|
NGUYỄN QUỐC CHÁNH - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Độc Hội hoành tráng”
|
|
Hoàng Ngọc-Tuấn thực hiện
Dưới đây là những câu hỏi do Hoàng Ngọc-Tuấn đặt ra để phỏng vấn các nhà văn Việt Nam trong nước và ngoài nước nhân dịp Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII. Những câu hỏi này được gửi đến rất nhiều người, cả những người đang là Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam lẫn những người ở bên ngoài Hội. Những bài trả lời sẽ được đăng trên talawas và Tiền Vệ.
_________________
Hoàng Ngọc-Tuấn: Hôm nay, 04/08/2010, Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII đang diễn ra tại Hà Nội. Cách đây vài ngày, blogger Nguyễn Xuân Diện viết trong bài “Nghẹt thở theo dõi diễn biến Đại hội Nhà văn” như sau: “Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 8 sắp khai mạc. Văn giới sẽ có cuộc tụ họp cực kỳ hoành tráng tại một nơi cũng cực kỳ hoành tráng, đó là Học viện Nguyễn Ái Quốc (Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)...” Anh/chị có cảm tưởng gì về cái sự kiện “hoành tráng” này?
Nguyễn Quốc Chánh: Ở xứ này, dưới sự cai trị độc lập/độc tài/độc đoán/độc quyền (độc địa) của Đảng, cái gì cũng có thể trở thành hoành tráng (hoành thánh) cả, chẳng hạn, cuộc thi hoa hậu hoành tráng ở Rạch Miễu, đám cưới hoành tráng ở phường Điện Biên, đám ma hoành tráng ở chợ Cầu Muối, kỷ niệm 35 giải phóng Sài Gòn hoành tráng ở công viên Thống Nhất, chương trình ca nhạc và tấu hài hoành tráng ở Hòn Gai, và sắp tới là đại lễ ngàn năm Thăng Long cũng cực kỳ hoành tráng ở Hà Nội. Nếu nhìn qua tâm lý Xuân Tóc Đỏ, đằng sau cái hoành tráng là tình trạng hãnh tiến đầy bất an. Để trấn an chỉ còn mỗi cách là gồng lên cho thật hoành tráng. Còn blogger Nguyễn Xuân Diện hồ hởi gọi đại hội nhà văn là sự kiện hoành tráng. Tôi cam đoan, nếu anh ta định làm nhà văn, anh ta sẽ là một nhà văn hoành tráng, còn nếu anh ta muốn làm nhà khẩu hiệu cho ban tuyên giáo, anh ta cũng sẽ là một cán bộ hoành tráng.
Hoàng Ngọc-Tuấn: Đại hội “hoành tráng” đến thế mà nhà văn Tạ Duy Anh, một hội viên, lại phát biểu trong một cuộc phỏng vấn (đăng trên talawas) có nhan đề “Chưa khi nào nhà văn xứng đáng bị coi thường như hiện nay” rằng: “Khi nghe tin Đại hội tiến hành ở Cung Văn hoá Hữu nghị, tôi nghĩ là mình sẽ tham gia. Nhưng nay chuyển đến địa điểm mới thì có thể nói 90 % là tôi không dự. Kể cả dự hay không dự thì tôi cũng không kỳ vọng bất cứ điều gì ở Đại hội. Dở hơi mà kỳ vọng vào cái thứ hão huyền. Chúng ta cứ hay long trọng hoá cả những trò vốn chỉ sinh ra để mua vui, (cho vài kẻ cầm trò cực kỳ xỏ lá nhưng giấu mặt) nên mới cứ căng thẳng một cách xa xỉ như vậy.” Anh/chị nghĩ thế nào về lời phát biểu này?
Nguyễn Quốc Chánh: Nếu tôi là ông chủ (tịch) Hội Nhà văn mà nghe tôi tớ Tạ Duy Anh phát biểu linh tinh như thế, tôi sẽ gắp anh ta ra khỏi nồi canh của mình ngay. Còn nếu tôi là hội viên Tạ Duy Anh, sau khi có nhiều cảm xúc nhà văn như thế, tôi sẽ hoá bướm bay khỏi cái nồi canh hội nhà văn tức thì.
Hoàng Ngọc-Tuấn: Theo một bản tin trên trang web của Hội Nhà Văn Việt Nam , lần này, có 150 nhà văn từ Sài Gòn ra Hà Nội để tham dự Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII. Trước khi họ lên đường, ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM đã có cuộc gặp họ vào chiều ngày 22/07/2010. Theo anh/chị, trong thời buổi kinh tế thị trường theo định hướng XHCN này, tại sao Đảng lại quan tâm đến văn chương như vậy?
Nguyễn Quốc Chánh: Theo tôi hiện nay Đảng không những không coi trọng thị trường, mà còn coi thường cái Chủ Nghĩa Xã Hội. Cái mà Đảng coi trọng và quan tâm nhất là sự sống còn của Đảng. Định hướng XHCN và thị trường là những phương tiện để những phe phái trong Đảng thoả hiệp và tranh giành quyền lợi. Theo báo Tuổi Trẻ, trong hơn 900 trăm hội viên dự đại hội nhà văn, có hơn 600 nhà văn đảng viên, và đã là đảng viên thì không thể viết ngoài định hướng của Đảng. Đảng cần cán bộ nhà văn định hướng XHCN nên mới quan tâm đến văn chương như vậy. Còn “XHCN” là gì và như thế nào thì chắc phải hỏi các tập đoàn kinh tế nhà nước, như Vinashin chẳng hạn. Do đó, Đảng càng quan tâm đến văn chương, thì văn chương càng thảm hại và đánh khinh. Nhưng một người bạn chỉnh tôi: Văn chương mà chấp nhận sự quan tâm của Đảng là văn chương trong ngoặc kép. Còn đối với văn chương không có ngoặc nguýt gì ráo, Đảng càng quan tâm tới nó, thì nó càng coi thường Đảng.
Hoàng Ngọc-Tuấn: Năm 2007, trong bài “50 năm Hội Nhà văn Việt Nam: Tài sản lớn của một chặng đường” , nhà thơ Phạm Tiến Duật có kể ra 4 tài sản lớn của Hội Nhà văn Việt Nam, gồm có: 1/ tài sản lớn nhất của Hội Nhà văn Việt Nam là sự đoàn kết trong đội ngũ những người viết văn vì sự nghiệp của Ðảng, của nhân dân; vì sự nghiệp văn học sâu xa và lâu dài của dân tộc; 2/ tài sản thứ hai của Hội Nhà văn Việt Nam là lấy việc tôn vinh học thuật đỉnh cao, tôn vinh cá tính sáng tạo riêng biệt của mỗi tài năng là công việc hàng đầu và quan trọng nhất; 3/ tài sản thứ ba của Hội Nhà văn Việt Nam là tấm lòng của mỗi nhà văn và của Hội đối với người cầm bút trẻ; 4/ tài sản lớn thứ tư của Hội Nhà văn Việt Nam là xây ngôi nhà của mình thành ngôi đền lớn của văn học dân tộc. Anh/chị nghĩ thế nào về những “tài sản” đó?
Nguyễn Quốc Chánh: Những tài sản đó là sự tưởng tượng bợ đỡ của một nhà thơ đảng viên sống trong định hướng. Khi nào Đảng còn cai trị thì những loại tưởng tượng bợ đỡ đó vẫn còn được coi là những “tài sản”, nhưng một mai lỡ Đảng biến mất vì vỡ đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử hay meltdown lò hột nhơn của Trung Quốc gần biên giới thì những tài sản trời ơi đó sẽ bốc hơi liền.
Hoàng Ngọc-Tuấn: Hội Nhà văn Việt Nam có tham vọng trở thành “ngôi đền lớn của văn học dân tộc.” Nhiệm vụ của Hội là “tập trung tất cả nhà văn Việt Nam nhằm xây dựng một nền văn học tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.” Thế nhưng, gần đây, tôi đọc bài phóng sự “Các nhà văn về nguồn” trên trang web của Hội Nhà văn Việt Nam thì thấy cuộc “về nguồn” ấy, do chính ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, dẫn đầu đoàn nhà văn, đi đến xã Kim Bình huyện Chiêm Hoá, để viếng thăm nơi diễn ra Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ I. Không lẽ cái “bản sắc dân tộc đậm đà” , cái nguồn của “văn học dân tộc” , nằm ở cái chỗ đó? Theo anh/chị, ta nên lý giải cái logic này như thế nào?
Nguyễn Quốc Chánh: Cái nguồn của Truyện Kiều thì ở bên Tàu, cái nguồn của Đảng CS Đông Dương thì ở bên Nga, còn cái nguồn của văn học dân tộc là ở ban tuyên giáo. Nước Nga là một cựu siêu cường, nước Tàu sắp thành siêu đẳng, còn ban tuyên giáo là một cái siêu sắc thuốc bổ dương cho Đảng. Ở trong siêu, nên Hội Nhà văn Việt Nam là hội của những người xìu mới mộng tưởng mình là ngôi đền lớn của văn học dân tộc.
Hoàng Ngọc-Tuấn: Ngày 29/07/2010 vừa qua, nhà báo Trang Hạ có viết bài “Em không phải là nhà văn” , đăng trên Trangha's Blog. Trong đó, Trang Hạ cho chúng ta thấy nhiều điểm rất thú vị trong nội tình của Hội Nhà Văn Việt Nam hiện nay (đạo văn, mạo danh, bao che, quỵt tiền...) và đặc biệt ngoạn mục là thái độ của ông Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đối với Trung Quốc và... tiền. Theo anh/chị, những việc thú vị và ngoạn mục như thế diễn ra trong “ngôi đền lớn của văn học dân tộc” đã phản ảnh đúng mức cái “bản sắc dân tộc đậm đà” chưa? Hay là anh/chị còn biết những sự kiện thú vị và ngoạn mục hơn nữa để làm những ví dụ xác đáng hơn nữa?
Nguyễn Quốc Chánh: Tôi không nằm trong chăn.
Hoàng Ngọc-Tuấn: Nếu có một vị tiên trên trời hiện xuống ban cho anh/chị 3 điều ước về Hội Nhà Văn Việt Nam, thì anh/chị sẽ ước những gì?
Nguyễn Quốc Chánh: (1) Ước mọi nhà văn Việt Nam bất cứ ở đâu đều trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. (2) Ước mọi người Việt Nam bất cứ đâu từ lúc mới đẻ đến khi ngáp ngáp đều là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm. (3) Ước 10 năm nữa, nước biển Đông dâng cao hơn nóc Ba Đình 10 mét.
--------------- Bài liên hệ:
08.08.2010
CHÂN PHƯƠNG - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Tự sự của lồng chim” và “thực tế của xà lim” (phỏng vấn) - Hoàng Ngọc-Tuấn / Chân Phương
.. Tổ chức Đại hội Nhà văn Việt Nam sẽ cho họ cơ hội đánh bóng lại cái chuồng trại văn hoá của chế độ toàn trị made in Viet Nam! Và một lần nữa trang trí hoa lá cho “tự sự của lồng chim” để tiếp tục che đậy “thực tế của xà lim”!... (...)
Nghĩ về Hội Nhà văn: Lùn nhân cách nhưng mang bệnh vĩ cuồng (tiểu luận / nhận định) - Bắc Phong
phải tệ lắm dân mới cáu tiết / mới la mắng các bác rần rần / chỉ mặt kêu là bọn ăn bám / khi vẫn còn đủ cả tay chân // cầm bút viết theo chỉ thị đảng / làm văn nô tất bị khinh thường / có mấy bác dám đi lề trái / hay sẵn sàng lao động kiếm cơm? // nuôi mỗi năm mấy chục tỷ bạc / vẫn không có tác phẩm ra hồn / áo thụng vái nhau như cơm bữa / nhiều bác còn mang tiếng xảo ngôn... (...)
07.08.2010
Vài ý nghĩ về Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII (tiểu luận / nhận định) - Nguyễn Ðức Tùng
... Nếu Hội Nhà văn không thể tự mình thay đổi, cứ mãi già nua , bảo thủ, cũ kỹ, trở thành gánh nặng cho xã hội, trở thành lực cản của các nhà văn, thì nên giải tán nó đi và thành lập các hội khác... (...)
Về “Đại hội Nhà văn Việt Nam” (tiểu luận / nhận định) - Nguyễn Hoàng Văn
... Đại hội có diễn ra và có bầu cho những ai thì cũng chỉ là vậy, không ngoài cái quy luật này: Nhà cầm quyền muốn tìm những nhà cầm chữ biết ngắm trăng theo... nghị quyết... (...)
06.08.2010
HOÀNG NGỌC BIÊN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Văn học dân tộc” – một thứ dây xích leng keng lịch sử... (phỏng vấn) - Hoàng Ngọc-Tuấn / Hoàng Ngọc Biên
... Tôi không tin có tiên, lại càng không tin có một vị tiên nào làm một việc “bất nhân” là ban cho ta một ân huệ để cầu ước cho hội ấy “sửa sai”. Bởi lẽ đó, nếu như bị ép quá, mà có một vị tiên được “bố trí” làm việc này, thì tôi chỉ xin một điều duy nhất: nếu hội ấy không được tái “cơ cấu” để biến mất, thì cho tôi không được nghe nói về nó nữa... (...)
THẬN NHIÊN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Ăn bám, mua vui bằng tiền của nhân dân” (phỏng vấn) - Hoàng Ngọc-Tuấn / Thận Nhiên
... Hôm nay tác động của văn chương lên thực trạng xã hội là nhẹ hều, đúng hơn, chẳng là cái cóc khô gì cả. Nhưng văn chương vẫn nhận được một sự quan tâm quá mức cần thiết! Điều này có khi làm các nhà văn ngộ nhận rằng mình còn ngon, còn trọng lượng đáng kể, hay còn là tác nhân quan trọng có thể làm thay đổi xã hội! Bé cái nhầm, cả phía quan tâm và phía được quan tâm!... (...)
NGUYỄN QUỲNH – Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Giải tán Hội Nhà văn Việt Nam” (phỏng vấn) - Nguyễn Quỳnh / Hoàng Ngọc-Tuấn
... Tôi có 3 mong-ước: a) Toàn zân tẩy chay Hội Nhà-văn Việtnam. b) Jải-tán Hội Nhà-văn Việtnam. c) Mỗi hội-viên của Hội Nhà-văn Việtnam fải đọc và học cuốn Văn-chương là jì? của J.-P. Sartre để hiểu sứ-mệnh và trách-nhiệm của nhà-văn trong jai-đoạn tối-tăm ở Việtnam hiện-tại... (...)
HOÀNG XUÂN SƠN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Không có ‘đảng’, đố mầy làm văn!” (phỏng vấn) - Hoàng Ngọc-Tuấn / Hoàng Xuân Sơn
... Chỉ cần một điều: Cóc cần chơi với “đảng” nữa, e khá hơn chăng? Nếu không thì nên “phẹc mê bu tích”!... (...)
05.08.2010
ĐỖ TRUNG QUÂN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Lấp đi cái ao làng” (phỏng vấn) - Hoàng Ngọc-Tuấn / Ðỗ Trung Quân
... Hội Nhà văn Việt Nam và báo Văn Nghệ đã thành cái ao làng lâu rồi. Tôi ước: Lấp đi cái ao làng. Cái ao làng phải thật sự bị lấp để thách thức chính những kẻ quen sống trong ao...
NGUYỄN ĐĂNG THƯỜNG - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Sự đoàn kết bắt buộc của chuồng cừu” (phỏng vấn) - Hoàng Ngọc-Tuấn / Nguyễn Đăng Thường
... Văn học là Đảng, Đảng là văn học. Đảng nói dân cầm bút nghe. Dân cầm bút nghe Đảng nói. Bô bô cái lỗ miệng “xây dựng/xây đắp” thì dễ ợt ai mà chẳng làm được. Nhưng “dựng đắp” thì phải có công cụ (tài năng) và vật liệu (tác phẩm) và thời gian nữa chứ...
04.08.2010
NGUYỄN VIỆN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: Văn nghệ “báo hiếu” (phỏng vấn) - Hoàng Ngọc-Tuấn / Nguyễn Viện
... Sự quan tâm của Đảng dành cho văn chương chính là vì chưa bao giờ như hôm nay Đảng mất quyền kiểm soát đối với văn chương, đặc biệt là văn chương ngoài luồng và những thứ chữ nghĩa trên internet... (...)
LIÊU THÁI - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Phân loại rác trong một hố rác” (phỏng vấn) - Hoàng Ngọc-Tuấn / Liêu Thái
... Lẽ ra phải nói là: Tài sản lớn nhất của Hội Nhà văn Việt Nam là tạo ra một cái nền gọi là văn học “dân tộc” dưới ánh sáng Mác–Lê, “tư tưởng” Hồ Chí Minh và Mao, một nền văn học tuyên truyền cự phách và một công cụ tuyên truyền toàn trị ưu việt. Nói như vậy nghe có vẻ thật thà đôi chút... (...)
|