|
Con sông Seine
|
|
Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường
JEAN TARDIEU
(1903-1995)
Con sông Seine
Tặng Roger Vieillard, người mà văn bản này đã
gợi cảm cho một bức tranh khắc kẽm thần tình.
Phía trên và bên mé trái của trang.
Một hình vuông đen và dày. Những bông lúa
ngẩng đầu. Sát cánh.
Đã một năm, có thể hai
năm tôi vật vã với cái
khoảng lớn tối tăm ấy. Vâng, ở
mé trái và ở phía trên của
trang giấy, có một đám đông không cử động,
hoàn toàn bất động, đang
nhìn và không nói. Họ đang
chờ đợi cái gì? Ấy là bờ
sông Seine. Nơi tập trung của
những đại lộ ồn ào.
Nhưng tại chỗ ấy thảy đều im lặng, —
kể luôn cái đám đông bất động,
chen chúc, đang nhìn và đang
chờ.
Ở một nơi khác là nhiều thế kỷ
trong đời tôi. Tiếng ca
của mục tử chăn cừu trên đồi. Nhưng
tại sao phải nói chuyện tương lai nhỉ?
Đây là thời của hiện tại. Thực
hơn. Mà cũng siêu thực hơn. Tôi
thấy những vật trong suốt. Tất cả
mọi vật chuyển động đều trong suốt đối với
các thứ không cử động. Trên bờ sông
Seine tôi bị gắn liền
mãi mãi với những chiếc vòng sắt nhỏ
gắn vào vách đá của sông.
Tôi sẽ không rời bỏ nơi ấy trước ngày
tận thế!
Tôi đã thấy chúng nó tôi thấy chúng nó mỗi
ngày. Trong giờ khắc trái tim
của máy móc ngưng đập, một dòng thác đàn ông
và phụ nữ tuôn ra từ cửa miệng các cao ốc. Máu đen
chảy xuống cống rãnh ngầm. Tất cả những sinh mạng ấy
đang chìm vào lòng đất!
Thi đua xem kẻ nào tới nơi
nhanh nhứt. Họ sẽ ở về phía của
ngày hay không? Cái mà người ta gọi
là "ngày mai" là cái gì?
Trên mặt đất là một đêm màu mực
chảy dưới gậm cầu. Ánh đèn lung linh
phản ánh. Vẫn là thành phố đó. Tôi sống đã
quá lâu!... Tôi trở về từ xứ sở của những
ngày nghỉ hè. Tháng mười. Tôi lên tám. Tôi nghe tiếng
vó câu của các cỗ xe ngựa. Thoạt tiên
là tiếng của những con phố lát gỗ. Rồi đến một
âm thanh cao hơn, âm thanh của những con đường
lát đá. Tôi lắng nghe. Trở về, rồi lại
ra đi, trĩu nặng, đôi tay
trống! Theo bước chân tôi, mãi mãi
theo bước chân của tôi!
Ôi cái khối mênh mông của những người còn sống
ban đêm lôi ta ra ngoài
giấc ngủ, ta có thể làm gì được cho mi?
Quyền lực của ta như thế nào nhỉ? A!
ta muốn biết rõ mình đã trả
xong nợ nần rồi chăng! Một kẻ trong bọn họ
từ bóng tối bước ra. Ở ngay trước quảng trường. Ánh
sáng - rất mạnh - khiến hắn đột hiện và xoá hẳn
nét mặt của hắn. Hắn đang làm gì đấy? Hắn la!
Hắn nói gì? Tôi không phân biệt được
một chữ nào... Hắn la thêm, hắn ngừng lại
rồi lui vào bóng tối.
Tôi chiêm bao thấy mình vào thuở ấy. Tôi còn
đây hay không? Bởi lẽ tôi đã ở
trong trí nhớ? Tôi đã
biết rồi mà tôi đã bay lướt qua trên thời gian
của tương lai. Tôi đã hồi tưởng... Từ
giấc ngủ này tới giấc ngủ kia tôi đã lao vào.
Giấc mơ lao động! Giấc mộng
tỉnh thức! Giấc chiêm bao của những ánh mắt
trong ánh sáng.
Lúc ấy đã sau buổi bình minh. Sự
nhợt nhạt và bóng tối, những lưỡi dao
nghiêng cắt những mái nhà cao! Tôi nghe những
tiếng thì thầm. Người ta đã nói chuyện gì? Không
động đậy, nhưng xí xô và xì xầm. Cũng có thể là
người ta đã hát ca. Trong ánh nắng
lâm râm tôi không phân biệt rõ đám đông vẫn
còn đó hay không, còn đông nghịt, hay là đã
biến mất rồi, bị ngấu nghiến bởi
thời gian và bởi ngày...
Cuộc phiêu lưu của cuộc đời chúng ta đã
cút đi đâu rồi hả? Ôi sự có mặt! Ôi sự biến
mất! Tôi đã thấy những hàng cây đen,
khít khao, chạy thẳng tới nấm mồ
của bọn họ. Ôi dòng sông! Ôi sự sống! Ôi
cái chết!
------------
Dịch theo nguyên tác "Le fleuve Seine" trong tuyển tập L'accent grave et l'accent aigu của Jean Tardieu (Paris: Poésie/Gallimard, 2000).
Đã đăng:
Sự lễ độ vô ích (kịch bản)
... Từ những lời lẽ trịnh trọng kiểu Sartre (“Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản”) cộng với những nhận thức kiểu Descartes (ám chỉ đến sự hoài nghi) được Tardieu sử dụng vặn vẹo, bóp méo với chủ ý giễu nhại (Đây là bước đầu từ sự không vừa lòng đến tò mò, từ tò mò đến tìm hiểu, từ tìm hiểu đến thất vọng, từ thất vọng đến âu lo, và... từ lo âu đến tuyệt vọng) đến ba bốn cái tát nẩy lửa đột ngột của Người khách... — điểm nhấn từ chủ nghĩa mục đích, tiến bộ, ảo tưởng nhường chỗ cho những phương tiện, tiến trình “cái gì” rút lui trước “cái như thế nào” đối nghịch ấy, ở đây, rõ ràng tác giả đã dẫn dắt người đọc đến đúng cánh cửa hậu hiện đại... [Hoàng Ngọc Biên dịch và giới thiệu]
THƯ HÀ NỘI [II] (truyện / tuỳ bút)
... Ngày hôm sau, nếu là chủ nhật, tôi sẽ đi dạo một mình ở đồng quê, cùng với anh bạn thân trẻ tuổi hoạ sĩ Lê Phổ; chúng tôi sẽ cùng tìm những vẻ đẹp của đồng quê, không khí yên tĩnh hẻo lánh của một sân chùa cổ, tôi có thể thảo luận về những giá trị của bức tranh bạn tôi vừa mới vẽ, hãy còn hơi quá chịu ảnh hưởng Gauguin. Rồi chúng tôi sẽ để dành nhiều thời gian dài chuyện trò, ngồi trước một tách trà nhỏ xíu, trong căn phòng yên tĩnh nơi ngày xưa giữa những bình cổ Trung Hoa, cha ông của bạn tôi, những vị quan đại thần và cũng là “mạnh thường quân”, từng tiếp các hoạ sĩ và các nhà thơ... [Nguyễn Thu Hồng & Hoàng Ngọc Biên chuyển ngữ] (...)
THƯ HÀ NỘI [I] (truyện / tuỳ bút)
... Sau ba tháng sống ở đây, tôi tuyệt đối chưa biết gì về người xứ Bắc Kỳ, về cách họ phản ứng, điều họ nghĩ, những phong tục của họ... Và tôi đang sợ năm tới đây phải trở về mà sẽ chẳng biết gì hơn: tất cả những nỗ lực tôi đem ra thử nhằm làm cho mình nhã nhặn, nhân từ, tươi cười và nhằm gây tin cậy nơi những người An-nam tôi nói chuyện, đều sẽ không thể làm cho họ quên được tôi là kẻ tiếm quyền, là tên chinh phục, nhất là, than ôi, tôi đang mặc quân phục của tên lính đánh thuê thô bạo châu Âu!... [Nguyễn Thu Hồng & Hoàng Ngọc Biên chuyển ngữ] (...)
Trò chuyện (thơ)
Trái đất dạo này ra sao? / - Tốt, tốt thôi, tốt cả thôi. // Lũ chó con cũng khá chứ? / - Lạy Chúa, dạ, cảm ơn, cũng khá. // Còn những đám mây? / - Thì cũng bồng bềnh... [Bản dịch của Lê Liễu Chi]
Bạn hãy nín cười / trong buổi sáng sớm! // Nói gì, nghĩ gì? Ngày thì / do cứ nài nỉ để được xuất hiện, / ta hãy thú nhận đi, ta hãy thú nhận đi, / nó quấy rầy bạn thân thiết nhất của mình... | Trong cái đêm đen / mà Lịch sử tạo cho ta / tôi mò mẫm bước tới / lúc nào cũng kinh ngạc / lúc nào cũng sững sờ... | Nếu tôi biết viết tôi sẽ vẽ / Nếu tôi có một ly nước tôi sẽ làm nó đông lại và tôi sẽ cất giữ dưới kính / Nếu người ta cho tôi một thỏi bơ tôi sẽ đổ khuôn thành đồng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
Trên mặt đất mọi sự tốt đẹp chứ? / — Tốt đẹp tốt đẹp, tốt đẹp lắm. // Mấy con chó nhỏ phây phây chứ? / — Trời ơi vâng cám ơn lắm... | Từ sáng sớm tôi đã nhìn / tôi đã nhìn qua cửa sổ: / tôi thấy những đứa trẻ đi qua. // Một giờ sau, lại là những người lớn... | Bạn có hay tin chưa? / — Quả là chưa! / — Hình như là... / (nhưng bạn hãy can đảm, hãy chờ đợi cái xấu nhất!)... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
Vở kịch này bắt đầu như một câu chuyện bình thường trong một siêu thị, và kết thúc một cách bi đát. Cô thiếu nữ rụt rè là nhân vật duy nhất trên sân khấu. Hỏi chuyện cô là một cái loa phóng thanh, chỉ là một tiếng nói không nhân dạng. Giọng hỏi [đàn ông] dần dần biến đổi và sau cùng trở thành giọng một người đàn bà thông báo cho cô thiếu nữ biết — bằng một bài thơ viết dưới dạng lãng mạn — là người ta sẽ dẫn cô ra sông để nhận chìm cô... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
Họ thường tụ họp nhau, để chiến đấu / chống lại những kỷ niệm rất dai dẳng. / Mỗi người ngự trong một chiếc ghế bành / và ai nấy bắt đầu kể chuyện... | Những tiếng kêu răng rắc của bàn tủ không thể / đủ làm ông bận tâm suốt thời gian / (bởi lẽ từ lâu ông vẫn chờ đợi / cái không bao giờ có thể xuất hiện)... | Và trong lúc ấy mặt trời làm gì? / — Nó tiêu hết những của cải ta đã đem cho nó... | Con chim to tướng bay trên cánh đồng / giữ cùng nhịp với thung lũng và núi đồi, / chúng ta nhìn thấy chim bay rất lâu / trên bầu trời vô tận... | Những con người bị giấc mộng mình săn đuổi, / giữa giấc ngủ giữa lo sợ cùng tụ lại / trên một khoảng đất trống mở ra làn nước / cống, đen hơn cả đêm đen... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
Socrate là bất tử: / thiên hạ vẫn còn nói về ông. / Mà Socrate là một người, / mà thiên hạ vẫn còn nói về người, / vậy thì, người là bất tử... | Tên này có một mình. / Hắn bước đi như một thằng điên / hắn nói với đá lát đường / cười với cửa sổ... | Cái gì đã bắt đầu / cái ấy tất phải kết thúc... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
Thằng bù nhìn — Độc thoại giữa trời (kịch bản)
Kịch bản L'épouvantail — Monologue de plein air của Jean Tardieu (1903-1995) — nhà thơ, nhà văn, kịch tác gia và là một trong những người viết về nghệ thuật độc đáo nhất của nước Pháp — do nhà văn Hoàng Ngọc Biên dịch và giới thiệu.
|