang ở thế-jan. Tại những nơi đó con người sống với bản-năng sướt-mướt và cuồng-tín... (...)

Đọc và fê-bình “Cỗi Nguồn Hình-Học Trong Cái-Nhìn Theo Lịch-Sử Có Í-Thức Rõ-Ràng” của Edmund Husserl [kì 4] -  Nguyễn Quỳnh
... Chúng-ta cũng thấy rõ là đời-sống với những nhu-cầu cụ-thể đòi hỏi nhiều hình-thể đặc-thù, zo đó chúng-ta cần thực-hành (praxis) bằng kĩ-thuật để tạo ra những hình-thể riêng theo í của chúng-ta. Chúng ta cũng cần tiến-tạo những hình thể ấy tuần-tự theo đường-hướng... (...)

Hậu hiện đại khởi động cách mạng văn học Việt Nam -  Inrasara
... Từ đó, trào lưu hậu hiện đại góp phần đánh thức ý thức tự do, dân chủ và trách nhiệm công dân nơi mỗi nghệ sĩ sáng tạo. Cuối cùng, hậu hiện đại chấp nhận Cái Khác (The Others), và đòi hỏi những Cái Khác cần được đối xử bình đẳng với cái vốn được xem là chính thống, trung tâm. Tôi gọi đó là Đức lí hậu hiện đại... (...)

Đọc và fê-bình “Cỗi Nguồn Hình-Học Trong Cái-Nhìn Theo Lịch-Sử Có Í-Thức Rõ-Ràng” của Edmund Husserl [kì 3] -  Nguyễn Quỳnh
... Í-ngĩa zữ-kiện văn-hóa, zù có tiềm-ẩn hay lập-lờ thế nào chăng nữa, đều luôn luôn có thể jải-thích được. Điều này khiến chúng-ta lại nhớ đến Tractatus của Wittgenstein (2.0201, 3.24) bất cứ một ziễn-jải nào và bất kì fương-fáp nào làm cho cái jì rõ ràng trở thành minh-chứng hẳn-hoi chẳng qua cũng chỉ là công-việc khai-quật lịch-sử mà thôi. Đúng thế, đó là vấn-đề lịch-sử cho nên í-ngĩa chuyên-chở lịch-sử rất cần-thiết, vì thế Husserl gọi í-ngĩa ấy là chân-trời ngay trong chính í-ngĩa... (...)

Tiền Vệ đã sáng tạo tôi -  Ðinh Thị Như Thuý
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tiền Vệ đã cho tôi sự tự tin khi chọn đăng gần như tất cả những bài viết tôi gửi đến. Tiền Vệ đã làm tôi tin hơn vào chính tôi... Viết. Và in trên Tiền Vệ. Không phải là lý do duy nhất để thơ tôi tồn tại. Nhưng đã là một trong những lý do để tôi nuôi dưỡng đam mê sáng tạo trong tôi... Nếu không ở Tây Nguyên có lẽ tôi sẽ không làm thơ và nếu không có Tiền Vệ có lẽ tôi sẽ không làm thơ theo cách như tôi đang làm. Tôi nghĩ trong một phần quan trọng nào đó chính Tiền Vệ đã sáng tạo tôi... (...)

10 NĂM TIỀN VỆ — 10 năm sống, chiến và sáng tạo theo tinh thần tiền vệ -  Inrasara
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Có thể khẳng định, 10 năm tồn tại, Tiền Vệ đã góp phần quan trọng làm thay đổi khuôn mặt văn học tiếng Việt đương đại, để hướng về một nền văn học tự do, và triển khai tối đa tinh thần tự do theo đúng nghĩa cao cả và nguyên ủy nhất của từ này... (...)

Mười-năm Tiền-Vệ / On the ten-year anniversary of Tiền-Vệ -  Nguyễn Quỳnh
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Vậy thì, nếu đúng Tiền-Vệ có ngĩa là “Tiên-fong”, nhưng không nêu rõ lí-thuyết và bằng những bản tuyên-ngôn, vẫn có thể tạo nên một không-jan-và-thời-jan cho những thử-thách của mỗi-người, mà kết-quả ra sao sẽ ra ngoài zự-đoán của chúng-ta. Thập-niên tới của Tiền-vệ nên bắt đầu ngay từ bây jờ. Tuy rằng một chu-kì tới còn lâu mới biết, nhưng chắc-chắn có một thành-quả mới... / ... As such, if Tiền-Vệ be Avant-garde, without avant-gardism and in the absence of its manifestoes, it might still offer an invaluable space and time for individual’s challenges whose results would be unpredictable. Another decade should begin at this present, and by the end of the next cycle yet unknown, it must positively be another achievement... (...)

Đọc và fê-bình “Cỗi Nguồn Hình-Học Trong Cái-Nhìn Theo Lịch-Sử Có Í-Thức Rõ-Ràng” của Edmund Husserl [kì 2] -  Nguyễn Quỳnh
Cũng jống như Khoa Hình-học, mọi ngành Khoa-học khác đều có đề-án rõ ràng với những kết-quả đẹp nhất. Trong khát-khao để đạt đến tuyệt-vời chúng ta thấy nhiều thành-công đáng-kể ở các lãnh-vực hay cấp-bậc mà Khoa-học khao-khát và đã đạt được. Điều này khác hẳn với những Khoa-học thiên về lí-thuyết chẳng hạn như Triết-học,41 trong đó các nhà Khoa-học của bộ-môn này chì thích bàn-luận, làm sáng-tỏ í-niệm, và ziễn-tả í-niệm. Husserl gọi Khoa-học thiên về lí-thuyết là Khoa-học còn nằm trong í-niệm thuần trực-jác để trình-bày minh-chứng mà thôi... (...)

Một viên ngọc sáng -  Lưu Mêlan
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Mười năm qua rồi, tôi mong Tiền Vệ càng ngày sẽ càng phát triển mạnh hơn và còn sáng tạo, tiên phong hơn nữa, và sẽ còn nhiều cây viết nữa với nhiều tham vọng hơn nữa tiến sâu vào con đường này để mở ra cho văn chương Việt Nam một lối thoát, cho bất cứ người nào còn cần văn chương, hay cho chính văn chương, vì chính cái đẹp và sự cứu rỗi, sự sinh sôi, sáng tạo, đầy sống động và tự do của nó... (...)

Tiền Vệ giúp nuôi dưỡng những giấc mơ -  Lê Nguyên Tịnh
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tôi luôn luôn có niềm tin Tiền Vệ sẽ sống lâu lắm, ít nhất cho đến khi mọi người Việt Nam có tự do sáng tạo, tự do phát biểu. Tiền Vệ giúp nuôi dưỡng những giấc mơ của tôi. Anh em chủ trương Tiền Vệ như những chiến binh luôn đi về phía trước... (...)

Đọc và fê-bình “Cỗi Nguồn Hình-Học Trong Cái-Nhìn Theo Lịch-Sử Có Í-Thức Rõ-Ràng” của Edmund Husserl -  Nguyễn Quỳnh
... Điều khiến chúng ta để í đến Cỗi-nguồn Hình-học trước hết là những suy-ngĩ chưa hề đến với Galileo. Chúng ta đừng để í đến khoa Hình-học đã có sẵn và truyền đến từ xưa, và cũng đừng để í đến khoa Hình-học trong í-ngĩa của Galileo. Thực ra không có jì khác nhau trong cách suy-ngĩ Hình-học của ông ta so với những người đã thủ-đắc được hiểu biết môn Hình-học cựu-truyền, khi những người này và Galileo làm việc với nhau, zù họ là những nhà Hình-học suy-tư thuần-túy (lí-thuyết) hay ứng-zụng... (...)

Tiền Vệ: một luồng văn học mới không biên giới -  Hoàng Xuân Sơn
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tại sao không có một công cuộc nghiên cứu rộng rãi về một thế lực đột phá văn chương hải ngoại hiện nay (mà tôi nghĩ có rất nhiều khuôn mặt trong nước tham gia) đã xuất hiện đều đặn và liên tục trên Tiền Vệ và nhiều mạng văn nghệ bạn? ... Tôi không có mớm ý đẩy trọng trách cho Tiền Vệ, nhưng hi vọng Tiền Vệ sút một quả mở màn vi vút xem sao... (...)

TIỀN VỆ và tự do tư tưởng & diễn tả cho nghệ thuật Việt Nam đương đại -  Tiền Vệ
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Những nghệ sĩ Việt Nam có lương tâm và trách nhiệm đã và đang viết không ngừng. Họ viết để lấp vào khoảng trống của không gian và thời gian phi lịch sử ấy. Và TIỀN VỆ đang hỗ trợ họ, quảng bá và bảo tồn những tác phẩm của họ. TIỀN VỆ là một trong những điều kiện tồn tại của họ — những nghệ sĩ bị guồng máy chính trị gạt ra bên lề và, đặc biệt, những nghệ sĩ như những người bất đồng chính kiến, ở Việt Nam hôm nay. Họ phải tiếp tục tồn tại để viết cho một tương lai khác — một tương lai mà nhân dân Việt Nam có thể giành lại lịch sử của mình, một lịch sử đầy thương đau, nhưng là một lịch sử mà chính họ đã trải qua bằng xương máu... (...)

Leonard Cohen: Mang anh xuống một dòng sông -  Nguyễn Đức Tùng
... Trong thơ và ca khúc của Cohen có một điều gì khó hiểu, khó giải thích, thuộc về toàn bộ lối sống, hành trạng, như thể không phải là bản thân ngôn ngữ, ca từ, mà chính con người mới là phương cách biểu hiện của nghệ thuật. Cohen kêu gọi sự nhìn lại, đập vỡ, sự làm mới từ nhiều góc cạnh khác nhau của các mối quan hệ: bất cứ một tình nhân nào cũng muốn cùng lúc sở hữu và tự do. Nhưng làm thế nào người ta có thể vừa sở hữu vừa tự do?... (...)

Con đường đến với văn chương -  Trà Đoá
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Đến một lúc, tình cờ vén đám mây dối trá đó lên, bạn nhận ra có nhiều thứ tươi sáng ngoài kia... Tiền Vệ là một trong những thứ như thế. Vâng, có nhiều cách để đến với văn chương nhưng sẽ chẳng có cách nào mà không phải do đam mê dẫn dắt và sự trung thực soi đường. Nhưng đôi lúc, để niềm đam mê ấy trở nên hiện thực, cũng phải cần những khích lệ. Đối với tôi, Tiền Vệ là niềm khích lệ lớn lao để tôi bước vào con đường viết lách... (...)

Đảm nhận vai trò lịch sử... -  Ngự Thuyết
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tiền Vệ với một Ban Biên Tập chuyên nghiệp, với số cộng tác viên hùng hậu, và với hai người chủ biên đa năng, đa hiệu, và đầy tâm huyết, sẽ xứng đáng đảm nhận vai trò lịch sử của nó... (...)

Vài ghi nhận, 10 năm Tiền Vệ -  Ðinh Trường Chinh
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Một sân chơi tuy mới mà quen thuộc. Nơi sau đó tôi sẽ gửi đến những gì ưng ý nhất. Nơi tôi sẽ đọc những sáng tác xóa bỏ đường viền, thành kiến, xóa bỏ sự cũ kỹ trong nghệ thuật, và học hỏi được nhiều điều mới từ những lý thuyết mới trong nghệ thuật đương đại. Nơi tôi được “gặp” rất nhiều nhà thơ, nhà văn, trẻ trong nước, có người tôi chỉ thấy sáng tác đăng trên tienve.org. Khoảng cách thu hẹp. Một sân chơi đích thực cho văn chương nghệ thuật Việt trên toàn cầu... (...)

Từ báo in Việt đến báo mạng Tiền Vệ -  Phan Đức
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Từ lâu, tôi luôn tâm niệm làm thơ là phải sáng tạo, là làm ra sự độc đáo của riêng mình, và không giống ai, còn nếu không làm được như vậy thì nên ngừng viết. Dù thế, chính tôi đến nay vẫn không thích làm thơ kiểu mới nhưng mặt khác cũng rất trân trọng người làm thơ có ít nhiều sáng tạo, chứ không còn dị ứng như trước!... (...)

10 năm Tiền Vệ -  Black Raccoon
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Thật ra, tui không rõ nhóm chủ trương Tiền Vệ đặt tên tờ báo theo nghĩa nào. Tiền Vệ trong bóng đá Forward, hay Tiền Phong trong văn học Avant-Garde? Có lẽ là Tiền Vệ trong bóng đá. Xung phong, tấn công. Dĩ nhiên là có mục tiêu. Trong bóng đá Soccer, người tấn công cần tốc độ, kỹ thuật và cả nghệ thuật phối hợp lắt léo đẹp mắt. Tờ Tiền Vệ dường như có đầy đủ các yếu tố này... (...)

Với Tiền Vệ, tôi nuôi dưỡng tâm bình an... -  Hoàng Long
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tự do, tôn trọng mọi thể nghiệm nghệ thuật mới nhất. Cái này là vô cùng quan trọng. Đối với Tiền Vệ, tác giả được thỏa sức viết, viết về bất cứ điều gì chỉ cần ráng viết sao cho hay là được... (...)

Hơn một ngàn ngày -  Khuất Đẩu
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Khi Talawas tự đình bản, tôi nghĩ mình cũng chết theo. Không ngờ lại đầu thai ở Tiền Vệ. Hóa ra là đã 1000 ngày! Một ngàn ngày chạy theo anh em cũng muốn hụt hơi. Nhưng mà vui. Cái vui lớn nhất là được sống trong không khí bát ngát của tự do. Tự do viết, tự do suy tưởng. Chẳng phải mang một cái vòng kim cô nào hết... (...)

Không có sự cô độc nào -  Trần Tiến Dũng
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Giờ đây nhìn lại, tôi thấy mình chính xác khi đã tin rằng Tiền Vệ là miền đất hứa của phẩm chất văn học tiên phong và ý thức tự do... Không có sự cô độc nào trước bóng tối ác hiểm của hệ thống độc tài kiểm duyệt và đặt bẫy. Đã chọn là thi sĩ và nhà văn tự do thì không có sự cô độc nào, cho dẫu là vẻ ngoài. Sự thật là vậy, bởi sự kiên nhẫn khinh thường loại chữ nghĩa chuồng trại luôn có không khí sạch và cần thiết hơn cho ý thức và sáng tạo... (...)

Tiền Vệ - dòng sông ơi, vẫn cứ chảy... -  Trần Hữu Dũng
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... 10 năm Tiền Vệ là cả chặng đường dài của tờ báo mạng về văn học nghệ thuật, nhưng để hình thành “một khối Thịnh Vượng Chung của văn học nghệ thuật Việt Nam, nơi, bất chấp những dị biệt về địa lý và chính trị, mọi người có thể gặp gỡ nhau trong nỗ lực tìm tòi và thử nghiệm để trả công việc sáng tác trở về đúng nguyên nghĩa của nó: làm ra cái mới” thì quả là một thử thách cam go, ác liệt!... (...)

“Thập niên đăng hoả” của Tiền Vệ -  Trần Ðình Lương
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Sẽ có vụ mùa tốt khi khí hậu văn học nghệ thuật không còn ô nhiễm vì chính trị; khi người sáng tác vượt lên được sự cô quạnh của hoàn cảnh sống cùng sáng tác của mình. “Thập niên đăng hoả” của Tiền Vệ với những bước tiến mạnh mẽ về phía trước: “Hé cửa vào mai sau”... (...)

Mười năm Tiền Vệ (2002-2012) -  Nguyễn Hưng Quốc
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Trước, tôi đã biết, trên lý thuyết, tính tốc độ và tính toàn cầu của internet, nhưng chỉ với Tiền Vệ, tôi mới cảm nhận được, một cách trực tiếp, ý nghĩa thực sự của hai đặc điểm ấy... (...)

Những gợi mở về cách nhìn thế giới -  Nguyễn Thanh Hiện
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... có thể nói suốt mười năm qua, trang mạng tienve.org đã làm được công việc đi tiên phong trong việc giới thiệu những cái mới của văn học và nghệ thuật thế giới, cả trong lĩnh vực hư cấu lẫn lĩnh vực phi hư cấu... (...)

Viết “Linh” -  Lê Minh Phong
... Lúc đầu tôi không định đặt tên cho cô bé ấy là Linh, cũng như trong những tác phẩm trước tôi không hề đặt tên cho nhân vật. Họ chỉ là những ký hiệu, những đại từ nhân xưng nào đó. Không thể lý giải được vì sao khi tôi viết “Linh” tôi lại bắt đầu bằng chữ Linh, đó là một sự phá vỡ trong lối viết của riêng tôi. Lần đầu tiên tôi đặt tên cho một nhân vật. Dẫu sao thì chữ Linh cũng đã vượt ra ngoài sự định danh thuần tuý cho một nhân vật... (...)

Mối quan hệ giữa tiểu thuyết với những vấn đề thời sự -  Soueif, Ahdaf
... Và bạn, một tiểu thuyết gia, không thể chụp bắt một trong những câu chuyện ấy rồi bỏ chạy và tự nhốt mình với nó và đầu hàng nó và chờ đợi và làm việc để sự chuyển hoá xảy ra - bởi vì bạn, một công dân, cần phải có mặt, ở đó, trên mặt đất, diễu hành, cổ vũ, nói chuyện, kích động, phát ngôn. Tài năng của bạn - ở thời điểm khủng hoảng - là kể lại tất cả những câu chuyện như chúng đang là, để chúng đạt được sức mạnh như hiện thực, chứ không phải như tiểu thuyết... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm] (...)

Tính chính trị của ngôn ngữ -  Nguyễn Hưng Quốc
... Nếu việc sử dụng ngôn ngữ trong bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà nước Việt Nam mang đầy tính chính trị, thì hiện tượng phản-ngôn ngữ đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay cũng có tính chính trị. Thứ chính trị trên dựa trên sự áp chế, độc tài và giả dối; thứ chính trị dưới là một sự phản kháng lại thứ chính trị trên nhưng lại dựa trên một thứ chủ nghĩa hư vô đầy tuyệt vọng... (...)

Lạc hậu bình phương, mâu thuẫn lập phương* -  Inrasara
Ở Việt Nam, vài nhận định sai lầm mang dáng dấp chân lí đinh đóng thường xuyên được lặp đi lặp lại lại, đã tạo nên hội chứng lây lan. Trên các trang báo, báo chuyên văn học và báo phổ thông; trong các hội thảo văn học lớn, nhỏ; trong các cuộc trả lời phỏng vấn của nhà phê bình và cả từ phát ngôn của các quan chức văn học. Thế kỉ trước, thập niên qua và cả… mới hôm qua. Rằng, “sáng tác chưa theo kịp hiện thực đời sống” và “phê bình không theo kịp đời sống văn học”... (...)

Thơ đến từ lòng tử tế -  Nguyễn Đức Tùng
... Nhưng ý nghĩa của chuyện buồn hay vui trong thơ không dừng ở đó. Nỗi buồn đau là bậc thang, là cánh cửa mà bạn bắt buộc phải bước lên, phải vượt qua, để đi tới một cảnh quan khác, rộng rãi hơn. Bởi vì khả năng cao nhất của trí óc con người là tưởng tượng, khả năng cao nhất của tưởng tượng là sự đồng cảm - vốn là thứ nhiều khi vượt ra ngoài biên cương ngôn ngữ... (...)

Hiện thực lạ lùng, bịa tạc – một dấu hiệu của tinh thần phản hiện thực trong sáng tác của Trần Vũ -  Ðoàn Huyền
... Trần Vũ đã thành công trên con đường dùng hư cấu để viết về hiện thực của mình. Hay nói cách khác, trên hành trình đi ngược với truyền thống “nệ thực” của văn học Việt Nam, nhà văn đã không chỉ thành công với tư cách một kẻ mở đường táo bạo mà còn với tư cách một nghệ sĩ tài năng... (...)

Thơ hay, thơ dở, cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay -  Nguyễn Hưng Quốc
... Theo tôi, cái hay trong thơ dở cũng như cái dở trong thơ hay là những hiện tượng phổ biến trong cả không gian lẫn thời gian. Ở đâu và thời nào cũng có. Chỉ khác ở mức độ. Có thể nói một cách vắn tắt và khái quát thế này: Bất cứ một bài thơ hay một khuynh hướng thơ nào chúng ta xem là hay hiện nay cũng từng có lúc bị xem là dở; và ngược lại, bất cứ một khuynh hướng thơ nào từng có lúc được xem là hay, đến một lúc nào đó, chỉ sản xuất ra toàn thơ dở... (...)

Thói quen nệ thực trong văn học Việt Nam và những nỗ lực vượt thoát -  Ðoàn Huyền
... Bản thân những thay đổi trong quan niệm về hiện thực và những thử nghiệm trong bút pháp nghệ thuật là dấu hiệu cho sự vận động của nền văn học và chúng cho phép người ta được quyền hy vọng về sự bứt phá của văn học Việt Nam trong tương lai gần trên hai khía cạnh, cả tư tưởng nghệ thuật và bút pháp sáng tạo... (...)

Hài kịch ở khắp nơi [kỳ 2] -  Kundera, Milan
... Một cuốn tiểu thuyết đúng nghĩa luôn luôn đứng bên ngoài hy vọng và tuyệt vọng. Niềm hy vọng không phải là một giá trị, mà chỉ đơn giản là một sự giả định vô bằng cho rằng mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Một cuốn tiểu thuyết cho bạn một cái gì đó tốt hơn hẳn niềm hy vọng. Một cuốn tiểu thuyết cho bạn niềm vui. Niềm vui của tưởng tượng, của tự sự, niềm vui đến từ một trò chơi. Đó là cách tôi nhìn một cuốn tiểu thuyết — như một trò chơi... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm / Hoàng Ngọc-Tuấn hiệu đính] (...)

Hài kịch ở khắp nơi [kỳ 1] -  Kundera, Milan
... Không được xuất bản tác phẩm của mình trong đất nước của mình là một bài học tàn nhẫn; nhưng tôi nghĩ, đó cũng là một bài học hữu ích. Trong thời đại này, cuốn sách nào mà không thể trở thành một phần của nền văn học thế giới thì chúng ta phải xem nó là không hiện hữu... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm / Hoàng Ngọc-Tuấn hiệu đính] (...)

Bích Khê, cơn mộng tỉnh thức... -  Khánh Phương
... Tin cậy vào năng lượng hồi tưởng, tưởng tượng mãnh liệt, khao khát một tâm thế tự do, an nhiên và dân chủ, đồng thời sẵn sàng đắm chìm trong niềm khoái thú của đời sống cũng như tinh thần, tiếng thơ Bích Khê là tiếng lòng độc đáo, riêng biệt nhưng lại đủ ý nghĩa đại diện cho một lớp người Việt đầy sức sống, cởi mở, tràn đầy ham muốn sáng tạo của những năm đầu thế kỷ XX.... (...)

Chín ghi chú về bìa sách -  Pamuk, Orhan
Nếu một nhà văn có thể viết xong cuốn sách mà không mơ mộng đến cái bìa, thì ông ta là một người khôn ngoan, đầy hiểu biết, và là người hoàn toàn trưởng thành, nhưng ông ta cũng đã đánh mất đi cái nét thơ ngây đã từng giúp ông trở thành một nhà văn ngay từ thuở ban đầu... [Đoàn Khương Duy chuyển ngữ] (...)

Cảm nghiệm: Khả năng nghệ thuật -  Ngu Yên
Cái bình thường không thể trở nên bất thường nếu không được nhìn thấy từ đôi mắt bất thường; không được lọc qua một trí óc bất thường. Cái bất thường không thể chuyển đến người khác nếu không có một khả năng diễn đạt bất thường. Cái bất thường ở đây được định nghĩa là không-bắt-chước-cái-bình-thường... (...)

... Trong một đời sống chưa có giá trị cá nhân -  Giác Lâm
... Bỏ qua sự nôn nóng và khoái thú khuyếch trương cảm xúc nhất thời của bản thân như một cách tạo vẻ hấp dẫn, thường thấy ở nhiều người mới tìm đến thơ ca, thơ Lê Nguyên Vỹ đơn giản là sự bóc trần của suy tưởng và lắng đọng của thân phận... (...)

Cảm tưởng về ngày 30/4 -  Nguyễn Thị Thanh Bình
... 37 năm nhìn lại với tôi là một chặng đường tuột dốc thê thảm: tước đoạt của mọi tước đoạt, tham tàn trên cả tham tàn, lừa mỵ phản trắc không diễn tả nổi. Những chiếc bánh vẽ to tướng mà đến cuối đời nhà thơ Chế Lan Viên mới tuồng như thấu hiểu, thì người ta vẫn thay phiên nhau tọng vô họng nhân dân... (...)

“Những ngã tư và những cột đèn”: đi tìm thời đang mất -  Ðoàn Cầm Thi
Người ta đọc Những ngã tư và những cột đèn như một truyện tâm lý, phản gián, phiêu lưu,... Tôi đọc nó như một bài thơ, một nhật ký về nhật ký, một tiểu thuyết phản-tiểu-thuyết. [...] Gần nửa thế kỷ trước, khi miền Bắc xã hội chủ nghĩa chỉ dùng văn chương mậu dịch, thì Trần Dần viết tiểu thuyết phản-tiểu-thuyết. Trong câm lặng, ông ươm những cái mầm. Cho tương lai... (...)

Ivan Klíma - Người thầy của sống sót phi thường -  Frankland, Mark
[TƯỞNG NIỆM MARK FRANKLAND (1934-2012)] ... Klíma vẫn chưa bị thất vọng. “Phần đông chúng tôi đều nghĩ loại bỏ được cộng sản là một cái may cho tổ quốc. Dĩ nhiên ai nấy đều trông chờ phép lạ. Người ta vẫn nghĩ cách mạng sẽ giải quyết được hết mọi vấn đề của nhân loại. Thật ra cách mạng chẳng giải quyết được gì cả, chúng ta phải tự giải quyết lấy mọi chuyện. Cuộc cách mạng hầu hết chỉ tăng thêm rối rắm, tệ hại. Cuốc cách mạng của chúng tôi đích thực không phải là cách mạng, nó chỉ là sự tự diệt của một guồng máy cai trị đã hết hiệu quả, chẳng cần tới một phát súng, hay một giọt máu. Một phong cách rất Tiệp. Nhưng dù gì thì cũng đã có thay đổi lớn.”... [Nguyễn Đăng Thường chuyển ngữ / Hoàng Ngọc Biên giới thiệu] (...)

Dương Kiều Minh: “Thuở niềm tin chưa có trên đời” -  Khánh Phương
Thế giới thơ Dương Kiều Minh hiện lên bằng vẻ đẹp, cái đẹp hiu quạnh, trong suốt và mang vẻ lạ lùng đến đường tơ kẽ tóc của một thế giới hướng nội hoàn hảo, bất khả xâm phạm. Trong những nhà thơ cùng thế hệ với ông, chưa có ai say mê cái đẹp một cách thuần khiết và mãnh liệt như Dương Kiều Minh.... (...)

Mark Frankland, cây bút kiệt xuất của tờ Observer, từ trần, hưởng thọ 77 tuổi -  McKie, Robin
[TƯỞNG NIỆM MARK FRANKLAND (1934-2012)] ... “Bất cứ một đất nước nào ông đặt chân đến, ông cũng ngụp lặn vào trong sử ký và văn hoá của nó, và điều đó đã mang đến cho ngòi bút ký giả của ông một phẩm chất học thuật nhưng không bao giờ đánh mất đi niềm hứng thú nơi người đọc. Ông là một con người thanh lịch với khẩu vị tinh tế về âm nhạc và mỹ thuật, và một niềm khao khát cuồng nhiệt muốn tìm hiểu về mọi sự trên đời.” ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Lòng say mê: Động lực riêng tư -  Khánh Phương
Nếu như có điều gì gắn bó tôi với việc viết, cho đến bây giờ, thì đó là lòng say mê. Cuộc sống, ở trong tác phẩm văn học, khác với cuộc đời thường, ở chỗ nó được tạo dựng nhờ lòng say mê, từ sự bị quyến rũ một cách khủng khiếp của người viết. Người viết bị quyến rũ bởi vẻ đẹp, hiểu theo nghĩa rộng là những thang bậc mang tính chất cá nhân một cách tuyệt đối, nhưng cũng mang những dáng vẻ chắt lọc từ quan niệm bình thường, vốn có về cái đẹp, người viết bị quyến rũ bởi khả năng tự mình tạo ra những vẻ đẹp chưa bao giờ xuất hiện... (...)

Tài năng và thiên tài -  Nguyễn Đình Đăng
“Tài năng” (才能) và “thiên tài” (天才) là phiên âm Hán-Việt của hai từ Hán, đều có chung một chữ “tài” (才). Có lẽ vì vậy mà khái niệm “tài năng” và “thiên tài” đôi khi bị sử dụng lẫn lộn, ít nhất là trong tiếng Việt. Hậu quả là thỉnh thoảng tài năng lại được bơm lên thành thiên tài. Thực ra “tài năng” và “thiên tài” là hai khái niệm khác nhau về bản chất... (...)

Diễn từ Templeton -  Solzhenitsyn, Alexander
... Trước đây thế giới chưa từng biết đến một sự vô đạo nào có tổ chức, được vũ trang, và hiểm ác như trong chủ nghĩa Marx. Trong hệ thống triết học của Marx và Lenin, và trong cốt lõi tâm lí của họ, ác cảm với Thiên Chúa là động lực chính, còn cơ bản hơn tất cả các tuyên bố sai lầm của họ về kinh tế và chính trị. Chủ nghĩa vô thần hiếu chiến — không phải là bộ phận, không phải ngoại vi, không phải hậu quả thứ yếu của chính sách cộng sản, mà chính là trọng tâm cốt lõi... [Phạm Ngọc dịch từ nguyên tác Nga văn] (...)

Thơ Việt Nam: vùng trũng hay cường quốc? -  Inrasara
... Cuối cùng, một nền thơ lớn cần đặt nền tảng trong một xã hội tự do và dân chủ căn bản. Qua đó, nhà thơ mới có thể tự do triển khai tư tưởng mới, phát kiến thi pháp mới, mở ra trào lưu văn chương mới. Thơ Việt Nam có nhận được đặc ân đó chưa? Hỏi, có nghĩa là đã trả lời rồi... (...)

Thơ Đồng Đức Bốn & Mai Văn Phấn, từ một hướng nhìn động -  Inrasara
Ngôn ngữ là của chung một dân tộc. Từ ngôi nhà chung đó, nhà thơ xây dựng ngôn ngữ cho riêng mình, và/ để cư trú trong đó. Một thứ ngôn ngữ đặc thù cá nhân, có khi trên dưới trăm từ, lặp đi lặp lại như một thứ ám ảnh, làm thành cái riêng nhất, không thể lẫn... (...)

Không sống bằng dối trá -  Solzhenitsyn, Alexander
... Nhưng sẽ chẳng bao giờ có chuyện gì xảy ra cả, chừng nào chúng ta còn tiếp tục thừa nhận, tiếp tục ca ngợi, tiếp tục đóng góp, chừng nào chúng ta còn chưa tự tách mình ra khỏi một thứ dễ nhận thấy nhất xung quanh chúng ta: đó là sự Dối Trá! ... [Bản dịch của Phạm Ngọc] (...)

Ba cách nói về sự im lặng -  P.K.
... Ba chọn lựa khác nhau đưa ra ba con đường đi ngang qua chữ im lặng. Những chọn lựa trên của ý thức hay của vô thức? Tôi thực sự không biết. Tại sao lại đi ngang mà không đi vào? Bởi vì, tôi đã không đi theo lối xông thẳng đến những hình thức, ý nghĩa, hay nhạc điệu của bài thơ. Tôi chỉ âm thầm đi ngang những chữ... (...)

Trí thức -  Nguyễn Đình Đăng
... Phải nói thẳng một cách sòng phẳng như thế này. Trong lịch sử nhân loại chưa có một chế độ độc tài nào lại tôn trọng trí thức. Độc tài và trí thức không khác gì lửa và nước. Tần Thủy Hoàng từng ra lệnh đốt Kinh Thi và Kinh Thư, chôn sống hơn 460 Nho sĩ. Sa Hoàng Nikolai Đệ Nhị từng căm ghét trí thức đến nỗi muốn loại bỏ từ “trí thức” khỏi từ vựng của tiếng Nga: “Trí thức là một từ ghê tởm,” ông ta nói. Nhà độc tài kế tiếp ông, lãnh tụ cộng sản Lenin còn tiến một bước xa hơn khi đã không ngần ngại sử dụng một trong những từ thiếu sạch sẽ nhất để gán cho trí thức: Lenin gọi trí thức là cứt ... (...)

“Sự tùy tiện” phá phách, đầy thách đố trong cách ứng xử với đề tài lịch sử ở các sáng tác của Trần Vũ -  Ðoàn Huyền
... Khi từ chối viết về lịch sử như những gì được chép trong chính sử, và như những gì cộng đồng vẫn hiểu và tin, Trần Vũ và những nhà văn “cùng chí hướng với mình”, không những đã công khai từ chối làm tên “tuyên truyền viên” cho niềm tin và tín ngưỡng của cộng đồng, (dù cách ứng xử ấy ở nhà văn này nhiều khi quá cực đoan và dữ dội, thậm chí dữ dằn) mà còn cho thấy, họ — những người viết nên “bộ mặt tàn bạo của lịch sử” — đã “đi xa hơn lịch sử, để xâm nhập vào lãnh vực con người”... (...)

Bùi Giáng trong chiếc kính vạn hoa -  Bùi Văn Nam Sơn
... Trước mắt tôi, Bùi Giáng xuất hiện như trong một chiếc kính vạn hoa. Với tôi, hình ảnh ấy là một sự nhìn nhận, một vinh hạnh và một niềm an ủi lớn lao đối với bất kỳ tác giả nào không đơn điệu và nhất phiến. Người đọc nhiều thế hệ - từ những người bạn văn sống đồng thời, những người có cơ duyên hạnh ngộ và kết giao, những bà con lao động lam lũ vốn quen thuộc với một Bùi Giáng “phóng túng hình hài, ngang tàng tính mệnh” giữa phố thị Sài Gòn suốt mấy mươi năm, cho đến những nhà nghiên cứu và các bạn đọc trẻ tuổi ngày càng tinh tường, uyên bác hiện nay - đều tha hồ đến với ông tùy theo sở thích, cảm nhận và “căn cơ” riêng của mỗi người... (...)

Thử đặt nền tảng cho phê bình văn học Việt Nam đương đại -  Inrasara
... Cộng đồng văn học có nhiều bộ phận: Người sáng tác, nhà phê bình và độc giả; ở mỗi bộ phận tồn tại nhiều “loại” khác nhau. Có thể phân “nhà” phê bình làm ba loại: nhà phê bình đại diện cho thị hiếu chung của xã hội, nhà phê bình phát hiện cái mới khác trong sáng tác đương thời, và nhà phê bình lí thuyết mở hướng đi mới cho khai phá sáng tạo. Mỗi loại phê bình hiện hữu có lí do chính đáng của nó. Và cần thiết. Bởi tất cả đều có ích cho cộng đồng và cho sự phát triển của văn học, miễn là nhà phê bình thức nhận và biết đặt nó vào đúng vị trí và vai trò của nó... (...)

Đi bơi -  Flanagan, Richard
... Trong một thế giới nơi mà con đường dẫn đến các chế độ độc tài mới được đắp bằng sự sợ hãi của những kẻ khác, những tác phẩm lớn chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta không cô đơn, và cuối cùng, cũng không khác biệt nhau đến thế; rằng những gì nối kết chúng ta luôn luôn quan trọng hơn những gì chia rẽ chúng ta; và rằng sự chia rẽ bao giờ cũng trả giá bằng hình ảnh ghê tởm của sự áp bức... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm] (...)

Khi hệ thống toàn trị tự-cho-mình là giặc -  Nguyễn Hoàng Văn
... Khi hệ thống đã hiện nguyên hình là “giặc” thì chọn lựa tối ưu phải là cách nói thích đáng với “giặc”. Thích đáng như là “Thất Trảm Sớ” ở đó Chu Văn An đòi chém đầu bảy nịnh thần. Thích đáng như là “Thư Thất Điều” mà ở đó một trí thức như Phan Chu Trinh vạch ra bảy tội của Khải Định. Hay thích đáng như khi Nguyễn Trãi khi viết thư đánh vào ý chí của tên tướng xâm lược đến từ phương Bắc: bốn lần, bốn lá thư, là bốn lần mở đầu: “Bảo cho phường giặc dữ Phương Chính rõ”... (...)

Mâu thuẫn -  Badinter, Élisabeth
... Một phía, người ta hồ hởi, từ những năm 1970, với việc giải-đạo-đức-hoá tình dục và việc đẩy lùi biên giới của cấm kỵ. Phía kia, người ta cách tân quan niệm về sự xúc phạm tình dục. Là đối tượng của sự tiêu thụ hay là vật thiêng liêng, là hành động mua vui hay là tiêu chuẩn của phẩm giá, là bông đùa hay là bạo lực, tình dục là đối tượng của hai diễn từ đối chọi nhau gần như từng chữ một, cũng là vấn đề then chốt của chủ nghĩa nữ quyền luận mới... [Bản dịch của Nguyễn Ðăng Thường] (...)

Thi ca dấn thân hay dấn thân vị thi ca? [kỳ III] -  Nguyễn Thị Thanh Bình
... Chúng ta đều đang nhận ra là mình không thể viết như một phó bản của ngày hôm trước. Chúng ta nỗ lực tìm cách viết khác đi, và khác đi không có nghĩa chỉ làm mới hình thức, mà còn đào sâu một thứ ý nghĩa khác của thực tại. Tốt hơn nữa là biết tại sao chúng ta phải làm thơ, mà không thể làm một cái gì khác hơn trong lúc này... (...)

Thi ca dấn thân hay dấn thân vị thi ca? [kỳ II] -  Nguyễn Thị Thanh Bình
... Với thi ca dấn thân, tác phẩm luôn luôn biểu hiện được một thái độ, một tiếng nói mạnh mẽ đôi khi còn át luôn cả những tiếng động giấc ngủ mộng mị của đời sống. Và do đó có thể làm giật mình một số thi sĩ đang chỉ muốn nằm “run với gió”... (...)

Thi ca dấn thân hay dấn thân vị thi ca? [kỳ I] -  Nguyễn Thị Thanh Bình
... Lẽ nào chúng ta đang ở trong một thời đại mà thi ca bị đời sống có quá nhiều thứ náo động vây khổn đến mức chỉ còn như để trám vào khoảng trống lấp liếm? Lẽ nào những tiếng hú, tiếng tru, tiếng hét, tiếng thét, tiếng hát... của cả một hiện tượng thi ca phản kháng lại không đánh thức hoặc “đánh phá” nổi giấc ngủ an lành của quý vị đang nằm “run” với gió, “rụng” với lá cây...? ... (...)

Văn chương là chính trị -  Nguyễn Đăng Thường
... Mục tiêu của bài viết này không ngoài ý muốn cho thấy rằng quan niệm “vị nghệ thuật, vị văn chương” đã lỗi thời và không còn là một “vấn đề” để thắc mắc hay trăn trở nữa, vì hầu hết văn chương nói chung và tiểu thuyết thế kỷ 20 nói riêng, nếu không chính trị “ra mặt” thì cũng có “dính líu” xa gần tới chính trị. Và chuyện lựa chọn, như đã nói ở trên, đến lương tâm của từng người, là một quyết định riêng tư. Nhưng tốt hơn ta “nên chọn” thay vì để “bị chọn”... (...)

Taj Mahal -  Ngự Thuyết
... Lặng nhìn cái vòm cao lồng lộng giữa đêm trăng tháng ba đầu mùa xuân còn khá lạnh, trời sao lác đác, mờ mịt, xa xa những hàng cây đen, những ánh đèn leo lét không đủ sức xuyên thủng lớp sương mù không biết đã dâng lên từ lúc nào, dần dần tôi thấy Taj Mahal như đang rung động. Nó đang biến hình. Nó không còn là giọt nước mắt như lời thơ của Tagore nữa. Nó biến thành cái bầu vú, và đỉnh cao là núm vú... (...)

Thiên hạ -  Ðỗ Quý Toàn
Cuốn phim Hoàng Đế và Thích Khách kể chuyện một thích khách đi ám sát Tần Thuỷ Hoàng nhưng lại buông kiếm không giết. Một người bạn hỏi tại sao có cơ hội đâm chết bạo chúa mà lại không đâm? Chàng thích khách dùng thanh kiếm viết trên cát hai chữ: “Thiên Hạ” (Dưới Bầu Trời). Một ngọn gió thổi qua, cát bay mù mịt, trong chốc lát xoá mờ hai chữ Thiên Hạ!... (...)

Văn học và chính trị -  Phan Quỳnh Trâm
... Tôi tự hỏi là nếu như trong văn học có sự phân biệt rạch ròi giữa tác giả và tác phẩm thì tại sao khi bàn về văn học và chính trị lại không có sự phân biệt giữa nhà văn với chính trị và tác phẩm văn học với chính trị? Đó là những phạm trù khác nhau và không nên gộp chung vào nhau khi bàn đến mối quan hệ đối với chính trị... (...)

Thơ đương đại Việt Nam: bước chuyển mạnh từ miền Trung và Tây nguyên -  Inrasara
... Họ viết - thế thôi. Liên tục chuyển động và thay đổi. Không nhiều nhà phê bình nhận ra điều đó. Rất ít nhà phê bình theo kịp sự chuyển động đó. Không theo kịp, nhà phê bình mãi ở lại căn chòi mĩ học cũ để nhìn về thơ đương đại, nhận định và phán xét nó... (...)

Nhà thơ nói về thơ [II] -  Tranströmer, Tomas
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2011] ... Đối với tôi, bài thơ tự nó có một ý định mãnh liệt là được viết ra. Khi tôi viết một bài thơ, tôi chẳng có kế hoạch gì cho lắm. Tôi không phải là người làm chủ tình huống. Rốt cuộc, dĩ nhiên, cần phải có sự thông minh và tay nghề chữ nghĩa để làm cho một tác phẩm thành hình. Nhưng vào lúc bắt đầu thì đúng ra nó là một sự giục giã. Không phải do ý muốn của tôi. Vì thế, viết là một dạng hợp tác giữa cái tôi có thể làm chủ và không thể làm chủ... [Hoàng Ngọc-Tuấn trích dịch] (...)

Nhà thơ nói về thơ [I] -  Nhiều tác giả
... Các bạn biết đấy, tôi sinh ra rồi sẽ chết đi, tôi hiện hữu, tôi có lương tâm của tôi, tôi có bản thể của tôi, chính tôi. Tôi ở đây với vũ trụ này. Có lẽ có một đấng Thượng Đế; có lẽ không có đấng Thượng Đế nào cả. Đây là thân phận của tôi, thân phận làm người của tôi. Thơ nhắc nhở cho độc giả về điều đó... [Hoàng Ngọc-Tuấn trích dịch] (...)

Văn học Việt Nam & tinh thần đảng [phe, bè] phái -  Inrasara
Hơn nửa thế kỉ trước, André Gide nhận định sinh hoạt của văn chương Pháp, rằng vài nhóm chưa thành trường phái đã ra phe phái. Lời nhận định không sai, nếu áp dụng cho văn học Việt Nam hôm nay. Có khi ở ta, nó càng chính xác và có sức nặng hơn nữa. Bởi giai đoạn qua, văn học Việt Nam hình thành và phát triển trong môi trường xã hội rất đặc thù... (...)

Thế nào thì gọi là thơ? -  Phan Quỳnh Trâm
... Phân biệt thế nào là thơ, thế nào không phải là thơ là một điều cực kỳ phức tạp. Quan niệm về thơ thay đổi theo từng trường phái và thời đại. Ngay trong một trường phái và một thời đại thì chúng cũng có sự khác biệt lớn giữa người này và người kia. Không một ai dám đưa ra một danh sách những tiêu chí rõ ràng về thơ như một khuôn mẫu để chỉ cần đưa vào cái “khuôn” ấy một bài thơ vào là có thể khẳng định nó... lọt khuôn hay trật khuôn... (...)

Đối thoại hậu HÀNG MÃ KÍ ỨC -  Inrasara
... Với Chăm hôm nay, thứ nhất, hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, hiểu khái quát cũng được, hiểu sai chút đỉnh cũng không sao. Thứ hai, với quá khứ, giải sân hận và giải quá khứ. Giải quá khứ không phải là từ bỏ hay quay lưng lại quá khứ mà là, hiểu và buông xả. Với hiện tại: hành NHẪN. Thứ ba, phiêu lưu và sáng tạo. Dấn mình vào các lĩnh vực ngoài Chăm, sáng tạo cái mới, cạnh tranh với thế giới bên ngoài. Cuối cùng, dù sống bất kì đâu, không chối bỏ Chăm, khẳng định Chăm với Việt Nam và thế giới... (...)

Cái khó của nhà văn trẻ -  Lê Thăng Long
... Nhìn một cách tổng quan nhất thì trong vô số nhà văn trẻ hiện nay có thể thấy rõ sự xác lập hai khuynh hướng sáng tạo khác nhau. Khuynh hướng thứ nhất là những người viết trẻ mang ý hướng cách tân. Họ tự đốt đuốc tìm đường, muốn vượt thoát những tư duy cũ, nhằm xác lập một diện mạo mới cho nền văn học nước nhà. Khuynh hướng thứ hai là những người viết trẻ “vọng cổ”, trung thành với diễn ngôn cũ và hệ hình đã ăn sâu vào tiềm thức và cảm thức nghệ thuật của họ... (...)

Chú giải ngắn về văn chương vỉa hè Sài Gòn -  Inrasara
... Vỉa hè liên quan chặt chẽ [hay đồng nghĩa với] ngoại vi và phi chính thống. Đó là một thái độ chọn lựa chứ không phải [hay ít khi] bởi hoàn cảnh đưa đẩy. Ở vỉa hè vẫn có mặt đủ đầy mọi hỉ nộ ai lạc của văn giới, nhưng tuyệt đối không có “dạ bẩm quan lớn” hay “vâng báo cáo anh”. Nó không quan tâm đến văn học chính thống, thỉnh thoảng nó liếc về phía chính thống, nhưng thường thì với con mắt khinh thị. Cho rằng văn chương vỉa hè “lợi dụng” vị thế vỉa hè “để nâng phông mình lên” (chữ của Nguyễn Hữu Hồng Minh) là lầm to... (...)

Đọc Borges: những hệ quả... -  Monterroso, Augusto
Rốt cuộc, vấn đề lớn khi đọc Borges là: ta bị cám dỗ bởi ý muốn bắt chước lối viết của ông, một sự cám dỗ khó cưỡng lại nổi; nhưng bắt chước lối viết của ông lại là điều bất khả. Có những nhà văn mà bạn bắt chước được, chẳng hạn Conrad, Greene, Durrel; nhưng Joyce thì không, Borges thì không. Điều này nói ra thì nghe đơn giản và hiển nhiên. Nhưng cuộc tiếp xúc với văn chương của Borges không bao giờ xảy ra mà không có những hệ quả... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Art as Socio-Political Voice: Feminist and Graffiti Art / Ngệ-thuật là tiếng nói của xã-hội và chính trị: Trường hợp ngệ-thuật của fụ-nữ và graffiti [II] -  Nguyễn Quỳnh
... For the non-social members; namely the citizens who do not belong to any political associations, the social and political voices do not need to be eloquent and crafty, creative and aesthetic. Their voice resembles a “street scream”... | Đối với quần-chúng, tiếng nói của chính-trị và xã hội không cần fải hùng-hồn, xảo-điệu, sáng-tạo và đẹp. Nó jống như một “tiếng hét ngoài đường”... (...)

Art as Socio-Political Voice: Feminist and Graffiti Art / Ngệ-thuật là tiếng nói của xã-hội và chính trị: Trường hợp ngệ-thuật của fụ-nữ và graffiti [I] -  Nguyễn Quỳnh
From the point of view of social and political life, these two phenomena require serious attention, while aesthetic and artistic judgments sound like “self-evidence” that turns out to be dubious... | Xét về mặt chính-trị và xã-hội cả hai hiện tượng trên đáng được chúng ta tìm hiểu kĩ càng, trong khi ấy những fán xét về ngệ-thuật và thẩm-mĩ tuy có vẻ là chuyện “hiển-nhiên” lại khiến chúng ta đôi lúc rất hồ-ngi... (...)

Nguyễn Lãm Thắng và sự sống được nuôi bằng cái chết -  Hoàng Thuỵ Anh
... Từ việc mổ xẻ cái chết của chính mình, nhà thơ phản chiếu hiện thực của thế giới này. Đứng trong cảnh thực để nhìn đời thực có lẽ chưa thể khái quát hết, vì thế, Nguyễn Lãm Thắng đứng trong cõi âm, phóng mình vào cõi âm mà chiếu ra mới thấy hết từng lớp màn sương bao phủ của thế thái nhân tình. Nhờ vị thế ấy, thơ anh trở nên ma quái, hun hút những hố sâu của sự liên tưởng... (...)

Hai cảm thức thơ Việt qua hai kì sự kiện Hoàng Sa - Trường Sa -  Inrasara
Xung đột và tranh chấp ở Biển Đông vào cuối năm 2007 và giữa năm 2011 cùng các hệ quả của nó, là một sự kiện chính trị xã hội lớn nhất Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI qua hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra ở Sài Gòn, Hà Nội với những vụ bắt bớ, giam cầm tác động mạnh đến tâm thức người Việt khắp toàn cầu, qua đó tạo nên một hiện tượng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử văn chương tiếng Việt... (...)

Đứa nào đây? What next? -  Nguyễn Quỳnh
... Câu hỏi “Đứa nào đây?” ám-chỉ cái vừa đến. Đồng thời, câu hỏi cũng có ngĩa chỉ vào một sự-kiện hay một sự-vật có mặt từ lâu, nhưng tôi mới nhận ra. Tôi thường tự hỏi như thế, ví zụ, tôi nhìn vào tủ-sách, và hỏi sự có mặt của một cuốn-sách: “Đứa nào đây?” Khi hỏi thế, thông thường và chỉ với tôi mà thôi, cuốn sách đó fải ra đi. Câu hỏi “Đứa nào đây?” chuyên-chở ngĩa về “nguồn-gốc/ontic”, từ đó đưa chúng ta tới Lẽ-sống hay Nguồn-sống (Sein)... (...)

Tại sao văn chương? [V] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Đoạn kết câu chuyện của chúng ta, đoạn kết của lịch sử, chưa được viết ra, và không thể định trước được. Những gì chúng ta sẽ trở thành thì hoàn toàn phụ thuộc vào tầm nhìn và ý chí của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta muốn ngăn ngừa sự khô kiệt của trí tưởng tượng, ngăn ngừa sự biến mất của lòng bất ưng đáng quý vốn giúp tinh luyện sự cảm nhận của chúng ta và dạy cho chúng ta cách phát ngôn hùng hồn và mạnh mẽ, cũng như ngăn ngừa sự giảm thiểu quyền tự do của chúng ta, thì chúng ta phải hành động. Chính xác hơn, chúng ta phải đọc... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Thơ trước thời cuộc -  Thận Nhiên
Sài Gòn vừa nổ ra hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong hai Chủ Nhật liên tiếp, 05 và 12 tháng 6/2011. Trong cái không khí hừng hực của lòng yêu nước, chúng ta có những sáng tác mới. Đặc biệt những bài thơ về thời cuộc sớm nhất và đặc sắc nhất là của những nhà thơ nữ. Chúng tôi xin giới thiệu lại với độc giả sáng tác của hai nhà thơ nữ, Chiêu Anh Nguyễn và Bùi Khương Hà... (...)

Ảnh-hưởng của thẩm-mĩ trong thời toàn-cầu hoá -  Nguyễn Quỳnh
Thẩm-mĩ bàn tới những quan-niệm đẹp. Theo truyền-thống, cái đẹp xuyên qua con mắt của chúng ta, vì vậy nói tới cái đẹp chúng ta thường liên tưởng đến ngệ-thuật tạo-hinh — hội-hoạ, điêu-khắc và kiến-trúc. Điều này có thể bị coi là fiến-ziện nhưng rõ ràng xác-định jới-hạn của cảm-quan về những sự-vật hữu-hình. Chuyên-luận này chỉ bàn tới cái đẹp trong các fạm-trù kể trên xuyên qua lịch-sử Tây-fương và ảnh-hưởng của cái đẹp hữu-hình trong thời-đại Toàn-cầu Hoá... (...)

Việt Nam & tự do xuất bản -  Bùi Chát
... Điều tất yếu phải hiểu khi làm việc ở một môi trường như Việt Nam hiện nay là phải chuẩn bị tâm lý và đề cao cảnh giác vì “không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai”, bạn có thể bị chú ý bởi các quan chức văn hoá văn nghệ hoặc đang bị theo dõi mà không hay biết. Bạn có thể bị hù doạ hoặc quẫy nhiễu liên tục từ phía công an và có thể bị bắt bất cứ lúc nào mà không cần phải có lý do... (...)

Tại sao văn chương? [IV] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Không có phương tiện nào tốt hơn để kích động sự bất mãn đối với cuộc sinh tồn cho bằng việc đọc những áng văn chương hay; không có phương tiện nào tốt hơn để hình thành những công dân độc lập và có óc phê phán, những con người không bị thao túng bởi những kẻ cai trị họ, và những con người được phú cho một sự vận động tinh thần thường trực và một trí tưởng tượng mạnh mẽ... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Diễn từ nhận Giải thưởng Tự Do Xuất Bản -  Bùi Chát
... Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viển vông này chúng tôi đã chọn xuất bản. Cũng như những anh em đang bị tù đày, quản thúc và tất cả những người đang đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp ở Việt Nam, chúng tôi luôn tin tưởng vào lương tri. Thông qua việc xuất bản một cách tự do những điều cần thiết, chúng tôi biết rằng nhiều độc giả của chúng tôi sẽ tìm thấy lại lương tri của mình... (...)

Bài ca ngợi sự dũng cảm -  Escribano, José Claudio
... “Một thế giới tốt đẹp hơn cần phải có nhiều hơn những người đàn ông và đàn bà tự do đi trên con đường của Bùi Chát và những đồng nghiệp ở Nga, Iran, Zimbabwe, Tunisia, những người trước kia đã nhận cùng vinh dự kiệt xuất này ... Những điển hình tuyệt vời có thể khởi động sức mạnh cho những tâm hồn yếu đuối...” [Hoàng Ngọc-Tuấn trích thuật] (...)

Tại sao văn chương? [III] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Tôi tin chắc, mặc dù tôi không thể chứng minh được điều đó, rằng với sự biến mất của sách in, văn chương sẽ phải chịu một tai hoạ nghiêm trọng, thậm chí một tai hoạ chí tử. Thuật ngữ “văn chương” sẽ không biến mất, dĩ nhiên. Nhưng nó gần như chắc chắn sẽ được dùng để biểu thị một loại văn bản khác xa với những gì hôm nay chúng ta hiểu về văn chương, cũng như những tập phim tình cảm xã hội trên truyền hình khác xa với những vở bi kịch của của Sophocles và Shakespeare... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Tại sao văn chương? [II] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Văn chương đưa chúng ta trở lại quá khứ và nối liền chúng ta với những con người của những thời đại đã qua, những con người đã đặt ra những câu chuyện, đã thưởng thức và đã mơ mộng qua những văn bản truyền lại cho chúng ta, những văn bản hôm nay cho phép chúng ta cũng thưởng thức và mơ mộng như thế. Cái cảm nhận mình là thành viên trong kinh nghiệm nhân sinh tập thể vượt qua thời gian và không gian này là thành tựu lớn nhất của văn hoá, và không có gì đóng góp nhiều hơn vào việc phục hồi nó trong từng thế hệ cho bằng văn chương... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Từ đây đến miền vĩnh cửu -  Hoàng Ngọc Nguyên
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN ĐỨC QUANG (1944-2011)] ... Sau những “xuất diễn” của Nguyễn Đức Quang, người ta ra về mà như còn thấy ánh đèn sáng choang của sân khấu ở trước mặt mình. Bên tai người ta vẫn còn nghe tiếng ồn ào của đám đông kêu gọi lẫn nhau, và trong đầu vẫn là những lời nhạc có tác động cổ vũ mạnh mẽ... (...)

Cảnh tận thế -  Rérolle, Raphaëlle
“Có cảm tưởng như đang ở trong Sinh Lộ”. Câu này chúng ta đã nghe nói (hay thấy sử dụng) biết bao lần trước các hình ảnh đến từ Nhật Bản? Theo trí nhớ của khán giả xem truyền hình, chúng ta từng thấy chúng rồi: những kẻ được cứu vớt bước lảo đảo trong khung cảnh đổ vỡ, dưới sự che chở khôi hài của một cái mền phủ lên đầu. Những cảnh tận thế ở giữa lòng thành phố, như sau cuộc khủng bố ngày 11 tháng Chín hay sau trận địa chấn ở Haïti. Trong sự khủng khiếp của chúng, thảm cảnh ở Sendai và Fukushima gọi về những cảnh thảm hoạ khác... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Nếu là Bi, tôi sẽ sợ -  Bùi Văn Phú
[Những suy nghĩ về cuốn phim “Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di] ... Nếu là đứa bé như Bi lớn lên trong một xã hội như phản ánh trong phim, có lẽ tôi sẽ sợ. Vì không có ai giải thích cho tôi hiểu được những tình cảnh chung quanh mình... (...)

Phạm Công Thiện, người bạn của nhiều thế hệ -  Nguyễn Hưng Quốc
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Tôi đã nghe khá nhiều nhà thơ trẻ ở Sài Gòn, thuộc lứa tuổi của Khương Hà (sinh sau năm 1980), mỗi lần nhắc đến Phạm Công Thiện đều chỉ nói “Thiện” như thế. Không có họ, không có tên đệm gì cả. Chỉ “Thiện” thôi. Lúc đầu, thoạt nghe, thú thật, tôi hơi có chút ngỡ ngàng. Nhưng sau, ngẫm lại, lại thấy hay. Nó có cái gì gần gũi, thân mật và thân thiết lạ lùng. Một sự gần gũi, thân mật và thân thiết, thứ nhất, có tính xuyên-thế hệ, và thứ hai, không hề có ở bất cứ một người cầm bút nào khác... (...)

Trên tất cả các đỉnh cao... -  Nguyễn T. Long
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Viết đôi dòng tưởng niệm ông, như một triết gia, một nhà văn, một nhà thơ, như thể một thế giới ở ngoài tôi? – Có lẽ là không. Chỉ còn lại những gì mà Phạm Công Thiện đã hé mở, đã kêu gọi, đã khơi dậy, đã thách thức... trong lòng một thế hệ, một thời đại mà ông cùng chia sẻ. Phạm Công Thiện đã qua đi, không chỉ là một con người, mà là của một thời đại đã qua... (...)

Cái rực rỡ của tuyệt vọng -  Nguyễn Quốc Chánh
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Tôi đọc ông là đọc cái ngữ điệu của thơ mộng trong phẫn nộ và tuyệt vọng. Ông rất giàu những loại ngữ điệu đó, dù ông viết về bất cứ cái gì. Đối với tôi những ngữ điệu đó là cơ sở của nhân tính và thi tính. Cái nhân tính và thi tính nếu không giáp mặt với tuyệt vọng, nó không có khả năng thu hút. Và nếu cái tuyệt vọng bị cái phẫn nộ nung chảy thì nhân tính và thi tính sẽ rực rỡ. Chữ của Phạm Công Thiện là chữ của cái tuyệt vọng rực rỡ... (...)

Phạm Công Thiện và đỉnh lặng -  Trịnh Thanh Thủy
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... . Ông đã đi trong thế giới hàng ngàn tiếng động, để tâm chao theo từng sát na nhiễu nhương cuộc đời. Ông đã ngồi thiền nghe chim hót quanh mình, nghe thân động, tâm động, tình yêu động. Nhưng phút cuối trên tất cả đỉnh cao là lặng yên, ông đã yên lặng đời đời... (...)

Chớp lửa thiêng Phạm Công Thiện & tuổi trẻ tôi -  Inrasara
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Tôi tin tưởng vào thiên tài. Với tôi, Phạm Công Thiện là thiên tài. Thiên tài không ở trí tuệ anh, không ở các sáng tác của anh, càng không phải thiên tài ở tư tưởng anh, mà chính là ở sức hút kinh hoàng của hơi thở ngôn ngữ Phạm Công Thiện. Dù hiểu hay không hiểu, ngôn ngữ kia vẫn ẩn chứa sức lôi cuốn ma quái khó cưỡng. Như chớp lửa thiêng sẵn sàng thiêu trụi mọi lưỡng lự, e dè, triển hạn ngáng đường những tâm hồn đồng thanh đồng khí ý hướng tìm đến nhau trong chân trời hủy phá và sáng tạo... (...)

Cảm hứng “nữ quyền” trong thơ Xuân Quỳnh -  Khánh Phương
... Xuân Quỳnh thông qua những vui buồn day dứt của một người phụ nữ Việt nam để khắc hoạ sâu xa hơn những giá trị mà chị cho là tinh tuý của con người. Cá tính cứng cỏi, mạnh mẽ, trái tim độ lượng vị tha và một thẩm mỹ cổ điển nhưng luôn cởi mở, hướng tới sự khai phóng, đã kết tinh trong thơ Xuân Quỳnh dòng cảm hứng nữ quyền tự nhiên, vừa gần gũi với những tiêu chí nữ quyền đương đại đồng thời mang vẻ đẹp riêng tư sâu sắc... (...)

Buồn nôn, Sartre thơ thẩn trước cổng chùa [kỳ 4] -  Kiệt Tấn
... Một khi sự vật đã có đó rồi thì những giả thuyết bày đặt ra về sự không hiện hữu, về những cái “lẽ ra...” của sự hiện hữu của nó chỉ là vọng tưởng. Một sự vật, khi nó có đó rồi, thì nó “hiển nhiên”: tự nó là lý do hiện hữu cho chính nó. Tự nó là giải thích cho chính nó. Tự nó là sự thật cho chính nó. Mọi tranh luận xung quanh, mọi bàn cãi xung quanh, mọi lý thuyết được dựng ra xung quanh cái chuyện “không có lý do hiện hữu” của nó chỉ là hý luận. Bàn chơi cho vui. Thuyết chơi cho vui. Vậy thôi... (...)

Buồn nôn, Sartre thơ thẩn trước cổng chùa [kỳ 3] -  Kiệt Tấn
... “Khái niệm” (và ý niệm) chỉ là một sản phẩm của trí tuệ, tự nó không có thực thể: nó do trí tuệ bày đặt ra, chớ không tự có trong Trời đất. Dựa vào một khái niệm không có thực thể mà tuyên bố là sự vật không ý nghĩa, không nguyên do, không lý do, phi lý, liệu khẳng định đó có vững chắc hay không? Phi lý? Thiệt vậy sao?... (...)

Buồn nôn, Sartre thơ thẩn trước cổng chùa [kỳ 2] -  Kiệt Tấn
... Trước hết, cần minh định một điều: Khi đặt câu hỏi, khi đặt vấn đề mà không có giải đáp, có thể là đã đặt sai câu hỏi, hoặc đã ngụy tạo ra vấn đề ngay từ đầu. Triết học và siêu hình có rất nhiều vấn đề ngụy tạo. Chẳng hạn hỏi: “Tại sao (vũ trụ) khởi đầu lại có một cái gì, thay vì không có gì hết?” Đáp: “Phải có một cái gì để cho ông mới có chuyện để mà hỏi!” Cũng giống như “To be or not to be, that’s the question”, thay vì “that’s not the question”. Phải “to be” thì ông mới có “question” chớ... (...)

Buồn nôn, Sartre thơ thẩn trước cổng chùa [kỳ 1] -  Kiệt Tấn
L’existentialisme, Thuyết hiện sinh của Sartre là triết thuyết rất thịnh hành trong thập niên 1960. Buồn nôn, phi lý là thái độ rất thường thấy trong giới trí thức trẻ vào thời kỳ này. Lúc đó, người viết mới vào lứa tuổi 20 nên không rõ Thuyết hiện sinh là cái gì cho lắm. Bây giờ, hơn 40 năm sau mới có dịp trở lại tìm hiểu cái hiện tượng “buồn nôn, phi lý”, “rong rêu sỏi đá” của các bậc đàn anh mình thời trước... (...)

Khủng hoảng, phản kháng & dối lừa -  Inrasara
... Khi bao nhiêu khuynh hướng chính lưu quy định mọi bộ phận sinh hoạt văn học, khi khí hậu văn học chính thống phủ trùm tất cả, khi sáng tác giả cách tân bắt tay với phê bình giả cấp tiến thao túng văn đàn, và khi tài năng văn chương bị bóp nghẹt, sức sáng tạo bị gặm nhấm, bị bào mòn ngày qua ngày, miệt mài và kiên trì — kẻ sáng tạo chán nản rồi bỏ cuộc. Họ không thể không bỏ cuộc, khi mục tiêu mất hút... (...)

Xa huyền thoại, tìm Rimbaud -  Cahen, Didier
... Mặc dù các nhà văn khác cũng từng có, như Rimbaud, cái dự án “thay đổi cuộc sống” bằng những phương tiện của thơ ca, nhưng Rimbaud là người đầu tiên đã công thức hoá điều này với sự minh bạch mang tính quyết định, người đầu tiên và kẻ cuối cùng mà niềm tin không giới hạn vào quyền năng của ngôn từ chung cuộc lại biến thành một sự hoài nghi vĩnh cửu về quyền lực của chữ nghĩa.... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Tại sao văn chương? [I] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Trong thời đại của chúng ta hiện nay, khoa học và kỹ thuật không thể đóng một vai trò nhất quán, chỉ vì sự phong phú vô tận của kiến thức cũng như tốc độ tiến hoá của nó đã dẫn đến sự chuyên môn hoá và những điều khó hiểu của nó. Nhưng văn chương đã, đang, và cho đến chừng nào nó còn tồn tại, sẽ tiếp tục là một trong những mẫu số chung của kinh nghiệm nhân sinh qua đó loài người có thể nhận biết chính họ và có thể tương thoại với nhau, bất kể những khác biệt đến đâu chăng nữa về nghề nghiệp, về những dự định trong đời sống, về trú xứ địa lý và văn hoá, về hoàn cảnh riêng tư của từng người... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

[Diễn từ Nobel Văn học 2010] CA NGỢI ĐỌC SÁCH VÀ HƯ CẤU -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Đôi khi tôi tự hỏi phải chăng viết văn là một sự xa xỉ tự kỉ trong những xứ sở như của tôi, nơi không có bao nhiêu người đọc và quá nhiều người là người nghèo và mù chữ, có quá nhiều bất công, và ở đó văn hoá là một đặc quyền cho số ít. Tuy nhiên những hoài nghi này chẳng bao giờ làm tắt tiếng kêu gọi cho tôi, và tôi luôn luôn vẫn viết ngay cả trong những giai đoạn mà việc kiếm sống thu hút phần lớn thời gian của tôi. Tôi tin rằng tôi đã làm đúng, bởi vì nếu, để văn học nảy nở mà trước tiên cần một xã hội lên tới trình độ cao, tới tự do, tới thịnh vượng và công lí thì văn học đã chẳng hề tồn tại... [Bản dịch của Nguyễn Tiến Văn] (...)

Công tước Guermantes phu nhân trong goulag -  Rérolle, Raphaëlle
Có những cuốn sách vĩ đại hơn nhiều so với chính chúng — vĩ đại vô cùng, trong mọi trường hợp, hơn các trang giấy chứa đựng chúng. Những cuốn sách này, rất lâu sau khi đã đóng lại, mở ra trong tâm trí người đọc như những chất phóng xạ. Từ những con chữ, những tình huống, từ những suy tư mà chúng đã mô tả, nảy sinh một loạt các hình ảnh để hình thành một cuốn sách khác, một tác phẩm ẩn, song song với tác phẩm gốc. Một tác phẩm lạ kỳ, không liên tục, nhưng có thể mang đi khắp mọi nơi, ngay cả khi ra đi không hành lý — vào một trại tù, chẳng hạn... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Thơ trẻ Chăm đương đại: Thơ tiếng Việt -  Inrasara
... Dù truyền thống kia bị đứt mạch hơn hai thế kỉ, khi hội đủ tố chất để thừa hưởng tinh túy kia, các cây bút trẻ Chăm vẫn có thể biết “tiếp nhận và sáng tạo” từ kho tàng bản sắc văn học dân tộc... Và, cho dù họ làm thơ bằng tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ, hơi thở truyền thống thơ ca Chăm cùng vài thủ pháp đặc trưng của cha ông vẫn được họ mang vào tác phẩm mới đầy sáng tạo... (...)

Thanh Tâm Tuyền -  Khánh Phương
Thơ Thanh Tâm Tuyền là bước đột khởi thành tựu của ngôn ngữ thi ca tiếng Việt hiện đại, đồng thời bao hàm nhiều yếu tố đang diễn tiến, lan toả từ một tâm thức “mở” và những vận động đương đại. Hai mặt “tựu thành” và “đang vận động” thực ra gắn bó xuyên thấm lẫn nhau, là cơ hội của nhau để xuất hiện một thế giới thơ ca mới tinh khôi, bao hàm dung lượng tri thức đầy tràn, với nhiều ám ảnh cả quen thuộc lẫn mới mẻ, với khuynh hướng thẩm mỹ lạ lùng cũng như cái biến hoá vô hình trạng khó lòng nắm bắt... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§19] -  Nguyễn Quỳnh
... Trong chính-trị, đảng-fái nắm chính-quyền chỉ hiện-hữu có hạn-kì ngày nào lá-fiếu tín-nhiệm còn hiệu-lực. Đồng-hoá đảng với nước với zân là một hành-động tiếm xưng, cũng như khi một người đứng lên tự-xưng mình là đấng thiêng-liêng thay mặt Thượng-đế. Đảng Cộng-sản không chỉ rơi vào “hữu-thần”, mà còn “thần-quyền, ma quỉ và đồng bóng” hơn những tín-ngưỡng đã lỗi thời, cho nên đảng ấy rất thủ-đoạn và fi-nhân, chống lại nước và zân... (...)

Dịch thuật -  Butor, Michel
... Chúng ta lúc nào cũng không biết đầy đủ ngôn ngữ của chính mình; lúc nào cũng cần phải kiểm chứng chính tả hay nghĩa của chữ; đây có thể còn là chuyện có thật hơn đối với những người khác. Vậy nên lúc nào chúng ta cũng dịch từ một thứ ngôn ngữ mà ta ít nhiều không biết rõ, qua một thứ ngôn ngữ khác mà chúng ta khám phá ra là cần phải đào sâu và biến đổi. Người dịch nào cũng là một nhà thầy bói... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Văn học trong nước năm 2010 như tôi thấy -  Nguyễn Viện
... Tôi có thể khẳng định khuôn mặt thực sự của văn học Việt Nam đương đại đang nằm trên các trang mạng, nhưng rất tiếc hầu hết các nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước đã không tìm đến ngọn nguồn sự thật này, mà họ chỉ tìm những thứ hàng giả qua các nhà xuất bản chính thống trong nước và đại diện của nó là Hội Nhà văn Việt Nam... (...)

Lụt trăng mưa sao -  z
... Bị trăng vây bủa mà bên mình có anh thơ Quách Tấn, em thơ Chế Lan Viên, bạn thơ Yến Lan v.v. thì còn chịu được. Nhưng suốt thời kỳ Hàn Mặc Tử trốn lánh để khỏi bị bắt vào trại Quy Hoà, đâu phải đêm nào anh em bè bạn cũng cùng đi ngủ biển với thi sĩ bất hạnh được. Bao nhiêu đêm trăng lụt sao mưa Hàn Mặc Tử phải đắm đuối một mình trên cát? Một người cùi đơn độc, thui thủi, giữa bao la trăng... (...)

Một miền, ba dấu -  z
... Tâm hồn, nhất là tâm hồn nghệ sĩ, vẫn có nhiều khuynh hướng. Ví mỗi khuynh hướng như một sợi chỉ màu. Ðặt những sợi ấy cạnh nhau. Trong một sự nghiệp sáng tác, sợi xanh có lúc đè lên sợi đỏ, sợi tím có lúc lẩn xuống bên dưới sợi vàng... Nhưng xuất lộ nhiều hay ít, tất cả các sợi đều dài như nhau, dài như sự nghiệp của tác gia, như chính cuộc đời của tác gia... (...)

Đất nào văn nấy -  z
... Văn chương là hoa của tiếng nói. Bảo đất nào văn nấy, bảo văn Bắc văn Trung văn Nam không giống nhau là bảo một cây mà nở ra ba thứ hoa chăng? Không. Ðất béo đất gầy, đất sông đất núi, sông có đê sông không đê, nước chảy tăm tắp nước chảy tèm lem, tư duy hướng ra hướng vào, hướng xuôi hướng ngược v.v., bất quá chỉ quy thành hương, sắc, chứ không định nổi hẳn một dáng hoa. Ba mùi, ba màu, nhưng vẫn đúng một dáng, độc đáo cái văn học Việt Nam một thời!... (...)

Về tương lai trí thức Pháp -  Descombes, Vincent
... Điều mà không ai có thể tiên liệu vào thời đó là tương lai của mô hình trí thức Pháp sẽ không hình thành qua lối kế tục như người ta vẫn nói: trước thì chúng ta có đại văn hào, sau là nhà bác học lớn trong một ngành khoa học đạo đức (sciences morales). Nhưng ngày tàn của nhà bác học có vẻ sắp đến nơi và ai sẽ tiếp nối vị này đây?... [Bản dịch của Chân Phương] (...)

Trong khu vườn của người đàn bà tên Thuý -  Nguyễn Quang Thiều
... Có một điều bất biến kể từ khi tôi đọc tập thơ đầu tiên cho đến những bài thơ mới nhất của chị. Điều bất biến đó là tôi chưa bao giờ đi ra khỏi ý nghĩ của mình khi đọc những câu thơ của chị — ý nghĩ về người đàn bà mang tên Thuý chỉ sống trong một khu vườn từ lúc sinh ra đến bây giờ và chắc chắn đến giây phút chị rời bỏ sự hiện hữu của chị trên thế gian. Nhưng quả thực, ý nghĩ đó không phải là trí tưởng tượng và tồi tệ hơn nữa nếu Ċó lại lại sự suy đoán. Ý nghĩ ấy là một hiện thực minh bạch đến kỳ lạ... (...)

Thế giới MÀU -  Hoàng Thuỵ Anh
... Màu là một sân chơi của Hoàng Vũ Thuật. Ở đây, không phải là sự va chạm của các sắc màu, mà là màu của “nghiệm”. “Nghiệm” chính mình và nghiệm cõi thế. Sự giãn nở, va đập của các con chữ làm Màu thêm sinh động bởi cái tình của người-thơ. Vì vậy, không có cách giải mã nào là độc sáng khi thơ ẩn chứa những mạch ngầm nổi loạn bên trong... (...)

Nguyên Sa -  Khánh Phương
... Hành trình thơ Nguyên Sa là hành trình tự nhiên của con người kiếm tìm tình yêu và chân lý của cái đẹp cũng như của cuộc đời, chân lý như một khát vọng không bao giờ đứng lại, chứ không phải một nội dung nhất định. Sống giữa cuộc đời hệ luỵ, mệt nhọc, bị tước đoạt dần những thụ cảm tự nhiên, bình thường vốn dĩ, trong lòng một dân tộc đau khổ, bất hạnh, với những bi kịch mù loà, Nguyên Sa là một nhà thơ đắm đuối và hết lòng với thi ca như với cuộc đời, để đi qua cuộc đời, cất trọn chén sống một cách an nhiên, đường hoàng và can đảm... (...)

Internet là tặng vật Thượng Đế dành cho Trung Quốc -  Lưu Hiểu Ba
Hôm nay có hơn 100 triệu người sử dụng internet ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc vừa yêu internet, lại vừa ghét nó. Một đàng, internet là một công cụ để làm tiền. Đàng khác, chế độ độc tài Cộng Sản lại sợ sự tự do ngôn luận. Internet đã làm nẩy sinh sự thức tỉnh của tư tưởng trong nhân dân Trung Quốc. Điều này làm chính quyền lo ngại, khiền họ xem việc ngăn chặn internet là công tác hết sức quan trọng để thực hiện việc kiểm soát ý thức hệ... [Bản dịch của Nguyễn Tôn Hiệt] (...)

Thế giới và những lát cắt siêu thực: thơ Trương Đăng Dung -  Hoàng Thuỵ Anh
... Thế giới trong thơ Trương Đăng Dung được biểu hiện một cách phi lý từ chốn này sang chốn khác, từ thời gian này sang thời gian khác. Mỗi sự kiện là mỗi lát cắt thế giới. Lắp ghép. Những lát cắt hội tụ, báo hiệu một sự đổ vỡ, suy kiệt đang cận kề. Nhưng tất cả đều nhất quán trong ngôi nhà thơ của Trương Đăng Dung. Thế giới nghệ thuật thơ của Trương Đăng Dung chính là một thông điệp cho con người. Con người sống trong thế giới phi lý, con người cần có ý thức về bản chất đời sống, ý thức sự giới hạn để sống có ý nghĩa hơn, nhân bản hơn, vì con người hơn... (...)

Tưởng nhớ Cao Xuân Huy (1947-2010): đọc lại và đọc thêm -  Bùi Văn Phú
[TƯỞNG NIỆM CAO XUÂN HUY (1947-2010)] ... Trong tim tôi luôn có sự kính trọng những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã bảo vệ miền Nam, những người đã bỏ súng, hay bị bẻ gãy súng, nhưng vẫn tiếp tục tranh đấu cho một đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn bằng ngòi viết. Cao Xuân Huy chưa từng viết văn trong nước, nhưng ông đã cầm bút, đã làm văn học từ khi đến Hoa Kỳ vào năm 1983 cho đến cuối đời của ông... Hình như chưa ai kể lại những kinh hoàng của cuộc triệt thoái (hay rút lui) di tản bằng ngôn ngữ thật nhất như Cao Xuân Huy... (...)

Đọc và fê-bình Văn-fạm Luận (Of Grammatology / De la Grammatologie) của Jacques Derrida [II] -  Nguyễn Quỳnh
... . Nếu í-ngĩa không zính chặt vào một chữ đặc biệt nào đó hay không zính chặt vào một hệ-thống đặc-thù của ngôn-ngữ (concesso non dato/thực-hành ngay lập-tức), thì ít nhất í-ngĩa fải zính liền với cái cụ-thể (possibility/khả-tri) của từ-ngữ nói chung. Như vậy í-ngĩa gắn-liền với tính khả-tri trong cái đơn-jản tinh-ròng (irreducible simplicity) của í-ngĩa. Điều này hẳn đã júp chúng ta nhìn rõ vấn-đề rất mơ-hồ về cái tên và í-niệm của hai chữ THĂNG-LONG — ngĩ rằng có ngĩa, nhưng thực ra trống rỗng vì thiếu cái thức, kinh-ngiệm về cái thức, và cái thức về bản-thể — gọi là “Rồng” trong văn-hóa và tư-tưởng Việt... (...)

Ngôn ngữ của Kertész Imre -  Földényi, F. László
... Cái nhìn của người kể chuyện rất sắc bén và chính xác; ông đã miêu tả sự vô hồn, sự mờ mịt sắc bén như kim cương. Cái nhìn này giống cái nhìn mà Kertész cảm thấy dán chặt vào mình, khi ông bay sang Stockholm: “Từ khi bước lên máy bay đến đây, tại Stockholm, nhận giải Nobel văn chương năm nay, tôi luôn cảm thấy phía sau mình có một cái nhìn lãnh đạm, soi mói, và chăm chú dõi theo. Rồi trong giây phút trang trọng này, khi đột nhiên biến thành trung tâm của sự chú ý, tôi cảm thấy mình đồng nhất với kẻ theo dõi lạnh lùng kia hơn là một nhà văn được cả thế giới biết đến.” ... [Bản dịch của Nguyễn Hồng Nhung] (...)

Một giải pháp đơn giản -  Kraus, Ivan
... Tôi biết rõ rằng mọi biện pháp có hệ thống để ngăn ngừa sự lan tràn của những ý tưởng chống lại Nhà Nước theo cách mà tôi đã trình bày trên đây thì chắc hẳn là cực kỳ tốn kém... Tôi đề nghị rằng chúng ta giải quyết cái vấn nạn này một cách hợp lý và đơn giản bằng cách dẹp bỏ bảng mẫu tự. Đó là cách duy nhất giúp chúng ta đạt đến chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng và không có rủi ro... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Dịch và giới thiệu văn học cổ Việt Nam: Những điều bất cập -  Thiếu Khanh
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)

Ông thánh, nhà phê bình văn học và người hướng đạo... -  Phùng Thành Chủng
... Trước khi chết, Khổng Tử đã phải thốt lên với học trò mình là Tử Cống: “Thiên hạ không có đạo đã lâu rồi, không ai biết theo ta...”, rồi khóc mà hát rằng: “Núi Thái Sơn sắp đổ, cột trụ nhà sắp gãy, kẻ triết nhân sắp tàn...” Ai đó đã nói: “Vai trò hướng đạo của người trí thức có quan hệ đến sự thịnh suy hay hưng vong của vận mệnh đất nước”. Quả đúng vậy thay!... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§18] -  Nguyễn Quỳnh
... Tình-hình chính-trị, kinh-tế và xã-hội Việtnam hiện nay càng ngày càng suy-thoái. Lòng zân trong nước chán đảng Cộng-sản lắm rồi. Nhưng đứng trước một thực-tại là không có một khả-năng nào, trong và ngoài nước Việt, có thể đương-đầu được với một đảng độc-tài, có khoảng một triệu quân hiện-zịch và hàng triệu đảng-viên sẵn sàng cầm súng bảo-vệ quyền-lợi của họ, chứ không bảo-vệ quốc-ja zân-tộc... (...)

Có một bà tên Huyen (Huyện) họ Quan lót chữ Thanh -  Thiếu Khanh
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)

Hành trình xoá bỏ ẩn dụ như một lối tìm đến ngôn ngữ thi ca mở: 2. Hoàng Cầm -  Khánh Phương
... Cái tráng tâm, cao cả trong thơ Hoàng Cầm không giống như “mối sầu vũ trụ” bàng bạc mà người ta dễ dàng gán cho một số nhà Thơ Mới. Ông dám đem lòng mình trang trải nợ vô biên, đem cái nghịch biến trớ trêu của vũ trụ cao xanh hoá giải những đau thương, uất khí của sinh linh hữu hạn. Không hùng tráng, uy nghi, cao cả, không khát khao vô tận, thì cũng đâu còn là phút thăng hoa của một giống nòi nhỏ bé phải chịu cảnh giam cầm... (...)

Đọc và fê-bình Văn-fạm Luận (Of Grammatology / De la Grammatologie) của Jacques Derrida [I] -  Nguyễn Quỳnh
... VĂN-FẠM là fương-fáp trình-bày cấu-trúc của ngôn-ngữ (language) cho cả hai cách — nói và viết. Trong khi ngữ-học đi tìm bản-thể (ontology) của ngôn-ngữ nói chung, lí (logic) của VĂN-FẠM zựa trên thực-tế hay đời sống ngôn-ngữ được zùng hằng ngày bởi nhóm người trong một xã-hội (Ethnocentrism). Vì thế, cấu-trúc của văn-fạm zựa trên tiếng nói của một xã-hội. Nó trưng ra nhiều tính-loại (Logocentrism). Như vậy, mục-đích của Văn-fạm nhằm trình-bày những lí cố-định và bất-định, làm tiêu-chuẩn cho mọi người trong xã-hội, trong mục-đích truyền-thông bằng ngôn-ngữ. .. (...)

Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại -  Inrasara
... Như vậy, nhận diện sòng phẳng thơ đương đại, không phải cứ là thơ [của tuổi] trẻ; và muốn nhận định công bằng thơ đương đại, không thể không “đi vào trong” nó. Đi vào trong hệ mĩ học sáng tạo của mỗi nhà thơ, để đánh giá. Dù đại bộ phận nhà thơ Việt Nam vẫn viết theo cảm tính, hay viết theo trường phái nhưng chưa tiếp nhận đầy đủ tinh thần và thủ pháp của hệ mĩ học của trường phái đó; và dù không ít nhà thơ thay đổi vài hệ mĩ học khác nhau trong các thời kì sáng tác của mình, nhà phê bình không thể không rạch ròi chúng... (...)

Một khía cạnh mới của đạo đức: Ý thức về sự công chính xã hội -  Nguyễn Hưng Quốc
... Tôi cho đã đến lúc ý thức về sự công chính xã hội cần được giảng dạy như một nền tảng của đạo đức học mới, từ trong học đường đến ngoài xã hội. Nhưng trước hết nó cần được sự quan tâm của giới nghiên cứu... (...)

Phiên dịch phải là quốc sách cho văn hoá Việt Nam -  Nguyễn Tiến Văn
... Lịch sử giao lưu thế giới, đặc biệt là giai đoạn tích cực nhất từ 500 năm nay, đặt nền tảng trên sự dịch thuật, từ kinh sách đến tài liệu khoa học kĩ thuật. Một trí thức ngày nay không thể không biết ngoại ngữ để tiếp cận với thông tin toàn cầu. Người ta đã tính rằng cứ 10 năm thì khối lượng thông tin tri thức thế giới tăng gấp đôi. Một người dù có học vị cao nhất ở đại học cũng trở thành lạc hậu nếu vài ba năm không tiếp thu thông tin mới của thế giới trong địa hạt chuyên môn của mình... (...)

Vài ý nghĩ về Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII -  Nguyễn Đức Tùng
... Nếu Hội Nhà văn không thể tự mình thay đổi, cứ mãi già nua , bảo thủ, cũ kỹ, trở thành gánh nặng cho xã hội, trở thành lực cản của các nhà văn, thì nên giải tán nó đi và thành lập các hội khác... (...)

Về “Đại hội Nhà văn Việt Nam” -  Nguyễn Hoàng Văn
... Đại hội có diễn ra và có bầu cho những ai thì cũng chỉ là vậy, không ngoài cái quy luật này: Nhà cầm quyền muốn tìm những nhà cầm chữ biết ngắm trăng theo... nghị quyết... (...)

Phan Khôi, một nửa cuốn sách -  Nguyễn Hưng Quốc
... Ông là một khuôn mặt lớn, một phong cách lớn mà lại không có tác phẩm lớn tương xứng. Ông là thứ cây chỉ ra mỗi một đợt trái đầu mùa, rồi thôi. Nói theo ngôn ngữ bóng đá, ông là người phát bóng cực giỏi nhưng bản thân ông thì lại ít khi ghi được bàn thắng. Đọc ông, có cảm giác như mới đọc một nửa cuốn sách. Tuyệt hay, nhưng chỉ có một nửa. Nửa kia, nằm ở cuộc đời của ông... (...)

Cái thú đọc sách -  Pamuk, Orhan
... Khi thưởng thức sự tinh tế của nhà văn, sức mạnh trong giọng văn, khả năng quan sát, sự nồng nhiệt của ông, cách ông đi thẳng vào tâm điểm vấn đề, và sự sắc sảo của trí tuệ ông, tôi thấy như thể ông thầm thĩ tất cả sự thông thái của ông vào tai tôi, chỉ cho riêng tôi. Dù biết hàng triệu người đã đọc cuốn sách này trước tôi, tôi vẫn cảm thấy — vì những lý do không thể lý giải — trong cuốn sách này có nhiều đoạn, nhiều chi tiết vặt, những điểm tinh tế, những thấu hiểu mà nhà văn chia sẻ cùng tôi và chỉ hai chúng tôi có thể cảm kích... [Bản dịch của Lâm Vũ Thao] (...)

Về việc đọc: Ngôn từ hay Hình ảnh -  Pamuk, Orhan
Mang theo một cuốn sách trong túi hay trong giỏ xách của bạn, nhất là những khi buồn, là sở hữu một thế giới khác, một thế giới có thể mang lại cho bạn niềm vui. Suốt thời tuổi trẻ buồn chán của tôi, ý nghĩ về một cuốn sách như thế — một cuốn sách tôi chờ mong đọc — là niềm an ủi giúp tôi vượt qua những buổi học, vì khi ngáp quá nhiều tôi sẽ ràn rụa nước mắt; sau này trong đời, sách giúp tôi chịu đựng những cuộc họp chán ngấy mà tôi phải dự vì nghĩa vụ hoặc vì không muốn bất lịch sự. Tôi sẽ liệt kê ra những điều khiến tôi đọc sách, không phải vì công việc hoặc để học hỏi, mà chỉ để chơi... [Bản dịch của Lâm Vũ Thao] (...)

Vài lời về tập thơ pHụt của Bỉm -  Trúc-Ty
... Và điều làm tôi đặc biệt chú ý là chất biếm văn, là cảm thức xuyên suốt tập thơ, cũng là mối bận tâm của tác giả trong lộ trình thi ca vừa qua. Nó cho thấy những đầu dây mối nhợ ràng buộc nhà thơ, một sinh thể vừa muốn độc lập vừa không thể tách lìa với đời sống bất toàn đầy nghịch lý vẫn đang diễn ra. Nó mang những ẩn ức của cá nhân giữa khói mù thời đại. Một thời đại hỗn độn, xoá nhoà sự hiện diện và tiếng nói của cá nhân, các nếp nghĩ hầu như được đúc ra từ một khuôn. Khô cứng và vô cảm, thiếu chất sống... (...)

Đọc truyện ngắn “Hiếp” của Đặng Thân -  Nguyễn Hồng Nhung
... Thế giới của ba người đàn bà này là một mớ bòng bong, không biết đường nào lần ra sợi chỉ đỏ của các giá trị, mặc dù đứng về mặt hiện tượng, đây là một thế giới hoạt náo, không hề trì trệ. Thậm chí, quan trọng nhất: hình như đây là thế giới hiện tại một trăm phần trăm của chúng ta, kẻ viết và người đọc, nghĩa là ta đang thưởng thức ta, ngay chính tại nhà ta chả cần đi đâu xa... Bằng cái giọng viết đặc sệt chất Hà Thành: ngông nghênh mà lịch lãm, du côn nhưng biết điều, giữ khoảng cách nhưng “sát” ngôn từ không thương tiếc, Đặng Thân khiến ta ngơ ngẩn bởi không biết nên trở thành cái gì đây trong cái hiện thực ngồn ngộn thông tin tự thân cắn xé này... (...)

THÁP NGHIÊNG với trò chơi ẩn dụ -  Hoàng Thuỵ Anh
Một bài thơ có sức sống, ám ảnh bền bỉ ở trong lòng người đọc hay không tuỳ thuộc vào việc sử dụng ẩn dụ. Hoàng Vũ Thuật đã tạo được ấn tượng mạnh với bạn đọc khi sử dụng nhiều ẩn dụ trong tập thơ Tháp nghiêng. Hoàng Vũ Thuật như đang lôi kéo người đọc vào “địa đạo” ẩn dụ... (...)

Vận mệnh thơ như vận mệnh con người -  Hoàng Vũ Thuật
... Làm sao mỗi nhà thơ trở thành một vương quốc trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong tay nhà thơ trở nên ma thuật, có thể dẫn dụ độc giả đến những bến bờ lạ của cảm xúc, tạo ra một thế giới tinh thần mới mẻ. Muốn vậy, tôn trọng tự do sáng tạo chưa đủ, mà phải tìm đất cho sản phẩm của họ được công bố... (...)

Một chút mơ hồ đâu đó -  Lý Đợi
Một liên hệ kì lạ, cứ mỗi lần đọc Phạm Phú Hải (1950-2009), tôi lại nhớ về Gérard de Nerval (1808-1855) và Bùi Giáng (1926-1998), ba thi sĩ này đều có cuộc đời li kì gay cấn; đều “chơi” với sự suy nhược tâm thần phân liệt; đều phiêu hốt với cuộc tồn sinh; đều thỉnh thoảng đi vào cõi vô sai biệt... Nhưng không phải chỉ vì thế mà nhớ. Tôi nhớ, vì hình như ba vị có cách nghĩ/cách làm thơ khá giống nhau... (...)

Một vài nhận xét về ẩn-số trong sáng-tạo và sóng Tiền Đường trong TRUYỆN KIỀU / Some remarks on hidden variables and the bore of Chhien-Thang River in THE TALE OF KIỀU -  Nguyễn Quỳnh
[TIỂU LUẬN SONG NGỮ] Bức tranh vẽ nét của Lin Chhing gi trong sách sử khoảng jữa thế-kỉ 19 ở Tầu cho thấy cái lớn lao, bao la, và sức mạnh đáng sợ của sóng Tiền-đường. Đây cũng là cảnh huy-hoàng và tàn-nhẫn trong Truyện Kiều... | Lin Chhing’s line drawing recorded in a Chinese book around the mid-nineteenth century attests to the overwhelming power of the bore of Chhien-Thang (Chien-tang / Qiantang Jiang), a Baroque-like stage of the Tale of Kiều... (...)

Hành trình xoá bỏ ẩn dụ như một lối tìm đến ngôn ngữ thi ca mở: 1. Lưu Quang Vũ -  Khánh Phương
Lưu Quang Vũ là trường hợp đặc biệt, khi những chuyển dịch trong sáng tạo ngôn ngữ thơ của ông đến từ biến chuyển tự nhiên của tâm thức, chứ ít có liên quan trực tiếp đến những ảnh hưởng từ sách vở. Tiếp sau thế hệ vàng, Trần Dần, Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, Văn Cao... với những cách tân âm thầm, nhẫn nại xói mòn thứ cảm thức chiếu lệ và kiểu ngôn từ sáo rỗng, áp đặt cùng thời, Lưu Quang Vũ là nhà thơ duy nhất của miền Bắc tự tìm đến những phạm vi hiện thực khác biệt sâu sắc của thơ ca, làm phát lộ những đường biên mới mẻ trong con người sáng tạo, và bước đầu khơi mở một dòng ngôn ngữ vừa mang tính siêu thực - tượng trưng, vừa tiềm ẩn những lối phá vỡ kiểu trữ tình truyền thống, đạt tới lối biểu tượng hiện đại và đương đại... (...)

Tháng Tư và ký ức tập thể -  Nguyễn Hưng Quốc
[BA MƯƠI LĂM NĂM SAU 30/4] ... Ký ức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại chủ yếu là ký ức của nạn nhân. Một ký ức đầm đìa máu và nước mắt. Không phải chỉ có máu và nước mắt thời kỳ chiến tranh mà còn có máu và nước mắt lúc chiến tranh đã kết thúc. Ở các nhà tù và trại cải tạo. Ở các chiến dịch đánh tư sản mại bản. Ở chính sách ngăn sông cấm chợ. Ở sự kỳ thị vùng miền và lý lịch. Ở những cuộc di tản và vượt biên đầy hãi hùng. Đòi hỏi những người mang trong đầu và trong tim loại ký ức đầy máu và nước mắt ấy phải quên là một đòi hỏi vô cảm. Xuất phát từ miệng của những người thắng cuộc, nó không những vô cảm mà còn lưu manh... (...)

Trịnh Sơn. Thơ. Cháy. -  Trần Ðình Lương
... “Những câu thơ quá gầy / Như cuộc đời anh vậy.” Đây chỉ là một cách nói thơ thôi. Trịnh Sơn không hề gầy trong thơ. Quặng mỏ ngôn ngữ của anh rất lớn về mặt tiềm năng và mới chỉ khai thác ở một tầng đầu. Phong phú về ngôn ngữ, rực cháy về ý tưởng, tôi tin Sơn sẽ đi rất xa trên con đường thơ ca... (...)

Màu tím hoa sim và màu xanh của tóc -  Phạm Quang Tuấn
[TƯỞNG NIỆM HỮU LOAN (1916-2010)] Màu tím hoa sim là một trong những bài thơ tiếng Việt rất nổi tiếng, đã có ba nhạc sĩ (Dũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng) phổ thành những bản nhạc rất thịnh hành. Năm 2004, công ty Vitek làm một cú PR đẹp mắt khi họ mua bản quyền từ tác giả Hữu Loan với giá 100 triệu đồng. Tuy bài thơ nổi tiếng như vậy, nhưng theo tôi, nó đã bị mọi người... hiểu sai!... (...)

Nghĩ về Võ Phiến -  Ngự Thuyết
... Nhà điêu khắc người Pháp, Auguste Rodin, vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 được người đời cho rằng có hai bàn tay phù thuỷ, đụng phải vật gì, cục đất, hòn đá, khúc cây, là rút ra được ngay cái bí ẩn sâu kín và đẹp đẽ của nó, là nắm bắt ngay cái thần thái của nó, để tạo nên những tác phẩm bất hủ. Võ Phiến cũng không khác. Những gì quanh ta dù lớn, dù nhỏ, hoặc có vẻ ù lì, tầm thường, khó nhận diện, qua cái nhìn đầy khám phá của Võ Phiến, sẽ có ngay một linh hồn, một sức sống. Đó là ngoại cảnh. Ông lại không ngừng đi dò tìm thăm thẳm vào nội tâm con người... (...)

Người ruồi gieo máu lửa: Bỡn cợt trong bút pháp Kiệt Tấn -  Huỳnh Nhựt Hải
... Trong cái đám nhân loại khốn khổ chúng ta hiện nay có nhiều người cười: cười khì khì, cười hề hề, cười tồ tồ, cười nhỏ nhỏ (nói chi tới cười thiệt lớn!), nhưng cũng có rất nhiều người nhứt định không chịu cười, có lẽ vì mỗi người chúng ta hoặc là bị cuộc đời, hoặc là tự mình, cắm lên lưng mình một lưỡi dao nhọn. Rồi kể từ đó lúc nào cũng mang nó theo kè kè trên lưng, ngày đêm cứ thấp thỏm lo sợ bị người ta ăn cắp mất. Và cũng vì lẽ đó mà sinh ra táo bón kinh niên: bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ ỉa, bỏ cười (trong tứ khoái, chỉ có mỗi một thứ là không bỏ được). Nhưng với Kiệt Tấn thì hình như anh chàng... “không bị kẹt đạn” theo kiểu đó... (...)

Thuỷ thạch (Sui-seki - 水石) -  Ota, Richard
... Có lẽ yếu tố quan trọng nhất, bên cạnh vẻ đẹp tự thân của hòn đá là cái cảm giác bất tử truyền lại từ sự vĩnh hằng của nó. Ảnh hưởng thì thay đổi, còn bản chất thì không hề. Cùng hòn đá đó ở dưới ánh mặt trời nóng bỏng khác với hòn đá dưới ánh trăng, hay đẫm ướt dưới mưa. Và hãy nhắc lại, cái bạn nhìn thấy trong hòn đá này không phải là cái tôi thấy. Đó là sự mê hoặc của thuỷ thạch. Đó là vẻ đẹp kỳ diệu của nó... [Bản dịch của Võ Tấn Phong] (...)

Chơi xuân cùng bà chúa thơ Nôm -  Phanxipăng
... Thoải mái chơi xuân cùng bà chúa thơ Nôm, càng thêm khoái chá nếu nhận chân rằng chính người Cổ Nguyệt là nguồn xuân phơi phới vô cùng vô tận... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§17] -  Nguyễn Quỳnh
... Rõ ràng, những xảo-thuật chống kẻ thù chung trước kia hiện đang được zùng để chống lại quốc-ja và zân-tộc, và những jì gọi là tệ-đoan thối nát bị fỉ-nhổ trong thời chiến hiện đang được tích-cực khai thác vô bờ bến – ngay trong thời-bình. Thế thì Hoà-bình ấy chính là môi-trường thối-nát. Cuộc cách-mạng đi tới Hoà-bình ấy không có cơ-sở vững vàng, tệ hơn cả ngọn-cờ của Từ-hải. Tức là chẳng qua cũng là một nhóm côn-đồ đáng sợ... (...)

Những hồi ức buồn -  Khuất Đẩu
Đến bây giờ tôi vẫn không bỏ được cái ý nghĩ không giống ai, rằng sinh nhật của một người giống như những trụ cây số trên đường thiên lý. Tôi đã đếm được bảy mươi trụ và Lữ Quỳnh cũng đã sáu mươi tám. Kể cũng đã khá nhiều. Nhớ lại những cột mốc đã qua, ai cũng thấy buồn nhiều hơn vui. Bởi vì con đường chúng ta đã đi, nói như Lữ Kiều, là con đường do lịch sử chọn chứ không phải chúng ta... (...)

Tính chất nước đôi và mầm mống phá huỷ nhãn quan thực dân về Việt Nam tính trong bộ phim ĐÔNG DƯƠNG -  Lê Thị Vân Anh
... Qua phân tích và so sánh có thể nói, bộ phim Đông Dương chính là sự nhìn nhận một cách nghiêm túc của người Pháp về quá khứ của họ ở Việt Nam. Xem xét lại di sản thuộc địa người Pháp tìm ra một cách giải thích cho sự thất bại của mình tại Đông Dương. Có lẽ tính chất nước đôi sớm hay muộn khi hiển hiện cũng sẽ là một xúc tác phá vỡ quan hệ thống trị thực dân - thuộc địa truyền thống. Theo cách hiểu này, ta có thể khẳng định Đông Dương là một diễn ngôn hậu thuộc địa chứ không phải là một diễn ngôn thuộc địa... (...)

Ðọc tác phẩm cuối cùng của Võ Phiến -  Nguyễn Hưng Quốc
... Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ. Mỗi ngôn ngữ là một cái ngục. Ngôn ngữ nhỏ như tiếng Việt lại càng là một cái ngục, một cái ngục hết sức “cô liêu” vì khuất cách với thế giới bên ngoài. Mà ngay ở những ngôn ngữ lớn hơn, nhiều người biết hơn, người viết cũng không thoát được sự cô liêu. Người ta có thể xem tranh hay nghe nhạc tập thể, ở đó, hoạ sĩ và nhạc sĩ, nhất là nhạc sĩ, có thể tận mắt nhìn thấy sự ngây ngất của giới thưởng ngoạn. Còn văn học? Đọc, bao giờ người ta cũng đọc một mình, một cách thầm lặng, ngoài tầm nhìn của tác giả. Do đó, tác giả bao giờ cũng cô đơn. Chính vì vậy, Võ Phiến tự hỏi: “Cầm bút là cầm cái bất hạnh?”... (...)

Cảm nghĩ nhân đọc SINH NHẬT CỦA MỘT NGƯỜI KHÔNG CÒN TRẺ -  Ðỗ Hồng Ngọc
... Cái vực thẳm buồn theo đó cũng là cái vòm cao “trắng một màu mây vạn vạn đời” – bạch vân thiên tải không du du – nọ, khi người ta bỗng quay quắt tự hỏi mình: tôi là ai mà còn trần gian thế? Cho nên tôi không lạ khi Lữ Quỳnh viết: “Ký ức sá gì mây trắng nữa”! Cái “hương quan hà xứ” mà Thôi Hiệu nói đến chắc chắn không phải là cây đa bến nước con đò mà là một thứ quê hương nào khác, cái mà TCS bảo: “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà...” kìa! ... (...)

Nên hay không nên xuất bản sách trong nước? -  Nguyễn Hưng Quốc
... Liệu, để đến với độc giả trong nước, chúng ta — giới cầm bút ở hải ngoại — có cần thiết phải thoả hiệp với bạo quyền và chịu đựng những sự cắt bỏ hay sửa đổi nhiều lúc làm thay đổi hẳn phong cách hay tư tưởng của mình hay không? Theo tôi, là không. Vì nhiều lý do. Trước hết, vì sự tự trọng. Sau nữa, vì không cần thiết. Người ta có thể đến với độc giả trong nước bằng nhiều cách khác nhau, không nhất thiết phải chui qua cái rọ kiểm duyệt... (...)

Tính chất nước đôi của chủ thể hậu thuộc địa trong VU KHỐNG của Linda Lê -  Lê Thị Vân Anh
... Đặt nhan đề là Vu khống, toàn bộ tác phẩm giống như những lời kiến tạo không thật của các chủ thể áp đặt lên nhau, tuy nhiên ta nhận ra có một lời thú nhận thành thật ở đây: đó là trạng thái nước đôi của chủ thể hậu thuộc địa. Đối với mẫu quốc, vừa lảng tránh vừa mong muốn đến gần. Đối với quê nhà, vừa muốn dứt bỏ, vừa bị níu giữ lại. Và những chủ thể hậu thuộc địa vẫn đang trên hành trình tự giải thoát... (...)

Yêu như Kiệt Tấn -  Khuất Đẩu
... Cũng như Bồ Tùng Linh viết truyện ma chồn đâu phải chỉ để nói về ma quỷ hoang đường. Kiệt Tấn viết về các em bán nước mía, tóc vàng tóc nâu, đâu chỉ để nói về cái nõn nường, mà để nói về cái no đủ phồn tạp tuy thừa mứa nhưng vẫn thiếu quá nhiều, quá dài, quá lâu cho những người bị xua đuổi khỏi quê hương. Như dân Do Thái gần hai nghìn năm vẫn chỉ có thể thoả mãn và hạnh phúc khi được sống trên mảnh đất xưa cũ... (...)

Nghĩ về viết lách: Tín ngưỡng và thơ -  Nguyễn Hưng Quốc
... Thơ, tự bản chất, cũng là một thứ tín ngưỡng: Đó là thứ tiếng nói của niềm tin và của sự say mê. Hãy nhìn các thi sĩ thực sự và những người tu hành thực sự: Họ đều giống nhau, nói như Vũ Hoàng Chương, trong một câu thơ thật đẹp, trong bài “Nguyện cầu”: “Cao xanh liều một cánh tay níu trời”... (...)

Đọc thơ là... đọc... thơ -  Nguyễn Hưng Quốc
... Nhưng tâm tư không phải là một cõi riêng. Ngay chính tâm tư của con người cũng là một sản phẩm của xã hội. Tâm tư nào cũng đầy chữ. Mà chữ thuộc về đám đông. Những âm vang mà bài thơ khuấy động trong tâm tư thực chất là cuộc hoà tấu của văn hoá và thời đại. Đọc thơ, do đó, là tương tác với cả thời đại. Đã có nhiều người nói: Mỗi thời có một cách viết khác nhau. Theo tôi, cũng đúng sự thật nữa, nếu nói: Mỗi thời có một cách đọc khác nhau. Có tuổi-thời-đại của bút pháp. Cũng có cả tuổi-thời-đại của phê bình. Người đọc cũng bị những hạn chế lịch sử không thua kém gì người cầm bút. Để thoát khỏi hạn chế của lịch sử, ở đâu cũng cần tài năng và dũng cảm, do đó, tính tiên phong hay tiền vệ không phải chỉ có, và cần có, ở sáng tác mà còn cả trong việc đọc nữa... (...)

Viết và đọc -  Nguyễn Hưng Quốc
... Cứ mỗi lần cầm cuốn sách nào lên mà đọc vài ba trang vẫn không hiểu gì cả, tôi bỗng mừng, nhủ thầm: Chưa biết nó hay hay dở thế nào, ít nhất nó cũng đáng đọc! Đáng đọc vì chỉ những tác phẩm như thế mới làm cho mình giàu hơn mà thôi... (...)

Cầm quyền và cầm tri thức -  Nguyễn Hoàng Văn
... Khi những lời tán tụng phò chính thống càng ngày càng lấn át những tiếng nói trí thức dũng cảm, tôi không thể nào xoá bỏ những ý nghĩ vô cùng đen tối và bi thảm về đoạn kết ấy ra khỏi cái đầu của mình. Đen tối và bi thảm như khung cảnh bên trong gia đình Vương viên ngoại lúc cuộc đoạn trường của cô con gái đầu lòng thực sự mở màn: Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh... (...)

Ghi chép về công việc nghệ thuật -  Hoàng Ngọc Biên
... Nghệ thuật không có những chiến công, không biết thành quả. Nghệ thuật đứng một mình trên hai chân, không loay hoay với những thu lượm trí thức, lấy cái trí thức làm máu nuôi sống mình. Nó hoàn toàn xa lạ với những băn khoăn thành tích, những toan tính xã hội. Khi thoát ra ngoài từ trong bóng tối, nó có khả năng làm cho người ta ngạc nhiên... (...)

Mất bối cảnh nổi loạn sáng tạo -  Nhã Thuyên
... Bối cảnh khác chính là ngày hôm nay. Là những ngày mà hình như “everything is possible”. Là điểm bùng phát cùng với những công nghệ mới của thời đại thông tin và số hoá toàn cầu. Là những ngày mà những từ “trào lưu”, “hiện tượng”, “thiên tài”... chỉ đủ hút tai rao [tin] vặ/ịt của báo ngày. Có lúc, tôi cảm giác người làm nghệ thuật Việt Nam bây giờ gây scandal cũng chỉ đủ tạo ra bữa ăn nhanh chóng chán... (...)

Mạng hoá: một cuộc cách mạng thầm lặng trong văn học -  Nguyễn Hưng Quốc
... Có thể nói, từ góc độ lý thuyết cũng như từ góc độ thực tiễn sáng tác, hình thức văn bản trên mạng vừa là một quá trình tiến hoá lại vừa là một cuộc cách mạng của nền văn học hậu hiện đại. Là một sự tiến hoá, văn học trên mạng, trên nguyên tắc, vẫn là những văn bản mang tính văn học, là những văn bản văn học. Là một cuộc cách mạng, văn học trên mạng không những làm thay đổi quan hệ giữa độc giả với văn bản hay quan hệ giữa tác giả với văn bản, giữa tác giả với độc giả, mà còn có khả năng làm đảo lộn mọi điển phạm, mọi mô thức và mọi ước lệ văn học hiện có, hay nói như George Landow, nó “lật đổ mọi đẳng cấp trong vị thế và quyền lực” của văn học truyền thống. Quan trọng nhất, nó có khả năng làm thay đổi cách chúng ta đọc cũng như cách chúng ta viết. Nghĩa là, nói một cách tóm tắt, nó sẽ dần dần làm thay đổi toàn bộ những gì chúng ta gọi là văn học... (...)

Quan điểm của tôi về việc xuất bản tác phẩm -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Liệu tôi có nên hy sinh một điều như thế để cho cuốn sách của tôi được xuất bản ở Việt Nam hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới? Không đời nào. Vì hy sinh điều ấy thì, trước hết, tác phẩm ấy không còn là chính nó và, trầm trọng hơn nữa, tôi cảm thấy hy sinh điều ấy là hy sinh chính cái phẩm cách của tôi như một người cầm bút với quyền tự do tư tưởng và tự do diễn đạt. Đúng ra, tôi nghĩ rằng quyền tự do tư tưởng và tự do diễn đạt còn quan trọng hơn cả cái chức nghiệp của một người cầm bút. Đó là những quyền căn bản của mọi con người trên mặt đất. Ngày nào tôi đánh mất quyền tự do tư tưởng và tự do diễn đạt thì ngày đó tôi không thể sống đúng nghĩa như một con người... (...)

Giải pháp cảm tính -  Nhã Thuyên
... Khi nào cảm tính là quyền năng, khi nào cảm tính thành tai họa và hủy hoại chữ nghĩa cũng như đời sống? Hình như chẳng thể tin vào bất cứ một điều gì phổ quát lúc này. Chỉ có thể sống trong cái cụ thể, cái riêng lẻ. Đó có thể chính là một cách để chống lại áp lực toàn cầu hoá muốn đập phẳng mọi thứ, chống lại sức mạnh áp đảo của cái đông đúc, cái to, lớn,...; cũng là, để giữ được cái lẻ biệt trong thế giới, biết đâu cái lẻ biệt ấy lại chính là yếu tính, là căn cước, của một cá nhân, một dân tộc... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§16] -  Nguyễn Quỳnh
... Marx và Angels khi viết Tuyên-ngôn đã thiếu nền-tảng kinh ngiệm xây-zựng thực-tế cho cuộc cách-mạng vô-sản, nên đảng Cộng-sản ở bất kì nơi nào có lá cờ của nó cũng gây kinh-hoàng và thất bại thê-thảm trong thời bình. Nó thất bại ngay trong vòng biện-chứng xã-hội chủ-ngĩa. Có thể nói Tuyên-ngôn Đảng Cộng-sản là những lời nói xúc-động nhưng không bao jờ có mặt trong cách-mạng... (...)

Trần Đình Lương: Nhà thơ không muốn làm thi sĩ -  Trịnh Sơn
Tôi vô tình có được tập thơ này trong một nhà sách cũ. Lạc lõng giữa hàng trăm tập thơ khác, tập thơ có cái bìa giản đơn, trang nhã, với bề rộng hơn chiều cao, như các cuốn sách tập vẽ màu của trẻ em vậy. Tranh bìa cũng là một mảng màu như mây, như lá, lại như sóng. Mơ hồ. Thật là mơ hồ: hải đảo – trần đình lương. Không hề viết hoa, không hề in đậm. Có gì trong đó?... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§15] -  Nguyễn Quỳnh
... Một trong những nỗ-lực song song với biên soạn cuốn sử fổ-thông là chúng ta cần zùng kĩ-thuật ấn loát tối tân ngày nay, in ra những công-trình vĩ-đại của người Việt để fát không cho quần chúng, cũng như cho các trẻ em mới đến trường. Đảng Cộng-sản Việtnam đã fí-fạm rất nhiều tiền để nhét vào đầu zân Việt những thứ u-mê, như việc xây lăng và ướp xác ông Hồ. Có linh thiêng jì đâu! Tiền bạc ấy nên zành cho những việc ích quốc lợi zân, mà cụ thể nhất là ngay bây jờ fải in ra những cuốn sử fổ-thông, fát không cho quần-chúng... (...)

Kinh nghiệm viết văn: Cần nhất là biết gây ấn tượng -  Nguyễn Hưng Quốc
... Văn chương không phải là những gì được viết ra. Văn chương là những gì còn lại. Chỉ có bài viết hay những câu văn nổi bật lên giữa vô số những bài viết hay những câu văn khác, có khả năng đánh động được vào tâm thức của người đọc và trở thành một ám ảnh thẩm mỹ trong một thời gian dài mới thực sự là văn chương. Bởi vậy, tôi tin, nghệ thuật viết văn thực chất, hay, nếu không, trước hết, là nghệ thuật gây ấn tượng... (...)

Những bước nhảy ngắn của kiến thức -  Federman, Raymond
[TƯỞNG NIỆM RAYMOND FEDERMAN (1928-2009)] Buổi ban đầu kiến thức không di chuyển. Nó không di chuyển là bởi vì buổi ấy không có phương tiện giao thông cho kiến thức. Bởi thế, nên kiến thức không đi đâu cả. Nó cứ ở đúng cái chỗ mà nó từng được thu gom và tiêu hoá. Kiến thức là cái tĩnh tại bên trong con người đã chiếm được nó, cho dù kiến thức ấy là cái gì chăng nữa, tỉ như kiến thức về bộ đồ lòng của một con thỏ, hay chính xác hơn là về bộ xương của một con thỏ, do cái người đi săn và giết con thỏ ấy kiếm được, và sau đó là xơi tái con vật đã ngoẻo ấy... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Kinh nghiệm viết văn: Viết và lách -  Nguyễn Hưng Quốc
... Không đọc kỹ và không học kỹ di sản văn học của tiền bối, người ta sẽ không có nền tảng văn học và văn hoá để sáng tác. Nhưng đó chỉ là một giai đoạn, giai đoạn đầu tiên và tự phát. Để sáng tạo, người ta cần vươn tới một giai đoạn khác: chống lại các bậc tiền bối của mình. Chống, phần nhiều, là lách. Ý tưởng này đã có người viết rồi ư? Thì mình lách đi. Cách viết này đã có người sử dụng rồi ư? Thì mình lách đi. Giọng điệu này đã thấp thoáng ở ai đó rồi ư? Thì mình lại lách đi... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§14] -  Nguyễn Quỳnh
... Jean Tardieu nhận định rất đúng, chính-sách thuộc-địa của Fáp đã nhét những cái ngu-xuẩn vào đầu zân Việt. Nếu người Fáp thực tình muốn júp người Việt, thì người Fáp fải cùng người Việt sánh bước mà đi, chứ không thể bắt người Việt fải theo fương-hướng của mình. Sau gần một thế-kỉ xa cách, Việtnam ngày nay khá jống xã-hội thuộc-địa Fáp ở Việtnam thời Jean Tardieu, và rất oái-oăm, vì nhà nước và zân rất khác nhau. Bây jờ người Việt chỉ thấy độc-tài, tham-nhũng và khủng-bố. Bẽ bàng hơn nữa khi người ta zuy-trì một Hoả-lò ở Hànội để nhớ đến vết hằn trên lưng nô-lệ, thì người ta lại có vô số “hoả lò”, quỉ-quyệt, man-rợ và kinh-hoàng như một xã-hội không có hoà-bình... (...)

Jean Tardieu: Những ngày Việt Nam -  Hoàng Ngọc Biên
... Jean Tardieu... vẫn là một “người ngoài”. Có điều, cái chút ít “người ngoài” ấy viết về những chiều dạo chơi trên sông Hồng, buổi sáng Chủ nhật cùng hoạ sĩ Lê Phổ ngồi chuyện trò về nghệ thuật trong sân một ngôi chùa cổ ở đồng quê, hay buổi hoàng hôn đứng trên cầu Doumer nhìn ra chân trời xa (dưới ấy, dưới ngòi bút của nhà thơ nước Pháp xa xôi, thật không phải chỉ Hà Nội, mà là cả một công trình nghệ thuật của thiên nhiên), cái chút ít ấy sẽ còn lại trong ký ức của ta như một ngụm trà uống vào một buổi chiều mưa trở về nhà, trong nhiều kỷ niệm — và trong thời gian... (...)

Dựng tường và đốt sách -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Xưa nay, tất cả các chế độ độc tài đều chủ trương dựng tường và đốt sách; nhưng tường và sách là hai thứ rất lạ lùng. Tường thì vô cùng kiên cố, nhưng rốt cuộc mọi bức tường đều phải sụp đổ. Sách thì vô cùng mong manh, dễ cháy, nhưng nó có sức sống vô hạn: giấy và mực in có thể tan trong ngọn lửa, nhưng những ý tưởng làm sinh ra chữ trong sách thì mãi mãi được tái sinh và bất khả huỷ diệt. Thậm chí bất cần đến giấy mực, sách vẫn không ngừng nẩy mầm và đơm hoa kết trái trong tim óc của con người... (...)

Kinh nguyệt, vầng trăng phố thị -  Huỳnh Hoàng Anh
... Các bộ phận trên cơ thể con người vốn bình đẳng và mầu nhiệm như nhau. Xấu đẹp, dơ sạch ở chúng là do sự tạo tác đầy sai lạc và điên đảo của tâm thức ý niệm con người. Tất cả đều nằm trong cõi hình tướng vô thường, vốn vô tự tính. Trong cái ngỡ tầm thường ấy vẫn hằng chứa nhiều huyền nhiệm, và nhận ra vẻ đẹp và những huyền nhiệm ẩn tàng là nhiệm vụ của những người nghệ sĩ, kẻ sáng tạo, phải thế chăng?... (...)

Nỗi ám ảnh tịch mịch của thời gian, cô đơn và cái chết trong văn chương Phạm Chi Lan -  Thận Nhiên
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CHI LAN (1961-2009)] ... Với thế giới rất riêng của văn chương Phạm Chi Lan, tôi nghĩ, cách chủ quan, thời gian và cái chết không chỉ là những tự hỏi, những băn khoăn thảng hoặc. Nhưng hơn thế nữa, chúng là những ám ảnh tịch mịch không rời. Như phận mệnh. Như hai nhân vật có mặt và đi song hành với các nhân vật khác từ khởi đầu đến những dòng chữ cuối... (...)

Thơ và nhà thơ -  Marcus, Morton
... Trong bài thơ, nhà thơ cho phép chúng ta tái khám phá bản ngã tâm linh của mình. Chức năng của nhà thơ là giúp chúng ta nối kết lại với những cảm nhận của chúng ta, hay, trong một ý nghĩa sâu sắc hơn, khai mở cho chúng ta một lần nữa cái “cảnh giới nguyên sơ” — tức là những mục đích của tâm/thân của cả chủng loại con người và của chính cuộc sinh tồn, mà từ căn nguyên đã nằm sẵn trong các nhiễm sắc thể của chúng ta... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Vấn đề ranh giới giữa các thể loại văn học -  Phan Quỳnh Trâm
... Theo tôi, chúng ta cần chú ý đến tính chất giao thoa giữa các thể loại văn học để tránh cứng nhắc trong việc cảm nhận và đánh giá các hiện tượng văn học. Riêng với người viết văn và làm thơ, đó là một yếu tố có thể được tận dụng trong quá trình tìm tòi và sáng tạo để thoát ra khỏi những lối mòn trong quá khứ. Đó cũng là một cách để giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận được với văn học hậu hiện đại... (...)

Một tư thế chào chính mình -  Trần Tiến Dũng
... Hôm nay tôi đứng dạng chân để nhìn tôi nằm úp mặt chồng lên bóng tối đô thị này, đó là tư thế chào chính tôi và ngôn ngữ của tôi trước một ngày quá dài trên xứ sở bị bôi đỏ đến tệ hại... (...)

Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu? -  Trùng Dương
... Mặc dù Cộng sản Việt Nam hô hào đốt sách để thanh tẩy “tàn dư Mỹ Nguỵ” từ ngay sau khi chiếm miền Nam, kho tàng văn hoá phẩm của miền Nam thực ra đã được “tẩu tán” ra nước ngoài, đặc biệt tại Mỹ, từ lâu rồi. Trước thời Internet, những văn hoá phẩm này nằm trong hai thư viện lớn bên Mỹ, đó là Thư Viện Quốc Hội ở Washington, D.C. và thư viện Kroch Asia thuộc hệ thống thư viện của Đại học Cornell ở Ithaca, New York. Muốn tham khảo những tài liệu này ta phải tới tận nơi... (...)

Tham vọng của truyện ngắn -  Millhauser, Steven
... Truyện ngắn tập trung vào hạt cát của nó, với niềm tin mãnh liệt rằng ở đó — ngay ở đó, trong lòng bàn tay của nó — có cả vũ trụ. Nó tìm hiểu hạt cát ấy như một người tình tìm hiểu gương mặt người yêu của mình. Nó tìm kiếm cái khoảnh khắc khi hạt cát tự khai mở bản lai diện mục. Trong cái khoảnh khắc bội trương bí ẩn ấy, khi đoá hoa đại vũ trụ bừng nở từ hạt giống tiểu vũ trụ, truyện ngắn cảm nhận được quyền năng của nó. Nó trở nên rộng lớn hơn chính nó. Nó trở nên rộng lớn hơn tiểu thuyết. Nó trở nên rộng lớn như cả vũ trụ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Kiều, tuyệt tác không độc giả -  Huỳnh Hoàng Anh
... Hoá ra người Việt Nam ca tụng Kiều nhưng không ngưỡng mộ nó nhiều lắm. Như một cô gái được xưng tụng có sắc đẹp như hoa hậu nhưng lại ít có người yêu và không ai chịu cưới cô làm vợ. Đẹp nhưng cô đơn, cũng như số phận nàng Kiều, nhiều mối tình nhưng rốt cuộc vẫn sống một mình. Trên thế giới, không biết có tác phẩm nào có số phận vinh quang tuyệt đỉnh nhưng lại thiếu bạn tri kỷ tri âm như Kiều không?... (...)

Phê bình về sự phê bình nhà phê bình -  Phan Quỳnh Trâm
... Nhà phê bình, không chỉ là những người phát hiện cái đẹp trong các tác phẩm văn chương (như cách nghĩ của rất nhiều người), mà còn là người tiêu chuẩn hoá cái đẹp để người đọc nhờ đó có thể hiểu được, cảm thụ được nó. Những lúc văn học chuyển mình nhanh chóng như hiện nay thì vai trò của nhà phê bình lại càng nổi bật. Một người đọc bình thường, hiểu theo nghĩa không phải là một nhà nghiên cứu hay phê bình văn học, rất khó có thể theo kịp các quan niệm thẩm mỹ được thay đổi liên tục theo những trào lưu văn học ấy. Khi họ không theo kịp, họ sẽ bị bỏ rơi. Họ trở thành những kẻ thiệt thòi vì họ không thưởng thức được những tác phẩm mới với những cái đẹp mới... (...)

Martin Heidegger: Zur Besinnung/Tỉnh-thức (Truy-tầm Bản-thể) -  Nguyễn Quỳnh
... Ngày nay, “Triết-học nằm ở ngay ngoài đường” (Philosophy is in the streets). Tuy rằng đó là một cách nói bóng bẩy, nhưng thực ra “Ngoài đường” chính là iếu-tính của đời sống. Để í và fân-tích đời sống quanh ta chính là việc làm của Triết-học chứ Triết-học không fải chỉ là kết-quả suy ngĩ đến từ “trầm-tư mặc-tưởng”. Những vấn-đề như: đạo-đức, văn-hoá, môi-sinh, chính-trị, kinh-tế, xã-hội, ngôn-ngữ, já-trị vân vân... là cuộc sống của tinh-thần thời-đại (Zeitgeist) chứ không fải là những ziễn-jải hay định-ngĩa... (...)

Cứt đái, đừng ngó lơ! -  Huỳnh Hoàng Anh
... Vừa nghe thôi bạn đã khó chịu, xấu hổ, muốn chống đối. Phản ứng của bạn không phải là chuyện nhất thời, của riêng bạn. Nó mang dấu ấn của ký ức tập thể, của dân tộc, của truyền thống. Nó phản ánh một thái độ ứng xử văn minh, văn hoá. Do vậy, nó thuộc phạm trù của mỹ học, của văn hoá, rất đáng bàn, chỉ ngại không đủ sức bàn cho thấu tình, đạt lý đó thôi. Không có đề tài dở, mà chỉ có người viết dở và đôi khi, người đọc dở! Chuyện tôn nghiêm có khi biến thành rác rưởi, và chuyện thối tha, biết đâu, chẳng mở ra những điều thơm tho trong sạch... (...)

Nghĩ về viết lách: Phê bình văn học và văn hoá -  Nguyễn Hưng Quốc
... Làm nhà phê bình văn học không khó. Làm nhà phê bình văn học có tầm văn hoá mới khó: nó đòi hỏi năng lực tổng hợp và nhất là khái quát hoá để vượt lên trên những cái cụ thể, kể cả những cái đẹp cụ thể. Làm nhà phê bình văn hoá cũng không khó. Làm nhà phê bình văn hoá có tầm văn học mới khó: nó đòi hỏi sự nhạy bén và tài hoa của một nghệ sĩ bên cạnh sự uyên bác và khả năng phân tích bắt buộc phải có của một học giả khi viết phê bình... (...)

Đôi chút ý nghĩ bất thường về nhà thơ Nga-Mỹ Joseph Brodsky -  Phạm Công Thiện
... Chúng ta hãy hình dung những thuyền nhân Việt Nam đang bập bềnh lênh đênh trên biển cả... Tiếng nói đầu tiên của Brodsky về Việt Nam chỉ đơn sơ có thế mà âm hưởng bao la như “dưới những tảng mây bao la như Châu Á...” Tiếng nói ấy phát ra từ một người đã nhìn thấy trọn vẹn, đứng từ đỉnh cao nhất của văn chương nhân loại. Cả sự nghiệp thi ca của Brodsky mở ra những chân trời bất ngờ cho những bước chân lưu vong của thi sĩ Việt Nam... (...)

Thơ trong thơ của William Carlos Williams -  Phạm Công Thiện
... Thơ là bắt đầu lại từ những cái đang có, những cái tại chỗ, tính cách cá biệt tại chỗ, cái gì thực sự quê hương là quê hương. Quê hương là cái tổng quát để gọi một cái gì rất “đất đai tại chỗ” mà ngôn ngữ thi ca của William Carlos Williams gọi là “the local” : phải hiểu “the local” ở đây là tinh tuý huyết mạch của dân tộc tính và không có nghĩa thông thường của tự điển là: “cái gì thuộc về địa phương”... (...)

Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam -  Nguyễn Đức Tùng
... Nếu có một thời điểm nào thích hợp để mỗi chúng ta ngồi xuống lắng nghe bài giảng của lịch sử, như những người học trò nhỏ, thì đó là thời điểm hiện nay... Khi chúng ta bắt đầu biết dụng tâm tìm hiểu lẫn nhau, tức là biết nhìn sự vật từ góc nhìn của người khác. Mà các nhà văn không làm điều đó thì không ai làm trước họ được... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§13] -  Nguyễn Quỳnh
... Ngày nay, đảng Cộng-sản lạm zụng chiêu bài “quân-đội nhân-zân” và “cán-bộ nhân-zân”, không fải để bảo-vệ zân và tổ-quốc, mà chính là để bảo-vệ Đảng. Cho nên, đã có hồi Đảng Cộng-sản Việt Nam lên mặt tuyên bố rõ ràng: “Iêu nước là iêu Đảng.” Như vậy, zụng-tâm của đảng Cộng-sản Tầu và Việt nhằm fục-hưng Nho-jáo đã rõ ràng. Họ zùng lễ-ngĩa ngu-zân để trói buộc zân. Làm cho zân mất tính người là một lối thống trị man rợ. Chắc chắn, ở một thời điểm nào đó, quân-đội và cán-bộ nhân-zân fải thức-tỉnh đặt ra câu hỏi: “Có thật chúng ta từ zân và vì zân hay không?” ... (...)

Nhớ về Henry Miller -  Phạm Công Thiện
Tôi bắt đầu đọc Henry Miller vào khoảng 16 hay 17 tuổi gì đó, và bây giờ, trên 40 năm trôi qua trên trái đất hoang liêu, tôi vẫn còn đọc Henry Miller. Nói đọc thì cũng không đúng: lúc đọc Henry Miller, thực ra tôi chỉ mộng mở mắt và mộng nhắm mắt. Thời gian không còn hiện hữu nữa; mười năm hay một trăm năm chỉ là một hơi thở nhẹ qua một đêm tối nguyệt tận... (...)

Một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình: Hàn Mặc Tử -  Phạm Công Thiện
... Chỉ có thi sĩ mới sống trước tận bản thân mình, sống phóng tới đằng trước tất cả những khả tính sắp hiện của vận mệnh dân tộc mình. Vận mệnh của Hàn Mặc Tử đã báo trước vận mệnh của Việt Nam. Thơ của Hàn Mặc Tử đã báo động cái gì rạn vỡ trong không khí quê hương. Không phải chỉ làm thơ với những danh từ và động từ chính trị là mới nói được con đường đi của dân tộc. Nhiều khi nói ngược lại hay nói những cái gì khác... (...)

Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử -  Phạm Công Thiện
Tất cả những gì người ta viết và nói về Hàn Mặc Tử trong vòng sáu chục năm nay đều sai lầm hoàn toàn. Vì sao? Người ta viết và nói đến cái mà Hàn Mặc Tử đã vượt qua trọn vẹn trong mỗi lời và trong mỗi chữ mà Hàn Mặc Tử đã bỏ lại dấu vết trên mặt đất... (...)

Nghĩ về viết lách: Phê bình cần có chủ kiến -  Nguyễn Hưng Quốc
Để viết phê bình, cần có nhiều điều kiện. Kiến thức. Óc phán đoán. Sự nhạy bén trong nghệ thuật. Khả năng diễn đạt. Và, đến trình độ nào đó, cần thêm một điều kiện khác nữa: chủ kiến... (...)

CHUYỆN NGƯỜI TUỲ NỮ và “người đàn bà thép” của văn chương hậu-hiện đại thế giới -  Khánh Phương
... Dòng chảy kỳ thú và ngạo mạn của chủ nghĩa hậu hiện đại, với tính chất giả định, tính chất trò chơi, và sự bất tín vào ngôn từ khái niệm, trong kết hợp của từng cá nhân với phong cách lịch sử độc đáo, đã tạo ra những đỉnh cao mới trong hành trình khám phá những biên độ của tâm thức con người. Margaret Eleanor Atwood (1939~), nhà văn lớn của Canada và thế giới, là một trường hợp như vậy... (...)

Một truyện ngắn lạ và hay: ‘Lạc thú ẩm thực’ -  Nguyễn Hưng Quốc
... Trong văn bản, từ đầu đến cuối, hoàn toàn không có chủ ngữ. Kẻ bị giết cũng không có tên tuổi gì cả. Chỉ là “con người”. “Con người” có thể là một cá nhân nhưng cũng có thể là nhân loại hay nhân tính nói chung. Câu chuyện, do đó, không phải chỉ là quá trình thi hành một bản án tử hình đâu đó. Nó mở ra một tầm nhìn rộng lớn hơn nhiều, về những hiện tượng “ăn thịt người” trong lịch sử — theo cách nói của Lỗ Tấn —, chẳng hạn... (...)

Nguyễn Viện — v[i]ết mật ngôn trên d[r]a -  Ðặng Thân
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Nguyễn Viện bị/được Thận Nhiên coi là phạm thánh. Đúng một nửa (có lẽ vậy). Tôi còn thấy Nguyễn Viện bị thánh ám. Nguyễn Viện bị thánh ám nên trong tinh thần vẫn toát lên cái mong muốn cứu rỗi con người, cụ thể ở đây là người Việt Nam, ra khỏi những lầm lạc, những tội lỗi, những cừu thù, những mông muội, những bi thương... Nhưng nếu hỏi anh thì chắc anh sẽ cãi: “Đâu có!” Vì anh bảo anh viết là cho cá nhân anh, nếu không anh sẽ “đứt gân máu chết”. Đó là một dấu vết của thánh ý?... (...)

Nguyễn Viện: cười và đái lên những bảng chỉ đường -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Trong khối chất liệu chân thực để viết lại những trang lịch sử chân thực sẽ có vô số những mẩu chuyện như thế. Trong vô số những mẩu chuyện đó sẽ có những mẩu chuyện của Nguyễn Viện, những mẩu chuyện mà hôm nay ông đang vừa cười khanh khách, vừa đứng đái lên những bảng chỉ đường, và huyên thuyên kể. Ông kể chuyện bằng ngôn ngữ của cá nhân ông; thứ ngôn ngữ của một người cởi trần truồng bước đi trên mặt đất; thứ ngôn ngữ bất chấp những giới hạn giả tạo của những nguyên tắc đạo đức giả tạo của một cơ chế văn hoá giả tạo; thứ ngôn ngữ vượt qua những bảng chỉ đường ý thức hệ; thứ ngôn ngữ của một con người tự xác lập cho chính mình một sự tự do ngay trong lòng của chốn mê cung không lối thoát... (...)

Nguyễn Viện đâm sừng vào bóng tối -  Nguyễn Hưng Quốc
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Trong giới viết văn xuôi tại Việt Nam hiện nay, không có người nào tàn phá thể truyện một cách mạnh mẽ và quyết liệt cho bằng Nguyễn Viện. Tàn phá? Đúng, tàn phá... (...)

Nguyễn Viện, giữa đám đông và hai đầu gối -  Trịnh Thanh Thủy
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Tôi thấy Nguyễn Viện, người đi dây, đứng giữa chỗ hõm của cái háng lịch sử, tay cầm thanh sắt (hình ngòi bút) màu hung, lửa trái tim. Ông cố giữ thăng bằng để đi nốt con đường nối hai đỉnh điểm A, B của hai đầu gối. Con đường trộn lẫn những mâu thuẫn, những khác biệt của hai luồng văn hoá Bắc, Nam, trước và sau năm 1975. Thanh bút sắt ấy thoắt ẩn, thoắt hiện trong những giao động rối loạn, mới cũ, thanh tục, thực, ảo, láng lẫy hay thô nhám của hai nền văn chương hiện đại và hậu hiện đại... (...)

Đọc 26LẦNTỜBỜLỜ của Nguyễn Viện -  Phan Nhiên Hạo
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... 26LẦNTỜBỜLỜ tái tạo chính xác trạng thái tinh thần của xã hội Việt Nam hôm nay, nơi dục vọng thống trị và mọi chuẩn mực tinh thần gần như đã biến mất. Sự hỗn loạn, phức tạp, và mù mờ của một trạng thái tinh thần xã hội như vậy được nắm bắt hiệu quả với cấu trúc tiểu thuyết mà Nguyễn Viện chọn lựa: một cấu trúc có vẻ lỏng lẻo nhưng phức hợp và linh động, cho phép người đọc tự lắp ráp các mẩu rời lại với nhau, đôi khi bất khả, để tạo nên một hình ảnh lập phương về hiện thực, như trong một chiếc kính vạn hoa, dù với những sắc màu ảm đạm. Văn phong của Nguyễn Viện uyển chuyển và đẹp, nhưng là vẻ đẹp khỏe mạnh, không màu mè, ngôn ngữ trong sáng và rất chính xác... (...)

Giới thiệu chuyên đề NGUYỄN VIỆN -  Tiền Vệ
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Trong giới cầm bút Việt Nam hiện nay, Nguyễn Viện là một trong những người sáng tác dồi dào và sung mãn nhất; một trong những cây bút có nhiều tâm huyết nhất đối với vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng là một trong những người thường xuyên trăn trở thử nghiệm những cách viết mới hầu vượt khỏi những lối mòn cũng như những bế tắc của văn học Việt Nam đương đại... (...)

Nguyễn Viện, con người phạm thánh -  Thận Nhiên
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Nguyễn Viện không chỉ phiêu lưu trong các đề tài xã hội, mà còn chạm đến những vùng huý kỵ trong các lãnh vực chính trị, tôn giáo, văn hoá, truyền thống Việt... và cả những giá trị ngỡ là bất biến từ bao lâu nay. Và ông chưa đi hết con đường của mình... Cảm hứng văn chương của ông không chỉ được gói gọn, khu biệt trong không gian và các vấn đề của Việt Nam, mà ông còn gào thét vì sự bất công, cái ác, cái xấu... đang diễn ra ở những nơi xa xôi khác, đặc biệt là ở những nơi con người đang bị khủng bố và tước đoạt quyền sống, quyền được đứng dưới mắt Thượng đế và trong cõi đời như một Con Người... (...)

THẾ-GIỚI QUAN CỤ-THỂ CỦA HUSSERL -  Nguyễn Quỳnh
... Những lá bài zân-chủ sẽ trở thành vô-luân nếu chúng không đưa xã-hội con người tới cái-đẹp, cái cao-quí, cái hiểu-biết, và cái tiến-hoá của cuộc đời. Tóm lại, zân-chủ sẽ vô-luân nếu những lá bài của nó không bảo vệ được con người thoát khỏi những zị-chứng huỷ-hoại cuộc đời. Nietzsche đã hùng hồn nhận-thức trong Der Wille zur Macht (tt.152-153) rằng “Tinh-thần zân-chủ chỉ có nền-tảng luân-lí khi nó júp con người có can đảm đứng lên chống lại áp-chế bạo-tàn (oppressions).” Đây chính là điều mọi xã-hội fải lưu-tâm... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§12] -  Nguyễn Quỳnh
Khó có thể bàn về fải trái với cường-quyền, vì cường-quyền — vua chúa hay đảng fái — coi jang-sơn là của họ và quần-chúng fải tuân lệnh họ. Cường-quyền cai trị bằng bạo-lực và nhà tù. Những chính-quyền ấy không có đối-thoại với zân, không chia sẻ quyền-lực với ai hết trừ những người trong fe nhóm họ. Trong chính-thể chuyên-chế (totalitarian) không có quyền tự-zo ngôn-luận, và không có xã-ước... (...)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Vương An Ức -  Khánh Phương
... Vương An Ức dụng tâm khắc hoạ bầu khí quyển lịch sử, không phải bằng những miêu tả trực tiếp dài dòng cái thê lương, đau xót của sự kiện, mà chính là bằng thái độ của các nhân vật. Cái bình thản lồ lộ, tâm trạng ngoài cuộc của các nhân vật chính là lời phủ nhận một cách mạnh mẽ đối với giai đoạn lịch sử phi lý... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§11] -  Nguyễn Quỳnh
... Khi nhân-quyền không có thì nhiều nhóm ngoài công-ước fải đứng lên đòi hỏi công-lí. Nhà nước fải ngồi xuống lắng nge và tìm hiểu ngọn nguồn. Không được zùng công-an và quân-đội đàn áp zân. Không được nguỵ tạo chứng cớ để bắt zân. Mọi người fải được xét xử công minh, và fải có luật-sư tranh tụng cho họ. Họ chỉ bị khép tội khi có minh-chứng hiển-nhiên trước một fiên-toà công-lí, chứ không fải do những cánh tay mang zanh fáp-luật nhưng vi-hiến của chính-quyền... (...)

Hãy đốt tôi đi! -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Nói một cách cụ thể, những nhà văn ở ngoài “chính thống” phải kêu lên: “Hãy đốt sách chúng tôi! Vì chúng tôi không bao giờ thoả hiệp với quý vị!” Trong khi đó, những nhà văn đang ở trong “chính thống” phải kêu lên: “Đừng đốt sách của họ! Vì họ là một phương diện không thể thiếu của nền văn chương Việt Nam!” ... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§10] -  Nguyễn Quỳnh
... Một xã-hội chỉ có một đảng trong đó các đảng-viên thay nhau cai trị là một cơ-chế chính-trị fản tiến-bộ, không nhân-bản và bệnh-hoạn. Fản tiến-bộ và không nhân-bản vì quần-chúng và nhà nước không có đối-thoại. Như thế không fải là một xã-hội con người, mà đúng là một xã-hội tôi-mọi... (...)

Ðọc Võ Ðình -  Nguyễn Hưng Quốc
[TƯỞNG NIỆM VÕ ĐÌNH (1933-2009)] ... Ở Việt Nam, Võ Đình không phải là người duy nhất sử dụng kỹ thuật hiện thực thần kỳ nhưng không chừng ông là người đầu tiên: truyện “Xứ Sấm Sét” của ông được sáng tác từ năm 1978... (...)

Từ harem đến ổ điếm: Nghệ sĩ trong thế giới hậu-cộng sản -  Kaplinski, Jaan
... Làm nghệ thuật, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc, cũng giống như làm tình. Đó là một việc có thể bị cản trở, nhưng không thể bị chấm dứt, thậm chí nó càng khó bị chế ngự và kiểm soát hoàn toàn bởi một ai đó, dù đó là đế vương, giáo hoàng, hay các bí thư đảng. Những người này thường ghen tuông với cả nghệ sĩ lẫn đàn bà. Họ muốn giữ riêng những người đàn bà đẹp và những nghệ sĩ tài ba cho chính họ, không cho đàn bà quyền tự do làm tình với ai tuỳ thích, không cho nghệ sĩ quyền tự do viết hay vẽ cái gì tuỳ ý. Họ nhốt đàn bà và nghệ sĩ vào những cái harem... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Nhà văn và chính trị -  Galeano, Eduardo
... Tôi không nghĩ nhà văn nên có ý đồ chính trị. Tôi nghĩ nhà văn nên thành thật, thành thật trong những gì họ đang làm. Họ không nên bán chính họ. Họ không nên để cho chính họ bị mua. Họ nên tự kính trọng bản thân họ. Họ nên gìn giữ tư cách của họ, như những con người và như những nhà văn chuyên nghiệp. Họ nên nói những gì họ muốn nói. Chữ nghĩa phải trung thực, và chữ nghĩa phải đến từ trái tim, nếu không thì chữ nghĩa chỉ là giả tạo. Khi bạn ban ra mệnh lệnh chính trị, thì đó là một thảm hoạ. Cái gọi là “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” chính là hậu quả. Nó cũng thê thảm như “chủ nghĩa hiện thực tư bản chủ nghĩa” vậy... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Góp ý về “nền thơ ca đương đại Việt Nam” của Nguyễn Quang Thiều -  Phan Nhiên Hạo
... Cho đến nay, phần lớn những nhà văn nhà thơ có dịp ra nước ngoài để nói chuyện về văn chương Việt Nam là những người từ miền Bắc. Những người này, khi nói về “văn chương Việt Nam”, thật ra chỉ đang nói về nền văn chương của một địa phương. Nhưng cách trình bày của họ lại khiến khán giả ngoại quốc, những người hầu như mù tịt về văn chương Việt Nam, có cảm giác đang nghe nói về văn chương của cả nước Việt Nam. Điều này dĩ nhiên gây ngộ nhận... (...)

Vài ý nghĩ về bài tham luận thơ ca của Nguyễn Quang Thiều -  Nguyễn Tôn Hiệt
Đọc bài tham luận “Thông điệp về cái Đẹp và Tự Do” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, tôi thấy trong đó có những ý tưởng hay, nhưng cũng có những ý tưởng chưa hay, chưa đúng với thực trạng thơ ca / văn học Việt Nam hôm nay. Tôi đoán rằng có những hạn chế “khách quan” khiến nhà thơ không thể nói cho rốt ráo một vài vấn đề rất cần sự rốt ráo... (...)

Thông điệp về cái Đẹp và Tự Do -  Nguyễn Quang Thiều
... Sự thống nhất về tương lai của thế giới trong khát vọng và ý thức của chúng ta phải được đồng nhất hoá: đó là sự công bằng của con người, tính nhân bản của con người và khát vọng tốt đẹp của con người. Các chính trị gia còn rất ít người nghĩ đến điều đó một cách cụ thể, nhưng các nhà thơ đã và đang làm điều đó một cách bền bỉ từ khi thơ ca xuất hiện trong thế giới loài người. Kể cả khi các nền thơ ca chưa được ký tự hoá bằng chữ viết của dân tộc họ và cả khi một nền thi ca nào đó bị đàn áp bởi các Nhà nước độc tài... (...)

Đọc Kiệt Tấn, nghĩ tới Milan Kundera -  Nguyễn Xuân Hoàng
... “Viết về tình dục, tôi đặt nghệ thuật lên hàng đầu.” Kiệt Tấn phát biểu như vậy, và ông tiếp: “... viết về tình dục một cách nghệ thuật đòi hỏi một sự điêu luyện và một bản lĩnh rất cao ở người viết. Chỉ cần sai chạy một chữ là hỏng bét...” Tôi chia sẻ ý này của Kiệt Tấn... (...)

Thuận, với việc tìm đến hình thức tiểu thuyết ngắn -  Nguyễn Thị Hoa
... Các tác phẩm của Thuận đều có độ lược giản ngôn ngữ cần thiết, độ dồn nén súc tích của ý tưởng, sự khơi gợi, lan toả của suy tư và tưởng tượng. Thuận đã ý thức được mục đích của tiểu thuyết ngắn là đem đến những ấn tượng mạnh và bất ngờ, khơi dậy những năng lượng tinh thần có nguy cơ bị vắt kiệt trong đời sống hiện đại, trong đó, có năng lực tưởng tượng... (...)

Hội chứng tình cờ -  Nguyễn Hoàng Văn
... Văn hoá hương thôn của chúng ta đã sản sinh ra những Chí Phèo gian và bựa như vậy. Những Chí Phèo xôi thịt “tình cờ” ghé vào những nơi tiệc tùng nhậu nhẹt kiếm ăn. Những Chí Phèo văn hoá “tình cờ đọc” hay “tình cờ nghe” để xía vào những chuyện mà mình hoàn toàn ấm ớ hội tề bằng một thái độ vừa khệnh khạng bề trên, vừa giữ miếng chạy làng, chỉ để xả bớt những nộ ố sân si với cái giọng khinh bạc và bỉ thử của kẻ đã đắc đạo, thoát trần... (...)

Sơn - Sến - Sawyer - Sử: ả điếm và đồng chí -  Nguyễn Hoàng Văn
[Bản mới, có hiệu đính và bổ sung] ... Lịch sử luôn phức tạp và nghiệt ngã nhưng chúng ta cứ thích nhét vào lỗ tai nhau những chuyện thần tiên. Thần tiên là chuyện chỉ nên dành cho con trẻ nhưng chúng ta vẫn cứ nhét là vì, nói theo Mark Twain, hiếm khi chúng ta tự nhắc nhở rằng mình đã từng là trẻ con. Chúng ta xử sự như những kẻ vĩnh viễn là trẻ con... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§9] -  Nguyễn Quỳnh
... Nhà nước có í-thức và muốn sống còn fải quán-triệt điều này: Khi nhà nước không zo zân mà ra thì nhà nước đó rất có thể mãi mãi là một đơn-vị kì-lạ và kinh-hoàng với zân, mặc zù ở những lúc ban đầu, cả hai có những lí-zo tương trợ lẫn nhau, zo hoàn-cảnh từ bên ngoài đưa tới khiến cho đơn-vị nhà nước và zân fải đoàn-kết. Đúng theo tinh-thần luận-lí, hai đơn-vị này khác nhau, zo đó hoạt-động của A và B trong tinh thần tương-trợ X chỉ tồn-tại trong hoàn-cảnh Y. Cho nên, khi hoàn-cảnh Y không còn, sự tương-trợ trở thành một câu hỏi lớn, đặc biệt khi A đặt để ra đường-lối chỉ đạo để ép buộc B. Làm như thế A quên rằng A đang đi vào con đường cô-độc... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§8] -  Nguyễn Quỳnh
... Chúng ta cần fải đọc kĩ cuốn đạo-đức của Aristotle để tránh hiểu lầm. Theo Aristotle, cá-nhân hay tập-đoàn làm chính-trị fải có tài-năng và đức-độ cao, nếu không, người lãnh-đạo sẽ là ma-quỉ, và xã-tắc sẽ rơi vào hoả-ngục... (...)

Tự do sáng tạo và xu thế hội nhập -  Hoàng Vũ Thuật
... Tự do sáng tạo cứ như một ảo ảnh hiện ra từ hai phía, người sáng tạo và người gác cổng. Người sáng tạo muốn tự do vùng vẫy tư duy, cảm xúc trên mọi đề tài, nội dung và phương pháp nghệ thuật, nhưng cái trần quy định không cho phép họ vượt rào. Nhà văn buộc phải né tránh, lựa chọn con đường dễ dàng bằng phẳng, sức sáng tạo vì thế bị chững lại... Hội nhập đòi hỏi nhà văn có nhiều tác phẩm có giá trị xứng đáng, có vị thế để đứng bên cạnh tác phẩm và nhà văn các nước khác. Tự do sáng tạo thật sự, sẽ là chìa khóa vạn năng của nhà văn. Công cụ hỗ trợ là bề mặt con đường cho văn học ung dung cất bước... (...)

TIỀN VỆ và tự do tư tưởng & diễn tả cho nghệ thuật Việt Nam đương đại -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Với tham vọng duy trì sự tồn tại của nó một cách trường cửu, chế độ độc tài không chỉ muốn xoá bỏ mọi ý nghĩ phản kháng đương thời, mà, quan trọng hơn, nó còn muốn làm tác giả độc quyền của lịch sử. Đối với nó, lịch sử phải là một văn bản vĩnh cửu xác định rằng nó là chế độ tuyệt hảo nhất, và những gì nó đã làm, đang làm và sẽ làm là những gì đúng đắn nhất, tốt đẹp nhất. Với những tham vọng đó, nó ra sức xoá sạch mọi chất liệu có thể được dùng để viết bất cứ một lịch sử nào khác. Đó là lý do tại sao các chính phủ độc tài không chỉ kiểm duyệt những tin tức truyền thông hàng ngày, mà họ còn nỗ lực kiểm duyệt, sửa đổi hoặc huỷ diệt cả những văn bản hư cấu và những tác phẩm nghệ thuật, những thứ có khả năng tồn tại dài lâu hơn mọi chế độ chính trị... (...)

TIEN VE and Freedom of Thought & Expression for Contemporary Vietnamese Arts -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... With ambitions to maintain their existence permanently, tyrannical regimes not only want to remove all contemporary thoughts of resistance, but, more importantly, they also want themselves to be the exclusive author of history. For them, history is an eternal text confirming that their regime is the most excellent one, and that what they have done, are doing and will do is the rightest and the most beautiful thing. With such ambitions, they make all efforts to eliminate all the materials that may be used to write any alternative history. That is why tyrannical governments do not only censor daily news in the media, but they also attempt to censor, modify or destroy even fictional texts and artistic works, things that can last longer than any political regime... (...)

Tác phẩm vĩ đại -  Tàn Tuyết [Can Xue]
... Vẫn còn một thế giới mênh mông rộng lớn đang chờ chúng ta tìm tòi, khai thác. Chúng ta không khai thác, thì thế giới rộng lớn mênh mông ấy sẽ không thuộc về chúng ta... [Bản dịch của Lưu Hồng Sơn] (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§7] -  Nguyễn Quỳnh
... Người Tầu nên hiểu rằng, ngay trong nước Tầu ngày xưa, những thiên-tài như Hàn-tín, Trương-lương, Tuân-tử, Ngũ Tử-tư, Hạng-võ không fải Hán. Ngược lại, con người ngu, hèn và jảo-hoạt nhất thế-jan chính là Lưu-bang, coi như tổ của Hán-tộc. Như vậy, tập-đoàn xưng tụng Đại Hán là một tập-đoàn điếm đàng, rất jỏi về fương-fáp “ngu zân để trị”... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§6] -  Nguyễn Quỳnh
... Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật... (...)

NƯỚC ĐỎ của Pascale Roze: Cái nhìn mới về bi kịch “thực dân” nước Pháp -  Khánh Phương
... Không phải ngẫu nhiên bà viết “Một người đàn ông uống nước trong lành ở chiếc mũ. Anh ta uống nước trong lành, phải, anh ta uống nước trong lành, nhưng không biết vì sao, nước lại hoá thành máu, và anh uống thứ máu đó.” Câu hỏi mà Pascale đặt ra cho con người, cho lịch sử, cũng giống như một lời hối lỗi, tại sao lại bằng những phương cách lầm lạc để đến với nhau và để bộc lộ bản thân, vốn là trong trẻo và dễ bị thương tổn như nhau... (...)

Cái hài hước, giễu nhại trong BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ của Bùi Ngọc Tấn -  Khánh Phương
Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn là trường hợp hiếm gặp, khi tiếng cười cân bằng và ngang hàng với cảm hứng bi thương. Bởi vì tiếng cười thường được xem là hình thái có sau, dù bao hàm ý nghĩa phê phán triệt để nhưng ít khi được coi bình đẳng với cái bi thương, vốn là phạm trù cao cả... (...)

Cảm nghĩ về Sepúlveda -  Nam Giang
... Truyện của Hemingway nói tới sức mạnh của tự nhiên bất chấp cố gắng của con người; vì ông già đã đánh được con cá để cuối cùng trở về tay trắng, nó có một vẻ gì đó «tuỳ theo ý trời» giống như các mẩu truyện trong kinh thánh. Ngược lại, trong truyện của Sepúlveda, con người đã thay vào vị trí của ông trời một cách tồi tệ, để phá huỷ thiên nhiên một cách vô ý thức bởi sự ngu xuẩn của mình... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§5] -  Nguyễn Quỳnh
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)

Viết nhân ngày 8-3: Về mấy bài thơ “B...” của Phạm Thị Điệp Giang -  Trà Đoá
... Có thể hình dung tác giả như một người đang lần mò từng bước tạo lối để khai phá “căn phòng tâm thức” của mình. Những vệt chân được lặp lại liên tục, từ ngày này qua ngày khác... (...)

Đối thoại hậu hiện đại -  Inrasara
Chúng ta không có tự do, chưa sẵn sàng cho tự do, sợ tự do, thậm chí nói như E. Fromm – chúng ta chạy trốn tự do. Không tự do, bởi ta muôn đời lệ thuộc vào quyền lực đủ loại, đủ dạng. Từ ý thức hệ tôn giáo hay chính trị đến nền giáo dục ta thụ hưởng, từ truyền thống văn hóa đến nề nếp gia đình nơi ta sinh và lớn lên, từ uy tín của đạo sư hay lãnh tụ đến cuốn sách ta đọc, vân vân. Khi còn lệ thuộc vào bất kì một quyền lực nào là ta còn quy thuộc vào trung tâm. Còn trung tâm là ta còn chưa thể sẵn sàng cho hậu hiện đại... (...)

Thơ Chăm hiện đại, một nhập cuộc sôi động và mới mẻ -  Inrasara
... Mười lăm năm với bao biến chuyển cuộc thế, thay đổi cuộc người. Bằng nỗ lực vượt bậc, thế hệ Chăm yêu văn chương đã thu hẹp dần khoảng cách, ngày càng hẹp, ngắn hơn, để đến hôm nay, có thể nói, người viết văn, làm thơ đã nhập cuộc vào cộng đồng văn chương đại gia đình dân tộc Việt Nam... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§4] -  Nguyễn Quỳnh
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§3] -  Nguyễn Quỳnh
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§2] -  Nguyễn Quỳnh
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)

Nỗi niềm hậu hiện đại — Thay lời kết -  Inrasara
Tôi yêu tiếng Việt, yêu các thi sĩ mà tôi nghĩ họ đang sáng tạo. Hết mình và sẵn sàng trả giá cho sáng tạo. Các nỗ lực đó nếu không được ghi nhận thì đáng buồn biết bao. Dù nhà thơ có vẻ đang mất thế giá trong xã hội, hay cho dù văn chương chẳng là cái đinh gì cả giữa vũ trụ vô cùng, thiên địa du du. Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại làm cái chuyện không là gì cả nhưng cần thiết đó... (...)

Quyền-lực và Tự-zo [§1] -  Nguyễn Quỳnh
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại -  Inrasara
... Thơ hậu hiện đại sẽ đi về đâu? - Nó không về đâu cả! Thơ hậu hiện đại là trò chơi địa phương của những kẻ tự nguyện sáng tác ngoài lề trong thời đại toàn cầu hóa. Với tinh thần phá chấp triệt để qua tầm nhìn rộng mở và thái độ dân chủ tuyệt đối, thế hệ nhà thơ hậu hiện đại hôm nay là kẻ sáng tạo tiền vệ đang đổi mới thơ Việt, đổi mới cách viết và cách đọc, qua đó thúc đẩy công cuộc giải lãnh thổ hoá (deterritorialize), giải quốc gia hoá (denationalize) và giải địa phương hóa (delocalize) văn học... (...)

“Đụ” như là lịch sử -  Nguyễn Hoàng Văn
... Chúng ta nói tới “đụ” như là lịch sử. Lịch sử, trong cách hiểu đơn sơ nhất, là những quá khứ đã được đông cứng, và “đụ”, như là hành trạng tìm kiếm khoái lạc hay truyền giống của người Việt của cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, đã được nhà truyền giáo đạo mạo Alexandre de Rhodes “đông cứng” trong bộ tự vị xuất bản vào thế kỷ 17. Nhưng “đụ” không đã không chịu hoá thạch trong bộ tự vị ấy, mà sống mãi với chúng ta, nóng hổi... (...)

Nguyễn Thế Hoàng Linh & hành trình ca dao cho thời hậu hiện đại -  Inrasara
... Lối triết lí nhẹ nhàng được thể hiện bằng lối viết ngắn và sắc như thế của Hoàng Linh vẫn đầy ý nghĩa và thú vị. Nhưng ưu thế của Nguyễn Thế Hoàng Linh chính là lục bát. Có thể gọi đó là ca dao của và cho thời hậu hiện đại... (...)

Lê Thị Thấm Vân, tiếng thơ nữ quyền hậu hiện đại -  Inrasara
... Nhận thức thế phận người nữ trong một xã hội còn chịu dư hưởng nặng nề của tư tưởng trọng nam khinh nữ của Khổng Mạnh, nhìn thẳng thực tế thảm trạng của người nữ Việt hôm qua và hôm nay, Lê Thị Thấm Vân đã dũng mãnh nói tiếng nói của mình... Sự sâu sắc trí tuệ và sức bùng vỡ bản năng đã giúp nhà thơ này làm được cuộc vượt thoát tâm thức hậu lãng mạn một cách ngoạn mục... (...)

Đặng Thân khai mở dòng thơ phụ âm Việt -  Inrasara
... Làm thơ, anh đặt câu hỏi về điều lâu nay chưa ai đặt câu hỏi, cả các nhà thơ lớn, ít ra là ở Việt Nam. Về một chuyện rất nền tảng: kĩ thuật, ở một khía cạnh rất nhỏ tưởng như chẳng có gì đáng đặt câu hỏi: phụ âm... (...)

Cuộc chiến của nỗi sợ hãi -  Nguyễn Viện
... Thật ra có một cuộc chiến khác đang xảy ra ở Việt Nam mà ông nhà báo Pháp không thấy, bởi ông chỉ nhìn vào những gì đang xuất hiện trên bề mặt của nền văn học xếp hàng đi theo lề phải. Đó là cuộc chiến chống lại nỗi sợ hãi. Cuộc chiến của mỗi người, nhưng nó xứng đáng để nói tới hơn cuộc chiến được ủy nhiệm của quá khứ... (...)

Từ chối liếm hạt tro quá khứ, Nguyễn Hoàng Nam làm được gì cho thơ? -  Inrasara
... Chối từ liếm hạt tro quá khứ, Nguyễn Hoàng Nam đã làm được gì cho thơ? Nhiều, khá nhiều. Dù anh chưa in tập thơ riêng. Chối từ áp lực từ độc giả trông đợi cái quen thuộc, thơ Nguyễn Hoàng Nam hướng đến bộ phận độc giả mới và khác, độc giả tiềm năng. Hơn mười năm qua. Và không phải nó đã không tìm thấy được độc giả của mình... (...)

Chân Phương, lữ khách blues trong thơ đương đại -  Inrasara
... Cảm thức hiện đại gần như xuất hiện đủ đầy và xuyên suốt các sáng tác của Chân Phương. Nhưng khác với nhiều nhà thơ hiện đại, Chân Phương không bị ẩn dụ và “tính trí thức” bí bức trong vòng quẩn khó hiểu và tối nghĩa của thơ. Vẫn hình thức phân mảnh và không liên tục, tính tự phát và ngẫu hứng được đẩy tới, nhưng đằng sau sự đứt quãng và rời rạc trong thơ anh vẫn hiện diện vô hình dấu kết nối để người đọc có thể ráp nối chúng qua ngôn từ chắt lọc không quá xa cách và thi ảnh gần gũi đời thường, từ đó tạo sự hiểu và đồng cảm... (...)

Khế Iêm, câu chuyện tân hình thức kể lại -  Inrasara
... Nhưng nỗi thơ cũng như nỗi người, đâu có giản đơn thẳng đường mà tiến. Nó có thể tụt hậu hoặc lạc thời, quay trở vào kho lục lạo tìm xài lại cái cũ, xào xáo hay cải tiến. Tân hình thức không là ngoại lệ. Khế Iêm có cách nghĩ riêng. Anh đặt câu hỏi về thất bại của thơ tự do, và tự trả lời... (...)

Đỗ Kh. giải lưu vong trong thế giới toàn cầu hoá -  Inrasara
... Đỗ Kh. đã vượt qua tình trạng lưu vong bằng thái độ khác, tâm thức khác. Tâm thức giải lưu vong — nhẹ nhõm và khoái hoạt. Có thể nói, mười năm trở lại đây, Đỗ Kh. là một trong rất hiếm nhà văn Việt mang tâm thức giải lãnh thổ hoá toàn triệt... (...)

Như Huy khai vỡ hiện thực như thực từ giữa những câu phức -  Inrasara
... Nhát cuốc đó có đánh động hoặc gây hứng thú chút nào cho kẻ sáng tác cùng thời không, là chuyện của ngày mai. Chỉ biết rằng, sau khi nhọc nhằn vượt qua bao nhiêu Những câu phức, Như Huy giúp tôi Trông-Rõ-Khuôn-Mặt anh, khuôn mặt em, khuôn mặt tôi và khuôn mặt mọi người... (...)

Nguyễn Đăng Thường nở ngày -  Inrasara
... “Nở ngày” là một ý niệm độc đáo. Từ ý niệm đó, ông thực hiện thơ. Nhưng để làm gì, thứ thơ ấy? Nó không để làm gì cả! “Thơ không cứu nổi thơ, thơ không cứu nổi người làm thơ, nói chi thế giới. Nhưng thơ — như cỏ — vẫn mọc và có thể hữu dụng vào việc gì đó biết đâu. Ai cấm ta mơ hiệu quả cánh bướm.” ... (...)

Nguyễn Hoàng Tranh, bước chuyển từ THỞ sang CHỮ -  Inrasara
... Thi sĩ, chớ ngồi đó mà than khóc! Nguyễn Hoàng Tranh đã biết lùi lại, lùi lại để mở to mắt nhìn thực tại. Qua đó, CHỮ hết còn sự lưỡng lự của phản biện... CHỮ nói tiếng nói cảm thông với con người chịu đựng lịch sử. Những sinh phận mất khả năng tự vệ, những tuổi thơ vô tội, những giấc mơ của tuổi trẻ bị chà đạp, những tài năng đang bị thui chột khắp xung quanh. CHỮ đồng cảm với những tiếng nói phản kháng, dù yếu ớt nhất... (...)

Bùi Chát mở miệng qua Giấy Vụn -  Inrasara
... Như thế, Bùi Chát và kẻ cùng hội cùng bè tự chọn làm người phản biện lại xã hội. Thế nên ngay từ khởi đầu, họ chấp nhận tư thế nghệ sĩ ngoài lề, thoát khỏi sinh hoạt văn chương khép nép tù đọng trong cơ chế xin-cho áp đặt lên sự sáng tạo... (...)

Giáp mặt đêm, Lê Vĩnh Tài lần nữa, tập nói -  Inrasara
... Anh mang tiếng nói ngoại vi công phá vào trung tâm, không phải để chính mình trở thành trung tâm, mà là giải trung tâm. Trong thơ, cả trong thái độ thơ... (...)

Mai Văn Phấn, kết thúc cho một khởi đầu -  Inrasara
... Anh sẽ còn đưa thơ đi tới đâu nữa, không biết. Cả anh cũng không biết, trong cõi sáng tạo mù mờ đầy hứng khởi ấy. Điều người đọc biết chắc chắn là, với bút lực hãy còn đầy tràn, tinh thần tìm tòi khai phá không biết mệt mỏi ấy, Mai Văn Phấn vẫn chưa thấy có dấu hiệu ngừng lại... (...)

Phải chăng Lý Đợi [và/hay nhóm Mở Miệng] có tuyên ngôn “không làm thơ”? -  Phạm Chí Diệp
... Thoạt tiên, câu “Chúng tôi không làm thơ!” hiển nhiên chỉ là [một phần của] một cái nhan đề [của một bài tiểu luận] của Lý Đợi — “Thơ, và chúng tôi không làm thơ!” — công bố trên Talawas ngày 16.4.2004. Thế nhưng, bây giờ dường như ở đâu ta cũng nghe người này người kia nhắc đến câu đó như một lời “tuyên bố”, hay một “tuyên ngôn”, mỗi khi họ đề cập đến Lý Đợi [và/hay nhóm Mở Miệng]. Vậy ta thử xem lại để thấy cái hành trình đó đã diễn ra như thế nào... (...)

Thực hiện thơ với Nguyễn Tôn Hiệt -  Inrasara
... “LÀM đi! LÀM ngay đi! Viết mãi, đọc mãi những mớ chữ ấy thì sẽ ra cái chó gì!” Thi sĩ làm đã đành, anh còn thúc người xung quanh làm. Và sự làm ở đây là rất cụ thể và đầy chất kĩ thuật. Kĩ thuật thực hiện thơ như thế, ở Việt Nam, là ca đầu tiên... (...)

Trần Wũ Khang & “Quà tặng của quỷ sứ” -  Inrasara
... Trần Wũ Khang: một thực thể, bút danh hay thậm chí – một ảo giác chữ? Hoặc chỉ là loài ẩn ngữ hồ đồ gây hứng khởi, hồ nghi hay ngán ngại? Đột ngột có mặt như một phản kháng lại cái tù đọng của dòng chảy văn chương hôm nay hay chỉ như một giải toả ức chế nhất thời?... (...)

Lý Đợi không làm thơ -  Inrasara
... Ngày mai, sẽ mọc trên đó một cây thơ của một nền thi ca tự do trong một xã hội tự do được trồng bởi một nghệ sĩ tự do, tự do trong ý nghĩa nguyên uỷ và cao vời nhất của từ... (...)

Đọc lại Phạm Công Thiện -  Nguyễn Hưng Quốc
... Không ít người vẫn cho văn của Phạm Công Thiện là tối tăm. Tôi nghĩ ngược lại. Vấn đề không chừng là ở cách đọc. Có thể vận dụng kinh nghiệm đọc Kafka của Phạm Công Thiện vào việc đọc chính Phạm Công Thiện: “Một thi sĩ đọc tác phẩm của Kafka sẽ hiểu gấp ngàn lần hơn một triết gia, học giả hay nhà phê bình.” ... (...)

Đinh Linh giải phẫu vành tai tiếng Việt -  Inrasara
... Anh làm cuộc giải phẩu. Quyết liệt, đột hứng và nhất là, vui vẻ. Mổ xẻ “Hậu Việt ngữ”, “Những từ chính”, “39 động từ”, “Từ túng”, “Ngôn ngữ và thịt”, “Bún và phở”, “Cơm và cháo” để, làm ra “Những từ điển mới”. Từ điển dùng cho tra cứu Lĩnh đinh chích khoái và các tập thơ tương cận. Xưa nay, chưa có nhà thơ nào làm [có ý định làm] cuộc giải phẫu toàn diện như thế, vành tai tiếng Việt... (...)

Chủ nghĩa hậu hiện đại — Những mảnh nghĩ rời -  Nguyễn Hưng Quốc
[50 mảnh nghĩ rời về chủ nghĩa hậu hiện đại] ... Lịch sử văn học, ở một khía cạnh nào đó, có thể nói là lịch sử các định nghĩa về văn học. Tổng số các định nghĩa ấy càng nhiều và càng đa dạng, diện tích của văn học càng rộng. Diện tích văn học càng rộng, sự phủ định nó càng gặp nhiều thử thách: Đó là những thử thách đáng mơ ước của chủ nghĩa hậu hiện đại... (...)

Trà Vigia và câu chuyện khác về SĂM HRI -  Inrasara
... Một câu chuyện về một hiện tượng hay sự kiện có thể làm cho hiện tượng hay sự kiện đó phong phú, đa diện và đa sắc thái. Nó là cái thêm vào, nối dài chứ không phải triệt tiêu. Chăm H’ri của Trà Vigia, ngược lại, có khả năng đưa huyền thoại cũ vào hậu trường lịch sử. Đúng hơn, hậu trường của quá trình nhìn nhận về lịch sử. Chúng chỉ còn là một giọng phụ, không hơn... (...)

Những ám thị phố trong thơ Châu -  Liêu Thái
... Phải chăng những ám thị phố, những giấc mơ rạn nứt, những hình hài vụn vỡ của đời sống qua lăng kính tuổi trẻ, những con đường nhì nhằng nơi tâm thức một người cầm bút thế hệ sinh sau 1975 — một thế hệ tưởng như như đã được “bảo hộ” trong độc lập, tự do và sáng tạo — đã phản ánh được ít nhiều những xung lực bị dồn nén, bị thất thoát trong quá trình trượt ngã của lịch sử và cá nhân?!... (...)

Khả năng sáng tạo và ước mơ Nobel -  Phạm Phú Đức
Có lẽ cho đến khi nào Việt Nam có được tự do sáng tạo đích thực, nghĩa là phải có một nền tảng chính trị dân chủ căn bản với các định chế dân chủ có thể bảo vệ quyền lợi của thành viên mình, thì Việt Nam mới có thể cất cánh trên khung trời sáng tác, chứ không phải loay hoay mãi trong khung trời nhỏ hẹp hiện nay... (...)

MA NET, từ hiện đại đến hậu hiện đại -  Inrasara
... Cảm thức hậu hiện đại rời bỏ niềm tin vào tương lai tươi sáng với điểm mười tròn trĩnh của cô bé trong kì thi tuyển sinh đại học về một rừng xà nu bạt ngàn gian nan mà anh dũng thuở nào. Cảm thức hậu hiện đại ý thức trắng phớ về bao hố hang cuộc sống rình rập con người, bao bóng tối tâm hồn sẵn sàng làm sa đoạ, bao đột biến khó lường của lịch sử và kẻ viết sử. Nó vứt bỏ khỏi mọi giả vờ, mọi ngây ngô, mọi xó xỉnh thơ mộng lãng mạn sót lại trong tâm hồn con người thời đại... (...)

Chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa tiền vệ -  Nguyễn Hưng Quốc
... Chủ nghĩa tiền vệ tự nó chết khi nó chiến thắng: khi những bước khai phá của tiền vệ trở thành lối mòn, nó không còn là tiền vệ nữa: nó trở thành lịch sử: nếu hay, nó trở thành cổ điển; nếu dở, nó trở thành giai thoại; nếu không hay không dở nhưng gây được nhiều ảnh hưởng, nó trở thành một dấu mốc, một điểm phân thuỷ (watershed) trong tiến trình phát triển của văn học nghệ thuật; nếu không hay không dở nhưng đủ gây chú ý trong dư luận, nó trở thành một hiện tượng... (...)

Bung phá sáng tạo và vượt thoát -  Lê Anh Hoài
... Cái độc đáo nằm sâu bên trong văn của Đặng Thân là cách nhìn. Vẫn chính là mọi sự của đời sống với đi học, đi làm, vui chơi, tán tỉnh, yêu đương, có cả chiến tranh, sống, chết... nhưng được nhìn theo cách không-quan-trọng, bình-thường-thôi. Không sử thi, không anh hùng ca, không lãng mạn, không bi kịch. Mà không phải chỉ một con mắt... (...)

Chủ nghĩa hậu hiện đại và những cái (cần) chết trong văn học Việt Nam [bản mới] -  Nguyễn Hưng Quốc
... Có nhiều cách tiếp cận chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong bài này, tôi chọn cách tiếp cận từ một góc độ: những cái chết. Và cũng chỉ giới hạn ở vài cái chết chính trực tiếp liên quan đến văn học: cái chết của chân lý, cái chết của đại tự sự, cái chết của hiện thực, và cuối cùng, cái chết của các điển phạm và những thiết chế gắn liền với các điển phạm ấy. (...)

Làm sáng tỏ -  Federman, Raymond
... Đối với tôi, những biến cố [của đời tôi hay của Lịch sử] một khi đã đi vào ngôn ngữ, chúng trở thành sản phẩm tiểu thuyết. Mallarmé đã nói rất rõ điều này: Tất cà những gì ta viết ra đều là tiểu thuyết. Vậy nên câu trả lời của tôi thật đơn giản: tôi viết tiểu thuyết, ngay cả khi cái tiểu thuyết ấy có vẻ như kể lại cuộc đời tôi — có thật hay tưởng tượng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

James Joyce: vầng hồng từ đồng cỏ Ireland của chủ nghĩa hiện đại -  Ðặng Thân
... Đằng sau cuộc đời Joyce có những gì? Joyce ảnh hưởng mạnh mẽ tới Hugh MacDiarmid, Samuel Beckett, Jorge Luis Borges, Flann O’Brien, Máirtín Ó Cadhain, Salman Rushdie, Robert Anton Wilson và Joseph Campbell... (...)

Obama, nhà thơ -  Mead, Rebecca
Rebecca Mead thuật lại những nhận xét của Harold Bloom, nhà phê bình thơ kiệt xuất của Hoa-kỳ, về hai bài thơ (“Pop” và “Underground”) mà Barack Obama đã sáng tác lúc ông còn là một sinh viên 18 tuổi tại Occidental College... [Bản dịch của Nguyễn Tôn Hiệt] (...)

Hậu hiện đại / Hậu thuộc địa / Toàn cầu hoá [và mỹ thuật thổ dân Canada] -  McMaster, Gerald
... Phe hậu hiện đại được ủng hộ bởi những người đã nhìn thấy thời kỳ hiện đại như một thời có mối quan hệ quyền lực bất công, trong đó các dân tộc thiểu số, chẳng hạn như thổ dân ở Bắc Mỹ, hầu như bị loại trừ hay bị gạt ra ngoài lề của xã hội hiện đại; thế nhưng, họ lại bị cưỡng bách phải đồng hoá và hội nhập vào văn hoá chính mạch. Trái lại, trào lưu hậu hiện đại đã lôi kéo sự chú tâm của mọi người vào những ý niệm như dân quyền và cơ hội bình đẳng, biểu hiện qua các phong trào nữ quyền và đa văn hoá... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Chủ nghĩa hậu hiện đại: Những sự phát triển gần đây trong mỹ thuật ở Pakistan và Bangladesh -  Ali, Atteqa
[G]iới nghệ sĩ thử sức với các ý tưởng về những gì được xem là nghệ thuật đương đại, và đặc biệt với cái vị thế của nghệ sĩ hậu thuộc địa trong cuộc tranh luận này. Những thế hệ mới của nghệ sĩ ở Bangladesh và Pakistan có những suy nghĩ mang tính phê phán đối với xã hội và di sản nghệ thuật của nó... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Dẫn nhập cho một biến trạng -  Kundera, Milan
... “Cầu cho chết tiệt hết những kẻ nào tự cho phép mình viết lại những gì đã được viết! Cầu cho chúng bị thiến và cầu cho người ta cắt đứt hai tai của chúng đi!” ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Chủ nghĩa hậu hiện đại: Những sự phát triển gần đây trong mỹ thuật ở Ấn-độ -  Ali, Atteqa
... Ấn-độ đứng trên tuyến đầu của lý thuyết phê bình hậu thuộc địa, với những lý thuyết gia như Arjun Appadurai, Homi K. Bhabha, và Gayatri Spivak nổi lên từ đất nước của mình. Cùng với sự nở hoa của nghệ thuật và lý thuyết ở quốc gia trong vùng Nam Á này, các nghệ sĩ và các nhà văn càng lúc càng có nhiều khán giả và độc giả quốc tế... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Tính lai ghép trong văn học Việt Nam -  Nguyễn Hưng Quốc
... Trong bài viết này, sau khi phân tích nội hàm khái niệm tính lai ghép, tôi muốn chứng minh hai điều: một, tính lai ghép là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hoá và văn học Việt Nam; và hai, tương lai của văn hoá và văn học Việt Nam cũng đều nằm ở tính lai ghép... (...)

Tây Á: chủ nghĩa hậu hiện đại, cuộc sống lưu vong, và vai trò của các nữ nghệ sĩ -  Mikdadi, Salwa
... Ngược lại với hình ảnh lãng mạn hoá trước đây về môi trường sống và những biểu hiện văn hoá, các nghệ sĩ trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đã đương đầu với những sức mạnh lịch sử và chính trị nối kết các nền văn hoá trong khu vực, chẳng hạn tiến trình toàn cầu hoá và những hậu quả của nhiều thập niên nội chiến. Các đề tài của họ gây chú ý đến những bất công xã hội, những sự xâm phạm nhân quyền, những vấn đề về môi sinh và kinh tế, những mối quan tâm mang tính tân thuộc địa trong khu vực, và những chế độ áp bức... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Hậu hiện đại, hậu thuộc địa và xuyên văn hoá: Mỹ thuật Phi châu -  Lawal, Babatunde
... tinh thần đa văn hoá được xiển dương bởi chủ nghĩa hậu hiện đại đã mở ra những khung cửa mới cho mỹ thuật đương đại Phi châu, tạo điều kiện cho nó trình bày trước thế giới rằng cái sáng tạo mà trước kia vẫn khiến người ta liên tưởng đến quá khứ của nó, thì giờ đây đã được phục hoạt với một diện mạo tươi trẻ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Một quái trạng văn hoá -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Cái quái trạng này đã diễn ra và lặp đi lặp lại trong suốt nhiều năm qua ở Việt Nam. Nếu không có cách nào thay đổi, thì cho dù các học giả nghiêm túc có nỗ lực truyền bá kiến thức đúng đắn đến cách mấy cũng thành vô ích, vì tất cả những nỗ lực của họ sẽ bị bóp méo, phá hoại không ngừng bởi những kẻ háo danh, tự mãn và vô trách nhiệm... (...)

Abe Kobo: tác gia Nhật Bản đương đại -  Phạm Vũ Thịnh
Trước Murakami Haruki trên 20 năm, Abe Kobo đã được biết đến như một tác gia Nhật Bản nổi tiếng quốc tế về các tác phẩm vượt khỏi mỹ quan truyền thống Nhật Bản, sáng tạo mới mẻ, dùng nhiều ẩn dụ, ngụ ngôn, nhiều hình tượng cụ thể hay siêu thực để diễn tả nội tâm và tiềm thức của con người bị tha hoá, vong ngã trong xã hội đô thị càng ngày càng tiện lợi và máy móc. Trong nước Nhật, ông thuộc lớp nhà văn tiền vệ, được đánh giá là có tư tưởng và thủ pháp đi trước thời đại... (...)

Toàn cầu hoá và văn học Việt Nam -  Nguyễn Hưng Quốc
... giữa chủ nghĩa hậu hiện đại và toàn cầu hoá có quan hệ hỗ tương rất rõ: nhờ toàn cầu hoá, người dân (kể cả người cầm bút, dĩ nhiên) sống trong các nước nghèo và kém phát triển, chưa hoàn tất tiến trình hiện đại hoá, có thể trải nghiệm, từ đó, thử nghiệm chủ nghĩa hậu hiện đại; ngược lại, với tâm thế hậu hiện đại vốn chủ trương phi tâm hoá, nghi ngờ mọi đại tự sự và đề cao vị trí ngoại biên, người ta sẽ tự tin hơn khi đối diện với toàn cầu hoá và sẽ biết cách tận dụng những hương sắc phương xa do làn sóng toàn cầu hoá mang tới để làm giàu và làm đẹp cho chính mình. Khi làm giàu và đẹp cho mình, người ta cũng tự biết: qua đó, thế giới sẽ giàu và đẹp hơn... (...)

Giải lãnh thổ hoá trong văn học Việt Nam -  Nguyễn Hưng Quốc
... phép mầu lớn nhất của đảng Cộng sản trong lãnh vực văn học nghệ thuật là: họ chạm bàn tay lãnh đạo của họ vào đâu, ở đó đều bị biến thành rác rưởi. Cũng có cái hay: đối diện với nguy cơ “rác hoá” ấy, những người cầm bút tài hoa và can đảm nhất không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi hẳn vào dòng văn học nhỏ/phụ, đi thật xa vào con đường giải lãnh thổ hoá để trở thành những kẻ lưu vong, có khi ngay trên đất nước của mình... (...)

Thơ phụ âm (alliteration) [& tôi] -  Ðặng Thân
Từ nhỏ tôi thường thắc mắc là sao xung quanh mình cứ hễ nghe đến thơ là bài nào cũng vang lên những vần vè của nguyên âm. Câu/bài thơ nào cũng như thể được sự biên tập của một bậc thầy duy nhất nào đấy trong một khuôn phép “độc nhất vô nhị” nào đấy... (...)

40 km/h với Vũ Thành Sơn -  Inrasara
... Một thái độ thơ, một hành động nghệ thuật thể hiện qua một tập thơ của một tác giả chủ ý sáng tạo lệch pha, đã nhiếp dẫn thơ ca đi chệch khỏi quan niệm sáng tác cũ đang thao túng đời sống văn học hôm nay... (...)

Nhà văn... không là ai? -  Nguyễn Hưng Quốc
... Dù là ai đi nữa thì nhà văn, ít nhất là lúc cầm bút làm văn chương, nhất định không phải là một nhà báo, một cán bộ, một nhà chính trị, một nhân viên xã hội hay một nhà giáo... (...)

Về truyện cực ngắn -  Fox, Robert
... Tôi hình dung những truyện cực ngắn như tôi hình dung những bài thơ, và tôi nhìn ra cái cấu trúc tổng thể của tác phẩm. Nhưng tôi vẫn không biết cái truyện sẽ diễn ra như thế nào cho đến lúc tôi viết chữ lên giấy... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Sự sa đoạ của Trương Nghệ Mưu -  Nguyễn Hoàng Văn
... Cơ hồ, càng nếm vị vinh quang, một Trương Nghệ Mưu đầy nét nhân văn trong những tác phẩm đầu tiên càng thụt lùi và, có thể nói, lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008 là bước thụt không thể thụt thêm. Bước sa đoạ cuối cùng... (...)

Di sản văn chương của Solzhenitsyn -  Rayfield, Donald
Ảnh hưởng của Solzhenitsyn sẽ chủ yếu nằm ở sự dũng cảm đạo đức của ông — một sự dũng cảm đã gây men cho những nhà bất đồng chính kiến tiếp tục đấu tranh, cả trong văn chương lẫn trong công cuộc bảo vệ nhân quyền. Như một nhà văn, Solzhenitsyn hoàn toàn bị kẹt trong những truyền thống của thế kỷ 19... [Bản dịch của Lê Liễu Chi] (...)

Hậu hiện đại là hậu hiện đại là... -  Inrasara
... Khi còn cả tin lí tính là phương tiện duy nhất chiếm lĩnh Sự Thật tuyệt đối, còn mê tín lí trí có thể giải quyết mọi chuyện trên đời, là ta chưa hậu hiện đại. Khi còn nuôi bao nhiêu là nỗi duy: duy tâm với duy vật, duy linh hay duy lí, duy cảm, duy danh, duy mĩ,… là ta còn xa lạ với hậu hiện đại... (...)

Những trang văn của Lữ -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Những trang văn ấy rất hiếm hoi. Chúng không phải là những dòng chữ minh hoạ cho những chủ thuyết về niềm hy vọng và cực lạc. Chúng không phải là những lời thuyết giảng về cách sống tích cực và hướng thượng. Chúng không phải là những châm ngôn đầy phấn khởi về cuộc sống. Chúng không phải là những từ ngữ đẹp đẽ có tác dụng mang đến cho ta cảm giác sung sướng, thư giãn. Chúng không phải là những bức tranh thêu bằng chất liệu từ ảo tưởng... (...)

Nhật Chiêu viết như là thở -  Inrasara
... Nhưng lạ, ở đây không có các tình tiết hấp dẫn liên diễn hòng lôi cuốn người đọc theo dõi truyện; chuyện tình lâm li làm ta xúc động đến ứa nước mắt — không; cả thuyết thoại dông dài về hiện thực xã hội khiến ta suy ngẫm hay suy diễn cũng không nốt. Mà là: “bầu trời liên tục đổi mặt nạ của mình”... (...)

Fujisawa Shuhei: Tiểu thuyết gia Nhật Bản đương đại -  Phạm Vũ Thịnh
... Fujisawa Shuhei dùng biểu hiện văn học thuần tuý trong tác phẩm của ông, không chú trọng lắm về quá trình tu tập kiếm pháp của nhân vật chính như trong loại truyện dã sử kiếm hiệp Trung Quốc, mà đặt nặng việc mô tả tâm lý nhân vật, nếp sinh hoạt và suy nghĩ của giới võ sĩ (samurai) Nhật Bản, và tinh thần võ sĩ đạo trong bối cảnh thời Phủ Chúa Tokugawa... (...)

Về một lối phê bình chỉ điểm -  Inrasara
Phê bình văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Đó là chuyện ai cũng biết. Là khoa học, nó đòi hỏi người viết bao quát được vấn đề, lập luận vững chắc, dẫn luận phong phú và chính xác, bên cạnh lí giải thuyết phục. Không đạt các tiêu chí đó, người viết chỉ là kẻ hóng hớt tán chuyện đầy vô bổ... Phạm Quang Trung chỉ có mỗi nhai lại từ nhai lại từ nhai lại... (...)

Động thái của sự viết -  Trịnh T. Minh-hà
... Không hoàn toàn mang tính cá nhân cũng không thuần tuý mang tính lịch sử, mỗi phương thức viết tự nó là một chức năng. Như một động thái của sự tương thông mang tính lịch sử, nó biểu lộ, đồng thời với quan điểm và chủ ý mang tính cá nhân của tôi/người viết, một mối quan hệ giữa sự sáng tạo và xã hội... [Bản dịch của Hải Ngọc] (...)

Về “Thơ Việt Nam Hôm Nay” -  Lý Đợi
... Đơn giản, tôi chỉ thích những nhà thơ có thái độ về nhân quyền, xã hội và chính trị... Tại sao? Vì trong một bối cảnh xã hội nhiễu nhương, và nhiều thối nát; trong một bối cảnh văn hoá lưu manh, nguỵ tạo... như Việt Nam hiện nay, bất kì ai góp một tiếng nói phản tỉnh, một tinh thần phản tư vào những vấn đề này, đều đáng quý... (...)

Đọc những bài “Kan-ji” của Khánh Phương -  Bão Vũ
... Khánh Phương đã tìm ra cách để không nhòa lẫn vào bạt ngàn cư dân đông đúc của miền đất Thơ hiện tại. Cô đã tạo ra hình thức riêng trong những bài “Kan-ji”... (...)

30 tháng 4, nghĩ tản mạn về văn chương Kafka -  Nguyễn Tôn Hiệt
... Trước đây, đôi khi tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên và thắc mắc tại sao có những nhà văn tận tuỵ phục vụ cho chế độ độc tài lại hay khoe khoang rằng mình yêu thích văn chương Kafka. Sau đó, tôi hết ngạc nhiên, hết thắc mắc, vì tôi nhận ra rằng chế độ độc tài chuyên đẻ ra những con kỳ nhông. Mà những con kỳ nhông thì có khả năng biến đổi màu sắc tuỳ nơi, tuỳ lúc... (...)

Cái thật và cái mới trong thơ -  Lữ
Làm thơ, nhiều người thấy khó. Thực ra làm thơ hay mới khó. Khó nhất là bài thơ nói lên được con người của mình. Thi sĩ Cao Bá Quát viết: “Kỹ thuật làm thơ tuy quan trọng, nhưng không quan trọng bằng bài thơ nói lên được cái tính chất riêng của mình.” ... (...)

Nhà thơ Lê Đạt đã ra đi trong cơn thượng đồng của chữ -  Nguyễn Việt Chiến
Giờ thì nhà thơ đã đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng tôi vẫn còn thấy văng vẳng bên tai câu nói đầy thi vị của ông: “Bi kịch chẳng phải ở đâu xa mà ở ngay trước mặt khi bạn chọn nghiệp làm thơ, vì thơ là một lạng cảm hứng cộng với một tạ mồ hôi.” ... (...)

Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & thơ -  Inrasara
... Đạo sĩ Bà-la-môn khi đã rời bỏ rừng sống đời khất sĩ, trút mọi gánh nặng hay thành quả sau lưng, nhẹ nhõm như mây trời, làm cuộc phiêu lãng vô định và bất tận. Mãi mãi trên đường... (...)

Shiba Ryotaro: Tác gia Nhật Bản đương đại -  Phạm Vũ Thịnh
... Ông là một tác gia có sức sáng tác mạnh, đọc nhiều hiểu rộng, có quan sát và suy luận tinh tế, đã đưa ra nhiều quan điểm mới có tính thuyết phục về những sự kiện lịch sử Nhật Bản, đặc biệt là các giai đoạn loạn lạc, chuyển biến kinh thiên động địa như thời Chiến quốc, cuối thời Mạc phủ, hay thời Minh Trị Duy Tân... (...)

Truyện cực ngắn -  Oates, Joyce Carol
Truyện cực ngắn hầu như luôn luôn mang tính nghiệm tác, được sắp đặt hết sức tinh tế, khiến chúng ta nhớ đến định nghĩa của Frost về một bài thơ — một cấu trúc của ngôn từ, tự tiêu vong đến đâu thì lại dàn trải ra đến đấy, giống như băng tan trên bếp lửa... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Chuyện ở trong XỨ ĐỘNG VẬT -  Lý Đợi
[bản mới, có sửa chữa và bổ sung] ... theo tôi, văn học Việt Nam hiện nay chưa tới lúc (hoặc chưa phải lúc) để bàn chuyện Mới – Cũ, Hay – Dở, Tốt – Xấu, Đúng – Sai..., mà nên bàn tới chuyện Thật – Giả. Dù thật và giả chưa thể đủ làm nên một tác phẩm văn chương thực thụ, nhưng giai đoạn này là rất cần thiết, bởi đó là cơ sở gần như duy nhất để làm thước đo đi vào một xã hội, một nền văn học mà giả thật bất minh; và quan trọng hơn, theo sự cảm nhận chung, cái giả đang độc quyền về sức mạnh... (...)

Những giới hạn của ngôn ngữ -  Watts, Alan
Khi chúng ta cảm nhận chúng ta hiểu được một cái gì, thật sự phần đông chúng ta muốn nói rằng chúng đã có thể phiên dịch cái ấy ra chữ. Tuy nhiên chúng ta cũng hiểu được một số rất lớn những sự vật mà chúng ta không biết gì bằng chữ. Chúng ta biết thở thì phải làm sao, chẳng hạn, nhưng chúng ta không sao có thể đưa cái biết ấy vào chữ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Chủ nghĩa Siêu Thực và phương Đông -  Clair, Jean
Chúng ta cần nhìn lại tấm bản đồ thế giới kỳ dị do các đệ tử của André Breton ấn hành năm 1929. Phương cách chiếu rọi không tuân theo thông số địa dư hay tình trạng kinh tế mà dựa trên văn hoá. Mỗi xứ được thể hiện tuỳ vào mức quan trọng của di sản dưới cái nhìn của chủ nghĩa siêu thực... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Văn chương lạnh -  Cao Hành Kiện
Theo quan điểm của tôi, thời dấy động văn chương cách mạng đã qua, bởi vì cuộc cách mạng đã tự cách mạng hoá cho đến chết và chỉ để lại toàn là điều cay đắng và một cảm giác mệt mỏi, chán chường, thậm chí buồn mửa... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Thời kỳ hậu hiện đại: Một bài thi tốt nghiệp -  Hoover, Paul
Đúng hay Sai / Nhiều lựa chọn (mỗi câu 2 điểm) 1. Nghệ thuật của thời hậu hiện đại là: a. tối giản / b. huyền bí / c. lập dị / d. hậu văn tự / e. tất cả những điều trên... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Sự cần thiết của cô đơn -  Cao Hành Kiện
... Mở rộng hơn nữa, cô đơn là một điều kiện tiên quyết cho tự do. Tự do tuỳ thuộc vào khả năng tư duy phản tỉnh, và tư duy phản tỉnh chỉ có thể bắt đầu khi con người ở trong cô đơn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Thơ từ trang giấy trắng -  Lữ
... Một bài thơ hay sẽ vượt qua cõi ngôn ngữ. Cho nên thay vì dùng chữ “làm thơ”, ta cũng có thể viết “đàn thơ”, “vẽ thơ”, “hát thơ”, “đi thơ”, “dạo thơ”, “ngồi thơ”, “nằm thơ”... Một bài thơ chân thật bắt đầu từ một trang giấy trắng, và luôn luôn trở về với trang giấy trắng... (...)

Giải sân hận (hay "Sống dưới dấu hiệu GLƠNG ANAK") -  Inrasara
... Chăm hầu như không biết căm thù. Thù đậm, thù dai, thù truyền đời. Giận thì có, nhưng thù, hận, căm thù, hận thù – không, có lẽ. Lạ! Trong văn chương Chăm không có dấu vết căm thù. Lẽ ra với người Kinh, họ “cần” căm thù mới phải lí chớ, nhưng thực sự – không!... (...)

Âm thanh của lối viết -  Le Guin, Ursula K.
Âm thanh của ngôn ngữ là điểm khởi hành của mọi sự và chốn trở về của mọi sự. Những thành tố căn bản của ngôn ngữ đều mang tính vật lý: tiếng động do các chữ tạo nên, và tiết tấu của mối quan hệ giữa các chữ với nhau. Điều này đúng cho cả văn xuôi cũng như thơ, mặc dù những tác động âm thanh của văn xuôi thì thường khó cảm nhận và luôn luôn bất qui tắc... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Dân chủ và quyền lực -  Havel, Václav
... Ngay cả một chính quyền dân chủ đang thối nát hay suy thoái vẫn một ngàn lần tốt hơn cái chính quyền hoàn toàn giả tạo do một chế độ độc tài áp đặt bằng bạo lực hay sự tẩy não... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Cùng một câu hỏi trước cùng một vực thẳm... -  Saint-John Perse
... Nhưng thơ không phải chỉ là một cách thế nhận thức, mà trước hết là một cách thế sống — và sống trọn vẹn. Nhà thơ đã hiện hữu trong con người thời hang động, nhà thơ cũng sẽ hiện hữu trong con người thời đại nguyên tử: bởi vì nhà thơ là phần cấu thành không tách ra khỏi con người được... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Cầu nối và vực thẳm -  Paz, Octavio
Paul Valéry đã nói một cách giản dị đến mức không thể bổ sung: Dịch thuật là tìm cách tạo ra những hiệu ứng đồng dạng bằng các phương tiện khác. Dịch thơ là một trường hợp ở cực điểm của vấn đề. Tuy nhiên đối với tôi, trong những giới hạn đã được nói tới, việc dịch thơ dường như không phải là bất khả... [Cù An Hưng trích & lược dịch] (...)

Đỗ Kh. — người của bốn phương -  Ðoàn Cầm Thi
... Ba thứ tiếng — Việt-Pháp-Mỹ — đã biến Đỗ Kh. thành “một kẻ lạ trong ngôn ngữ của chính mình”, theo cách nói của Deleuze. Chính trong cái “lạ” vừa là thú vui vừa là yêu cầu này, mà Đỗ Kh. trở thành kẻ đồng loã của Proust, người cho rằng “những cuốn sách đẹp đều được viết trong một kiểu ngôn ngữ lạ”... (...)

Ngôn ngữ “tục” -  Nguyễn Trọng Văn
... Bài của NHQ gãi đúng chỗ ngứa. Một đề tài rất hấp dẫn, ai cũng muốn tìm hiểu nhưng lại ngại nói ra, đành bằng lòng với mớ kiến thức mù mờ, thậm chí mê tín về sex của mình. Tôi viết bài này nhằm cám ơn anh NHQ đã đặt, đúng ra phải nói là dám đặt vấn đề một cách công khai và rất trí tuệ, đồng thời cũng xin nêu ra một số “bức xúc”... (...)

Văn hoá tục (bản mới) -  Nguyễn Hưng Quốc
... không phải lối văng tục nào cũng là cách mạng cả, nhưng một người đọc thận trọng, tinh tế và... khôn ngoan không bao giờ cho phép mình xem chuyện tục, nhất là chuyện tục trong văn học, lúc nào cũng chỉ là chuyện tục. Xem như thế, người ta vừa không hiểu gì về bản chất của cái tục và văn hoá tục vừa có nguy cơ chỉ dừng lại ở bờ đạo đức và xã hội học chứ chưa bước sang bên kia bờ... văn học, nơi không chừng có cái gọi là mỹ học của cái tục... (...)

Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu? -  Inrasara
... Dù chúng mang tên trào lưu hậu hiện đại hay tân hình thức, dù nhóm thơ đó là Mở Miệng hay Ngựa Trời, và cho dù tất cả chúng chưa có thành tựu lớn như độc giả đòi hỏi, nhưng chính các trào lưu và nhóm thơ này đã mang luồng khí mới mẻ, dũng mãnh thổi vào khí hậu văn học Việt Nam hôm nay... (...)

TIỂU THUYẾT MỚI — 1969: Ghi nhận về một chuyển biến trong văn chương Pháp -  Hoàng Ngọc Biên
... Những nhân vật vô danh, lang thang trong những câu chuyện không tình tiết, không đầu không đuôi, dựa theo những huyền thoại thời Thượng cổ, mô tả bởi một con mắt sắc bén nhưng cũng vô danh, bởi một tâm hồn (thi sĩ), bởi một bộ óc (tinh vi), soi sáng quá khứ, chiếu rọi hiện tại — và viết một cuốn sách cho tương lai... (...)

Văn chương Sài Gòn thời Hậu Đổi Mới, khởi đầu cho một khởi đầu – Nhìn qua lăng kính thơ ca -  Inrasara
Thơ Đổi Mới khởi đầu cùng thời với Thời kì Đổi Mới, nghĩa là từ khoảng năm 1985. Mở cửa – các nhà thơ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo. Họ biết không còn có thể viết như trước. Họ cần làm mới... (...)

Rimbaud hậu-Rimbaud [trích] -  Nhiều tác giả
... Rimbaud, là lời trong suốt. Là ngọn triều nôn nóng và dường như được sáng chế cho bạn khi bạn lãnh nhận nó trong mắt. Rimbaud, là nụ cười ngoài khơi, là sự đam mê của những từ trong thanh quản của bạn... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Chuyện chữ [3]: Đám tang chữ -  Inrasara
... Hoelderlin: Và để làm gì, thi sĩ, trong thời đại bần nhược, điêu linh? Thi sĩ không làm gì cả, ngoài định phận mà hắn tự ban cho mình: Canh giữ nỗi buồn kia... (...)

Chuyện chữ [2]: Cười/klau -  Inrasara
... Căng quá chỉ đau tim phổi thôi, lây lan sang bao tử nữa. Cố gắng cười đi, rồi thế giới sẽ thay đổi. Còn nếu thế giới không thay đổi thì ít ra tâm hồn chúng ta thay đổi. Từ đó thơ văn chúng ta sẽ thay đổi theo... (...)

Chuyện chữ [1] -  Inrasara
Chữ có cuộc sống riêng của nó, từ sinh thành cho đến lúc lâm chung. Thăng trầm và biến dịch khôn lường. Chữ sống, bước đi, đứng, ngủ, thở dốc; chữ an ủi vỗ về, tạo ảo tưởng, thăng hoa hay hành hạ tâm hồn con người; chữ bị thương, bị làm biến nghĩa, biến dạng, biến chất; chữ đau bệnh, kiệt sức, hết hơi, giẫy chết; cuối cùng chữ bị khai tử và được mang trưng bày trang trọng trong viện bảo tàng... (...)

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — “Chất độc” để đầu độc ai? -  Vương Văn Quang
[THẢO LUẬN] ... Có thể khẳng định: Tuyệt đại đa số văn chương Việt là những tác phẩm thuộc loại “đơn giản để mọi người có thể hiểu”. Quan niệm ấu trĩ “đơn giản để mọi người có thể hiểu” bị nhao nhao phản đối nhưng tác phẩm vẫn rặt thứ hàng cùng tên... (...)

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — “Giản dị” thay cho “giản đơn” là một lối uyển ngữ đầy chất độc -  Nguyễn Thị Thanh Phượng
[THẢO LUẬN] ... Chất độc của lối nói uyển ngữ ấy đẻ ra ảo tưởng về một nền văn học “không cầu kỳ” nhưng cũng đầy “tinh tế”, “gần dân” mà không chiều theo những sở thích “loè loẹt, phô trương”. Ảo tưởng đó lại càng được củng cố với sự phát triển của một nền văn học “giản dị”, “đầy tính nhân dân”... (...)

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — Định nghĩa hai chữ “đơn giản” và “giản dị” -  Tiền Vệ
[THẢO LUẬN] Trong văn giới và quần chúng ở Việt Nam hiện nay có nhiều người vẫn tưởng rằng giữa hai từ “đơn giản” và “giản dị” có một sự khác biệt ghê gớm... (...)

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — “Đơn giản” và “giản dị” -  Vương Văn Quang
[THẢO LUẬN] ... Tôi không tin có ai (những người làm văn học) ở Việt Nam hiện nay cả gan tuyên bố: “Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản”. Nhưng nghe khá nhiều, rằng: “Tác phẩm lớn thì thường giản dị”... (...)

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — Tất nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn còn quan niệm này -  Hương Yên
[THẢO LUẬN] ... Để đáp lại ý tưởng của Nhã Thuyên, tôi thử lướt qua một số trang web ở Việt Nam và dễ dàng tìm thấy ngay cái quan niệm này cho đến nay vẫn còn phổ biến. Tôi chỉ xin copy lại để cống hiến cho mọi người cùng đọc và xem thử nó có ý nghĩa nhiều hay ít... (...)

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — “Đơn giản” hay “ăn liền”?  -  Nguyễn Hoàng Văn
[THẢO LUẬN] ... Từ thẩm mỹ của bộ óc đến thẩm mỹ của con tim hay con mắt, luôn có sự mập mờ hay lẫn lộn như thế và, thường, sự mập mờ lẫn lộn nào cũng là chỗ để chính trị và thương mại chen chân. Chính trị hay thương mại chen chân bởi, nhiều khi, “văn chương đơn giản” chỉ... đơn giản là sự mạo xưng của văn chương ăn liền... (...)

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — Công chúng, tác phẩm (lớn) và sự đơn giản -  Nhã Thuyên
[THẢO LUẬN] ... Tác phẩm văn học đơn giản có lớn được không? Nói chung, những câu hỏi thế này, các nhà văn cứ tự nhằm thẳng mình mà bắn... (...)

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — Công cụ tuyên truyền -  Lê Anh Hoài
[THẢO LUẬN] ... Quan niệm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng văn học (và nghệ thuật nói chung) là cái (công cụ) phục vụ cách mạng, truyền tải / truyền đạt những thứ (tư tưởng, tinh thần, chủ trương, chính sách, nghị quyết...) tới quần chúng. Vì quần chúng (đâu cũng thế thôi) trình độ không cao, nên tác phẩm “phải đơn giản để cho mọi người có thể hiểu và cảm nhận được”... (...)

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — Cái đuôi lấp ló... -  Lê Văn Tài
[THẢO LUẬN] ... Tôi thấy nơi hậu cảnh của quan niệm này lấp ló cái đuôi của những ông bầu sô nhắc tuồng chỉ đạo sân khấu chính trị, nhằm mục đích: đề cao tính thực dụng và lợi ích cộng đồng, lùa đội ngũ viết văn cả nước vào trong một công tác phục vụ theo định hướng, hạ thấp rẻ rúng chức năng văn học, đồng thời, làm tê liệt khả năng người đọc bằng những điệu ru dễ dãi, khẩu hiệu sáo mòn... (...)

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — "Đơn giản" hay "đang giỡn"?  -  Trúc-Ty
[THẢO LUẬN] ... Sự đơn giản dĩ nhiên là cần thiết, rất cần thiết, nhưng chỉ nên được xem là khởi điểm — như ai cũng phải thuộc bảng chữ cái (nếu muốn biết đọc, biết viết) — chứ không nên là mục tiêu... (...)

Tác phẩm tạo ra độc giả -  Nguyễn Viện
... Và chắc các bạn cũng đồng ý với tôi, văn chương trên mạng rất khác với văn chương trên giấy in ở trong nước. Cái khác ấy do hệ thống kiểm duyệt tạo ra. Và cái khác ấy tạo ra độc giả khác... [Bài thuyết trình của nhà văn Nguyễn Viện, dự định sẽ trình bày vào đêm nay tại cuộc toạ đàm Cafe Văn Học của Hội Đồng Anh dưới chủ đề “Sức mạnh của ngôn từ – Độc giả và văn học trong thế kỷ 21”, nhưng cuộc toạ đàm đã bị huỷ bỏ vào phút chót] (...)

Ngụ ngôn hậu hiện đại -  Inrasara
Phạm Lưu Vũ đặt câu hỏi lớn: “Phải mất bao nhiêu năm mới tạo ra những phản xạ (sợ) thường trực ấy ở trong mỗi con người?”. Câu hỏi không có nửa âm vọng phản hồi! Và điều cay đắng nhất là “một khi con người đã biến thành hèn hạ, thì sự thật không còn chốn nương thân”... (...)

Nhật Chiêu và những thao thức mới -  Lê Tâm
... Nhật Chiêu với tập truyện Người ăn gió và quả chuông bay đi đã trở thành một học giả sáng tác thành công. Ở một phương diện nào đó, tác giả đã chuyển hóa những suy tư triết học và tư tưởng nhân văn mà ông tiếp thu được ở những người khổng lồ Đông-Tây thành các sáng tạo đương đại có giá trị tại Việt Nam... (...)

Các sự vật có ý nghĩa gì chăng? -  Barthes, Roland
... Tiểu Thuyết Mới đặt ra câu hỏi gì vậy? Nó đặt ra một câu hỏi quan trọng, một câu hỏi mới mẻ và đơn giản đến kinh ngạc: Các sự vật có ý nghĩa gì chăng? Từ trước đến nay, văn chương chưa bao giờ thắc mắc về ý nghĩa của các sự vật... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Văn phong: xuất phát điểm và lạc thú của cuộc viết -  Barthes, Roland
... Anh nói về văn phong như thể nó là một sự trang trí đẹp đẽ nhưng không cần thiết. Tôi không đồng ý. Văn phong là một cuộc mạo hiểm rất phức tạp... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

MY LONG JOURNEY WITH NEW AND EMERGING VIETNAMESE-AUSTRALIAN WRITERS -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... More than two decades have passed since the time when literary activities of the Vietnamese-Australian community seemed almost non-existent. It has been a long and challenging journey. But it is a wonderful journey, indeed. Today, looking back, I feel enraptured with the momentum it has achieved, and I strongly believe this journey still promises many more beautiful landscapes... (...)

Cuộc trở về của dòng văn học Nga lưu vong — Một hình ảnh lạc quan cho chúng ta -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Những tác phẩm VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT ĐÍCH THỰC CỦA NHỮNG CON NGƯỜI TỰ DO SÁNG TẠO, một khi đã ra đời, tự nó sẽ tiếp tục sống và nó sẽ đi vào lịch sử văn học. Chỉ những tác phẩm vô giá trị, những tác phẩm phục vụ như công cụ nhất thời cho một chế độ chính trị, sẽ bị đào thải. Chúng ta hãy an tâm. Không một sức mạnh chính trị nào, không bằng khen nào, không một chiến dịch tuyên dương to tát nào có thể giúp cho những tác phẩm vô giá trị ấy được trường tồn như những đại biểu của một nền văn học "chính thống". Vì, khi chính cái chế độ đẻ ra chúng đã đi vào sọt rác, thì, tất nhiên, chúng cũng đi thẳng vào sọt rác... (...)

“Ta, một công dân ô nhục bậc nhất, một thánh nhân nát rượu…” — Thơ và Lề trong xã hội Việt Nam đương đại -  Ðoàn Cầm Thi
... Ngoài lề là gì? Đó không chỉ là thái độ chống-công-thức, độc đáo, gây sốc. Ngoài lề trên hết phải là không dung túng, không khoan nhượng. Khác với nhiều thi sĩ cùng thời, họ không tụ tập quanh các cơ sở văn hoá chính thống, mong ổn định và bình an. Họ làm đủ thứ nghề kiếm sống để được tự do. Các thi sĩ Mở Miệng gọi thơ mình là “thơ-rác”, “thơ-nghĩa-địa”, tách nó khỏi thứ thơ vừa đèm đẹp vừa tử tế của Hội Nhà Văn và nhiều nhóm khác... (...)

Một số nhà thơ ở Úc -  Nguyễn Hưng Quốc
Ở Úc hiện nay có khoảng trên 250,000 người Việt sinh sống. Trong số đó, có bao nhiêu người làm thơ? Chịu! Nếu chỉ căn cứ trên việc xuất hiện trên các tạp chí văn học tương đối có uy tín, con số ấy có thể thắt lại khoảng trên dưới mười người. Trong bài này, tôi xin thử giới thiệu năm người thuộc nhiều thế hệ khác nhau... (...)

"Văn chương khó" và ngành xuất bản thương mại -  Bắc Đảo [Bei Dao]
"Văn chương khó" ra đời một cách lén lút, lớn lên trong cái kẽ hở giữa sự kiểm soát ý thức hệ và ngành xuất bản thương mại, và sự tương phản của hai thứ ấy tạo ra những điều kiện cho sự phát triển của nó. Tiến trình thương mại hoá xuất bản giúp nó chọc thủng nhà tù ý thức hệ, nhưng đồng thời lại tạo nên một nhà tù mới. Giữa hai nhà tù này có một khung cửa, và xuyên qua dó, "văn chương khó" có thể bước tới bước lui được; nó chỉ vừa làm quen với chút tự do mới mẻ này... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Thơ Joseph Brodsky — cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá -  Ðào Tuấn Ảnh
Trong thơ ông luôn thấy bóng hình của các trường phái nghệ thuật lớn, song không một trường phái nào có thể “độc tôn” ông. Sáng tác của Brodsky, cũng như sáng tác của nhiều “đại gia” văn chương khác, vượt ra khỏi khuôn khổ một trường phái. Cũng chính ở vị thế này ông được thơ Nga thế kỷ XX chọn làm một trong những truyền nhân của mình, và tinh hoa thi ca thế giới chọn sáng tác của ông làm nơi giao lưu hội tụ. [...] Bằng sáng tác của mình, Brodsky làm giàu có thêm cái truyền thống đã bị đứt đoạn bởi sự độc tôn của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa — sự độc tôn đã tạo sự trống trải trên mảnh đất văn chương hơn nửa thế kỷ vừa qua... (...)

Thơ như là con đường -  Inrasara
... Thi sĩ ném mình trong vùng đêm sáng khai mở, buông xả trên con đường. Khi buông xả như thế, không phải thi sĩ an cư vĩnh viễn như thể một về vườn hưu trí mà, luôn ở tư thế sẵn sàng chịu bị đẩy rơi vào miền tối trở lại. Cắt lìa khỏi Quê hương... (...)

KURT VONNEGUT — nhà văn Mỹ hậu-hiện-đại -  Phạm Vũ Thịnh
[TƯỞNG NIỆM KURT VONNEGUT (11.11.1922-11.4-2007)] ...Ông vận dụng các thủ pháp hậu-hiện-đại và khoa-học giả-tưởng. Thời gian trong tác phẩm của ông phi-tuyến-tính, thậm chí "chaotic" (rối tung), và có cả những khe hở, người nào lọt xuống sẽ rơi ngược về quá khứ rồi sống trở lại những năm tháng cũ, như một diễn viên sân khấu, biết trước kết cuộc nhưng vẫn phải giả bộ không biết, để đóng cho trọn vai trò của mình trên đời... (...)

Sống, Viết -  Thanh Tâm Tuyền
Mỗi phen cầm bút viết về văn chương — làm một thứ văn chương trên văn chương — tôi hiểu rõ mình đang sống thời buổi khủng hoảng. Văn chương nhất thiết là hồn nhiên, ngây thơ hay không, tôi chẳng rõ. Nhưng đối với tôi khi nó cần trông thấy nó qua phản ánh của nó, không thể phủ nhận là nó đang truỵ lạc, sa đoạ. Nhất là buồn bã... (...)

Bước vào thơ Bắc Ðảo -  Palmer, Michael
Phải chi ngay từ buổi đầu người ta bỏ quên cái đề mục “Thi Sĩ Mông Lung” ở luôn trong tủ hồ sơ của những quan chức văn hoá, nơi xuất hiện lần đầu của những chữ này. Dù có dịch chữ “mông lung” từ tiếng Hoa chính xác đến đâu đi nữa, sang tiếng Anh nó không khỏi gợi lên một thứ chủ nghĩa ấn tượng tân lãng mạn cũ mèm, chẳng dính dáng gì tới tác phẩm của Bắc Ðảo hay của những nhà thơ khác được bao gồm trong tên gọi này... [Bản dịch của Lê Ðình Nhất-Lang] (...)

Bùi Giáng, tận cùng chủ nghĩa hư vô -  Nguyễn Hưng Quốc
... Trong văn học Việt Nam, hình như chưa có ai đi đến tận cùng chủ nghĩa hư vô như Bùi Giáng. Ở khía cạnh này, có thể nói Bùi Giáng là nhà thơ tiêu biểu nhất của thời kỳ chiến tranh lạnh, lúc mọi niềm tin đều bị sụp đổ... (...)

Nàng Remedios Xinh Đẹp còn sống và khoẻ mạnh -  Kennedy, William
[CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC THẦN KỲ TRONG VĂN CHƯƠNG] ... Tôi vừa được tin chủ nghĩa hiện thực thần kỳ đã chết. Lối viết sáng giá trước đây đã làm văn chương châu Mỹ La-tinh phổ biến như điệu nhảy mambo bây giờ đã bị chính con mình giết chết, vậy mà tôi không được chứng kiến... [Bản dịch của Võ Tấn Phong và Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Thư của các nhà văn -  Nguyễn Hưng Quốc
Mới đây, trong lúc lục đống giấy tờ cũ để tìm tài liệu cho một bài viết mới, tôi tình cờ đọc lại mấy bức thư của nhà văn Mai Thảo (1927-1998) gửi cho tôi. Mai Thảo mất chưa tới mười năm. Vậy mà những bức thư ấy, dù được giữ gìn khá cẩn thận, giấy đã bắt đầu ố và một số nét chữ đã bắt đầu bị phai hay nhoè đi rồi... (...)

Chỉ có GIÓ để ăn, chỉ có CHỮ để hy vọng -  Mai Sơn
...Niềm vui thú đọc truyện Nhật Chiêu là niềm vui thú chứng kiến sự sinh thành của một cái gì mới mẻ táo bạo, sự thể hiện tự do sáng tạo, tinh thần vô úy và tự tín. Đó còn là niềm vui thấy nghệ thuật đang ở trên đường với người nghệ sĩ một mình đi không ngoái lại, chỉ có gió để ăn, chỉ có chữ để hy vọng... (...)

Đi tìm Võ Phiến -  Nguyễn Hưng Quốc
Đi tìm nhà văn Võ Phiến, tôi bắt gặp một nhà tuỳ bút. Đi tìm nhà tuỳ bút Võ Phiến, tôi bắt gặp một nhà nghiên cứu... (...)

Lời bạt cho tập thơ CÁCH DÙNG của Jiří Kolář -  Hlavácek, Josef
... Nó thúc đẩy chúng ta đặt lại vấn đề đối với những ý tưởng đã được chấp nhận và sửa đổi cái định nghĩa thông thường của chúng ta về thơ. Nó, lật ngược cái tương quan nhân quả, khiến chúng ta tìm lại ngọn nguồn đầu tiên của những khuynh hướng mà các thứ phó sản đã làm chảy nhiều mực... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Ngôn ngữ và quyền lực -  Nguyễn Hoàng Văn
... Nếu xã hội là một hệ thống mẹ bao hàm nhiều hệ thống cấu trúc con thì, bất kể ở đâu, khi mà quyền lực can dự vào ngôn ngữ riêng của một hệ thống, ít hay nhiều, ngôn ngữ của hệ thống đó cũng bộc lộ những dấu hiệu méo mó và nhiễu loạn... (...)

Diễm Châu và nỗi thao thức như một nhà báo -  Hoàng Ngọc Nguyên
[TƯỞNG NIỆM DIỄM CHÂU (1937-2006)] ... Có lẽ chúng ta đã thiếu sót khi không nhìn đến ông như một nhà báo, vì trước hết và trên hết ông vẫn là một nhà báo như một sự lựa chọn về con người và nghiệp dĩ... (...)

Email muộn gửi Diễm Châu -  Nguyễn Hưng Quốc
[TƯỞNG NIỆM DIỄM CHÂU (1937-2006)] ... Bài này, như một email muộn gửi anh, chỉ để nói với anh điều này: tôi cảm thấy thật gần gũi với anh ở lòng yêu thơ hầu như vô hạn; tôi khâm phục sức đọc của anh; tôi kính nể thái độ can đảm của anh khi một mình lặng lẽ đi trên một lối riêng khá cô quạnh trong văn học; và tôi ngưỡng mộ anh, trước hết, trong tư cách một dịch giả, người có công mang cả một thế giới thơ bao la đến với độc giả Việt Nam... (...)

Diễm Châu: ánh sao trên chiếc cầu biên giới -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[TƯỞNG NIỆM DIỄM CHÂU (1937-2006)] ... Ông làm việc như một con ong vô địch ở sức chuyển tải và tầm bay xa. Bao nhiêu mật hoa từ châu Á rồi châu Phi, từ châu Âu rồi châu Mỹ, đến tận châu Đại dương, ông đã mang về qua chiếc cầu biên giới... Đêm nay, nghĩ về ông, tôi thấy trên chiếc cầu biên giới ấy, một ánh sao... (...)

Một cách viết -  Stafford, William
Một người viết không hẳn là người có điều gì đó để nói, mà đúng ra là người đã tìm thấy một tiến trình sẽ mang lại những cái mới chắc hẳn hắn sẽ không nghĩ tới nếu hắn không bắt đầu nói ra. Nghĩa là, hắn không lấy ra từ một nguồn dự trữ; thay vào đó, hắn tham dự vào một hoạt động mang lại cho hắn nguyên một chuỗi những thứ không thấy trước: truyện, thơ, tiểu luận, kịch, luật, triết học, tôn giáo, hoặc—nhưng khoan đã!... [Bản dịch của Lê Đình Nhất-Lang] (...)

Viết lách và văn chương: vài ý kiến -  Stafford, William
Văn chương không phải là bức tranh của đời sống, mà là sự trải nghiệm riêng biệt với dòng chảy và niềm say mê của chính nó... [Bản dịch của Lê Đình Nhất-Lang] (...)

Thơ -  Chopin, Henri
Thơ là bài hát, điệu múa, trò chơi, bước đi, màu sắc, đường nét... là "con chữ có thân xác"... con chữ mà bản thân nó chỉ đơn thuần là sự chuyển động... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

VÕ PHIẾN (9/9): Chương 7: Một niềm trăn trở không nguôi -  Nguyễn Hưng Quốc
Trên cả hai phương diện nhận thức cũng như sáng tác, Võ Phiến chưa phải là một nhà hậu hiện đại chủ nghĩa hẳn. Ông nhìn, ông phân tích, ông lý giải xã hội hậu hiện đại bằng cặp mắt của một người được giáo dục, đã trưởng thành trong khí quyển của nền văn hoá hiện đại chủ nghĩa... (...)

VÕ PHIẾN (8/9): Chương 6: Người viết truyện -  Nguyễn Hưng Quốc
Có thể nói, yếu tố thành công nhất trong các truyện dài, truyện ngắn của Võ Phiến là nhân vật; đặc điểm nổi bật của Võ Phiến, so với các nhà văn Việt Nam hiện đại khác cũng là ở nghệ thuật khắc hoạ nhân vật... (...)

Hãy để họ ăn pixels! -  Ðinh Linh
Dưới chế độ chính quyền kiểm soát toàn bộ việc phát hành ấn phẩm, các nhà thơ Việt Nam đã lên web để xuất bản và đọc tác phẩm của nhau. Một trang web duy nhất, Tiền Vệ, chịu trách nhiệm cho hiện tượng này... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

VÕ PHIẾN (7/9): Chương 5: Nhà tuỳ bút -  Nguyễn Hưng Quốc
Nếu có người từng nói đến cái mỹ học hoài cựu của Nguyễn Tuân, chúng ta cũng có thể nói đến cái mỹ học lịch sử của Võ Phiến... (...)

VÕ PHIẾN (6/9): Chương 4: Nhà tạp luận -  Nguyễn Hưng Quốc
Tạp luận của Võ Phiến là cái phần ý thức lắng đọng, cái phần tự giác sâu thẳm của xã hội Việt Nam, lịch sử Việt Nam trong thời kỳ đầy giông bão vừa qua... (...)

VÕ PHIẾN (5/9): Chương 3: Nhà phê bình văn học -  Nguyễn Hưng Quốc
... Sự nghiệp của Võ Phiến, trước năm 1975, chủ yếu là sự nghiệp của một nhà văn; sau năm 1975, chủ yếu là sự nghiệp của một nhà phê bình... (...)

VÕ PHIẾN (4/9): Chương 2: Nhà lý luận văn học -  Nguyễn Hưng Quốc
Võ Phiến là một trong vài nhà văn Việt Nam bàn về văn học nhiều nhất... (...)

VÕ PHIẾN (3/9): Chương 1: Một phong cách -  Nguyễn Hưng Quốc
Điều tôi thú nhất khi đọc Võ Phiến là có cảm tưởng không phải đang đọc sách mà là đang nghe ông trò chuyện... (...)

VÕ PHIẾN (2/9): Vài ghi chú về tiểu sử -  Nguyễn Hưng Quốc
Thuở mới rời Việt Nam, tị nạn sang Hoa Kỳ, dường như tâm hồn của Võ Phiến, cũng như nhiều, nếu không nói là hầu hết những người Việt Nam di tản khác, bị khủng hoảng trầm trọng. Ông ngỡ mình sẽ vĩnh viễn xa rời ngòi bút. Thế nhưng... (...)

VÕ PHIẾN (1/9): Dẫn nhập -  Nguyễn Hưng Quốc
... Một nhà văn lớn không những lớn mà còn giàu vô tận; mà không những giàu, họ còn có thể san sẻ sự giàu có của mình cho nhà phê bình: viết về họ thật thích, ngỡ như không bao giờ hết chuyện... (...)

VĂN CHƯƠNG NGOẠI VI / VĂN CHƯƠNG TRUNG TÂM — từ một góc nhìn -  Inrasara
... Người thiên hạ coi ta là vùng ngoại vi, đã đành. Chính ta tự coi mình và coi nhau như thế. Mới lạ!... (...)

ORIANA FALLACI (1929-2006) — sự lương thiện trong giấc mơ tàn -  Hoàng Ngọc Nguyên
Hơn nhiều tác giả thời danh, Oriana đã viết lịch sử về cuộc chiến Việt Nam hàm súc, đầy đủ và lương thiện ở phần kết. Bà không còn nhìn thấy ở đó một cuộc chiến tranh giải phóng thần thoại. Bà cũng không nhìn thấy ở quân đội miền Nam một “lực lượng tay sai của đế quốc Mỹ”. Bà không thấy tội ác chiến tranh, bạo ngược với dân thường là độc quyền của chế độ nào. Mỹ Lai cũng như Mậu Thân ở Huế. Bà chỉ thấy chiến tranh kinh hoàng. Và chủ nghĩa anh hùng là giả tạo – nếu không phải là giả dối... (...)

Lưu vong như một phạm trù mỹ học -  Nguyễn Hưng Quốc
Không thuộc quê mới mà cũng không thuộc về quê cũ, vậy, không gian thực sự của người lưu vong là ở đâu? Ở giữa. Giữa các quốc gia và các nền văn hoá. Giữa đây và đó. Giữa quá khứ và hiện tại... (...)

ĐA TẠ — Đáp lời Phước An về «sự thua sút của cánh chị em» -  Inrasara
Đọc “vài ý kiến ngắn gọn” của Phước An, tôi có 3 điều vui. Vui, bởi bài viết có bấc chì qua lại xôm cuộc chữ nghĩa, vui nữa là được bổ sung sự quen biết vài tên tuổi xa lạ vào nỗi nhiệt tình với thơ ca của mình, và vui cuối cùng là nhân cơ hội có được …đôi dòng tâm sự... (...)

GÓP NHẶT SỎI ĐÁ : Thử nhặt các nhầm lẫn lặp đi lặp lại trong nhìn nhận về thơ hôm nay -  Inrasara
Chưa vội bàn chuyện văn học nước nhà có cái gì đáng đọc hay không mà vấn đề là: chính thái độ đà điểu đó đẻ ra nỗi trớ trêu khác: các ý tưởng [lớn/bé] dẫm đạp lên nhau mà không biết! Trong đó không ít người viết trẻ [tự nhận] cấp tiến vô tình dẫm lên dấu chân của cánh [anh/chị ta cho là] bảo thủ và cả người cùng thế hệ... (...)

Lynh Bacardi -  Thế Uyên
Cái làm độc giả ngạc nhiên khi lần đầu tiên đọc văn (những truyện ngắn) của nhà văn này là bút pháp, là văn phong của cô... (...)

Huyền thoại về một nước thơ (hay: Khi Mã Giám Sinh yêu Thuý Kiều) -  Nguyễn Hưng Quốc
Hiện nay, có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn học thế giới, chúng ta, khiêm tốn hơn, không còn huênh hoang cho thơ Việt Nam hơn hay bằng ai cả, duy niềm tự hào về lòng yêu thơ của người Việt thì không hề giảm sút chút nào. Đây đó, trên báo chí hay trong các câu chuyện phiếm hàng ngày, chúng ta vẫn thường lặp lại lời nói của Ngô Thì Nhậm: Việt Nam là một nước thơ. Và thêm: mỗi người Việt Nam là một thi sĩ... (...)

Nghệ thuật -  Deleuze, Gilles
... Ở Nietzsche, chúng ta, những nghệ sĩ = chúng ta, những người tìm kiếm tri thức hoặc tìm kiếm sự thật = chúng ta, những người sáng tạo những khả năng mới của cuộc sống... [Bản dịch của Từ Huy] (...)

Cuba & các nhà văn đồng tính luyến ái -  Arenas, Reinaldo
Nhận xét về những dị biệt trọng yếu giữa những người đồng tính luyến ái khiến tôi có thể liệt kê ra bốn loại. Trước là tiên là loại dog collar gay (đồng tính luyến ái vòng khuyển). Loại này ồn ào lộ liễu nhất, thường bị tóm trong các nhà tắm hơi hay trên bãi biển. Theo thiển nghĩ loại này đã bị chế độ tròng vào cổ một "vòng xích". Lúc nào muốn thì công an cảnh sát chỉ cần lôi cổ họ tới một trại lao động cải tạo... Kế đến là loại common gay (đồng tính luyến ái bình thường)... Rồi đến loại closet gay (đồng tính luyến ái lén lút)... Chót hết là loại royal gay (đồng tính luyến ái hoàng gia), một loại đồng tính luyến ái độc nhất vô nhị, chỉ có ở các nước Cộng Sản mà thôi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Văn bản và liên văn bản -  Nguyễn Hưng Quốc
Văn bản và liên văn bản là hai trong số những khái niệm quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong các lý thuyết văn học thế giới trong suốt thế kỷ 20 và những năm đầu tiên của thế kỷ 21... (...)

Nguyễn Ngọc Tư và “Cánh đồng bất tận” -  Thế Uyên
Cầm tập truyện ngắn mới xuất bản của cô lên đọc, suốt 13 truyện đầu, thấy cô vẫn dùng bút pháp cũ, vừa bổ vừa lành, già trẻ lớn bé kể cả các đảng viên Cộng Sản lẫn đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản HCM, đều thoải mái đọc được. Nói theo ngôn ngữ xếp loại phim ảnh và TV Mỹ, thì thuộc loại mang chữ G (general audiences). Đùng một cái đến truyện cuối cùng, “Cánh đồng bất tận”, cô chuyển bút pháp từ loại G sang loại R (restricted, giới hạn người được coi), hay M (mature, dành cho người trưởng thành). Nghĩa là nội dung truyện vừa có V (violence, bạo lực), vừa có N (nudity, khoả thân), có S (sex), có R (rape, hiếp dâm)... đủ mục mà các nhà thanh giáo và đảng viên Cộng Sản rất ghét... (...)

I'M YELLOW: khoái cảm văn bản – Đọc CHINATOWN của Thuận -  Ðoàn Cầm Thi
Một phụ nữ gốc Việt định cư tại Pháp sau khi học ở Nga. Nhớ về mối tình éo le với một chàng trai Hoa kiều hiện đang sống tại Chợ Lớn, cô viết văn. Thuận đã cho nhân vật của Chinatown lặp lại đúng chặng đường của mình – Hà Nội-Moscova-Paris – và chuyện đời của Duras – như bà kể trong Người tình. Nhưng tự truyện và Duras chỉ là ảo ảnh, là nháy mắt mà tác giả Chinatown bày ra để kéo người đọc vào mê lộ của nghệ thuật viết... (...)

Chủ nghĩa “mình-thì-khác” -  Nguyễn Hưng Quốc
Khi bị chính trị hoá, ảnh hưởng của các cuộc vận động văn hoá, nếu có, cũng chỉ giới hạn chủ yếu trong phạm vi chính trị. Không có gì lạ khi, trong lãnh vực học thuật, cái đống sách báo viết về đề tài văn hoá đã được xuất bản từ trước đến nay ít khi mang lại điều gì thật mới mẻ. Có khi, ngược lại: chúng chỉ củng cố thêm những định kiến vốn được nảy sinh và nuôi dưỡng trong bầu khí quyển hậu thực dân ở nước ta, những định kiến, một mặt, giúp chúng ta kháng cự lại được mọi âm mưu đồng hoá của ngoại bang, nhưng mặt khác, lại làm chúng ta quanh quẩn mãi trong những mảnh “ao nhà” tù đọng và đục ngầu của truyền thống... (...)

Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần -  Inrasara
... Có bao lí do văn hóa-văn chương câu thúc và trì níu thơ Việt phát triển, thì cũng có bấy nguyên nhân ngoài văn chương làm teo tóp mọi mầm mống thay đổi thơ Việt. Thay đổi thôi, chứ đừng vội nói to đến cách mạng... (...)

Nguyễn Viện và cuộc hành trình đổi mới văn chương -  Trương Thị Ngọc Hân
... Nguyễn Viện cứ để hiện thực phơi bày ra với tất cả chiều kích, đường nét, quy mô, hình dáng của nó. Phần lớn hiện thực trong tác phẩm của ông rất khó coi, khó ưa, khó nhìn, khó nghe. Nhưng đó lại chính là bản chất của thời hiện đại... Nguyễn Viện đã phá tung những ràng buộc của hình thức tác phẩm... (...)

Bóng đá và... phê bình văn học -  Nguyễn Hoàng Văn
... Bóng đá phải ồ ạt tấn công. Phê bình phải thẳng thắn, không khoan nhượng. Bóng đá nhạt thếch vì nơm nớp phòng ngự. Phê bình nhạt thếch vì hoang mang, thiếu tự tin. Bóng đá hấp dẫn ở những cú sút căng phồng lồng ngực. Phê bình hấp dẫn ở những luận điểm chan chát sát phạt... (...)

Chữ -  Agnetti, Vincenzo
Ngôn ngữ là khí cụ khả vận đầu tiên mà con người phát hiện. Chữ là một ký hiệu khả vận. Được trao đổi qua lại ở một khoảng cách, chữ làm sinh ra những khí cụ khả vận khác nhưng đồng thời cũng làm con người trở nên khả vận... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Thơ mới Ba Lan: dàn đồng ca đầy chất diễn giải... -  Hoàng Ngọc Biên
Thơ mới Ba Lan ... một dòng thơ có cái tươi mát và sinh động rất gần với người Việt Nam: dòng thơ đã ra đời giữa những hoàn cảnh có nhiều chỗ giống những hoàn cảnh Việt Nam, cho nên cái giọng điệu Ba Lan ấy ở phương Tây (đùa cợt, châm biếm, những biểu tượng, những tìm kiếm trong lĩnh vực tâm linh...) trên những chặng đường phát triển dường như đã gặp giọng điệu Việt Nam ở phương Đông... (...)

Biểu đồ liên loại hình -  Higgins, Dick
Tiểu luận thị ảnh của Dick Higgins (1938-1998) — một trong những khuôn mặt quan trọng của nghệ thuật Hoa-kỳ đương đại. "Tôi không bao giờ có cảm giác trọn vẹn nếu tôi không làm việc với tất cả các loại hình nghệ thuật — thị ảnh, âm nhạc và văn chương. Tôi đoán rằng đó là lý do tôi đã đẻ ra thuật ngữ "intermedia" (liên loại hình), để mô tả những tác phẩm của tôi nằm ở giữa các loại hình này." [Hoàng Ngọc-Tuấn sưu tầm và giới thiệu] (...)

Nơi có những thiên thần bay lượn trong buổi rạng đông -  Allende, Isabel
Ngày xưa có một vùng đất thần thoại ở tận cùng thế giới, có tên là châu Mỹ. Những nhà thám hiểm từ châu Âu từng tìm ra vùng đất này, khi trở về nhà đã kể lại cho mọi người là họ đã nhìn thấy những con sông rộng như biển, những khu rừng không ai đi vào được, những sa mạc cát trắng nóng bỏng, và những ngọn núi cao ngất đến nỗi đỉnh với tới tận trời cao, nơi có những thiên thần bay lượn trong buổi rạng đông... [Bản dịch Hoàng Tân Nhân & Hoàng Tân Dân] (...)

Người đàn bà nằm: từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc NGƯỜI ĐI VẮNG của Nguyễn Bình Phương -  Ðoàn Cầm Thi
Nguyễn Bình Phương đã biến tình dục thành mục tiêu nghiên cứu và phương tiện chính của thi pháp. Tình dục, trong Người đi vắng, tồn tại như một chất liệu, hơn nữa, một chủ đề văn học độc lập, mà không ẩn dụ hay hàm ý. Và đây là thành công lớn nhất của Nguyễn Bình Phương trong cuộc tìm kiếm quyết liệt này... (...)

Một số điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương -  Trương Thị Ngọc Hân
Đi vào tác phẩm của Nguyễn Bình Phương ta nhận thấy một lối viết rất riêng biệt, mới mẻ từ cách nhìn hiện thực, tiếp cận nhân vật, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không gian thời gian cho đến sử dụng ngôn từ... (...)

Thực ra, chủ nghĩa hiện thực thần kỳ là gì? -  Rogers, Bruce Holland
... Nếu giới sáng tác đọc một trăm tác phẩm mệnh danh "hiện thực thần kỳ", họ sẽ chạm trán với một mớ hổ lốn nhập nhằng đến nỗi họ có thể sẽ không nhận ra rằng có một số ít trong đống tác phẩm đó đang thực hiện một điều gì khác thường, một điều gì đó có lẽ họ cũng muốn tự mình thử nghiệm... [Bản dịch của Nguyễn Hoàng Văn] (...)

MAREK HLASKO: Những gì không đến từ Ba Lan... -  Hoàng Ngọc Nguyên
Ngày thứ tám trong tuần là một câu chuyện về tuổi trẻ vong thân của Ba Lan, không tìm thấy ở chủ nghĩa xã hội của những người cộng sản cầm quyền một giải pháp cho những vấn đề mà họ phải giải quyết từ thực tế cuộc sống, kể cả những vấn đề phát sinh từ trong lòng của chế độ xã hội chủ nghĩa... (...)

Hấp lực âm dương và thuần phong mỹ tục trong văn chương -  Dư Thị Hoàn
... Họ (các nhà văn, nhà thơ) vừa là nạn nhân vừa là cứu cánh trong cuộc giao chiến giữa hấp lực âm dương của con người và thuần phong mỹ tục của thể chế. Hơn nữa họ là những tài năng, mới có thể giúp chúng ta phát hiện ra một bãi rác chiến tranh tâm sinh lý của con người đương đại, đang bốc mùi trong lãnh địa tình dục và tình yêu... (...)

CUỐN SÁCH CỦA SAM [II] -  Federman, Raymond
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Raymond Federman — nhà văn hậu hiện đại lừng danh của Hoa-kỳ, một trong những chuyên gia hàng đầu về Samuel Beckett trên thế giới, tác giả nhiều cuốn sách và bài viết về Beckett, đồng thời là bạn thân của Beckett — đang viết sắp xong cuốn sách LE LIVRE DE SAM để giao cho một nhà xuất bản ở Pháp trong năm nay. Tuy nhiên, đáp ứng lời mời của nhà văn Hoàng Ngọc Biên, ông đã dành riêng cho Tiền Vệ quyền đăng trước ở đây những phần ông đã hoàn tất, như một đóng góp vào dịp Tiền Vệ kỷ niệm bách niên sinh nhật Samuel Beckett. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

CUỐN SÁCH CỦA SAM -  Federman, Raymond
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Raymond Federman — nhà văn hậu hiện đại lừng danh của Hoa-kỳ, một trong những chuyên gia hàng đầu về Samuel Beckett trên thế giới, tác giả nhiều cuốn sách và bài viết về Beckett, đồng thời là bạn thân của Beckett — đang viết sắp xong cuốn sách LE LIVRE DE SAM để giao cho một nhà xuất bản ở Pháp trong năm nay. Tuy nhiên, đáp ứng lời mời của nhà văn Hoàng Ngọc Biên, ông đã dành riêng cho Tiền Vệ quyền đăng trước ở đây những phần ông đã hoàn tất, như một đóng góp vào dịp Tiền Vệ kỷ niệm bách niên sinh nhật Samuel Beckett. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Samuel Beckett: nhà thơ của chủ nghĩa bi quan hay sứ giả của đấu tranh? -  Kennedy, Sinead
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Beckett bị kết án là tuyên dương chủ nghĩa hư vô, sự tuyệt vọng và tinh thần bi quan yếm thế. Tác phẩm của ông bị xem là tiêu biểu cho phản đề của bất kỳ hành động dấn thân chính trị tiến bộ nào. Georg Lukács, phê bình gia và lý thuyết gia văn học Mác-xít, đã buộc tội Beckett là mô tả "sự sa đoạ nhân tính ở mức độ bệnh hoạn nhất"... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Borckett, cuộc đời, tác phẩm -  Marx, William
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Năm 2006, những người thích các cuộc truy niệm văn chương sẽ có dịp ăn mừng. Những ngẫu nhiên trên tờ lịch sẽ cung ứng sự gặp gỡ của hai cuộc truy niệm vượt bậc, hai quái vật thiêng liêng của thế kỷ 20 đang đè cả sức nặng trên nền văn chương thế giới: Samuel, sinh một trăm năm trước; Jorge Luis, qua đời đã hai mươi năm... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Một vài ý nghĩ xung quanh "Thu nhà em" của Lê Đạt -  Thu Ngân
"Thu nhà em", đúng như tên gọi của nó, mở ra hai giả định: Không gian thu quanh nhà em, thu của nhà em, hoặc là em là mùa thu, em là một kiến trúc “nhà thu” hay rộng hơn, là một thế giới thu. Điều kì lạ là, cả hai giả định này quyện hoà với nhau trong tứ thơ được khai triển ở toàn bài... (...)

Bế tắc trong sáng tạo -  Inrasara
... Thâu tóm sự bế tắc sáng tạo vào một định nghĩa là điều không thể. Chỉ biết rằng hiện tượng này là có thật. Nó là bạn đồng hành của sáng tạo, như thể cái bóng của sáng tạo. Cái bóng chỉ có thể biến mất, khi sáng tạo đạt đến đỉnh điểm của ngọ trưa. Với nhà văn, thời đoạn của đỉnh điểm ngọ trưa luôn hiếm... (...)

NỖI BUỐN CHIẾN TRANH: Tự truyện bất thành -  Ðoàn Cầm Thi
... Đặc điểm của kiểm duyệt là phủ nhận sự tồn tại của chính nó. Qua cuộc phiêu lưu của tập bản thảo, Bảo Ninh ngầm kêu gọi người ta hãy đọc Nỗi buồn chiến tranh như tự truyện của anh... Nỗi buồn chiến tranh chứng tỏ văn học Việt Nam đương đại gắn với khung cảnh chính trị riêng. Đọc nó, là ý thức được những thoả hiệp, những cú đỡ, những trận đương đầu của nó, với kiểm duyệt... (...)

Bài thơ "Đen" của Thanh Tâm Tuyền: bài thơ jazz đầu tiên (và có thể duy nhất) của Việt Nam -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Bài thơ của Thanh Tâm Tuyền đã nắm bắt được nhiều phẩm tính nòng cốt của thơ jazz: đậm đặc phong khí da đen; gây nhiều ấn tượng mạnh và rõ về nhạc jazz; thể hiện sự tự do về tiết tấu của nhạc jazz; có cấu trúc âm thanh tương ứng mật thiết với tiến trình ứng diễn nhạc jazz; và có bố cục tổng thể tương ứng với một bản nhạc jazz truyền thống... Tôi cho rằng đây là bài thơ jazz đầu tiên (và có thể duy nhất) của Việt Nam... (...)

Truyện “Chuyến Xe” của Hoàng Ngọc Biên -  Ngô Văn Tao
... Hoảng hốt đối diện thực tại! Kinh hoàng ngộ rằng “con tàu” mà chúng ta chờ đợi đã đến và đã đi qua từ xưa rồi; chúng ta tất cả đều là những kẻ lỡ chân, lỡ ít nhất một chuyến tàu!... (...)

«Người tình» của Đông Dương? -  Nguyễn Đăng Thường
Marguerite Duras phải chăng vì yêu mến Nam Kỳ mà đã cho phép các địa danh nước ta nhập tịch Pháp như Sadek, Cholen, Vinhlong? Ai tiếp cận văn chương Duras, nếu không mù quáng, ắt sẽ thấy ngay rằng người tình của Marguerite là Duras, và mối đam mê lớn nhất của bà, Marguerite Duras chỉ dành cho văn nghệ... (...)

«Điều tôi chưa biết gọi tên…» — Đọc NỖI ĐAU của Marguerite Duras -  Ðoàn Cầm Thi
... Gần nửa thế kỷ mới được nói ra, nỗi đau của người đàn bà vì vậy tiềm ẩn, nhưng không kém mạnh mẽ, như đã chín cùng thời gian. Trong Nỗi đau, khi nam giới im lặng, phụ nữ là kẻ tiếp sức... (...)

Tôi thích ngôn ngữ Công xã Paris hơn ngôn ngữ cố đô Versailles -  Ðỗ Kh.
Từ nơi bàn học tại trường trung học Jean-Jacques Rouseau, tôi nhìn thấy một góc phố Hồng Thập Tự, bờ rào của Dinh Độc Lập và cái điếm gác bảo vệ khoang vườn ở bên trong. Ngay tại điểm này, một đám đông bất thường lớn dần, thanh thiếu niên áo xanh quần trắng đồng phục của các trường công lập Việt, lao xao chuyển mình đằng sau rặng biểu ngữ. Tôi kịp đọc hàng chữ đi đầu – “Đả đảo thực dân văn hoá Pháp!”... [Bản dịch của Hoàng Xuân Tứ] (...)

Đọc Duras ở Việt Nam -  Ðoàn Cầm Thi
Nửa thế kỷ đã trôi qua từ ngày người Pháp ra đi, văn học của họ được nhìn nhận như thế nào tại Việt Nam, đất nước sau đó sẽ hấp thụ thêm văn hoá Nga ở miền Bắc và văn hoá Mỹ ở miền Nam? Balzac, Hugo, Dumas liệu có chống cự nổi Dostoïevski, Tolstoï, Faulkner, Steinbeck?... [Bản dịch của Hoàng Xuân Tứ] (...)

Đi tìm một ngôn ngữ đã mất: AGNON GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI -  Diễm Châu
Trong tác phẩm của Agnon, những đam mê của con người chiếm phần quan trọng chính, nhưng Agnon có một lối viết, một ngôn ngữ diễn đạt điềm tĩnh lạ thường, khác hẳn thứ ngôn ngữ đầy xúc cảm của những nhà văn Hy-bá trước ông... (...)

Một cuốn truyện độc sáng -  Brenner, Jacques
Có nhiều thể loại văn chương. Lý do khiến người ta viết vì thế cũng nhiều. Trong số tác giả, người ta có thể phân biệt những người viết để phơi bày và giải toả những tình cảm của họ, và những người viết để trình bày và đóng góp những ý tưởng cho tranh luận. Những người khác thì viết để mua vui. Cuối cùng, còn vài kẻ viết vì tất cả những lý do đã kể... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Hình như là “cởi quần” -  Ðặng Thân
... Lãnh tụ Nguyễn Văn Linh đã hô “đổi mới” và “cởi trói”, nữ sỹ Dư Thị Hoàn đã “cởi áo”, dĩ nhiên tôi muốn nói người “cởi quần” (“Giữa đám người mặc áo quần súng sính thì thằng cởi truồng có văn”) là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, với "Tướng về hưu". Hơn nữa, anh đã “cởi quần”, đã lột truồng cả một thời cuộc... (...)

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết!" (Trả lời Phan Nhiên Hạo) -  Ðoàn Cầm Thi
... [T]ôi vui vì khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” do Đảng Cộng Sản đề ra cuối cùng đã biến thành hiện thực qua cuộc liên minh kỳ vĩ, bất ngờ giữa Công An và Quận Cam. Tôi đồ rằng đây sẽ là đề tài hấp dẫn cho ngành Việt Nam học đương đại... (...)

Trường ca "Trên đường" — Cuộc đổi mới của thơ Trần Anh Thái -  Dương Kiều Minh
Tôi đã biết phải bắt đầu từ đâu khi viết một đôi lời về trường ca "Trên đường" của Trần Anh Thái, khi thấy ngọn lửa sáng tạo thi ca bùng cháy từ sự tự đốt cháy không ngừng của chủ thể sáng tạo, của nhà thơ trước cảm hứng về khát vọng, sự dâng hiến trên con đường nghiệt ngã trở lại mình tìm kiếm bản thể của đời sống, của nguồn cội, của sự chiêm nghiệm đầy băn khoăn thao thức trước những giá trị đã được khẳng định trong quá khứ và hiện tại... (...)

Viết "Đàn bà đêm" -  Danticat, Edwidge
Tôi đã viết "Đàn bà đêm" vào một đêm mất ngủ. Nằm trên giường, tôi bắt đầu tưởng tượng tôi đang chờ một người nào đó về nhà. Ngay lúc ấy, ý tưởng để viết truyện ngắn này chợt nảy ra trong óc tôi... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Một nền thơ mới Việt Nam: Sự xuất hiện một dòng thơ mới tại Sài Gòn -  Ðoàn Cầm Thi
Sự xuất hiện tại Sài Gòn, 30 năm sau ngày thất thủ, một dòng thơ mới, đủ nói lên khả năng tái sinh mãnh liệt và tính tiên phong của thành phố này... (...)

Hình như có người “cởi áo” trước hư không -  Ðặng Thân
Nếu “CỞI TRÓI” là tiếng hô của nhà chính trị thì “CỞI ÁO” chính là tiếng gọi đầu tiên của người nghệ sỹ gọi bầy, để làm nên “DOI MOI”... (...)

Marcel Proust – Cuộc đời thí nghiệm trong tác phẩm -  Hoàng Ngọc Biên
... Proust chưa vĩnh viễn chết, bởi vì cuốn sách của ông luôn luôn là “biểu tượng cho sự hồi sinh của ông”. Nhờ khám phá được sức mạnh của Thời gian và của Nghệ thuật, ông đã hoàn thành được tác phẩm của mình, một tác phẩm mà ông đã xây dựng như người ta xây dựng một ngôi giáo đường... (...)

Vu vơ về việc viết văn (36): Đừng viết “cho vừa lòng nhau” -  Nguyễn Hưng Quốc
Với tôi, việc cầm bút tuyệt đối không phải là việc "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"; với tôi, những bài viết được mọi người cùng thời đồng ý và đồng thuận một cách dễ dàng, ngay tức khắc, thường có rất ít lý do để tồn tại... (...)

Thư từ thành phố Hồ Chí Minh: THƠ KHÔNG BIÊN GIỚI -  Pomonti, Jean-Claude
Họ còn trẻ, tuổi trung bình cỡ ba mươi. Họ đứng bên lề của hệ thống chính trị, tuyên bố không liên quan gì với tất cả những gì chính thống, của các hội viên Hội Nhà Văn. Nhưng họ không bỏ qua những người này: đó chính là nguồn không bao giờ cạn để họ khiêu khích, giễu, nhại... [Bản dịch của Phan Bình] (...)

Vu vơ về việc viết văn (35): Những nhà phê bình giả -  Nguyễn Hưng Quốc
Nhà phê bình sẽ trở thành một kẻ lừa đảo hoặc ngu muội nếu chỉ chăm chắm tung hô những thành tựu giả; trở thành kẻ ba phải, hoặc thậm chí, một tên xu nịnh, nếu... (...)

CHUYỆN NHẠC: 1. "Thế nào là âm nhạc hậu hiện đại?" -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Hôm trước, trong lúc trao đổi với nhau về âm nhạc, bạn hỏi tôi: "Vậy thì... thế nào là âm nhạc hậu hiện đại?" Không thể nào trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn, tôi chỉ thử nêu ra một số đặc tính, rồi sau này chúng ta sẽ thong thả bàn bạc sâu xa hơn... (...)

Vu vơ về việc viết văn (34): May mắn của các cây bút hải ngoại -  Nguyễn Hưng Quốc
Theo tôi, giới cầm bút ở hải ngoại hiện nay có một điều may mắn hiếm có mà chúng ta không thể không tận dụng để ít nhất, được nói thực và nói thẳng những gì mình nghĩ... (...)

Về thơ Dư Thị Hoàn -  Karlin, Wayne
Mặc dù trần trụi, cả về văn phong và đề tài thì người ta vẫn nhận thấy ở đó sự tinh thông sắc sảo và tinh quái, bị vây bọc trong bóng tối nhưng có thể quan sát, thông tin và hy vọng về ánh sáng; một giọng điệu hoàn toàn vắng bóng nỗi thương hại bản thân và một khả năng hài hước chua chát... (...)

Marcel Proust – Những chủ đề rời thời trẻ tuổi -  Hoàng Ngọc Biên
Khi tác phẩm đầu tay của Marcel Proust ra đời, với những nét thủy họa bay bướm của Madeleine Lemaire, những bài nhạc của Reynaldo Hahn và bài tựa ký tên Anatole France, người đọc đương thời đã đón nhận một cách xa lạ ngỡ ngàng... (...)

Vu vơ về việc viết văn (33): Nội chiến -  Nguyễn Hưng Quốc
Văn hoá là cái làm cho những gì vốn thuộc về lịch sử có khả năng trở thành thời sự. Cuộc đấu tranh lớn nhất của những người cầm bút thuộc Thế giới Thứ Ba, không riêng gì Việt Nam, là cuộc đấu tranh liên lỉ với cái bóng của quá khứ không ngừng lởn vởn trước mặt... (...)

Vu vơ về việc viết văn (32): Vấn đề văn hoá -  Nguyễn Hưng Quốc
Hình như những nguyên nhân đích thực khiến văn học Việt Nam lâu nay cứ bị bế tắc mãi không phải chỉ là vấn đề chính trị mà là, nếu không muốn nói chủ yếu còn là, vấn đề lịch sử và vấn đề văn hoá... (...)

Vu vơ về việc viết văn (31): Những kẻ cực đoan -  Nguyễn Hưng Quốc
Không phải những người hô hào đổi mới mà chính những người bảo thủ mới là những kẻ cực đoan. Cực đoan vì (...)

PARIS 11 THÁNG 8 — tiểu thuyết hay truyện cười? -  Nguyễn Liên Quỳnh
Tiểu thuyết thứ ba của Thuận cho tôi một mẻ cười từ đầu chí cuối, trọn một đêm tháng mười hai, khi Sài Gòn bỗng dưng được ông trời thưởng luồng khí lạnh, mưa rả rích lễ Giáng sinh... (...)

Diễm Châu: ánh sao trên chiếc cầu biên giới -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Tôi chưa một lần được gặp mặt Diễm Châu ngoài đời, nhưng tôi đã biết ông, qua thơ, từ hồi tôi mới 15, 16 tuổi... (...)

Suy nghĩ về những cách cải thiện cái chết -  Federman, Raymond
... Vâng, mười tám ngàn con người chấm dứt hiện hữu cùng trong một phút, gần như cùng một lúc, và trên cơ sở tiếp diễn. Những con số ấy làm cho đầu óc rối bù như một hoang mạc trừu tượng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Chúa luôn cứu xét cho kẻ biết sám hối -  Lynh Bacardi
Sau sự kiện cuốn Dự Báo Phi Thời Tiết bị thu hồi, tôi nghĩ một trong những tác giả của tập thơ lên tiếng nói về nó là điều thật cần thiết. Trước kia, khi không có các diễn đàn để nói lên quan điểm cá nhân thì người ta đành im lặng, nhưng ngày nay... (...)

Về tập thơ DỰ BÁO PHI THỜI TIẾT -  Dã Mai
Có phải nền văn chương Việt Nam luôn yên tâm với một khí quyển không thay đổi từ bao đời nay mà không cần bất cứ một dạng thời tiết nào khác?... (...)

Hai ý tưởng về thơ -  Zagajewski, Adam
Những bài thơ đến từ một thế giới khác. Từ thế giới nào? Từ cái thế giới mà cuộc sống nội tâm sống. Thế giới kia ở đâu? Tôi không nói được. Những ý tưởng, những phép ẩn dụ, và những tâm trạng đều đến từ một thế giới khác... | Hai yếu tố trái ngược gặp nhau trong thơ: say đắm và mỉa mai. Yếu tố say đắm nối buộc với một sự chấp nhận thế giới vô điều kiện, kể luôn cả những gì tàn bạo và phi lý. Mỉa mai, ngược lại, là một thể hiện nghệ thuật của tư tưởng, của phê phán, hoài nghi... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

TÔI VIẾT THẾ NÀO [VI: Cuốn tiểu thuyết 'Baudolino', trường hợp ngoại lệ] -  Eco, Umberto
Từ đầu cho đến điểm này, tôi đã nói rằng (i) người viết khởi sự với một ý tưởng chủng tử, và rằng (ii) cấu trúc của thế giới tự sự quyết định văn phong. Kinh nghiệm gần đây nhất của tôi về hư cấu, trong cuốn tiểu thuyết Baudolino, dường như lại mâu thuẫn với hai nguyên tắc ấy... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Đừng để cho... -  Cortázar, Julio
Hiển nhiên, họ sẽ cố mua đứt bất cứ nhà thơ hay nhà văn nào có những lý tưởng xã hội mà tác phẩm của y ảnh hưởng đến thời đại y đang sống; cũng không kém hiển nhiên, chỉ chính bản thân người viết mới có thể bảo đảm rằng điều này không xảy ra... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Trong những căn buồng tối của thơ -  Carpelan, Bo
Bài thơ là câu trả lời cho những vấn nạn của thi ca, nó làm xuất hiện cái phức tính của ý nghĩa trong lúc luôn luôn tìm kiếm một điều gì không hiện hữu, một ngôn ngữ khác, còn chính xác hơn, còn tàng ẩn hơn, còn mang tính cách người hơn nữa... [Bản dịch Thủy Trúc] (...)

TÔI VIẾT THẾ NÀO [V: Từ thế giới đến văn phong] -  Eco, Umberto
Một khi cái thế giới [của cuốn tiểu thuyết] đã được thiết kế, những câu chữ sẽ nẩy ra, và (nếu mọi sự đều tốt đẹp) chúng sẽ là những câu chữ mà cái thế giới ấy và tất cả những biến cố xảy ra trong đó đòi hỏi... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Ba ý tưởng về văn chương -  Zagajewski, Adam
Khi nhà văn bận tâm với chính mình, với những cái yếu của chính mình, cuộc đời của chính mình, và bỏ quên thế giới khách quan, cuộc tìm kiếm sự thật... Khi nhà văn bận tâm chỉ với sự thật của thế giới, hiện thực khách quan, công lý, phán đoán mọi người, các thời đại, các lề thói, và quên mất chính mình, những cái yếu của chính mình, cuộc đời của chính mình... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

TÔI VIẾT THẾ NÀO [IV: Trước hết, xây dựng một thế giới] -  Eco, Umberto
Nhưng cuốn tiểu thuyết bước đi về đâu? Đây là vấn đề thứ nhì mà tôi thấy là nền tảng cho một thi pháp tự sự. Khi những nhà phỏng vấn hỏi tôi, "Ông đã viết cuốn tiểu thuyết của ông như thế nào?" tôi thường trả lời cụt ngủn: "Từ trái sang phải." Nhưng trong bài viết này tôi có đủ chỗ cho một câu trả lời phức tạp hơn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Năm ý tưởng về việc viết -  Lispector, Clarice
... viết là kéo dài thời gian, là tách thời gian ra thành từng vi phân của mỗi giây đồng hồ và ban cho mỗi vi phân một đời sống không thể thay thế... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

TÔI VIẾT THẾ NÀO [III: Tôi đã bắt đầu từ đâu?] -  Eco, Umberto
... Thông thường, những nhà phỏng vấn ngây thơ thường bay lơ lửng giữa hai chủ ý mâu thuẫn nhau: một đằng, họ cho rằng một văn bản gọi là có tính sáng tạo thì phát triển hầu như chớp nhoáng trong sức nóng bí nhiệm của cơn cảm hứng xuất thần; đằng khác, họ lại cho rằng nhà văn đã theo một cuốn cẩm nang dạy nấu nướng, một bộ những quy tắc nào đó mà họ muốn thấy nhà văn tiết lộ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Klébert Chrome -  Perec, Georges
Những trái táo là gi? Tại sao những trái táo? Cây táo có quyền gì? Chúng ta biết rõ, là rất nhiều lúc, cây táo tin chắc về quyền chính đáng của mình, và thật là vô ích, nếu không bảo là nguy hiểm, nếu ta tự đặt ra những câu hỏi về tính hợp thức, tính xác đáng của sự hiện hữu của nó và của chức năng của nó... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

TÔI VIẾT THẾ NÀO [II: Người viết tiểu luận và người viết truyện hư cấu] -  Eco, Umberto
Đó là một quyết định mà suốt hơn ba mươi năm sau tôi vẫn không hề cảm thấy hối tiếc. Tôi muốn nói rằng tôi không phải là một trong những người bị số phận buộc phải viết về khoa học nhưng lúc nào tâm tư cũng cháy bỏng khát vọng viết về nghệ thuật... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

TÔI VIẾT THẾ NÀO [I: Những khởi sự, thuở xa xôi ấy] -  Eco, Umberto
Tôi là một ví dụ khá bất thường của một người viết truyện hư cấu. Bởi tôi đã khởi sự viết truyện ngắn và tiểu thuyết trong khoảng thời gian từ tám đến mười lăm tuổi, rồi tôi ngưng, chỉ để khởi sự một lần nữa khi tôi đã đến bên lề tuổi năm mươi... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Hãy đỡ một chiêu của Tàn Tuyết -  Hắc Tâm Khách
... Có thể dùng một câu trong tiểu thuyết võ hiệp mà nói rằng: Đối diện với Nhiếp hồn ma thương của Tàn Tuyết, không có một vị đại hiệp bình luận nào dám tiếp chiêu. Đây thực là điều đáng buồn cho văn đàn Trung Quốc... [Bản dịch của Lưu Hồng Sơn] (...)

Văn phong của bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản -  Eco, Umberto
... nó là một văn bản đáng kinh ngạc ở chỗ nó khéo léo luân chuyển giữa giọng văn khải huyền và châm biếm, giữa những khẩu hiệu hùng hồn và những lời giải thích rõ ràng, và ngay cả đến hôm nay (nếu xã hội tư bản thật sự muốn trả thù về những cuộc nổi loạn mà mấy trang viết này đã gây ra) nó nên được đọc như một văn bản thiêng liêng cho những đại lý quảng cáo... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Vu vơ về việc viết văn (30): Sợ hay không sợ? -  Nguyễn Hưng Quốc
Một số bạn văn và bạn đọc thỉnh thoảng, đây đó, nêu lên nhận xét là, khi viết, hình như tôi không kiêng sợ điều gì cả. Có lẽ không đúng hẳn... (...)

Vu vơ về việc viết văn (29): Viết, tự thú và tự sinh -  Nguyễn Hưng Quốc
Công việc viết văn bao giờ cũng đong đưa giữa hai cực: tự thú và tự sinh. Thoạt đầu, động tác viết văn nào cũng có vẻ như tự thú, tự bộc lộ chính mình. Nhưng... (...)

Vu vơ về việc viết văn (28): Tình thế oái oăm của người cầm bút -  Nguyễn Hưng Quốc
Trong sân chơi ngôn ngữ, người cầm bút thường ở trong những tình thế oái oăm: Nhiệm vụ không thể tránh được của hắn là vừa phải sử dụng ngôn ngữ có sẵn của xã hội lại vừa phải làm mới cái ngôn ngữ đó; vừa tiếp nhận ngôn ngữ như một tài sản chung lại vừa phải tìm cách in cái dấu ấn của riêng mình lên cái ngôn ngữ đó... (...)

Vu vơ về việc viết văn (27): Sân chơi ngôn ngữ -  Nguyễn Hưng Quốc
... Viết là đi vào sân chơi ngôn ngữ, ở đó, người cầm bút có những quan hệ khác, chịu những luật lệ khác với những quan hệ và những luật lệ trong đời sống xã hội... (...)

Số phận của bài thơ "AMERICAN FOOTBALL" -  Pinter, Harold
Harold Pinter (1930~) — kịch tác gia, nhà văn, nhà thơ đoạt giải Nobel Văn Chương 2005 — thuật lại những sự kiện quanh việc bài thơ “AMERICAN FOOTBALL (A Reflection upon the Gulf War)” của ông bị báo chí nước Anh từ chối đăng... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Vu vơ về việc viết văn (26): Cái đẹp như mục tiêu tối hậu -  Nguyễn Hưng Quốc
[T]rong văn học ta từ trước đến nay thường có những tác giả thật từng trải, với một vốn sống thật giàu và một tấm lòng thật lớn, nhưng cuối cùng lại chỉ sản xuất ra được những tác phẩm thật èo uột. Gặp gỡ và chuyện trò với các nhà văn và nhà thơ Việt Nam, chúng ta dễ bắt gặp một điểm chung: cái họ kể về tác phẩm của họ thường hay hơn chính cái tác phẩm họ đã viết ra... (...)

Vu vơ về việc viết văn (25): Ði và thấy -  Nguyễn Hưng Quốc
... [C]húng ta đi, đi đến vô số quốc gia, từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi, đến tận chân trời góc biển, vậy mà... (...)

Vu vơ về việc viết văn (24): Sở thích -  Nguyễn Hưng Quốc
Tôi có bốn sở thích chính: ăn, đọc, làm tình và viết văn... (...)

Tựa “TÀN TUYẾT TỰ TUYỂN TẬP” -  Tàn Tuyết [Can Xue]
... Có lẽ, cái loại “thuần văn học” mà tôi theo đuổi chính là thứ làm cho con người không ngừng đổi thay, không ngừng phủ định những quy định của bản thân. Ví dụ, ngay cả trong nhận thức của bản thân tôi, dù đọc hay viết, đều là sự sáng tạo, loại văn học này không tuân theo những qui luật đã có, bạn chỉ có thể huy động năng lượng bên trong của bạn và quy luật được hình thành hoặc “phát hiện” từ trong quá trình ra sức “làm việc” thuộc về bạn... [Bản dịch của Lưu Hồng Sơn] (...)

Vu vơ về việc viết văn (23): Bất an là lành mạnh -  Nguyễn Hưng Quốc
Không có bất an thì sẽ không có sáng tạo. Trong sinh hoạt văn học, trái với điều nhiều người có thể tưởng, chính cảm giác bất an mới là dấu hiệu của sự lành mạnh và tích cực... (...)

Vu vơ về việc viết văn (22): Thách đố -  Nguyễn Hưng Quốc
Đối với nhà phê bình, điều cần nhất và quan trọng nhất là dám thách đố lại những điều mọi người đều cho là đúng... (...)

Vu vơ về việc viết văn (21): Trách nhiệm của nhà phê bình -  Nguyễn Hưng Quốc
Theo tôi, nhà phê bình phải có trách nhiệm với chính hắn trước khi có trách nhiệm với bất cứ ai khác, cho dù đó là một thiên tài lỗi lạc nhất của cả một thời đại hay của một dân tộc. Nhiệm vụ chính của hắn, cũng như của bất cứ một người cầm bút nào, từ một nhà thơ đến một nhà văn, là phải viết cho hay. Càng hay càng tốt. Khi không cảm thấy tự tin là có thể viết hay được thì không viết... (...)

Vài ý nghĩ về truyện cực ngắn -  Hoàng Long
Cái hay của truyện cực ngắn chính là “cái nhạt” của truyện ngắn đó, khiến cho ta muốn đọc đi đọc lại nhiều lần. Những cái gây sốc và gây choáng không phải là ưu điểm của truyện cực ngắn. Nó phải nhạt, nhẹ nhàng nhưng uyên áo thâm sâu. Và thường những truyện cực ngắn hay nhất có vẻ là “một cái nhạt tràn đầy sinh lực”... (...)

Vu vơ về việc viết văn (20): Các hình thức chính của phê bình -  Nguyễn Hưng Quốc
Từ trước đến nay, phê bình văn học Việt Nam thường chỉ có ba hình thức chính: (a) phê bình một tác giả, (b) phê bình một tác phẩm và (c) tổng kết một giai đoạn. Cả ba hình thức ấy đều tập trung vào việc viết và người viết, do đó, trên nguyên tắc, chúng bất cập... (...)

Vu vơ về việc viết văn (19): Phê bình — dân chủ và quyền lực -  Nguyễn Hưng Quốc
Xưa, chỉ có người trên mới có quyền phê bình người dưới; làm ngược lại là bất kính và phạm thượng. Nay, bất cứ ai cũng có quyền phê bình; không phải chỉ phê bình người khác mà còn phê bình cả hệ thống mỹ học gắn liền với ý thức hệ đang thống trị trong xã hội... (...)

Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ thi ca -  Võ Tấn Cường
Bàn về sự lệch chuẩn của ngôn ngữ thi ca là đụng chạm đến thiên chức của nhà thơ và vấn đề cốt lõi của thi pháp. Thi pháp chỉ hình thành khi có sự lệch chuẩn về ngôn ngữ và sự bứt phá về phong cách sáng tạo của nhà thơ... (...)

Vu vơ về việc viết văn (18): Bùi Giáng và ngôn ngữ thơ -  Nguyễn Hưng Quốc
... Hoài nghi khả năng "tái hiện hiện thực" của ngôn ngữ, có khi Bùi Giáng bỏ cuộc chơi trong lãnh vực ngữ nghĩa để đuổi bắt một trò chơi ở lãnh vực ngữ âm, với nhịp điệu trầm bổng của các thanh, các âm... (...)

Gertrude Stein: Một kẻ ngu xuẩn trong văn chương -  Gold, Michael
[loạt bài "NHỮNG NHÀ PHÊ BÌNH MÙ"] ... Sự ngu xuẩn trong văn chương của Gertrude Stein chỉ phản ảnh sự điên rồ của toàn bộ hệ thống giá trị của chủ nghĩa tư bản. Nó là một trong những dấu hiệu của sự sụp đổ không thể tránh khỏi đang được viết khắp nơi trên những bức tường của xã hội tư sản... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Vu vơ về việc viết văn (17): Tài năng lớn như những kẻ phá hoại lớn -  Nguyễn Hưng Quốc
Một tài năng lớn, thực sự lớn, bao giờ cũng là một sự gây hấn lớn, gây hấn với cả lịch sử văn học của dân tộc... (...)

Vu vơ về việc viết văn (16): Lập dị và thời thượng -  Nguyễn Hưng Quốc
Phản đối cái mới, giới bảo thủ thường có những luận điệu giống nhau một cách lạ lùng. Với cái mới trong sáng tác, họ vu: lập dị; với cái mới trong lý thuyết, họ vu: thời thượng... (...)

Vu vơ về việc viết văn (15): Liên văn bản -  Nguyễn Hưng Quốc
... [C]hính khái niệm liên văn bản làm thay đổi cả cách nhìn về tính điển phạm, từ đó, dẫn đến việc lật đổ các hệ thống giá trị cũ, mở ngỏ cho sự lên ngôi của nhiều luồng văn học vốn, trước đó, bị xem là ngoài lề, thậm chí, hoàn toàn bị quên lãng, như luồng văn học của phụ nữ, của những người đồng tính luyến ái hay của các sắc dân thiểu số, v.v... (...)

Vu vơ về việc viết văn (14): Văn bản -  Nguyễn Hưng Quốc
Có thể nói việc phát hiện ra văn bản là phát hiện quan trọng nhất của ngành phê bình văn học thế giới trong nửa đầu thế kỷ 20. Phát hiện này dẫn đến hàng loạt các cuộc tấn công ồ ạt vào truyền thống phê bình cũ từng giữ vai trò thống trị trong thế kỷ 18 và 19... (...)

Vu vơ về việc viết văn (13): Tác phẩm như ngân hàng -  Nguyễn Hưng Quốc
Tác phẩm văn học nào càng được phê bình nhiều, nhất là từ những nhà phê bình tài hoa, càng trở thành giàu có... (...)

Diễn từ của Alexander Solzhenitsyn tại bữa tiệc Nobel ở Thị sảnh Stockholm, ngày 10 tháng Mười Hai, 1974 -  Solzhenitsyn, Alexander
... Đối với một nhà văn đến từ một miền đất không có tự do, cái diễn đàn đầu tiên và cái diễn từ đầu tiên của người ấy là một diễn từ về mọi sự trên thế giới, về hết thảy những nỗi khốn khổ đớn đau của xứ sở mình... [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu] (...)

Vu vơ về việc viết văn (12): Mùi văn -  Nguyễn Hưng Quốc
Chân dung trung thực nhất của một người cầm bút là ở tác phẩm. Đến trình độ nào đó, viết cái gì mà người ta lại không ịn cái mặt của mình vào đó. Nếu không phải là nguyên cái mặt thì ít ra cũng là cái mùi... (...)

Vu vơ về việc viết văn (11): Viết văn như đánh võ -  Nguyễn Hưng Quốc
... Mỗi câu văn phải đập chát vào một cái gì. Cái gì cũng được, miễn đừng là khoảng không. Trong văn chương, thảm nhất là những cú đánh hụt... (...)

Vu vơ về việc viết văn (10): Cái đẹp của lý thuyết -  Nguyễn Hưng Quốc
... Trong thế bổ sung của các lý thuyết, các lý thuyết không “cạnh tranh” nhau ở chuyện đúng hay sai (đúng hay sai so với cái gì? dựa trên tiêu chuẩn nào?) mà chủ yếu ở tính độc đáo của tư tưởng, độ hoàn chỉnh của hệ thống lý luận, ở cái sang cả của tầm nhìn, và ở cái đẹp của trí tuệ toả sáng từ góc nhìn cũng như lấp lánh trên từng cách nhìn... (...)

Vu vơ về việc viết văn (9): Tính hệ thống -  Nguyễn Hưng Quốc
... Trong lý thuyết, các luận điểm phải được đẩy đến tận cùng nhưng bao giờ cũng phải giữ được sự nhất quán: tất cả đều phải dựa trên một số tiền đề chung nhất. Tôi cho một trong những khuyết điểm lớn nhất trong sinh hoạt văn học nghệ thuật cũng như văn hoá nói chung của Việt Nam từ xưa đến nay là hiếm khi chúng ta dám đi đến tận cùng bất cứ điều gì... (...)

Lược sử truyện ngắn -  Hansen, Arlen J.
Suốt trong lịch sử, con người đã thưởng thức rất nhiều loại chuyện kể ngắn: chuyện vui, giai thoại, chuyện tản mạn, chuyện phiêu lưu ẩn dụ ngắn, chuyện cổ tích luân lý, thần thoại ngắn, và những huyền sử ngắn. Không có loại nào trong số này tạo thành truyện ngắn như được định nghĩa trong thế kỷ 19 và 20... [Bản dịch của Phạm Viêm Phương] (...)

Nhà thơ muốn nói gì? -  Kopland, Rutger
Người ta thường đặt những câu hỏi với các nhà thơ. Các bài thơ có điều gì đó thật huyền bí, chúng gợi dậy sự tò mò của người ta. Sự tò mò này động chạm tới không nguyên bài thơ, mà còn cả cái nhân vật người nghệ sĩ nữa... [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu] (...)

Vu vơ về việc viết văn (8): Tinh thần phê phán -  Nguyễn Hưng Quốc
... Nguyên tắc cơ bản của cách suy nghĩ mang tính phê phán là: không có gì có thể được xem là chân lý trước khi chúng được chứng minh là chân lý. Trong việc chứng minh ấy, người ta chỉ tin cậy vào một điều duy nhất: óc lý luận. Ðiều này có nghĩa là mọi sự suy nghĩ mang tính phê phán đều được bắt đầu bằng ba điều kiện: sự hoài nghi, sự tự tin và khát vọng tìm hiểu sự thật... (...)

Vu vơ về việc viết văn (7): Lý thuyết và khủng hoảng -  Nguyễn Hưng Quốc
... Tạo ra khủng hoảng, lý thuyết không bị bắt buộc phải giải quyết khủng hoảng. Có khi, ngược lại, nó còn làm cho cuộc khủng hoảng càng trầm trọng thêm và ý thức về cuộc khủng hoảng ấy càng sâu sắc thêm. Ðến lúc nào đó, tự nó biến thành một sự khủng hoảng: bản thân nó trở thành một vấn đề: từ lý thuyết, nó sinh ra lý thuyết về lý thuyết... (...)

Ngôn ngữ, văn học và chính trị -  Nguyễn Hoàng Văn
... [T]rước khi thoát khỏi cái bóng của những con ngáo ộp chính trị thì cũng phải thoát ra khỏi cái bóng của những ngáo ộp văn nghệ, những kẻ chuyên tái chế suy nghĩ của mấy con ngáo ộp chính trị... (...)

Vu vơ về việc viết văn (6): Lý thuyết và phê bình -  Nguyễn Hưng Quốc
Nhìn từ một khía cạnh nào đó, các cuốn sách được xem là thuộc loại “lý luận văn học” ở Việt Nam lâu nay không khác mấy với cuốn Văn học khái luận của Ðặng Thai Mai xuất bản từ đầu thập niên 1940. Giống nhất là ở các vấn đề được quan tâm... (...)

Vu vơ về việc viết văn (5): Lý-luận-phi-lịch-sử -  Nguyễn Hưng Quốc
Tôi đọc được, đâu đó, trên báo chí trong nước, cách đây mấy tháng, một nhà phê bình nọ phê phán một số đồng nghiệp của mình về thói hay trích dẫn. Ðọc, tôi ngạc nhiên đến độ ngẩn ngơ... (...)

Niềm say của một kẻ phiêu bạt giữa ngôn từ: chân dung Blaise Cendrars -  Douin, Jean-Luc
... Chàng thay đổi nhân thân. “Hãy vứt bỏ tuổi thơ tôi xuống đất đen/ Gia đình và các thói quen/ Tôi tự lập cho mình một cái tên mới”: Blaise Cendrars. Chàng đã nói thế: Blaise đến từ chữ braise (than hồng); Cendrars từ hai vần thơ của bạn chàng là Ludwig Rubiner (“Tất cả những gì tôi yêu và tôi ôm siết/ Lập tức biến thành tro than (cendres).” Chàng là nơi cư ngụ của một ngọn lửa... [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu] (...)

Vu vơ về việc viết văn (4): Lý-thuyết-phi-lý-luận -  Nguyễn Hưng Quốc
Không ít người cầm bút Việt Nam, khi nghĩ đến lý thuyết văn học, thường có một quan niệm đơn giản là nhìn quanh trên thế giới, xem có cái gì thích hợp thì... mượn đỡ... (...)

Vu vơ về việc viết văn (3): Lý thuyết và cẩm nang -  Nguyễn Hưng Quốc
Ở Việt Nam, không ít người hay phàn nàn: tại sao phải mất thì giờ và công sức viết về lý thuyết một cách dài dòng, rắc rối, với những thuật ngữ và những chuỗi lý luận phức tạp, thậm chí, mịt mùng mà không cô lại cho thật sắc, thật gọn, trong một vài luận điểm và công thức để ai cũng có thể theo dõi và ứng dụng được?... (...)

Vu vơ về việc viết văn (2): Đổi mới -  Nguyễn Hưng Quốc
Một số người, đây đó, hay lên án hoặc dè bĩu những người đổi mới là những kẻ cực đoan. Thật ra, trên nguyên tắc, bất cứ khát vọng đổi mới nào cũng xuất phát từ cái nhìn có tính chất tương đối luận: những người đổi mới là những người bị ám ảnh hơn ai hết sử tính của mọi hiện tượng... (...)

Vu vơ về việc viết văn (1): Xa lộ là tử lộ -  Nguyễn Hưng Quốc
... Trong lãnh vực văn học, người dám xông thẳng vào bụi rậm và gai góc để lần mò một lối đi riêng bao giờ cũng có triển vọng đi xa hơn những kẻ khôn ngoan phóng mình theo những lối mòn có sẵn. Trong lãnh vực văn học, xa lộ là tử lộ... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (12): Chủ nghĩa tân duy sử và Chủ nghĩa duy vật văn hoá -  Nguyễn Hưng Quốc
... Giống các nhà hiện thực chủ nghĩa, các nhà tân duy sử quan tâm đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, nhưng khác các nhà hiện thực chủ nghĩa, họ quan niệm văn học không bắt chước hiện thực mà là hoà giải (mediate) hiện thực... (...)

«Tất cả bắt đầu ở nơi khác» -  Munier, Roger
... Khuôn mặt thế giới xoay về phía chúng ta trong kinh nghiệm thông thường đối với ông chỉ là một điểm khởi hành nơi từ đó thơ ông cất lên, trong một thứ tra vấn lặp lại ở mỗi bài thơ, trong suốt một công trình có tính cách vô danh lạ lùng bao giờ cũng chỉ mang một tựa đề duy nhất: Thơ thẳng đứng... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (11): Chủ nghĩa hậu hiện đại -  Nguyễn Hưng Quốc
... Có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại là sự sụp đổ của những cái đơn nhất và toàn trị để nhường chỗ cho những phần mảnh và những yếu tố ngoại biên (margin), là sự khủng hoảng của tính nhất quán và là sự nở rộ của những sự dị biệt, là sự thoái vị của tính hệ thống và sự thăng hoa của tính đa tạp. Một cách vắn tắt, tự bản chất, chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ chủ nghĩa đa nguyên... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (10): Chủ nghĩa hậu thực dân -  Nguyễn Hưng Quốc
Lý thuyết hậu thực dân ra đời vào khoảng đầu thập niên 1990, trước hết, từ ảnh hưởng của cuốn Orientalism của Edward W. Said, xuất bản lần đầu năm 1978, trong đó, Said giải mã quan hệ quyền lực giữa phương Ðông và phương Tây qua các hình thức diễn ngôn, chủ yếu qua việc sáng tạo nên khái niệm ‘phương Ðông’ như một “cái Khác” (Other) so với phương Tây... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (9): Thuyết lệch pha -  Nguyễn Hưng Quốc
Trong mấy thập niên vừa qua, các lý thuyết gia và học giả thuyết lệch pha (bao gồm cả Ðồng tính nam và đồng tính nữ học) đã có những đóng góp đáng kể trong cả ba lãnh vực. Một, khai quật lại lịch sử trong đó những người đồng tính bị ức chế và áp chế. Hai, phát hiện và phân tích nhiều tác phẩm văn học do những người đồng tính sáng tác trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Và ba, phân tích tính chất bất ổn và bất định trong toàn bộ những cái gọi là bản sắc giới tính hay những quy phạm trong đời sống tình dục của nhân loại... (...)

Đôi nét về nhà thơ Tristan Tzara (1896-1963) -  Lê Huy Oanh
Nói đến Tzara [tên thật là Sami Rosenstock] ắt ta phải nghĩ ngay đến một tinh thần cách mạng sôi nổi cuồng nhiệt. Con ác điểu Tzara và đồng bọn đã kêu lên những tiếng kỳ lạ, kiêu hãnh và rùng rợn để báo hiệu sự mở mang của phong trào siêu thực... [Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường sưu tầm và biên tập] (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (8): Nữ quyền luận -  Nguyễn Hưng Quốc
Phê bình nữ quyền luận bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu trước đó: Virginia Woolf và đặc biệt, Simone de Beauvoir... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (7): Phân tâm học -  Nguyễn Hưng Quốc
Thuật ngữ ‘phân tâm học’ do Sigmund Freud đặt ra vào năm 1896. Thời gian đầu, đó chỉ thuần tuý là một khoa học và là một phương pháp trị bệnh, sau, ảnh hưởng lan rộng sang địa hạt văn học, trở thành một phương pháp phê bình... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (6): Thuyết người đọc -  Nguyễn Hưng Quốc
Cái gọi là thuyết người đọc (reader theory) có nội hàm khá rộng, bao gồm ít nhất bốn lý thuyết chính: hiện tượng luận, tường giải học (hermeneutics), thuyết tiếp nhận (theory of reception), và thuyết hồi ứng của người đọc (reader-response theory)... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (5): Các lý thuyết Mác-xít -  Nguyễn Hưng Quốc
... Phần lớn các lý thuyết Mác-xít đều vừa là Mác-xít lại vừa là một cái gì khác, từ đó, chúng ta có những nhà Mác-xít theo khuynh hướng cấu trúc luận như Goldmann, Althusser hay Macherey, hoặc khuynh hướng hậu cấu trúc luận như Eagleton và Jameson, v.v... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (4): Hậu cấu trúc luận / Giải cấu trúc -  Nguyễn Hưng Quốc
Giải cấu trúc đã trở thành một trào lưu thịnh hành và có ảnh hưởng cực lớn trong sinh hoạt phê bình văn học và văn hoá tại Mỹ, và từ Mỹ, lan sang nhiều quốc gia khác... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (3): Cấu trúc luận -  Nguyễn Hưng Quốc
Cấu trúc luận, vốn thịnh hành trong thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970, được xem là một cuộc cách mạng, thậm chí, là cuộc cách mạng lớn nhất trong lãnh vực nghiên cứu văn học cũng như các ngành nhân văn và khoa học xã hội nói chung trong thế kỷ 20... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (2): Phê Bình Mới của Anh và Mỹ -  Nguyễn Hưng Quốc
Xem mỗi tác phẩm là một chỉnh thể ít nhiều độc lập, khác với các nhà Hình thức luận, các nhà Phê Bình Mới tập trung chủ yếu vào việc phân tích, diễn dịch và mô tả các tác phẩm văn học hơn là nhận định về giá trị thẩm mỹ hay ý nghĩa cách tân của chúng... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (1): Hình thức luận của Nga -  Nguyễn Hưng Quốc
Một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của Hình thức luận là đã nỗ lực biến ngành nghiên cứu văn học thành một ‘khoa học’ độc lập chứ không phải chỉ là một phó sản của lịch sử, triết học hay xã hội học như trước đó... (...)

Thơ là gì? -  Ferlinghetti, Lawrence
Chẳng nghi ngờ gì nữa, có bao nhiêu bài thơ thì có bấy nhiêu định nghĩa. Có lẽ còn nhiều hơn, bởi có nhiều giáo sư thi ca và phê bình gia thi ca hơn là thi sĩ. Có lẽ trong thế kỷ mới ta lại cần thêm một số định nghĩa mới... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa muôn năm! -  Ugresic, Dubravka
Trong suốt năm chục năm vừa qua, giới văn nghệ sĩ Đông Âu đã xây dựng nên chiến lược đánh đổ công phu và đã giáng cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa một đòn trí mạng khiến nó chết đứ đừ. Họ khát máu đến mức xóa sạch mọi dấu tích của nó. Đó là lý do vì sao không ai còn có thể giải thích cái tai họa hiện thực xã hội chủ nghĩa là gì nữa... [Bản dịch của nhà văn Ngô Tự Lập] (...)

Kiệt tác - Nghệ thuật - Tự do -  Smith, David
Khi tâm trí con người được tự do để xiển dương cảm nhận của chính mình qua một tác phẩm nghệ thuật, thì điều đó đi song song với cuộc cách mạng phá bỏ xiềng xích khỏi thân phận chính mình... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Văn phong dịch thuật: một cuộc cách mạng thầm lặng -  Bắc Đảo [Bei Dao]
Hầu như ngay từ đầu, văn phong dịch thuật đã trở thành nhân tố dẫn đạo cho sự chuyển hoá của phong cách văn chương Trung quốc hiện đại. Tại sao dịch thuật lại có một ảnh hưởng to tát đến sự phát triển của Trung văn hiện đại như vậy? [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Tuyên ngôn về THƠ THỰC HIỆN -  Nguyễn Tôn Hiệt
Từ trước đến nay, tất cả những người mệnh danh là thi sĩ đều không biết LÀM THƠ. Họ chỉ biết viết những mớ chữ lên mặt giấy theo nhiều hình dạng khác nhau, hấp dẫn hay chán ngắt, mà người ta vẫn gọi chính xác là những bài thơ. Nhưng, bài thơ không phải là THƠ... (...)

Don Quijote và sự thật tư tưởng của Cervantes -  Châu Minh Hùng
Là người đã từng bị cuốn vào trong cái vòng xoáy của bộ máy dây chuyền ấy, Cervantes đã nhận ra sự ngớ ngẩn và lầm lạc của mình và thế hệ mình. Ông muốn thoát ra khỏi cái vai trò công cụ cho một thứ tư tưởng huyền ảo mông lung để trở về với những gì đời thường nhất... (...)

Điển phạm: một trung tâm của lịch sử và phê bình văn học -  Nguyễn Hưng Quốc
Mối quan hệ giữa phê bình và điển phạm là mối quan hệ sinh tử cho cả hai bên: không thể có phê bình nếu không có điển phạm và ngược lại, cũng sẽ không thể có điển phạm nếu không có phê bình. Nói như vậy cũng tức là muốn nói: phê bình không phải chỉ là chuyện khen chê cuốn truyện này hay tập thơ nọ; bản chất của phê bình nằm ở việc phát hiện, tái phát hiện hay tân tạo các điển phạm... (...)

Tên phản bội chính nghĩa -  Federman, Raymond
Từ rất trẻ tôi đã không có mẹ và đất mẹ. Mồ côi, tôi đã rời nước Pháp ra đi chẳng có gì trong tay. Không học vấn. Không gia đình. Không tiền bạc tất nhiên. Gần như trần truồng... (Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên). (...)

Tiếng nói của cái tục trong văn Nguyễn Huy Thiệp -  Châu Minh Hùng
Khi Cái Tục tràn vào văn chương nghệ thuật với hình thức chính danh, có người bảo Cái Đẹp đã chết. Tôi nghĩ, Cái Đẹp không chết. Chỉ có cái chết đến với Cái Đẹp giả tạo. Cái Đẹp đích thực nằm ở những giá trị nhân bản đích thực... Có khi Cái Tục là Thật nhất... (...)

Văn học hậu-đổi mới tại Việt Nam, nhìn từ Pháp -  Nhiều tác giả
... Hình thức lại trở thành vấn đề có tính chất thời sự và cuộc săn đuổi nghệ thuật lại dấn sâu vào vùng đất màu mỡ của ngôn từ... (...)

Cái ấy, chuyện ấy... sự thật và những giới hạn -  Châu Minh Hùng
Muốn hay không muốn, cái tục vẫn cứ tồn tại trong đời sống. Tạo hoá sinh ra cái ấy (của cả ông lẫn bà) như một nghịch lý: vừa được xem là của quý lại vừa bị xem là của nợ. Gọi nó là cái tục hay không tục, không phải do tạo hoá mà do chính con người... (...)

Vai trò của những huyền thoại -  Nguyễn Đức Tùng
Khác với nhiều người tin tưởng một cách lầm lạc, huyền thoại không mang con người đi ra quá xa khỏi thế giới thực tiễn, và cắt đứt nó với cuộc đời. Vậy thì thơ đứng ở đâu trong giai đoạn này của cuộc đời? Nó chính là người đứng canh giữ cánh cửa xoay giữa hai thế giới: thực và ảo... (...)

Cuộc tìm kiếm hình thức đa thanh mới của văn xuôi hiện đại qua tổ chức truyện của Nguyễn Huy Thiệp -  Châu Minh Hùng
... Đến Nguyễn Huy Thiệp, hình thức đa thanh như một tổ chức nghệ thuật mới được phát huy một cách triệt để.... (...)

Nữ quyền luận và đồng tính luận -  Nguyễn Hưng Quốc
Gần đây, vấn đề nữ quyền trong văn học lại được nhiều người chú ý, ít nhất là ở hải ngoại. Tiếc, một vấn đề quan trọng như vậy lại không được đi kèm bởi những nỗ lực phân tích và lý luận nghiêm chỉnh để có thể thuyết phục được giới cầm bút cũng như giới độc giả... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [23. Kết] -  Võ Phiến
Trong hai mươi năm văn học — từ cuối 1954 đến đầu 1975 — ba phần tư thời gian Miền Nam bị chìm trong xáo trộn, trong chiến tranh. Nhưng loạn lạc không ngăn trở sự phát triển của văn học: Ở Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ ấy đã phát triển một nền văn học xứng đáng về phẩm lẫn lượng... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [22. Các bộ môn: Ký] -  Võ Phiến
Giữa ký với bút có đôi điều chưa dứt khoát: tên gọi chưa nhất trí, ranh giới phân biệt chưa minh bạch. Trước kia, Vũ Ngọc Phan phân làm hai bộ môn: bút ký và phóng sự. Sau này, có người (như Phạm Văn Sĩ) gộp lại làm một, gọi chung là ký... (...)

Lập lại cuộc tranh luận cũ? -  Nguyễn Hoàng Văn
... Bây giờ câu chuyện “dâm uế” ngày nào đã được hâm nóng trở lại cho dù cái nhìn về những tác phẩm “dâm uế” của 70 năm trước đã khác đi rất nhiều sau một thời gian dài bị bôi đen và bị loại trừ vì những yếu tố chính trị hơn là văn học... (...)

Hĩm & Cu thay đổi thế giới -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Khi các triết gia và các lãnh tụ chính trị và tôn giáo mọi nơi trên thế giới không còn biết cách nào để thay đổi thế giới, thì Hĩm & Cu nhảy ra làm việc đó... (...)

Bùi Chát “đạo văn” (?), ông Phan Nhiên Hạo bị hay được tổn thất? -  Vương Văn Quang
Té ra, cả bà Khuyên (Khuyến) lẫn ông Hạo đều có một lối ứng xử lạ kì, nếu không muốn nói, cả hai ông bà đang tiến hành một “âm mưu” nào đó... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [21. Các bộ môn: Kịch] -  Võ Phiến
Tình hình kịch ở Miền Nam sau 1954 có chỗ lý thú. Tháng 11 năm 1974 (tức đã vào cuối thời kỳ 54-75) ông Nguyễn Đông Châu của báo Văn đến phỏng vấn ông Vũ Khắc Khoan. Ông Nguyễn bảo (hai lần) là ngành kịch bế tắc, ông Vũ cho là kịch “đang đi lên và không hề bế tắc.” Hai bên không biện giải; sự khác biệt không được giải quyết... (...)

Văn hoá tục -  Nguyễn Hưng Quốc
Có thể nói, trong lịch sử, hầu như bất cứ thế lực chính trị nào cũng đều xem việc bảo vệ quần và văn hoá quần (ai mặc cái gì, lúc nào mặc và lúc nào cởi, v.v…) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Cái gọi là ‘bảo vệ’ ấy, thật ra, phần lớn là bảo vệ quyền cởi quần thoải mái của giai cấp cầm quyền... (...)

Giới thiệu về các nhà thơ trẻ Canada -  Crozier / Lane
Chúng tôi nghĩ đây chính là lúc sẽ có một người nào đó mang tất cả những người trẻ tuổi này lại với nhau ở giữa hai bìa trước và sau của một cuốn sách, như là bằng chứng của một thời kỳ rực rỡ khác nữa của nền văn học chúng ta... (...)

Khuynh hướng Biểu hiện -  Goll, Yvan
"Khuynh hướng Biểu hiện, đó là văn chương của chiến tranh và cách mạng, của người trí thức đấu tranh với thế giới của những kẻ quyền thế, sự nổi dậy của lương tâm chống lại sự tuân phục mù quáng, tiếng kêu của con tim chống lại sấm sét của tàn sát và sự im lặng của những người bị áp bức"... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [20. Các bộ môn: Thi ca] -  Võ Phiến
Thiết tưởng thi ca của chúng ta trong thời kỳ 54-75 sở dĩ không được quần chúng thiết tha, truyền tụng, đó không phải là vì lý do giá trị, lý do nghệ thuật. Đó là vì cái nội dung, cái tinh thần của nó... (...)

Đôi dòng về Miroslav Holub -  Holý, Jirí / Culík, Jan
... Holub nói: "Tôi thích viết cho những người không bị thi ca gây xúc động... Tôi muốn họ đọc thơ một cách thực tế như khi họ đọc báo hay xem bóng đá. Tôi muốn người ta đừng xem thơ là cái gì khó khăn hơn, ẻo lả hơn hoặc đáng ca ngợi hơn." (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [19. Các bộ môn: Tuỳ bút] -  Võ Phiến
... Số người viết tùy bút ở ta không nhiều. Từ cuốn Vũ trung tùy bút hồi thế kỷ thứ XVIII vẫn được coi là tác phẩm đầu tiên của loại này cho đến nay lâu lâu mới lại thấy có một vài người viết tùy bút... (...)

Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn -  Inrasara
Khủng hoảng – khi đất nước mở cửa, người viết trẻ học được cái khác lạ với những gì họ từng được dạy ở giảng đường Đại học; kĩ thuật vi tính phát triển làm bùng nổ thông tin, thêm lưng vốn ngoại ngữ, họ cơ hội tiếp cận trào lưu văn chương thế giới trùng điệp nẩy nở, lớn mạnh và tàn lụi... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [18. Các bộ môn: Tiểu thuyết] -  Võ Phiến
... Cho đến bây giờ, chưa thấy chúng ta chứng tỏ cái sở trường, hay ít ra là cái khả năng về những công trình nghệ thuật hùng vĩ bao la, mặc dù thời cuộc ba mươi năm trở lại đây trên khắp đất nước đã cung cấp cho nhà văn những đề tài sôi động, “nồng nàn, đặc sắc, đầy hứng thú.”... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [17. Giai đoạn 1964-1975: Văn học] -  Võ Phiến
Trước hết là sự thất vọng. Những quấy đảo liên miên trong thành phố, tình hình an ninh suy sụp ở nông thôn, khiến người ta lo sợ cho số phận của Miền Nam. Những tham vọng thiển cận điên rồ của một số chính khách và tu sĩ làm cho người ta chán nản, phẫn nộ... (...)

Thêm hai cách đọc bài thơ/kệ "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác Thiền Sư -  Như Huy
Bằng đồ hình và lời dẫn gải, Như Huy giới thiệu hai cách đọc bài thơ/kệ nổi tiếng của Mãn Giác Thiền Sư. (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [16. Giai đoạn 1964-1975: Bối cảnh] -  Võ Phiến
Sau cuộc đảo chánh 1-11-1963, Việt Nam tiếp tục tồn tại hơn mười năm trong những điều kiện khó khăn: tình hình chính trị lắm lúc rất bất ổn: kinh tế suy sụp, vật giá tăng cao; bất công xã hội thêm trầm trọng; chiến tranh mỗi ngày mỗi ác liệt, gây thiệt hại lớn lao, gây xao xuyến hoang mang trong dân chúng; quân đội Hoa Kỳ tham chiến đông đảo, làm đảo lộn nếp sống địa phương, làm tổn thương tự ái dân tộc v.v... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [15. Giai đoạn 1954-1963: Văn học] -  Võ Phiến
Về phía văn nghệ sĩ trong hoàn cảnh bấy giờ, sự hoạt động tưng bừng hẳn lên. Những nhân vật tiền chiến bấy lâu im tiếng bây giờ lại xuất hiện. Họ cảm thấy đến lúc có thể yên tâm mà tung chăn không ngượng ngùng trước dư luận, đến lúc có điều kiện ổn định cho những dự định qui mô, những công trình dài hơi... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [14. Giai đoạn 1954-1963: Bối cảnh – Tình hình từ 1954] -  Võ Phiến
Trước hết cuộc ngưng chiến đem lại một cảm tưởng hòa bình. Hiệp định Genève rồi đi tới đâu? ... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [13. Giai đoạn 1954-1963: Bối cảnh – Tình hình trước 1954] -  Võ Phiến
... Tóm lại vùng quốc gia miền Nam trước 1954 sống đời vật chất đầy đủ, nhưng tình trạng xã hội, chính trị, văn hóa thật là bại hoại. Xã hội bất công, nạn tham nhũng lan tràn, cờ bạc đĩ điếm công khai tổ chức dưới sự bảo trợ của chính phủ; nhân tài xa lánh chính quyền, quốc gia lệ thuộc ngoại nhân, lãnh đạo bê bối làm dân chúng thất vọng; trong hoàn cảnh chán nản lòng người hướng về “ngoài kia”... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [12. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Đối chiếu thành tích] -  Võ Phiến
Thành tích văn học Miền Nam từ 54 đến 75, so với thời trước đó, hoặc với nền văn học cùng thời ở Miền Bắc, có chỗ hơn lại cũng có chỗ kém, và ở những chỗ không có vấn đề hơn kém thì nó vẫn có những nét khác biệt đáng chú ý... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [11. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & tính cách tự do] -  Võ Phiến
Cùng một thời với nhau, Nam Bắc cũng khác nhau nhiều lắm. Cái khác Nam Bắc nói đây không phải là cái khác do địa phương mà là do chế độ chính trị, xã hội gây nên... (...)

Nhại ngôn ngữ Khúc Duy: "Anh mới là thằng bế tắc!" [trả lời Phạm Minh Đăng] -  Lý Đợi
... Ở Việt Nam, có một điều kỳ lạ, là từ xưa đến nay, nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng nào cũng bế tắc. Viết được một cái gì đó gọi là tác phẩm đầu tiên, sau đó là bế tắc, đúng hơn là tắc tị luôn... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [10. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & vai trò của miền Nam] -  Võ Phiến
Gác những đảo điên với tao loạn, khủng hoảng với chấn động sang một bên, thời kỳ 1954-75 vẫn có cái đặc biệt của nó: vai trò của miền Nam trong văn chương... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [9. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & tính cách cực đoan] -  Võ Phiến
Ngược xuôi tìm kiếm, xao xác hơn bao giờ hết vì triết học; mà lại thất lạc, hoang mang, ngờ vực hơn bao giờ hết. Sinh hoạt tôn giáo dấy lên tràn lan, sôi động, dữ dội hơn bao giờ hết; mà con người lại thiếu tin tưởng, bơ vơ hơn bao giờ hết. Cái khủng hoảng tinh thần đã thế, đến như các chấn động tình cảm trong thời kỳ này cũng lại thật nặng nề... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [8. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & tôn giáo / triết học] -  Võ Phiến
Giữa thế hệ tiền chiến với lớp sau Genève sự khác nhau không phải chỉ ở một mối ưu tư về chính trị. Dương Nghiễm Mậu không phải là một Trần Tiêu ưu thời mẫn thế, Trần Thị NgH, không phải là một Anh Thơ ham nói chuyện đại cuộc. Họ khác nhau từ trong tâm hồn cho tới lời ăn tiếng nói, từ quan niệm nhân sinh tới cách hưởng lạc, cách yêu đương... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [7. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & chính trị] -  Võ Phiến
Hai mươi năm đảo điên, thảm khốc vừa qua trong tình hình Miền Nam Việt Nam tất nhiên cũng là hai mươi năm đổi thay xáo trộn trong tâm hồn người Miền Nam. Xáo trộn đổi thay thật là sâu xa. Bởi vậy giữa tâm hồn con người thời này với tâm hồn con người thời tiền chiến, giữa văn chương thời này với văn chương thời tiền chiến có những khác biệt lớn và đột ngột... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [6. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Bối cảnh] -  Võ Phiến
Thời kỳ 1954-1975 mở đầu tưng bừng, kết thúc bi đát. Trong hai mươi năm ấy Miền Nam trải qua nhiều diễn biến dồn dập, và toàn là những diễn biến lớn lao, ảnh hưởng đến xã hội, đến đời sống mọi người một cách sâu xa, căn bản... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [5. Các yếu tố của sinh hoạt văn học: Xuất bản] -  Võ Phiến
Sau tác giả và độc giả, nên nhìn qua một chút vào giới xuất bản. Trong sinh hoạt văn nghệ, ngoài kẻ viết người đọc ra, hoạt động xuất bản lắm lúc cũng có một ảnh hưởng đáng kể... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [4. Các yếu tố của sinh hoạt văn học: Độc giả] -  Võ Phiến
... Viết theo thị hiếu là do văn sĩ mềm lòng, đừng trách độc giả nặng quá. Dân ta từ trước vốn ít đọc, gần đây khối quần chúng độc giả được mở rộng thêm, thế đã là một điều quí hóa rồi. Cái đám quần chúng độc giả mới gia nhập ấy thoạt đầu trình độ thấp, rồi dần dần sẽ cao, cao như ở Âu Mỹ, ở Nhật Bản. Trước mở rộng phạm vi, sau nâng cao trình độ: cứ tuần tự tiến dần... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [3. Các yếu tố của sinh hoạt văn học: Nhà văn] -  Võ Phiến
Ở Miền Nam văn nghệ sĩ không bị đè bẹp dí dưới chân lãnh tụ, nhưng văn nghệ sĩ cũng không còn ngất ngưởng như xưa... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [2. Khái quát] -  Võ Phiến
1954-1975, chúng ta có những thời điểm ngộ nghĩnh: 1954 chấm dứt một cuộc chiến tranh, 1975 chấm dứt một cuộc chiến tranh khác; 1954 một cuộc di cư, 1975 lại một cuộc di cư nữa; 1954 đất nước đang là một bị chia hai, 1975 đất nước đang chia hai lại hoàn làm một... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [1. Lời nói đầu] -  Võ Phiến
Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, và được sự đồng ý của nhà văn Võ Phiến, Tiền Vệ đăng lại cuốn Văn Học Miền Nam: Tổng Quan thành nhiều kỳ. Cuốn sách này không những giúp người đọc nhận diện một khía cạnh khác trong tài năng của Võ Phiến mà còn cung cấp cho người đọc một khối tài liệu đồ sộ và đáng tin cậy về một nền văn học ngỡ đã bị quên lãng: văn học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975... (...)

Hỏi & đáp về "Em có gì bí mật hãy mail cho anh" -  Lý Đợi
May mắn, phải nói là rất may mắn cho mọi nỗ lực muốn thay đổi thói quen và lối viết của các tác giả Việt [dù ít ỏi] hiện nay, vì nền văn học Việt vẫn là một mảnh đất trống, dù được khai hoang đã lâu. Cho nên tác phẩm này của Nguyễn Viện vẫn có một ý nghĩa lịch sử & ứng dụng nhất định. Nó góp phần mở ra một khả tính khác cho người cầm bút... (...)

Phải chăng “chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam”? -  Lê Chí Dũng
Phải chăng khi ông HNT nói về CNHHĐ, ông ấy còn che giấu một vài sự thật quan trọng? Phải chăng trả lời báo Thể thao & văn hóa, ông HNT không muốn thông tin trung thực về CNHHĐ, mà chỉ muốn cổ vũ cho trào lưu văn học này khi ông ấy về quê gốc của mình? Xin nói thật với ông Hoàng Ngọc-Tuấn: chủ nghĩa hậu hiện đại, với tư cách là một trào lưu văn học, không có tiền đồ ở Việt Nam. (...)

Chủ nghĩa hậu hiện đại có đáng sợ đến thế không? -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[...] trong điều kiện thông tin hoàn cầu hoá hôm nay, người ta có thể thâu lượm những kiến thức căn bản về chủ nghĩa hậu hiện đại chẳng mấy khó khăn. Chỉ có những kẻ lười nhác đến một mức nào đó mới có thể giữ cho mình một nỗi lo sợ vu vơ quá dài lâu. [đáp lại bài viết của Lê Chí Dũng] (...)

Về sự ra đi của Susan Sontag -  Rushdie, Salman
Susan Sontag là một nghệ sĩ văn chương vĩ đại, một tư tưởng gia bất khuất và độc sáng, suốt đời dũng cảm vì sự thật, và một đồng minh không mệt mỏi của chúng ta trong nhiều cuộc đấu tranh... (...)

CÂU CHUYỆN TRUYỀN KỲ CỦA NOVGORODE của Frédéric Sauser, tức Blaise Cendrars sau này -  Cendrars, Miriam
Miriam Cendrars — con gái của Blaise Cendrars — thuật lại và giải thích những sự kiện lý thú về một tác phẩm quan trọng của ông đã bị thất lạc một cách bí ẩn và đã được hồi phục... (...)

«và chúng tôi, chúng tôi yêu sự sống đến tột cùng...» -  Diễm Châu
«và chúng tôi, chúng tôi yêu sự sống đến tột cùng...» là một câu thơ của Mahmoud Darwich, được dùng làm tựa nhỏ cho toàn bộ tuyển tập Thơ Palestine hiện đại... (...)

Bài thơ của Ion Pop -  Bayo, Gérard
[...] Không cao đàm hùng biện, cũng chẳng đa tình đa cảm. Và phô trương, còn ít hơn nữa. Bài thơ ở đây — trong cái toàn thể hạn định, tuy nhiên lại cực kỳ mạch lạc này — thật sống động nhờ một sự hài hước cũng tế nhị không kém gì nhọn bén, nhờ một sự sáng suốt và phức tạp của trí tuệ... (...)

Mục tiêu của tạp chí KIM THIÊN -  Bắc Đảo [Bei Dao]
Cuối năm 1978, Bắc-kinh dưới trời tuyết. Trong một căn buồng nhỏ 6 mét vuông nằm ở bìa thành phố và đồng quê người ta in số đầu tiên của tờ tạp chí Kim thiên... (...)

Nhận định về Alejandra Pizarnik -  Rothenberg / Joris
Trong cuộc hành trình đó -- nàng đã chết, có lẽ tự sát, ở tuổi 35 -- nàng đã thám du qua những bí mật của sự đau đớn & nỗi thống khổ tinh thần trong một tâm thức giống như Kafka, chẳng hạn, & còn giống Artaud hơn nữa... (...)

Về Georges Perec và "Chuyến đi mùa đông" -  Hoàng Ngọc Biên
... Và như thế — ngoài Chuyến đi mùa đông dưới dạng “một cuốn sổ dày cộm đóng bìa cứng bằng vải màu đen” trong “đống tư liệu và bản thảo mênh mông” mà giáo sư Vincent Degraёl để lại — chúng ta có đến hai Chuyến đi mùa đông: một của Hugo Vernier, và một của Georges Perec... (...)

Sáu ghi chú về phía gió -  Adonis
Dầu cho thơ là một cuộc viễn du đến tận cùng cái bên ngoài hay tới mãi chốn thâm sâu của cái bên trong, tôi đã sống nơi thơ, ngay từ khởi đầu công cuộc tôi theo đuổi, một cái bên trong dồng thời cũng là một cái bên ngoài, một cái bên ngoài không thể tách rời khỏi cái bên trong... (...)

Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo -  Inrasara
Thiếu, không phải người viết văn làm thơ hôm nay chưa thâm nhập đầy đủ thực tiễn cuộc sống của quần chúng lao động; không phải do chúng ta dốt, không đọc nhiều, kém tri thức về các trào lưu văn chương thế giới; không phải bởi thế hệ mới còn quá mỏng kinh nghiệm; càng không phải thời đại bận rộn tiêu mất quá nhiều thời gian của người viết... (...)

Ngôn ngữ thơ -  Júdice, Nuno
Một trong những vấn đề tôi quan tâm, trong địa hạt lý thuyết văn nghệ, là vấn đề không gian của văn chương. Đối với tôi, trong thơ, không gian này là ngôn ngữ, trước khi là một điều gì khác, như trang cảnh, tính chủ quan, thế giới... (...)

Nhận định về KÝ ỨC CHO SỰ LÃNG QUÊN -  Rothenberg / Joris
... Nỗ lực của Darwish là một cử chỉ thuần tuý qua đó chính sự viết trở thành ẩn dụ bao trùm. Ông cho chúng ta một văn bản đa thanh (multivocal text) giống như một chiếc gương soi vỡ, các mảnh được ghép lại với nhau để trình bày với khán giả những khả thể tương phản của cái sáng sủa và cái nứt gãy... (...)

Ana Blandiana, thơ dưới sự đàn áp ở Ru-ma-ni -  Diễm Châu
... Với những người như Ana Blandiana, sự thật ở trên cái vinh quang có được nhờ thỏa hiệp. Bởi thế, họ sẽ giành được vinh quang thực sự và bất tử... (...)

Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm lớn: [8] SÁNG TẠO – NHÂN BẢN VÀ THẦN THÁNH -  Adler, Mortimer J.
Từ “sáng tạo” ngày nay đã trở nên phổ biến đến độ chúng ta quên rằng thoạt tiên nó có ý nghĩa tôn giáo. Sức mạnh tạo ra những sự vật từ nguyên thủy được gán cho một mình Thượng Đế thôi. Việc áp dụng từ này vào hoạt động sản xuất của con người là một lối nói ẩn dụ, dựa trên sự so sánh nghệ thuật nhân bản với sự sáng tạo thần thánh... (...)

Nicanor Parra: phản thơ để cứu thơ -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Tôi tin rằng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, để có thể cứu thơ, ta phải không ngừng chống lại nó... (...)

Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm lớn: [7] NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ THỊ HIẾU -  Adler, Mortimer J.
Chúng ta có thể tranh luận về thị hiếu không, hay phải chăng sự đánh giá của chúng ta trong nghệ thuật chỉ là vấn đề sở thích cá nhân?... (...)

Phan Nhiên Hạo: lưu vong chuyên nghiệp ở thiên đàng bằng nhựa -  Inrasara
Thế giới trong thơ Phan Nhiên Hạo là một hiện thực nơi con người tồn tại giữa quá nhiều giá trị nhân tạo và giả tạo. Tất cả đều bằng nhựa, nhựa nguyên chất hay nhựa tái sinh, cùng các thứ tương cận nhựa. Những chân trời bằng nhựa dẻo, các vì sao bằng nhựa tái sinh, người nhập cư bằng nhựa, cặp vú sứ, mắt bù-loong, người tài xế bằng đồng, nhà tiền phong hàng mã, bọn thi sĩ màu mè, nước đóng chai, con đường giãn dây thun, hoa nilon... (...)

Murakami Haruki: tiểu thuyết gia Nhật Bản đương đại -  Phạm Vũ Thịnh
... Tiếng tăm của ông ở nước ngoài cộng với địa vị "siêu sao" trong nước Nhật, đã làm tăng thêm khoảng cách đối với dòng văn học truyền thống Nhật Bản vốn vẫn nghi ngờ ý đồ có vẻ tạo loạn của ông... (...)

Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm lớn: [6] ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁI ĐẸP -  Adler, Mortimer J.
Có lẽ không có lĩnh vực nào mà ở đó sự bất đồng lại phổ biến như trong lĩnh vực của những phán đoán của chúng ta về cái đẹp. Có phải điều này có nghĩa rằng cái đẹp nằm trong mắt người nhìn ngắm, rằng nó là vấn đề phán đoán chủ quan đơn thuần? Hay là có một phẩm tính hoặc những phẩm tính nào đó trong đối tượng sẽ khiến chúng ta thấy nó đẹp?... (...)

Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm lớn: [5] TÍNH NGHIÊM TÚC CỦA “NHỮNG VỞ KỊCH” -  Adler, Mortimer J.
Các triết gia cổ đại có coi trọng kịch không hay họ coi nó chỉ là sự khuây lãng và giải trí?... (...)

Primo Levi và sự trong sáng trong thơ -  Semprun, Jorge
«Cố nhiên, để cho điều nhắn gửi xứng với giá trị, sáng sủa là điều kiện cần nhưng không đủ: người ta có thể sáng sủa và chán ngấy, sáng sủa và vô ích, sáng sủa và láo khoét, sáng sủa và tầm thường thô lậu...» (...)

Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm lớn: [4] NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ÂM NHẠC -  Adler, Mortimer J.
Các tác gia Hy Lạp kinh điển, chẳng hạn Plato, gán cho âm nhạc quá nhiều ưu điểm đến nỗi họ biến nó thành một phần trọng tâm trong chương trình giáo dục. Điều này dường như xa lạ đối với khái niệm về âm nhạc của chúng ta hiện nay và chỗ đứng của nó trong giáo dục đến mức tôi tự hỏi họ có muốn nói điều gì khác, hay ít ra là rộng hơn điều chúng ta muốn nói, khi họ dùng từ “âm nhạc” không. Các nhà tư tưởng Hy Lạp muốn nói chính xác điều gì qua “âm nhạc”? Các nhà tư tưởng đến sau có nhất trí với họ không?... (...)

Rolf Jacobsen, một nhà thơ lớn của Na-uy -  Diễm Châu
Rolf Jacobsen rất thiết tha với đổi mới, với «tiến bộ» khoa học kỹ thuật..., ông tìm thấy thơ nơi máy móc, đường rầy, các phương tiện hiện đại, nhưng ông cũng không bỏ qua những khía cạnh tiêu cực của chúng, đôi khi còn có những cái nhìn thật nghiêm khắc. Ông đi lại thường xuyên giữa đồng quê và thị thành, ông «bơi lội» thoải mái giữa những chủ đề hiện đại, nhưng cũng không quên những tiếng gọi của xa vời, của huyền thoại... (...)

Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm lớn: [3] NHÀ THƠ – NGƯỜI THỢ LÀNH NGHỀ HAY NHÀ TIÊN TRI? -  Adler, Mortimer J.
Tôi nhận thấy rằng các nhà tư tưởng chịu ảnh hưởng sâu đậm từ truyền thống kinh điển nói về thơ như thể nó là một trong những nghệ thuật sản xuất, và như thể nhà thơ là người thợ lành nghề. Tôi tự hỏi phải chăng là một nhà thơ thì chỉ có thế thôi sao. Chẳng lẽ không từng có những thời kỳ các nhà thơ được tôn sùng như là những người mang lại cho chúng ta những trực giác đặc biệt và sự thấu thị về cốt lõi của sự vật sao? Chẳng lẽ một nhà thơ đích thực mà lại giống như người thợ đóng giày hơn là giống như nhà tiên tri hay sao?... (...)

Kẻ thực hiện trách vụ cao nhất -  Kantchev, Nikolaï
Cái tiêu biểu cho chế độ độc tài, ấy là nó bao trùm toàn bộ dân chúng trong vòng ôm siết tàn nhẫn của nó. Không một ai có thể thoát khỏi nó. Vòng ôm siết toàn diện này là căn nguyên sự suy đồi xã hội trong đó những người cầm bút, quen biết hay không quen biết, đã sa xuống... (...)

Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm lớn: [2] YẾU TÍNH CỦA THƠ -  Adler, Mortimer J.
[T]hơ có một nghĩa rộng hơn nhiều so với cách dùng hiện nay thừa nhận. Từ này xuất phát từ ngữ nguyên Hy Lạp có nghĩa là “tạo ra”. Mặc dù, từ khởi thủy, thơ có nghĩa là bất kỳ hành động sáng tạo nào của con người, nhưng nó sớm mang ý nghĩa riêng biệt về sự sáng tạo văn chương. Nhà thơ – khác với nhà điêu khắc, họa sĩ, và các nghệ sĩ khác – lao động với những từ ngữ... (...)

Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm lớn: [1] BẢN CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA NGHỆ THUẬT -  Adler, Mortimer J.
... Tôi tự hỏi chúng ta có thể mở rộng từ “nghệ thuật” để bao hàm một phạm vi rộng hơn nhiều không. Chẳng hạn, tôi thấy có những cuốn sách viết về “nghệ thuật nấu ăn”. Đó có phải là một cách dùng từ chính xác không? Gọi một người thợ mộc hạng nhất là “nghệ sĩ” có đúng không?... (...)

Về Johannes Bobrowski -  Diễm Châu
Thoạt kỳ thủy tuồng như không có Lời. Ấy là những sức mạnh của Tự nhiên thô bạo, bất ngờ, ào ạt tới, che lấp tất cả, dìm con người vào thực tại nguyên thủy. Những núi, sông, đất, đá, cát, bãi, sò, ốc, chim, cá, cây cối, lau sậy... trong giông bão, ánh sáng, lửa, nước dưới mọi dạng... (...)

Ánh ngời và sự huyền bí của Bobrowski -  Jaccottet, Antoine
Điều có thể nhớ tới trước tiên, trong những bài thơ của Johannes Bobrowski, đó là tính cách tức thời, đột ngột, của thực tại mà chúng chỉ định. Bài thơ trước hết là một toan tính nắm bắt một thực tại mà ta cảm thấy rõ rệt rằng sự gặp gỡ nó có một tính cách phát hiện đột nhiên, đi trước mọi nghĩ suy... (...)

"TÔI ỦNG HỘ THI CA DẤN THÂN..." [Nói chuyện với František Hrubín] -  Seifert, Jaroslav
Tôi ủng hộ thi ca dấn thân, với điều kiện là người viết phải có trọn vẹn tự do. Không một nhà thơ nào có thể dửng dưng với những công chuyện của dân tộc và quốc gia nói chung. Càng không thể dửng dưng kẻ thuộc về một quốc gia nhỏ bé như của chúng ta, mà sự tồn tại thường bị đe dọa... (...)

Một bài học lịch sử nho nhỏ -  Kundera, Milan
[Nhận định của Milan Kundera về Jaroslav Seifert] ... Cái quốc gia nhỏ bé, bị chà đạp và tàn hại này - làm sao nó còn có thể chứng tỏ sự hiện hữu của mình? Sự chứng tỏ ấy ở đó ngay trước mắt chúng tôi: đó là nhà thơ, biểu hiện rõ ràng của tinh thần một nước, vinh quang duy nhất của những kẻ không quyền lực... [Bản dịch Diễm Châu] (...)

Về một cái chết -  Trúc Quỳnh
Nhân ngày giỗ thứ 17 của Nguyễn Tuân (28-7-1987 - 28-7-2004), Tiền Vệ lần đầu tiên công bố một bài viết đã được Trúc Quỳnh hoàn tất tại Hà Nội từ năm 1988. Chúng tôi cho đăng bài này không nhằm mục đích đánh giá lại sự nghiệp Nguyễn Tuân mà chủ yếu chỉ nhằm góp phần đánh giá lại những lời đánh giá đã thành khuôn sáo về Nguyễn Tuân lâu nay. (...)

Hãy dạy ta nói, hỡi cỏ -  Dutli, Ralph
[Ralph Dutli nhận định về thơ Johannes Bobrowski] Khi thày phù thủy truyền thông với thế giới của vị thần linh-tổ tiên ông, ông không bắt chước con chim, sự say sưa của ông không khiến ông nhái lại con thú: ông chính là con chim... (...)

Tại sao sáng tác nghệ thuật? -  Cage, John
Điều chúng ta phải làm trong cuộc sống là trở nên trôi chảy với cuộc sống mà chúng ta đang sống, và nghệ thuật có thể hỗ trợ cho điều này... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Thơ trữ tình còn có thể được chăng? (La poésie lyrique est-elle encore possible?) -  Reutenauer, Roland
Thơ đặt con người trong thế giới không được giải thích này. Thơ có thể biến cái «thế giới kỳ dị và không quen biết» này, cái thế giới mà khoa học nghiên cứu, biến cái thế giới chia mảnh này, thành một thế giới có thể ở được. Thơ thắp lên một ánh sáng «chủ quan», biến những vật thể này, thế giới này và những thực tại của thế giới, thành những sự hiện diện, những biến cố. Thơ bao gồm chúng ta trong huyền nhiệm và sáng tạo lại thực tế. Chúng ta là tác nhân của chính sự huyền nhiệm của chúng ta, chúng ta sống tự do của huyền nhiệm chúng ta... (...)

Những bài viết cũ [11]: Cái đẹp trong thơ -  Nguyễn Hưng Quốc
Các nhà thơ định làm cách mạng bằng cách xoá bỏ hai khái niệm đẹp và xấu, bằng cách biến cái đẹp thành cái xấu hoặc ngược lại ư? Không phải. Có cách mạng đấy nhưng cách mạng ở chỗ khác: cái đẹp lớn nhất là con người. Và con người đẹp không nhất thiết là do nhan sắc mà chủ yếu, trước hết, căn bản hơn cả, vì họ là con người... (...)

Tiểu luận về Đạo Đức Kinh -  Reid, Daniel P.
[Dịch giả Mai Sơn lần đầu tiên đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch Việt ngữ bài nhận định của một học giả Tây phương về Đạo Đức Kinh]. ... Lão Tử chế nhạo những lý tưởng trịch thượng như lòng nhân từ, sự ngoan đạo, sự trung thành; ông coi các công ước xã hội như một sự quỷ quyệt được áp dụng trên bình diện rộng lớn; ông nhạo báng cái khái niệm xem con người có thể bị cai trị bằng ý thức hệ. Ông chỉ ra rằng chính cái nhu cầu cai trị bằng luật pháp và đe dọa trừng phạt cho thấy xã hội đó đã bước vào giai đoạn tiêu vong... (...)

Những bài viết cũ [10]: Cái riêng và cái chung trong thơ (b) -  Nguyễn Hưng Quốc
Tâm sự chung của thời đại là khối tinh vân khổng lồ bay lênh đênh trong vũ trụ. Nó khổng lồ nhưng nó rất lênh đênh. Bằng sự nhạy cảm, bằng năng lực tưởng tượng, bằng tài hoa cấu tứ và bằng trình độ sử dụng ngôn ngữ, mỗi nhà thơ phải tìm cách kết tinh từ khối tinh vân mênh mông mù loãng kia thành ra những mặt trời thơ, những mặt trăng thơ, những vì sao thơ... (...)

Về Szymborska -  Miłosz, Czesław
Đối với tôi, Szymborska trước hết là một nhà thơ của ý thức. Điều này có nghĩa là bà nói với chúng ta, sống cùng thời, như một người trong chúng ta, dành những chuyện riêng cho bản thân bà, hoạt động ở một mức độ cách biệt nào đó, nhưng cũng quy chiếu về những gì mọi người đều biết từ chính cuộc đời của mình... (...)

Chiến tranh, như một thi pháp -  Nguyễn Hưng Quốc
... Chiến tranh và hoà bình của Leo Tolstoi không phải là tác phẩm viết đúng nhất mà là tác phẩm viết hay nhất về cuộc chiến tranh Nga – Pháp. Và khi nó được xem là hay nhất, nó tự động được xem là chuẩn mực, từ đó, không phải chỉ có cuộc chiến tranh Nga – Pháp mà hầu hết các cuộc chiến tranh khác đều “bắt chước” Chiến tranh và hoà bình. Nhà văn lớn là kẻ buộc hiện thực phải bắt chước mình. Chứ không phải ngược lại... (...)

Những bài viết cũ [9]: Cái riêng và cái chung trong thơ (a) -  Nguyễn Hưng Quốc
Một nhà thơ lớn là một nhà thơ có tính chất cá thể đồng thời phải có tính chất nhân loại. Tính chất cá thể phải được nhân loại hoá. Tính chất nhân loại phải được cá thể hoá... (...)

Một vài ý nghĩ về thơ -  Ðới Vọng Thư [Dai Wangshu]
Thơ không phải là việc vui hưởng của một giác quan, mà là một điều gì đó động chạm tới hết mọi giác quan hoặc ở bên kia các giác quan... (...)

Những bài viết cũ [8]: Thơ hay -  Nguyễn Hưng Quốc
Công việc làm thơ, tôi muốn ví với việc ném thia lia trên sông của trẻ nhỏ. Người có tài phải ném thế nào cho viên sỏi cứ chao liệng, lấp lênh thật lâu, thật lâu trên mặt nước... (...)

Thứ huyền thuật tiềm ẩn trong thơ -  Hirsch, Edward
Bài thơ muốn mê hoặc thời gian. Nó đi xuyên những giới tuyến và vượt qua thời tính. Nó muốn thoát khỏi cái chết, tìm đến để quấy nhiễu và an ủi chúng ta... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Những bài viết cũ [7]: "Trời" và "giời" -  Nguyễn Hưng Quốc
Có khi cùng một chữ nhưng cách phát âm khác nhau cũng tạo thành những nghĩa thơ khác nhau... (...)

Kinh nghiệm viết truyện ngắn -  Carver, Raymond
Tôi đã viết và đăng báo truyện ngắn đầu tiên của tôi vào năm 1963, cách đây hai mươi lăm năm, và bị lôi cuốn vào việc viết truyện ngắn kể từ đó. Tôi nghĩ một phần (chỉ một phần thôi) cái khuynh hướng thiên về tính cách ngắn gọn và căng thẳng phải có liên hệ đến sự kiện rằng tôi vừa là nhà thơ vừa là nhà viết truyện ngắn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Những bài viết cũ [6]: Thơ và nhà thơ -  Nguyễn Hưng Quốc
Nhà thơ? Tôi nghĩ đến những người chuyền lửa và những kẻ trồng hoa. Lửa để giữ gìn sự sống. Hoa để làm cho cuộc sống trở thành dịu dàng và có ý nghĩa... (...)

Những bài viết cũ [5]: "Không đề" của Nguyễn Bính -  Nguyễn Hưng Quốc
Thơ Nguyễn Bính. Tựa “Không đề”. Chỉ có bốn câu. Theo tôi, đây là một trong những bài thơ hay nhất, hoàn chỉnh nhất của Nguyễn Bính... (...)

Những bài viết cũ [4]: Sáng tạo trong thơ -  Nguyễn Hưng Quốc
Trong đời sống hằng ngày, giữa một vườn hoa, đoá hoa thứ nhất: đẹp, đoá hoa thứ hai: đẹp, đoá hoa thứ ba: đẹp... có thể đến đoá hoa thứ một ngàn: vẫn đẹp. Trong thơ, ngược lại. Chỉ có đoá hoa thứ nhất là đẹp. Từ đoá hoa thứ hai trở đi, dẫu cũng hình hài ấy, hương sắc ấy, chúng lại trở thành nhạt nhẽo, tẻ ngắt... (...)

Những bài viết cũ [3]: Nhà thơ -  Nguyễn Hưng Quốc
Những ai, đêm nay, sau cơn vật vờ giữa cuộc trầm luân, trở về nhà, lòng thảnh nhẹ, thoáng nhận ra đâu đó có làn hương bưởi, chợt nhớ đêm đã khuya lắm và thấy lòng ấm lại một mùi hoa, thì xin hãy nhớ đến nhà thơ... Và hãy cám ơn thơ... (...)

Những bài viết cũ [2]: Thơ (ý, cảm xúc và hình tượng) -  Nguyễn Hưng Quốc
Ý và cảm xúc như là gió. Gió vốn vô thanh. Gió phải tìm đến lá cây để động tiếng rì rào. Ý và cảm xúc như là biển. Biển vốn vô ngôn. Biển phải tìm đến đá dựng để cất tiếng thì thầm... (...)

Những bài viết cũ [1]: Cảm xúc trong thơ -  Nguyễn Hưng Quốc
Nhà thơ lớn là những chiếc lá ngô đồng. Chiếc lá nhỏ hanh hao, bay bay trong gió thoi thóp biết mấy nhưng lại mang trong mình tất cả tín hiệu của một mùa trời đất đang đi... (...)

Ghi chú về cuộc đời và quan niệm thơ của Ted Hughes (1930-1998) -  Diễm Châu
... Thơ, đối với ông, là «một hành trình vào vũ trụ bên trong», «một cuộc khám phá ra bản ngã đích thực», «một cách thế khiến sự vật xảy ra theo cách ta muốn chúng xảy ra»... (...)

Fernando Pessoa và người thày của ông -  Diễm Châu
[Kỷ niệm ngày sinh Fernando Pessoa (13.6.1888)] «... Tôi đã xây dựng nơi tôi nhiều nhân vật khác nhau, phân biệt với nhau và với chính tôi, những nhân vật mà tôi đã gán cho những bài thơ khác nhau, những bài thơ chiếu theo cảm nghĩ của tôi, không phải là những bài tôi sẽ viết...» (...)

Reiner Kunze, nhà thơ giữa ánh sáng và bóng tối -  Terray, Emmanuel
REINER KUNZE sinh năm 1933, trong vùng Erzgebirge*, là con một người thợ mỏ và một nữ công nhân làm tạp phẩm (nón, vớ, bao tay, quần áo lót,...): không thể nào là con của nhân dân hơn nữa. Trong đời ông, cũng như trong mỗi cuộc đời của chúng ta, cố nhiên, là ánh sáng và bóng tối, nhưng tương phản hơn... (...)

Gìn giữ cho trái đất này có thể sống được -  Nasreen, Taslima
Tôi sinh trong một gia đình Hồi giáo thủ cựu, nơi thông thường những người con gái không được học hành, không được ra khỏi nhà, không được để cho những người đàn ông không phải họ hàng thân cận nhìn mặt. Tôi đã phải lớn lên giữa tất cả những điều cấm đoán ấy. Và chính là từ sau tấm màn của xã hội Hồi giáo thủ cựu tôi đã bắt đầu viết... (...)

Tiếng Việt: Mày, Tao, Mi, Tớ... -  Nguyễn Hưng Quốc
[R]iêng trong phạm vi xưng hô, nói tiếng Việt hay cũng được. Mà nói dở cũng được. Tôi không tin là, với tư cách người cầm bút, chúng ta có thể thay đổi được điều gì... (...)

Một năm "top ten" văn chương -  Trần Wũ Khang
Với một lối viết nhẹ nhàng, dí dỏm, Trần Wũ Khang đưa ra một danh sách "top ten" của văn chương Việt Nam trong năm qua. (...)

Dana Gioia và thơ Tân Hình Thức (Mỹ) -  Nguyễn Phan Thịnh
Trong vài năm gần đây, kể từ khi Tạp Chí Thơ (ở Mỹ) tung ra thể thơ gọi là Tân Hình Thức như một cố gắng làm mới thơ Việt, đã có nhiều ý kiến tranh luận trên báo chí hải ngoại và cả trong nước.. (...)

Bài giảng về thơ [kỳ 3] -  Borges, Jorge Luis
Có một kinh nghiệm mỹ học khác, cũng lạ lùng không kém, đó là khoảnh khắc lúc nhà thơ trầm tư về tác phẩm sẽ viết, khoảnh khắc lúc nhà thơ đang khám phá hay phát minh tác phẩm... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Thơ như một phương tiện để giải hoặc và thanh tẩy -  Nguyễn Hoàng Tranh
... Vâng, tôi hiện vẫn còn bị ám ảnh bởi quá khứ và tôi vẫn còn phải đối diện với nó mỗi ngày. Tuy nhiên, tôi không có ý định giết nó. Tôi chỉ muốn lột mặt nạ nó để có thể làm bạn với nó... (...)

Abdul Wahab Al-Bayati: tình yêu, sự chết và lưu vong -  Lê Thị Thấm Vân
Abdul Wahab Al-Bayati là một nhà thơ hiện đại lừng danh trong thế giới Ả-Rập và đồng thời lãnh đạo phong trào thơ tự do khởi nguyên tại Iraq năm 1948... (...)

Nizar Kabbani, nhà thơ của tình yêu và tình dục -  Lê Thị Thấm Vân
Nizar Kabbani được xem là nhà thơ Ả Rập ảnh hưởng nhất và danh tiếng nhất của thời hiện đại. Với sự nghiệp kéo dài năm mươi năm ông đã xuất bản năm mươi tập thơ, và được xem như là nhà thơ tình vĩ đại nhất của Thế giới Ả-Rập... (...)

Thế hệ tiền-lý thuyết -  Nguyễn Hưng Quốc
... Trong lúc giới cầm bút và giới nghiên cứu ở Tây phương tự nhận là thuộc “thế hệ hậu lý thuyết”, chúng ta, những người cầm bút và nghiên cứu Việt Nam thuộc thế hệ nào? Câu trả lời trung thực nhất, theo tôi, là: thế hệ tiền-lý thuyết... (...)

Bài giảng về thơ [kỳ 2] -  Borges, Jorge Luis
Có người nói rằng văn xuôi gần với hiện thực hơn thơ. Tôi nghĩ điều này là sai. Có một ý tưởng được truyền tụng là xuất phát từ nhà viết truyện ngắn Horacio Quiroga: nếu một cơn gió lạnh thổi từ bờ sông, ta phải viết đơn giản là "một cơn gió lạnh thổi từ bờ sông." ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Mới và chính thống -  Nguyễn Hoàng Văn
Mới, nhưng không ngụ ý cái sự phiêu lưu và tìm tòi. Mới, nhưng lại dựa trên những định chuẩn đã biết chắc. Mới, nhưng luôn ray rứt với sự bảo chứng của giá trị chính thống. Với một tư duy như thế thì những nỗ lực “đổi mới”, trên bất cứ phương diện nào, cũng chẳng đưa chúng ta đến đâu cả... (...)

Bài giảng về thơ [kỳ 1] -  Borges, Jorge Luis
Chúng ta thay đổi không ngừng, và mỗi lần đọc một cuốn sách, mỗi lần đọc lại, mỗi hồi ức về cuộc đọc lại ấy, đều phát minh cái văn bản thêm một lần nữa. Ngay cái văn bản ấy cũng là dòng sông luôn thay đổi của Heraclitus... Chúng ta vẫn sai lầm khi tưởng rằng ngôn ngữ phản ảnh điều bí ẩn mà chúng ta gọi là hiện thực. Thật ra, ngôn ngữ là một điều gì khác... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Mai Văn Phấn: Ra đi sau TIẾNG --- KẸT --- CỬA -  Inrasara
... [C]on người xé rào vượt ra ngoài khuôn định. Khai vỡ vào miền vô định. Rồi từ trùng khơi xa lạ đầy bất trắc, họ chở về quê hương bao của cải. Để nhập kho... (...)

Những nhà phê bình mù -