thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 4.125 - 4.243

 

Bản dịch của Nguyễn Quỳnh

 

LUDWIG WITTGENSTEIN

(1889-1951)

 

___________

 

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC

[4.125 - 4.243]

 

 

4.125

Liên-hệ nội-tại giữa những hoàn-cảnh khả-tri tự nó hiện-bày trong ngôn-ngữ qua liên-hệ nội-tại giữa những mệnh-đề trình bày hoàn-cảnh khả-tri.

 

4.1251

Thế là ta đã trả lời câu hỏi làm chúng ta đau đầu là, ‘có phải mọi liên-hệ đều là nội-tại hay ngoại-vi hay không?’

 

4.1252

Tôi gọi một dãy những gì theo qui-luật liên-hệ nội-tại là một dãy hình-thể.

Trật-tự của một dãy số không do liên-hệ ngoại-vi tác-thành. Trật-tự ấy do liên-hệ nội-tại tác-thành. Cũng giống như một dãy các mệnh-đề sau đây:

‘aRb’

‘( x): aRx . xRb’,

‘( x, y): aRx . xRy . yRb’,

vân vân và vân vân

(Nếu b có mặt trong những liên-hệ này đối với a, thì tôi gọi b là là sự-kiện tiếp-theo a)

 

4.126

Theo phương-pháp bàn về cơ-cấu hình-thức, chúng ta bàn đến í-niệm hình-thức (formalen Eigenschaften).

(Sở dĩ tôi dùng hai hạn-từ trên cốt để nêu rõ sự lầm-lẫn giữa í-niệm hình-thức (formalen Begriffen) và í-niệm bản-chất (eigentlichen Begriffen) thường thấy trong truyền-thống luận-lí).

Cái gì nằm trong í-niệm hình-thức không thể nào được diễn-tả bằng mệnh-đề. Bởi vì nó biểu-lộ trong kí-hiệu của sự vật. (Cái tên biểu-thị sự-vật, kí-hiệu biểu-thị con số rõ ràng trong con số, vân vân.)

Í-niệm hình-thức không thể nào được trình bày qua chức năng vận-chuyển. Trong khi ấy í-niệm bản-chất hay cơ-bản trình-bày được chức-năng vận-chuyển.

Tính-chất của cơ-cấu hình-thức thể-hiện qua chức-năng vận-chuyển.

Cơ-cấu hình-thức diễn-tả hoạt-động của kí-hiệu tượng-trưng (Symbole).

Kí-hiệu (Zeichen) mang tính-chất của í-niệm hình-thức là hoạt-động rõ ràng của những kí-hiệu tượng-trưng có í-nghĩa nằm trong í-niệm.

Cho nên, í-niệm hình-thức diễn tả tính biến-thiên của mệnh-đề. Trong mệnh-đề đó hoạt-động có tính rõ ràng luôn luôn hiện ra.

 

4.127

Tính biến-thiên của mệnh-đề chính là í-niệm hình-thức, và giá-trị của nó là giá trị của sự-vật nằm trong í-niệm.

 

4.1271

Bất kì tính biến-thiên nào cũng là kí-hiệu của í-niệm hình-thức.

Vì mỗi tính biến-thiên miêu-tả một hình-thể luôn luôn có mặt, cho nên mọi giá-trị đều có mặt. Bởi thế, tính biến-thiên chính là cơ-cấu hình-thức của những giá-trị có mặt ấy.

 

4.1272

Kí-hiệu biến-thiên ‘x’ là một kí-hiệu hiển nhiên cho một vật (Scheinbergriffes Gegenstand) có dạng í-niệm.

Gọi vật đó là cái gì cũng được miễn là phải dùng cho đúng, thì vật đó diễn-tả khái-niệm bằng một cái tên có dạng biến-thiên

Cho hai sự-kiện được diễn tả như sau: ‘( x,y)...’

Khi nào mệnh-đề ấy được dùng khác đi, nghĩa là nó là một từ-ngữ chỉ về í-niệm rõ ràng (Begriffswort), thì kết-quả sẽ là những mệnh-đề giả-trá (Scheinsätze) và vô-nghĩa.

Như thế thì ta không thể nói, ‘Có những đồ-vật’, để ám-chỉ, ‘Có những cuốn sách’. Và ta cũng không thể nói, ‘Có một trăm đồ-vật’, hoặc, ‘Có 0 đồ vật.’

Thế thì, câu nói về tất cả đồ-vật cũng chẳng có nghĩa gì.

Đây cũng là trường-hợp của những chữ như ‘phức-tạp’, ‘dữ-kiện’, ‘chức-năng’, ‘con số’, và vân vân.

Tất cả những chữ trên đều là í-niệm hình-thức. Chúng được dùng theo lí-thuyết về í-niệm qua những hằng số biến-thiên, chứ không qua chức-năng hay đẳng-cấp (như Frege và Russell tin vậy).

‘1 là một con số’, trong khi ấy ‘ta chỉ có một số 0 mà thôi’, còn tất cả những phát-biểu giống thế đều vô-nghĩa.

(Nó cũng vô-nghĩa như ta nói, ‘Chỉ có mỗi một số 1 mà thôi’, thay vì có thể nói, ‘2 + 2 vào lúc 3 giờ là 4’.)

 

4.12721

Í-niệm hình-thức áp-dụng cho bất kì vật nào phải lẽ. Bởi thế, ta không thể dùng những những í-niệm phôi-thai cho những vật nằm trong í-niệm hình-thức. Cũng vậy, ta không thể dùng những í-niệm phôi-thai cho cho í-niệm về chức năng và í-niệm cụ-thể, như Russell đã làm; hoặc dùng cho í-niệm về con số và những con số đặc-thù.

 

4.1273

Nếu ta muốn dùng mệnh-đề phổ-quát theo tiêu-chuẩn í-niệm, như ‘b đến sau a’, rồi chúng ta lại muốn diễn-tả bằng khái-niệm (allgemeine Glied der Formenreihe) chung cho một dãy í-niệm, chẳng hạn như

aRb,

(x): aRx . xRb,

(x,y): aRx . xRy . yRb,

...

Để diễn-tả khái-niệm chung về một dãy í-niệm, ta phải dùng đến biến-thiên, bởi vì ‘í-niệm về một dãy mô-thức’ là một í-niệm hình-thể. (Đây là điểm cả Frege và Russell đều không để-í đến: và hậu quả là cả hai ông đều muốn dùng những mệnh-đề tổng-quát như trường hợp kể trên cho nên sai bét; bởi vì nó sẽ gây ra một vòng lắm chuyện rối ren.)

Chúng ta có thể chọn một phương-thức chung cho một tập-hợp nhiều mô-thức bằng cách tạo cho phương-thức chung ấy một điều kiện tiên-quyết (ihr erstes Glied) và một phương-pháp chung cho lí-giải để điều-kiện thứ hai có mặt trong mệnh-đề đi trước.

 

4.1274

Hỏi rằng một í-niệm về hình thể có mặt hay không là một câu hỏi vô-nghĩa. Vì không có cách nào trả lời được câu hỏi đó.

(Cũng đừng hỏi: ‘Có mệnh-đề nào có chủ-từ và bổ túc từ không thể nào phân-tích được không?’)

 

4.128

Thể của luận-lí không hề có con số.

Thế có nghĩa là trong luận-lí không có con số ưu-việt (ausgescheineten Zahlen). Làm gì có nhất-nguyên (Monimus) hay nhị-nguyên (Dualismus) trong triết-học.

 

4.2

Í-nghĩa của mệnh-đề cho thấy sự phù-hợp hay không phù-hợp với cái có cũng như cái không trên đời (Bestehens und Nichtbestehens der Sachverhalte).

 

4.21

Mệnh-đề đơn-giản và căn-bản nhất cho ta thấy rõ sự đời.

 

4.211

Khi một kí-hiệu của mệnh-đề là mệnh-đề căn-bản thì không có mệnh-đề căn-bản nào nghịch với nó hết.

 

4.22

Mệnh-đề căn-bản là những cái tên [như p, q, r...]. Nó là một dãy những cái tên (concatenantion/ Verketung).

 

4.221

Phân-tích mệnh-đề là trở về với những mệnh-đề cơ-bản gồm những cái tên trong kết hợp cấp-thời (unmettelbarer Verbindung).

Cho nên ta mới tự hỏi làm sao kết-hợp như thế lại trở thành mệnh-đề.

 

4.2211

Ngay cả nếu thế-gian phức tạp vô-cùng tận đến độ dữ-kiện nào cũng có vấn-đề vô cùng tận, và vấn-đề nào cũng có sự-kiện vô cùng tận, thì trên thực-tế vẫn chưa hết sự-kiện và vấn-đề.

 

4.23

Cái tên nằm trong mệnh-đề nhờ móc nối trong mệnh-đề cơ-bản.

 

4.24

Tên là biểu-tượng đơn-giản, ví như ‘x’, ‘y’, ‘z’.

Mệnh-đề cơ-bản là những cái tên nằm trong dạng-thức như sau ‘fx’, ‘(x,y)’, vân vân.

Thay vì viết như trên, ta cũng có thể viết như sau, ‘p’, ‘q’, ‘r’.

 

4.241

Khi tôi dùng hai kí-hiệu với cùng một nghĩa, tôi để dấu ‘=’ giữa hai kí-hiệu đó.

Thế thì khi ta viết ‘a = b’ có nghĩa là ‘b’ có thể thế cho ‘a’.

(Nếu tôi dùng phương-trình để giới-thiệu một ‘b’ mới với dụng í là ‘b’ sẽ thay thế cho ‘a’ mà trong trường-hợp này tôi hiểu Russell, nên tôi viết một phương-trình theo định nghĩa thế này ‘a = b Định-nghĩa.’ Định-nghĩa là luật dùng với kí-hiệu.)

 

4.242

Thế thì, những cách diễn-tả về hình-thức của ‘a = b’ chỉ là cách trình-bày, chứ không mang í- nghĩa của ‘a’ và ‘b’.

 

4.243

Ta có thể hiểu hai cái tên mà không biết chúng biểu-thị cho cùng một sự-kiện hay hai sự-kiện khác nhau không? – Ta có thể hiểu một mệnh-đề trong đó có hai cái tên xuất hiện không rõ là chúng có cùng một í-nghĩa hay khác nhau không?

Giả thiết rằng tôi biết có một chữ Anh và một chữ Đức đồng nghĩa. Thật khó cho tôi nếu tôi không biết là hai chữ ấy đồng nghĩa. Chắc là tôi phải có khả-năng dịch hai từ-ngữ đó [để biết chúng đồng nghĩa].

Những lối diễn-tả suy ra từ ‘a = b’ không phải là những mệnh-đề cơ-bản, và cách suy này cũng không giúp cho những lối diễn-tả ấy có nghĩa. (Điều này sẽ được bàn kĩ hơn.)

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

 

-------------

Đã đăng:

... Bởi thế, luận-cương này phải đến tay các học-giả trẻ tuổi Việt-Nam, với một ghi-chú là, ‘khác với tôn-giáo, triết-học không có giáo-điều.’ Nếu quả thực có giáo-điều trong triết-học thì đã không còn triết-học, không còn trí-tuệ, không còn tiến-bộ và không còn văn-minh cho nhân-loại... (...)
 
1. Thế-gian chẳng qua là hoàn-cảnh (der Fall). / 1.1 Chẳng qua chỉ là dữ-kiện mà thôi (der Tatsachen). / 1.11 Dữ-kiện làm thành thế-gian. / 1.12 Qua dữ-kiện ta biết hoàn-cảnh nào có, hoàn-cảnh nào không. / 1.13 Dữ-kiện lù lù trong không-gian (Raum) và nó chính là thế-gian. / 1.2 Thế-gian có nhiều dữ-kiện... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
2.1 Chúng ta diễn-tả dữ-kiện cho chính chúng ta. / 2.11 Sự diễn-tả này trình bày cặn-kẽ một hoàn-cảnh trong không-gian hợp lẽ, bao gồm cả cái có lẫn cái không. / 2.12 Vậy thì cách miêu-tả (hay bức tranh) chính là cái hình của thực-tại. / 2.13 Vật miêu tả (Gegenstände) trong tranh có những nét tiêu-biểu cho vật đó... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
3.21 Trong một hoàn-cảnh, hình của vật tương-ứng với hình của kí-hiệu đơn-giản trong kí-hiệu mệnh-đề. / 3.22 Tên tiêu-biểu cho sự-vật trong mệnh-đề. / 3.221 Tôi có thể gọi tên cho sự-vật. Kí-hiệu là biểu-thị của sự-vật. Tôi có thể nói về biểu-thị của sự-vật, chứ không thể diễn ra biểu-thị bằng lời. Mệnh-đề chỉ có thể trình-bày sự-kiện xảy ra như thế nào, chứ không thể bàn đến sự-kiện là gì... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
3.41 Như vậy, điểm quan-trọng trong một mệnh-đề là: tất cả mệnh-đề phụ-thuộc có khả-năng diễn tả cùng một í-nghĩa đều phải có cùng chung mục-đích. Cũng vậy, điểm quan-trọng trong một kí-hiệu là tất cả kí-hiệu phụ-thuộc phải có cùng chung mục-đích... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
4.015 Tất cả mọi hình-ảnh (Gleichnisse), kể cả hình-tượng trong lối (Mode) diễn-tả, đều nằm trong lí diễn-tả. / 4.016 Để hiểu tinh-tuý của mệnh-đề, ta nên để í đến lối viết chữ tượng-hình biểu-trưng cho dữ-kiện, cũng như để-í đến cách viết theo mẫu-tự, luôn luôn bám sát vào nội-dung miêu-tả... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
4.1 Mệnh-đề bàn đến cái có (Bestehen) cũng như cái không (Nichtbestehen) ở thế-gian này (Sachverhalte). / 4.11 Toàn thể tư-tưởng (mệnh-đề) là tất cả cơ-cấu của khoa-học tự-nhiên. / 4.111 Triết-học không phải là một phần của khoa-học tự-nhiên hay song song với khoa-học tự-nhiên... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021