thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Trương Vũ: Những suy nghĩ về ngày 30/4

 

Bài phỏng vấn dưới đây do nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình thực hiện. Một bản câu hỏi đã được gửi đến nhiều văn nghệ sĩ trong và ngoài nước. Tiền Vệ sẽ lần lượt đăng tải loạt bài này.
 
Tiền Vệ

 

_______

 

TRƯƠNG VŨ: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ NGÀY 30/4

 

Nếu chỉ đọc trên báo chí, nghe lời hô hào, hay nhìn khẩu hiệu trong các cuộc tuần hành, quả thật chúng ta thường thấy xuất hiện những tên gọi như Quốc Hận, Tháng Tư Đen, ngày Giải Phóng, hay ngày Đại Thắng Mùa Xuân,... dành cho ngày 30 tháng Tư 75. Thế nhưng, ý nghĩa thật sự của nó với mỗi người Việt phức tạp hơn nhiều. Rất khó để tìm được một tên gọi chung. Cho mỗi người, ý nghĩa hay tâm trạng cá nhân về ngày này cũng thay đổi theo thời gian. Ở trong nước, cùng là đảng viên Cộng Sản, cùng phấn đấu chung trong chiến khu, cùng có chung một tâm trạng hồ hởi vào 37 năm trước, nhưng tâm trạng ngày nay của một chị cán bộ mặc đồ đầm ngồi trong chiếc xe hơi sang trọng với tài xế riêng chắc chắn phải khác với tâm trạng một bộ đội về già, tay trắng, chiều chiều ra ngồi quán bia chửi Đảng. Ngoài nước cũng thế, tâm trạng của những người mất cả tuối trẻ của họ trong chiến tranh, trong các trại “cải tạo”, hay mất cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em trong các chuyến vượt biên thảm khốc chắc chắn phải khác với tâm trạng của một số gia đình đánh cá trước đây rất nghèo khổ. Ngày xưa, những gia đình này cả làng họ không có lấy một y tá, ngày nay họ cật lực làm ăn trên đất Mỹ, nuôi con ăn học, có gia đình có đến 3, 4 đứa con hành nghề bác sĩ. Thỉnh thoảng, họ về thăm làng cũ, giúp xây nhà thương, trường học, xây lại mồ mả ông bà, xây lại nhà cửa của cha mẹ thành những biệt thự sang trọng mà nhiều người sống chỉ nhìn thấy trong mơ. Tôi không tin ngày 30 tháng Tư chiếm một vị trí đáng kể nào trong tâm tư, tình cảm của họ. Nếu có, khó bảo nó mang ý nghĩa của một thảm kịch. Với những trẻ em dưới 13 tuổi khi chiến tranh chấm dứt, có thể có ít nhiều dao động vào lúc đó, nhưng sau 37 năm vật lộn với cuộc sống, bây giờ đang chuẩn bị cho những ngày hưu trí không còn xa, 30 tháng 4 chắc chỉ còn là một dấu ấn mờ nhạt. Thành phần này chiếm đa số của dân tộc.

Tâm trạng của tôi vào những ngày đó của 37 năm xưa đơn giản chỉ là tâm trạng của một anh nhà giáo thuộc diện quân nhân biệt phái, mang nhiều mơ ước cho tương lai như bao con người bình thường khác. Bỗng dưng, thấy mình thuộc phe bại trận, và bao ước mơ tan thành mây khói. Tệ hơn, khi nhìn quanh không thấy một cấp lớn nào, quân sự hay dân sự. Cũng không thấy có bao nhiêu bạn bè cón lại. Những ngày tiếp theo đó được nghe kể về cái chết của tướng Nguyễn Khoa Nam. Thêm cảm giác hụt hẫng. Cho đến lúc đó, Vùng 4 vẫn là niềm hy vọng sau cùng, dù mỏng manh, cho cả nước. Miền Nam có một triệu quân. Cho đến ngày 30 tháng Tư, 1975, Vùng 4 gần như không có thiệt hại quân sự gì đáng kể. Dưới quyền tướng Nguyễn Khoa Nam, chắc chắn phải có ít nhất một trăm ngàn quân. Ông không cho phép quân nhân dưới quyền rời bỏ nhiệm sở. Thực tế như thế nào, chúng ta đã biết. Tôi cố hình dung tâm trạng ông vào những ngày đó, và cái vắng lặng kinh hoàng ông cảm nhận được. Tâm trạng của ông phải khác tôi nhiều lắm. Nỗi đau lớn gấp trăm ngàn lần. Ý nghĩa của ngày đó đối với ông thật sự như thế nào khó ai biết, nhưng chắc chắn nó không giống với bất cứ ai trong chúng ta.

Thời gian qua, bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố dồn dập đến trên thế giới, và bao nhiêu sự thật phơi bày trên đất nước, tôi không còn nhìn về ngày 30 tháng 4 như xưa nữa. Bây giờ, với tôi, “30 tháng Tư, 1975” là ngày khởi đầu cho một sự sụp đổ thê thảm, một hình thức khác của bại trận, của chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam, tại Đông Âu, tại các nước Liên Xô cũ, và tại nhiều nơi khác trên thế giới.

Tôi tin rằng nhiều người Việt khác cũng giống tôi, nhìn ý nghĩa của ngày 30 tháng Tư 75 không còn giống xưa. Tâm trạng của họ vào những ngày này mỗi năm cũng dần dần đổi khác. Ngày nay, những khẩu hiệu, những cờ quạt, những lời hô hào trên máy vi âm, cùng với những suy nghĩ phát đi từ vị trí những người trong một cuộc chiến đã chấm dứt lâu rồi, được nói ra cũng đã lâu rồi, có thể hay, có thể dở, có thể đúng, có thể sai. Tuy nhiên, tất cả những cái đó khó thể phản ảnh những suy nghĩ, những vui buồn, những lo âu, những phấn đấu thật sự của đại đa số dân tộc ngày hôm nay. Tôi muốn nghĩ nhiều hơn đến những vấn nạn, những cuộc chiến mới, không súng đạn nhưng đầy cam go đang xẩy ra và những gì sẽ xẩy tới cho dân tộc.

Ngày nay, chủ nghĩa Cộng Sản đã đại bại, đã tiêu ma ngay cả trong lòng những cán bộ mà cả tuổi trẻ họ đã sống chết cho lý tưởng Cộng Sản. Nhưng cái biến chứng phát sinh từ sự đại bại đó rất nhiều và khó lường. Vấn nạn lớn nhất là lối cai trị đi ngược hoàn toàn với sự tiến bộ và những xu hướng nhân bản của thời đại, vẫn tiếp tục tồn tại. Một vấn nạn khác của dân tộc là chữ “Cộng Sản” vẫn tiếp tục được dùng để sống dối trá với nhau. Trong nước, để vinh danh, xưng tụng, dạy dỗ, hô hào. Ngoài nước, để chụp mũ, đập phá. Rất khó để bảo rằng dân tộc Việt Nam, và đặc biệt giới trẻ Việt Nam, không có những khát vọng về dân chủ, tự do và khát vọng được sống một đời có phẩm cách, như rất nhiều dân tộc khác trên hoàn cầu. Giới trẻ Việt Nam ngày nay thực sự rất thông minh, có sức sống mãnh liệt, và biết khá rõ đời sống những người trẻ như họ ở ngoài nước. Thế nhưng, những bài học lạnh người về khả năng đàn áp của chính quyền, những kinh nghiệm sờ sờ về hậu quả bi thảm của nói thật, sống thật, cũng như kinh nghiệm để cá nhân tồn tại đã có từ thời thực dân và trải dài cho đến nay, đã khiên cả nước phát triển rất cao một khả năng ít thầy ở những nơi nào khác trên thế giới. Đó là loại khả năng chúng ta thấy hằng ngày trên các đường phố ở Sài Gòn hay Hà Nội, qua cách chạy xe của mọi người. Khả năng “Lách”. Người có quyền hành, lách theo cách của kẻ có quyền, kể cả nhân danh vô sản để sống như tư bản, để vẫn có thể vơ vét, hưởng thụ tận cùng, và vẫn tiếp tục có quyền. Người dân thường, lách để tồn tại, để có thu nhập cao hơn, để có cuộc sống tốt hơn mà không đụng chạm ai. Thế nhưng, vẫn không nên xem thường những khát vọng của từng con người nhỏ bé cùng với những nỗ lực dù rất khác nhau để làm đẹp đời sống. Cũng không nên coi nhẹ những bất mãn rất bình thường của họ mà nếu nhìn ở từng người trông chẳng có nghĩa lý gì. Khó ai dám nói là tất cả, vào một ngày nào đó, sẽ không cộng hưởng với nhau để tạo nên một đổi thay vô cùng lớn. Dĩ nhiên, đừng hy vọng đi tìm một đổi thay như ta muốn thấy ngay sau thời điểm 75. Con người ngày hôm nay, kể cả con người Việt Nam, về hiểu biết, về khát vọng, khác xưa nhiều lắm. Thê giới cũng đã hoàn toàn đổi thay và nhỏ đi.

Bây giờ, xin trở lại với vài câu hỏi khác của Nguyễn Thị Thanh Bình.

Về mấy câu nói của các ông lãnh tụ như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, tôi đề nghị chúng ta không nên phí thì giờ bàn cãi. Mấy ông lãnh tụ của đảng Cộng Sản, hay xuất thân từ đảng Cộng Sản, phần đông có khả năng lớn về hài kịch. Ở Nga, ông Putin trổ tài ở trân, cỡi ngựa, đấu kiếm, vật lộn,... Ở Việt Nam, ông chủ tịch nước đi qua Cuba nói cho dân Cuba biết “Việt Nam và Cuba thay phiên nhau canh giữ hòa bình thế giới, Việt Nam ngủ, Cuba thức...”. Tài hài kịch của họ biểu lộ rõ ngay cả khi họ cố đóng vai “đào thương” trong bi kịch, như cảnh đấm ngực nhận lỗi của ông “Trần Dân Tiên” sau Cải Cách Ruộng Đất chẳng hạn.

Về câu hỏi “người cầm bút phải làm thế nào để có thể băng bó vết thương chung của dân tộc?” tôi xin mượn chuyện Nhật Bản để góp ý. Cuộc bại trận ê chề nhất trong lịch sử của Nhật Bản xẩy ra vào 1945. Sau đó, nước Nhật có nhiều nhà văn được thế giới biết tiếng và nể trọng, đáng kể nhất là Yasunari Kawabata (giải Nobel văn chương 1968), Yukio Mishima (tác giả tiểu thuyết Kim Các Tự), và Kenzaburo Oe (giải Nobel văn chương 1994). Cả ba có quan niệm xây dựng tác phẩm khác nhau. Ở ngoài đời, họ biểu lộ nhận thức về chính trị, xã hội cũng hoàn toàn khác nhau. Mishima và Oe khác nhau như nước với lửa. Thế nhưng, tác phẩm của họ đều lớn, làm lớn sự nghiệp riêng của họ, làm văn học Nhật Bản lớn hơn, và làm dân tộc Nhật lớn hơn. Nhưng, không thấy ai đề ra hay hô hào trách nhiệm băng bó vết thương chung của dân tộc. Kenzaburo Oe còn ngược lại, đâm xoáy vào những vết thương kinh hoàng mà người Nhật muốn quên, những vết thương mà nước Nhật gây ra cho thế giới, mà quân đội Nhật đã gây ra cho chính dân họ. Tôi nghĩ, khi xây dựng tác phẩm, nhà văn cứ sống hết lòng, sống thật với mình, nghĩ sao cũng được. Không có gì sai khi người đọc cãm được chất thép trong một bài thơ hay. Nhưng, hô hào hay chủ trương “trong thơ phải có thép”, hay trao truyền một trách nhiệm lịch sử cho nhà văn lại là chuyện rất khác. Chuyện này, các ông Hồ Chí Minh và Tố Hữu giỏi lắm. Và, đại họa cho văn học và cho cả dân tộc cũng phát sinh từ đó.

 

Trương Vũ
Maryland, tháng 5, 2012

 

 

-------------

Đã đăng:

13.05.2012
Hoàng Xuân Sơn: Khi đã là độc tài đảng trị, buôn dân bán nước thì lời nói nào thốt ra từ đám chóp bu hưởng quyền hưởng lợi chỉ là những lời tuyên truyền xảo trá, đĩ bợm, mị dân để cũng cố địa vị, quyền hành cho dù sử dụng bất cứ thủ đoạn nào kể cả luồn cúi cam tâm làm nô lệ. Cho nên những kẻ này không còn là người Việt Nam nữa... (...)
 
12.05.2012
Trần Vũ: ... Thoát ra ngoài, so sánh tình trạng độc tài và tụt hậu tại quê nhà với các xứ Tự do, có thể đọc những quyển sử không tuyên truyền mà ghi lại tội ác thật sự của các chế độ Sô-Viết bên Nga, bên Tàu, Cuba... tuổi trẻ Việt Nam cũng sẽ nhận chân Đại Thắng Mùa Xuân 1975 là một sự đánh tráo xương máu của dân chúng. [...] Không. Không phải như Nguyễn Duy viết: “Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”. Chính phe Độc Tài chiến thắng thì dân chúng mới bại... (...)
 
11.05.2012
Phan Xuân Sinh: ... Cho nên cái ngày 30 tháng 4 năm 1975, cái ngày hoà bình thực sự trên đất nước cũng mở đầu cho cái ngày lao khổ mà chúng tôi nhận lãnh. Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng dân tộc hoà bình, thống nhất. Xoá bỏ tất cả để xây dựng. Nhưng người thắng trận quyết trả thù, phủ lên đầu chúng tôi những tội danh mà chúng tôi chưa hề hay biết... (...)
 
10.05.2012
Lưu Nguyễn Đạt: ... Chúng ta có thể ngày nào đó tha thứ, bỏ qua, nhưng không bao giờ quên nổi tai ương quốc nạn của biến cố 30 tháng Tư 1975 và của những chính sách bạo tàn liên hệ... (...)
 
09.05.2012
Đinh Từ Bích Thúy: ... Khi mặc niệm về ngày 30 tháng 4, trong lúc này, gần bốn thập niên sau biến cố, Thúy thấy cái nhìn của mình không chỉ giới hạn trong khuôn khổ Việt Nam. Nó đã được hoàn cầu hoá, một phần vì những biến chuyển thế giới gần đây, như cuộc cách mạng ở Tunisia, Ai Cập, Lybia, Syria... [...] Mong rằng những người dân Việt ở Việt Nam đã và sẽ được hứng khởi, bừng mắt bởi những cuộc nổi dậy ở Trung Đông, cũng như những hành động dũng cảm của các nhà đối lập như Lưu Hiểu Ba, Lưu Hà, Ngải Vị Vị, Trần Quang Thành, v.v..., và tin vào khả năng tác động sự chuyển hoá của chính họ... (...)
 
08.05.2012
Nguyễn Hưng Quốc: ... Bi kịch của cá nhân thì nên quên. Nhớ, không ai chịu đựng nổi. Nhưng bi kịch của cả dân tộc thì phải nhớ. Quên, người ta đánh mất cơ hội để trở thành giàu có, sâu sắc. Và nhất là, trưởng thành. Với cá nhân, nước mắt là đá, nặng trĩu, kéo oằn người ta xuống; với dân tộc, nước mắt là ngọc trai, trong giếng Mỵ Châu, tỏa sáng, lấp lánh, làm người ta đẹp hơn. Và cũng cao hơn... (...)
 
07.05.2012
Chân Phương: ... Tôi hình dung đó là một bầy khủng long bằng sắt thép đêm ngày dò dẫm khắp rừng núi Trường Sơn tiến về phương Nam; nhưng khi chiếm được Sài Gòn thì nhanh chóng diễn ra tuồng kịch bi-hài của bọn khủng long chỉ có bộ óc không to hơn bát gạo bao nhiêu!... (...)
 
06.05.2012
Trần Trung Đạo: ... Tôi có một niềm tin sâu xa vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Giá trị của một con người không phải được thẩm định khi người đó bị xô ngã nhưng ở chỗ biết đứng lên và đi tới. Dân tộc Việt Nam cũng thế, đã bị xô ngã trong ngày 30-4-1975 nhưng đang đứng lên và đi tới... (...)
 
05.05.2012
Nhã Thuyên: ... Những bài học lịch sử ở trường phổ thông về “ngày giải phóng”, “chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”,... cũng như rất rất nhiều những kiến thức, nhiều quan niệm, nhiều “giá trị” tôi chỉ còn nhìn như những cụm từ rỗng nghĩa (nhưng không vô nghĩa). Tôi quan tâm đọc những gì mọi người viết về ngày này như một quan tâm về lịch sử-sống, những người có kí ức về nó đang kể lại, những tâm sự của những người chứng, là bên này hay bên kia, của bè bạn phương xa, của kẻ lạ, hay tôi quan sát, hỏi han, lắng nghe từ những người bình thường như chú xe ôm, bà hàng nước... (...)
 
04.05.2012
Phùng Nguyễn: ... Có những cái loa sẽ không bao giờ ngưng nghỉ việc phát ra tiếng ồn, đặc biệt những vu khống nhằm bôi đen đối phương của mình. Những tuyên truyền láo khoét mà tôi gọi là “nọc độc văn hoá” này lâu ngày sẽ trở thành những thực tế lịch sử không thể đảo ngược. Tôi cho rằng những vết nhơ văn hoá/lịch sử này cần phải được lật tẩy và xoá bỏ... (...)
 
03.05.2012
Hoàng Chính: ... Hiểm họa Hán hoá của những năm Bắc thuộc đã tỏ tường. Và người ta cũng chẳng bận tâm che giấu. Tôi đang nhìn thấy những ngày xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn voi lấy ngà, gom góp vàng bạc đúc tượng những ông Khổng, ông Trang, ông Mao, ông vân vân và vân vân... gửi về phương Bắc... (...)
 
Hồ Đình Nghiêm: ... Tháng 4, để mình lục soạn trí nhớ thử, từ cái cớ đau thương nọ hình như chưa có bài thơ nào gây ra xúc động? Mình luôn mang nỗi hoài nghi: Khi bạn chạm mặt buồn đau, tang thương nghiệt ngã, chắc bạn sẽ thấy bất lực khi muốn dùng chữ viết để bạch hoá nó ra. 37 năm qua, mình chưa đọc phải một cái gì nhức nhối về “cải tạo” về “vượt biển” về “lưu vong”... (...)
 
02.05.2012
Nguyễn Ngọc Bích: ... Đất nước chỉ còn có một hy-vọng độc-nhất, đó là đặt lên vai những tuổi trẻ hôm nay, những tuổi trẻ như Việt Khang, Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân... và nhiều người còn trẻ hơn thế nữa! Họ là những con người trong sáng, không bị gánh nặng của quá-khứ đè trĩu trên vai, và đã từ lâu họ nhìn ra không còn Quốc-Cộng ở trong hàng ngũ họ nữa, chỉ còn “nghĩa đồng-bào” con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên!... (...)
 
Trần Mộng Tú: Ba mươi bảy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh, người dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng trên mạng, người Việt trong và ngoài nước vẫn có những dòng chữ gửi đến cho nhau mang theo những thông điệp thật buồn: Việt Nam tôi đâu? Người dân mất nhà, mất đất. Gái Việt bán sang Đài Loan. Gái Việt xếp hàng lấy chồng Đại Hàn. Không có Tự Do cho Việt Nam. Ngư dân Việt bị tầu Trung Quốc bắt ngay trên biển của mình. Nước Việt âm thầm mất dần từng mảnh cho Trung Quốc... (...)
 
01.05.2012
Nguyễn Tôn Hiệt: ... Tôi nghĩ, để “băng bó vết thương chung của dân tộc” thì, trước hết, ta không nên nhầm lẫn nó với những chiêu bài “hoà giải hoà hợp” giả hiệu. Không thể “băng bó vết thương chung của dân tộc” bằng cách tự đánh thuốc mê, tự chích thuốc tê, tự tẩy trắng mọi ký ức đau thương, khi vết thương thật sự vẫn còn nguyên trong tâm hồn và trên thể xác của biết bao người. Không thể “băng bó vết thương chung của dân tộc” khi những kẻ gây ra vết thương ấy không hề biết nhận lỗi, không hề biết sửa đổi, mà cứ tiếp tục dối trá, cứ tiếp tục tạo ra những tội ác mới, những sai lầm mới, cứ tiếp tục ca múa, giăng cờ, cụng ly trên chính vết thương ấy... (...)
 
30.04.2012
Bắc Phong: Tôi vẫn muốn gọi ngày 30 tháng 4 là ngày Quốc Hận vì tôi là công dân của nước Việt Nam Cộng Hoà bị mất vào tay Cộng Sản ngày đó năm 1975. Tôi buồn nhiều vì, giống số phận đau thương của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam cũng phải sống khổ dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản từ đó đến nay và chưa biết còn đến bao giờ nữa... (...)
 
Uyên Thao: ... Thời điểm đó, tôi đã nói với bạn bè là tôi thấy cuộc chiến không hề chấm dứt mà chỉ chuyển sang một đoạn đường mới kể từ ngày nào Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản. Trong nhận thức của tôi, cuộc chiến đang diễn ra dù gọi tên là gì, dù được giải thích ra sao thì thực chất chỉ là cuộc chiến do yêu cầu bảo tồn sự sống của người Việt trước nguy cơ huỷ hoại sự sống của một tập đoàn mê muội cuồng dại mà thôi... (...)
 
29.04.2012
Liêu Thái: ... Cứ mỗi dịp tháng Tư về, vườn nhà tôi thi thoảng nghe chó sủa đêm rồi lại tru, mẹ tôi bảo đó là chó sủa ma. Và mẹ tôi cũng nói rằng còn quá nhiều oan hồn uẩn tử, âm khí quá nặng, nên tháng Tư về, song hành với tiếng reo hò chiến thắng là tiếng chó tru đêm đầy rẫy trên quê hương. Và, đâu đó trong góc khuất cuộc đời, những oan hồn đang thở dài nhìn hiện tình đất nước, nhìn những người bạn năm nào giờ đang lưu lạc... Cứ như thế, đất nước vật vờ trong nhịp buồn tháng Tư – tháng Oan Hồn... (...)
 
28.04.2012
Nguyễn Viện: ... Tôi vừa đọc lại cuốn Chuông gọi hồn ai của Hemingway, cũng là cuốn sách viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, và tôi nhớ có đoạn Hemingway để cho nhân vật của mình nói, đại ý: Cần phải có một cuộc giải tội tập thể cho cả dân tộc, bất kể anh ở phe nào. Vâng, tôi ước ao có một ngày mọi người dân Việt dù đang sống ở bất cứ đâu, cùng dành ra một giờ để xưng tội với nhau và xin tha thứ cho nhau. Cho cả những người đã chết, đang sống và sẽ sinh ra làm người Việt... (...)
 
Cảm tưởng về ngày 30/4  (tiểu luận / nhận định) - Nguyễn Thị Thanh Bình
... 37 năm nhìn lại với tôi là một chặng đường tuột dốc thê thảm: tước đoạt của mọi tước đoạt, tham tàn trên cả tham tàn, lừa mỵ phản trắc không diễn tả nổi. Những chiếc bánh vẽ to tướng mà đến cuối đời nhà thơ Chế Lan Viên mới tuồng như thấu hiểu, thì người ta vẫn thay phiên nhau tọng vô họng nhân dân... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021