thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 3.41 - 4.0141

 

Bản dịch của Nguyễn Quỳnh

 

LUDWIG WITTGENSTEIN

(1889-1951)

 

___________

 

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC

[3.41 - 4.0141]

 

 

3.41

Như vậy, điểm quan-trọng trong một mệnh-đề là: tất cả mệnh-đề phụ-thuộc có khả-năng diễn tả cùng một í-nghĩa đều phải có cùng chung mục-đích. Cũng vậy, điểm quan-trọng trong một kí-hiệu là tất cả kí-hiệu phụ-thuộc phải có cùng chung mục-đích.

 

3.3411

Do đó, tất cả kí-hiệu biểu thị cho một cái tên đích-thực phải có cùng chung mục-đích. Và chẳng có mệnh-đề nào có khả-năng diễn-tả được cái tên.

 

3.342

Mặc dù khái-niệm có vẻ tuỳ-tiện. Nhưng trong trường-hợp này tính tuỳ-tiện không thể nào có mặt. Khi ta quả-quyết rằng có cái gì tuỳ-tiện, thì tính tuỳ-tiện đó hẳn phải là quan-trong. (Đây chính là í-niệm về yếu-tính).

 

3.3421

Một lối miêu-tả đặc-thù chưa chắc đã quan-trọng, trừ phi lối miêu-tả ấy hợp-lí. Đây chính là vấn-đề thường thấy trong triết-học. Trong triết-học cái gọi là riêng-tư xem ra không quan-trọng, trừ phi tính khả-hữu của nó cho ta thấy yếu-tính của thế-gian.

 

3.343

Tính-chất chung của ngôn-ngữ như sau: Định-nghĩa là cách đổi từ ngôn-ngữ này sang ngôn-ngữ khác. [ví-dụ: p :: (p p) = Định-nghĩa Trùng-phức]. Nếu kí-hiệu của một ngôn-ngữ là một kí-hiệu đúng thì ta có thể dùng cùng định-luật để chuyển kí-hiệu ấy sang kí-hiệu khác trong ngôn-ngữ khác.

 

3.344

Cái gì rõ ràng trong kí-hiệu này cũng rõ ràng trong kí-hiệu khác. Thế mới biết luật cấu-trúc của ngôn-ngữ khi đã hợp-lí giúp ta hoán-đổi dễ-dàng.

 

3.3441

Chúng ta có thể trình bày tính-chung của í-niệm về lẽ đúng-sai, ví dụ như dấu biến-thiên trong hai mệnh-đề ‘~p’ và ‘p q’ đều có thể được thay thế bằng bất kì dấu nào hợp-lí.

 

3.3442

Không có cách nào giúp ta phân-tích được lối tuỳ-nghi phức-tạp trong ngôn-ngữ. Cho nên mỗi lần đụng phải vấn-đề này ta phải tìm cho bằng được sự khác nhau của mỗi mệnh-đề.

 

3.4

Mệnh-đề trình bày vị-trí trong không-gian luận-lí. Chính nhờ các cơ-cấu phụ-thuộc và nhờ mệnh-đề có í-nghĩa nên ta thấy vị-trí hợp-lí này.

 

3.41

Vị-trí hợp lí chính là kí-hiệu biểu-diễn rõ ràng trong một mệnh-đề.

 

3.411

Trong luận-lí cũng như trong hình-học, vị-trí là điểm của sự-vật.

 

3.42

Mỗi mệnh-đề chỉ có một điểm hữu-lí trong không-gian. Nếu không như thế thì mọi sự-kiện sẽ liên-kết với nhau và sinh ra lắm chuyện lạ đời.

Trong khung luận-lí có một bức hình hay một mệnh-đề. Khung luận-lí ấy chính là không-gian. Khả năng diễn-tả của mệnh đề nằm gọn trong không-gian này.

 

3.5

Có nằm gọn trong không gian thì mệnh-đề mới là tư-tưởng.

 

4.

Tư-tưởng là một mệnh-đề có í-nghĩa.

 

4.001

Ngôn-ngữ là một tập-hợp của các mệnh-đề (die Gesamtheit der Sätze)

 

4.002

Con người có khả-năng sáng-tạo ra ngôn-ngữ để diễn-tả tư-tưởng. Khi sáng tạo ra ngôn-ngữ, con người không cần biết í-nghĩa của từng tiếng, hoặc âm-thanh. Con người nói tự-nhiên. [Con người chỉ vào sự-vật gọi tên, như: bát, đĩa, mây, trời, sao, biển, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em, con, cháu. Í-nghĩa của những chữ hay tiếng này nằm trong hoạt-động giữa con người. Khi hoạt-động trở thành công-ước, những tiếng ấy có í-nghĩa.]

Tiếng nói hằng ngày là hoạt-động ngôn-ngữ rất tự-nhiên của con người. Cho nên, đòi cho bằng được cơ-sở lí-luận của ngôn-ngữ hằng ngày là một điều vớ-vẩn. [Đây phải là kết quả sau khi Wittgenstein phát-hiện rằng “tiếng hót của con chim thật tự-nhiên, không cần cái khung của luận-lí”.]

Ngôn-ngữ là cái hình chuyên chở tư-tưởng. Ngôn-ngữ như i-phục che kín thân-thể. I-phục được chế biến theo những mục-đích khác nhau [i-phục khiêu-dâm uốn theo cái dâm của thân-thể. I-phục phong-kín đề cao nhân-cách]. Thế nên, tính yên-lặng của ngôn-ngữ hằng ngày vô cùng phức-tạp.

 

4.003

Nhiều mệnh-đề trong sách Triết không sai về cấu-trúc nhưng ngớ-ngẩn. Chúng ta chỉ vạch ra những câu ngớ-ngẩn chứ đừng mất thì giờ trả lời ngớ-ngẩn làm gì. Nói cho cùng, sở dĩ triết-gia viết những gì ta không hiểu nổi vì chúng ta không có cơ-sở lí-luận của ngôn-ngữ. (Có phải Đạo-đức quí hơn cái đẹp, hay cái đẹp và Đạo-đức là một?)

 

4.0031

Phê-bình triết-học là phê-bình ngôn-ngữ (đây không phải cùng í với Mauther). Russell nói, cái thể luận-lí của một mệnh-đề không nhất thiết phải là mệnh-đề có í-nghĩa rõ ràng.

 

4.01

Mệnh-đề là bức tranh của thực-tại.

Mệnh-đề chính là mô-hình của thực-tại do chính ta tưởng-tượng ra.

 

4.011

Thoạt-tiên, mệnh-đề trông không giống bức tranh thực-tại. Bài văn không giống bản-nhạc. Mẫu-tự không như lời nói. Thế rồi ta thấy, mệnh-đề giống bức tranh vì mệnh-đề dùng kí-hiệu diễn-tả như bức tranh theo lẽ thông-thường.

 

4.012

Mệnh-đề có dạng ‘aRb’ là một hình ảnh. [Ánh (a) là vợ của Bằng (b). R (liên-hệ) nối kết Ánh (a) và Bằng (b)]

 

4.013

Khi đi sâu vào iếu-tính của hình-ảnh chúng ta sẽ thấy hình-ảnh ấy không có kí-hiệu bất-thường (Unregelmässigkeiten), như hai dấu # và b trong âm-nhạc. Những dấu # và b chỉ diễn-tả tính riêng-tư của chúng mà thôi.

 

4.014

Đĩa hát, í-nhạc, ghi-âm, và những sóng-nhạc (die Schallwellen) đều có liên-hệ với nhau để diễn-tả móc nối (Bezeihung) giữa ngôn-ngữ của âm-nhạc và thế-gian.

Chúng được soạn ra theo cấu-trúc thông-thường của luận-lí (der logische Bau). [I như hai thiếu-niên trong truyện thần-tiên, có hai con ngựa và những bông hoa Li-li. Trong nghĩa tất-định ( in gewissm Sinne), cả hai là một.]

 

4.0141

Nhờ một qui-tắc chung, nhạc-sĩ có thể dùng nốt nhạc tạo ra một dư-hưởng khúc. Rồi từ nốt nhạc nghiệm ra một dư-hưởng khúc từ đĩa hát, để cuối cùng lại quay trở về nốt nhạc. Đó là cách sáng-tạo hoàn toàn mới lạ cho các cơ-cấu nội-tại giống nhau (innere Ähnlichkeit) của những thành-phần kể trên. Phương-pháp ấy gọi là luật rọi-phóng (das Gesetz der Projektion) để đưa dư-hưởng khúc vào cách kí-âm của âm-nhạc. Và đây cũng chính là cách thu đĩa nhạc.

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

 

-------------

Đã đăng:

... Bởi thế, luận-cương này phải đến tay các học-giả trẻ tuổi Việt-Nam, với một ghi-chú là, ‘khác với tôn-giáo, triết-học không có giáo-điều.’ Nếu quả thực có giáo-điều trong triết-học thì đã không còn triết-học, không còn trí-tuệ, không còn tiến-bộ và không còn văn-minh cho nhân-loại... (...)
 
1. Thế-gian chẳng qua là hoàn-cảnh (der Fall). / 1.1 Chẳng qua chỉ là dữ-kiện mà thôi (der Tatsachen). / 1.11 Dữ-kiện làm thành thế-gian. / 1.12 Qua dữ-kiện ta biết hoàn-cảnh nào có, hoàn-cảnh nào không. / 1.13 Dữ-kiện lù lù trong không-gian (Raum) và nó chính là thế-gian. / 1.2 Thế-gian có nhiều dữ-kiện... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
2.1 Chúng ta diễn-tả dữ-kiện cho chính chúng ta. / 2.11 Sự diễn-tả này trình bày cặn-kẽ một hoàn-cảnh trong không-gian hợp lẽ, bao gồm cả cái có lẫn cái không. / 2.12 Vậy thì cách miêu-tả (hay bức tranh) chính là cái hình của thực-tại. / 2.13 Vật miêu tả (Gegenstände) trong tranh có những nét tiêu-biểu cho vật đó... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
3.21 Trong một hoàn-cảnh, hình của vật tương-ứng với hình của kí-hiệu đơn-giản trong kí-hiệu mệnh-đề. / 3.22 Tên tiêu-biểu cho sự-vật trong mệnh-đề. / 3.221 Tôi có thể gọi tên cho sự-vật. Kí-hiệu là biểu-thị của sự-vật. Tôi có thể nói về biểu-thị của sự-vật, chứ không thể diễn ra biểu-thị bằng lời. Mệnh-đề chỉ có thể trình-bày sự-kiện xảy ra như thế nào, chứ không thể bàn đến sự-kiện là gì... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021