|
Chim vàng anh | Trật tự đúng luật pháp đôi khi phi nhân | Ngọn lửa tĩnh tại | Chiếc mặt nạ ngày đưa tang
|
![]() |
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
![]()
RENÉ CHAR
(1907-1988)
Chim vàng anh 3 tháng Chín, 1939
Con chim vàng anh bay vào thủ đô bình minh.
Lưỡi gươm của tiếng hót nó đóng kín chiếc giường sầu muộn.
Mọi thứ đến hồi vĩnh viễn kết thúc.
Trật tự đúng luật pháp đôi khi phi nhân Những kẻ chia sẻ các kỷ niệm của mình,
Sự cô đơn đòi chúng lại, lập tức làm câm lặng.
Cỏ lướt qua những kỷ niệm ấy nẩy nở từ sự chung thủy.
Em bảo sao? Em nói với ta về một mối tình xa xưa
Bảo là nó trở về với tuổi thơ của em.
Có biết bao mưu mẹo con người sử dụng trong ký ức!
Ngọn lửa tĩnh tại Ta hãy quay nhanh vòng quay của tinh tú và những vết loét của vũ trụ. Nhưng tại sao phải có niềm vui, tại sao phải có nỗi đau? Khi chúng ta đến chỗ đối diện với mặt tiền ngọn núi, ta sẽ thấy xuất hiện, khoác lên người mặt trời và nước, những con người bé tí mà ta bảo là những thần linh, là biểu hiện ít bí hiểm nhất của chính chúng ta.
Ta sẽ không cần phải đem văn minh đến cho họ. Ta sẽ chỉ cùng lắm là vinh danh họ; bởi họ cư ngụ trong một ngọn lửa, ngọn lửa tĩnh tại của chúng ta.
Chiếc mặt nạ ngày đưa tang Có một người, không còn thấy đói, không bao giờ còn biết đói, bởi vì hắn ta đã ngốn hết bao nhiêu là di sản, đã nuốt chửng bao nhiêu là thức ăn, đã làm nghèo kiệt quệ đồng loại của mình, có một lần hắn thấy cái bàn ăn trống không, chiếc giường ngủ không một bóng người, vợ hắn mập lên, và đất trên cánh đồng tim hắn thì xấu đi.
Không có trong tay ngôi mộ nào và vẫn còn muốn sống, chẳng có gì để cho mà còn ít hơn để nhận, đồ vật bỏ hắn trốn đi, thú vật thì nói dối hắn, hắn đánh cắp cái đói và dọn vào trong một cái đĩa nay trở thành tấm gương soi của hắn và cũng là sự bại hoại của chính hắn.
------------------
“Chim vàng anh” và “Trật tự đúng luật pháp đôi khi phi nhân” dịch từ nguyên tác tiếng Pháp “Le loriot” [Seuls demeurent 1938-1944] và “L’ordre légitime est parfois inhumain” [Les loyaux adversaires] trong René Char, Fureur et mystère (Paris: Poésie / Gallimard, 1962). “Ngọn lửa tĩnh tại” và “Chiếc mặt nạ ngày đưa tang” dịch từ nguyên tác “La flamme sédentaire” và “Le masque funèbre” trong René Char, Le nu perdu (Paris: Gallimard, 1972), và René Char, Les matinaux (Paris: Gallimard, 1950).
Ðã đăng:
VỚI BA MƯƠI BA MẢNH VỤN (thơ)
Khúc "Khai từ" và 33 bài thơ trong EN TRENTE TROIS MORCEAUX của René Char (1907-1988) ... Sự tĩnh lặng của chiều tà xích đến gần mỗi tảng đá và thả chiếc neo đớn đau / Rồi đêm tới đầy những chiến trận... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
Jacquemard và Julia (thơ)
Ngày xưa cỏ, vào giờ mà những con đường của trái đất hợp hoà trong sự tàn tạ, bừng sáng trên những nhận thức và âu yếm cao vươn những cọng lá. Những hiệp sĩ của ngày nẩy sinh trong ánh mắt tình yêu và các toà lâu đài của người tình đếm được ngần ấy khung cửa như vực thẳm cưu mang những giông bão nhẹ nhàng... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
Ta lắng nghe bước đi bên trong đôi chân mình / Biển chết những ngọn sóng trên đầu... | Nỗi buồn của người thất học trong bóng tối của những chai lọ / Nỗi âu lo khó nhận ra nơi những người thợ đóng xe / Những đồng bạc cắc trong chiếc bình sâu đáy... | Đời sống nào ló dạng / cũng kết thúc một kẻ bị thương... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
Hai bài thơ tình “Madeleine à la veilleuse” và “Madeleine qui veillait”... Một ngày tuỳ nghi, những kẻ khác cho dù không khao khát bằng ta, sẽ lột chiếc áo vải của em, sẽ nằm lên chiếc giường của em. Nhưng khi ra đi họ sẽ quên dập tắt ngọn đèn chong... | ... Tôi đưa hai bàn tay lên ôm đầu cô và hôn lên mắt và lên tóc cô. Madeleine bỏ đi, biến mất dưới những bậc cầu thang xe điện hầm mà những cánh cửa sắt sắp được kéo xuống lưng chừng và sẵn sàng đóng lại... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
Năm bài thơ tình “La chambre dans l’espace”, “Vivante demain”, “L’amoureuse en secret”, “Allégeance” và “Marthe”... Như tiếng hót của con bồ câu trong rừng khi trận mưa rào gần đến – không gian phủ bụi mưa, mặt trời ám ảnh –, tôi thức dậy rửa sạch, tôi chảy tan khi đứng lên; tôi hái bầu trời mới sáng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
|