|
soft silk...rough linen is the title of an emotionally charged, simply staged (a small orchestra including 2 singers playing traditional Vietnamese instruments, 2 speakers and slide projections) work from City Moon and The Seymour Group.
(...)
Trong mấy năm gần đây, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe từ cả giới sáng tác ca khúc lẫn thính giả những lời phàn nàn về chất lượng của ca từ đương thời. Họ phàn nàn rằng trong khi ca khúc càng lúc càng tăng nhanh về số lượng, ca từ lại càng lúc càng giảm sút về chất lượng.
(...)
... Để có thể trở thành công dân của thế giới âm nhạc trong tương lai, sự thay đổi quan trọng nhất mà người ta có thể thực hiện được ngay từ hôm nay là thay đổi cách họ nhìn về âm nhạc của thế giới...
(...)
[...] cái mới của nhạc hải ngoại là ở cảm quan mở rộng và tinh thần bạo dạn khai phá của người làm nhạc. Chỉ riêng việc đánh đổ thành kiến "văn hóa Việt Nam thì phải cổ, phải truyền thống, cái gì mới tức là văn hoá Tây phương hay là lai căng" đã là một đóng góp đáng kể cho nghệ thuật Việt Nam. Một nền nghệ thuật lành mạnh thì không thể sợ cái mới.
(...)
[loạt bài "NHỮNG NHÀ PHÊ BÌNH MÙ"] ... Nó không phải là nhạc rừng. Nó không phải là nhạc jazz nóng bỏng. Nó cũng chẳng phải là "boogie-woogie" hay "swing". Vậy nó là cái gì?... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
(...)
Khác với những CD thông thường của Việt Nam — với giai điệu, hòa âm và ca sĩ do những nghệ sĩ khác nhau đảm nhiệm —, trong CD này cả ba vai trò đều do tác giả đảm nhiệm (tuy phần hòa âm có sự cộng tác của Phương Nam). Chỉ riêng điểm này cũng là điểm mới lạ đặc sắc đối với nhạc Việt Nam..
(...)
Một bức thư John Cage gửi cho Richard Kostelanetz vào năm 1969. Trong đó, ông mô tả diễn biến của nhạc phẩm Musicircus, thực hiện tại University of Illinois vào năm 1967. [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
(...)
Vượt bỏ những ý niệm lãng mạn và cổ điển trong khúc thức đã là một thử thách to lớn đối với âm nhạc thế kỷ 20. Tác phẩm của John Cage là một cột mốc trên lộ trình này. Nó đã gây men cho một ý thức âm nhạc mới, mở ra một chiều hướng mới cho việc thưởng thức và sáng tác âm nhạc... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
(...)
... Trong một nước pháp trị, khi luật mà ngu như lừa thì phải thay đổi nó chứ không thể để đó rồi sử dụng tuỳ tiện...
(...)
... vào cuối thế kỷ XX thì những sáng tạo âm nhạc có một không hai của ông đã được xem là xương thịt của Modernism (chủ nghĩa hiện đại); và những đặc tính rất “choáng” trong âm nhạc của ông như là sự gián cách cực đoan và bất ngờ, thiên hướng parody (giễu nhại), trích dẫn (của người khác và cả của mình) cùng với việc đặt cạnh nhau những phong cách cả “cực cao” lẫn “cực thấp” thì đã thành những đặc tính nổi bật của Post-modernism (chủ nghĩa hậu-hiện đại)...
(...)
... Ngưòi Á Đông xưa cho rằng, biết chơi đàn, nghe đàn (Cầm), là thú vui đệ nhất trong bốn thú vui của các tài tử văn nhân. Cổ ngữ có câu: “Cầm, kỳ, thi, hoạ” chứ không phải là “Ca, kỳ, thi, hoạ”. Tức là nghe đàn, chứ không phải là nghe hát. Phải chăng thẩm mỹ của chúng ta đã trở nên quá dễ dãi và nhịp sống gấp rút, không có thời gian dành cho các thú chơi tao nhã “quý tộc” như trước?...
(...)
... Nếu ngày nay âm nhạc cổ điển thấy mình bị cô lập ở một phía — phía nhầm lẫn và sai trái — của một bức tường Berlin về văn hóa, thì đó là một bức tường mà chính nó đã xây dựng nên. Chúng ta phải phá hủy bức tường đó, nếu chúng ta muốn thuyết phục thế giới rằng nhạc cổ điển cần phải và thực sự có chỗ đứng trong thế giới đương đại... [Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng]
(...)
... Pogorelich là một người tin tưởng tuyệt đối rằng hành động giá trị hơn lời nói suông: “Picasso, chẳng hạn, đã tạo nên các tác phẩm của một đại thiên tài, và người ta hỏi ông lấy cảm hứng từ đâu. Ông trả lời rằng ông đã phải lao động chăm chỉ 8 – 9 giờ liền trước khi cảm hứng đến với ông. Tôi đã không tình cờ mà có ngày hôm nay. Tôi luôn chăm chỉ lao động...” [Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng]
(...)
... Một nhạc sĩ theo dõi cuộc thi nói: “Anh ta có thể sánh với Horowitz. Anh chơi từng note một cách chính xác, đầy cảm xúc, đầy biểu cảm. Anh là toàn bộ dàn nhạc. Anh đã chơi vượt thời đại mình 200 năm” ... [Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng]
(...)
... Một trong các tác phẩm huyền ảo nhất của Beethoven, Opus 111, vang lên với những hợp âm trần tục rồi sau đó tan vào tình trạng mất trọng trường, chuyển thành các âm láy bay dần lên thiên đường trong đoạn cuối của các biến tấu. Pogorelich, tuy nhiên, bắt đầu chơi đoạn này tại một điểm xa xăm trong vũ trụ, xa hơn cả vầng trăng đỏ quạch kia, rồi từ đó bay về phía các thiên hà vời vợi... [Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng]
(...)
... Nếu thiên nhiên chỉ là cái cớ để Rembrandt, Picasso sáng tạo nên các kiệt tác hội họa của mình, thì Mozart, Beethoven, Chopin, Liszt, Ravel, Rachmaninov, Balakirev, v.v có lẽ chỉ là nguồn mạch để từ đó Pogorelich rút ra tiếng đàn và cách biểu hiện của riêng ông. Đó là tác phẩm nghệ thuật, nhân cách nghệ sĩ của ông, vô tiền khoáng hậu...
(...)
... Có lẽ nhận xét sáng tác là “sắp xếp những hiện tượng âm thanh” không đâu đúng hơn trong nhạc điện tử, nhưng với những yêu cầu hiện đại riêng biệt của ngành này, tôi có cảm tưởng những người làm nhạc điện tử cũng phải lao động như những điêu khắc gia của âm thanh. Chính xác hơn, có khi là thợ hồ, thợ vữa...
(...)
Thật sự mà nói, tôi không biết nói gì về bản nhạc điện tử [Ngôn Ngữ Bí Ẩn của Những Cơn Mê Sảng (The Secret Language of My Dreams)] này. Biết rõ mình sẽ phải làm cái gì đó vì cái đề tài cứ ám ảnh gần suốt cuộc đời, nhưng không xác định được một nguồn cụ thể nào có thể gọi là cảm hứng trực tiếp để âm thanh tuôn ra...
(...)
... Thực tế cho thấy số lượng khán thính giả của nhạc cổ điển càng ngày càng giảm sút vì nhạc cổ điển thiếu sức thu hút. Nếu đem được nghệ thuật ứng tấu vào những buổi trình diễn thì nhạc cổ điển sẽ tạo nên một sinh khí mới. Chắc chắn là vậy, vì suốt nhiều ngàn năm qua trên khắp thế giời, hầu hết các nền âm nhạc cổ truyền đều xem trọng nghệ thuật ứng tấu, và khán thính giả âm nhạc ở mọi nơi, mọi thời đều luôn cảm thấy thích thú khi thưởng thức những dòng nhạc ứng tấu đầy bất ngờ của những nhạc sĩ tài hoa...
(...)
Sau khi bài “Nhạc cổ điển và nghệ thuật ứng tấu” được đăng lên báo, người viết đã nhận được những email rất thú vị từ một số độc giả. Tựu trung những email ấy đều nêu lên một vài câu hỏi đại loại như thế này: “Sau nhiều năm chơi nhạc cổ điển chính xác theo bài bản, bây giờ muốn chơi ứng tấu thì nên bắt đầu từ đâu? Có thể học chơi ứng tấu được không?”...
(...)
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng có đôi lần chứng kiến cảnh một ca sĩ đứng trên sân khấu say mê diễn tả những lời ca... sai. Người dễ dãi có thể nói: “Nhạc giải trí mà, sai vài ba chữ cũng đâu có hề gì...” Thế nhưng, thậm chí đã có những ca sĩ đứng trước hàng trăm ngàn người để hát bài quốc ca khai mạc một sự kiện lớn, mà lại hát sai lời. Thế mới đáng kinh ngạc...
(...)
Bạn nghĩ thế nào về những cuộc thi đấu biểu diễn nhạc khí? Bạn có thực sự tin vào giá trị của chúng? Có phải chúng là những cơ hội cần thiết để các nhạc sĩ chứng tỏ tài năng đích thực của mình? Nhưng, nhạc sĩ có cần những “đấu trường” để chứng tỏ tài năng của mình hay không? Và liệu rằng kết quả của những cuộc thi đấu ấy có trung thực và khách quan không?...
(...)
[TƯỞNG NIỆM PETER SCULTHORPE (1929-2014)] ... Peter Sculthorpe đã sống suốt một cuộc đời độc thân nhưng đầy niềm vui và không hề nghĩ đến cái chết. Trong dịp sinh nhật 80 tuổi, ông nói: “Ðừng lo lắng về cái chết. Tôi nghĩ, khi chúng ta ra đi, chúng ta sẽ chuyển hoá linh hồn của mình vào một hoà âm đẹp đẽ nào đó mà mình đã từng là một phần của nó.” Bây giờ, ở tuổi 85, thân xác già yếu của ông đã vĩnh viễn ra đi, nhưng linh hồn sáng rực của ông sẽ mãi mãi ở lại với thế giới này như một hoà âm bất tuyệt...
(...)
Khi đi xem những buổi hoà nhạc, chúng ta thường vỗ tay tán thưởng sau mỗi tiết mục đặc sắc. Thật là một cảm giác phấn khởi khi toàn thể khán giả cùng vỗ tay vang dội để nhiệt liệt ngợi khen những nghệ sĩ tài hoa đã mang đến cho mình những khoảnh khắc âm nhạc tuyệt vời. Thế nhưng, đôi khi bạn đang thích chí vỗ tay, thì chỉ có lác đác dăm ba người khác phụ hoạ, hay thậm chí chẳng có ai phụ hoạ, và trong lúc bạn đang ngỡ ngàng, thì thình lình bạn thấy có hàng chục cặp mắt quay lại nhìn bạn, khiến bạn muốn... sởn cả tóc gáy...
(...)
Những năm gần đây, báo chí ở Việt Nam rất sính dùng chữ “diva” để ca tụng những nữ ca sĩ “nổi tiếng” trong lĩnh vực ca nhạc quần chúng. Chữ “diva” có sức hấp dẫn đến mức gây ra những cuộc tranh cãi “ai xứng đáng là diva”, và thậm chí người ta còn phát động một cuộc bình chọn “Diva thế hệ mới” và kết quả là ... hàng loạt cuộc tranh cãi khác. Thế nhưng, “diva” có nghĩa là gì vậy?...
(...)
... Sviatoslav Richter không chấp nhận những lối “diễn cảm” mang tính khoa trương và giả tạo, vì ông là một nhạc sĩ thuần tuý đích thực, nhưng thực tế cho thấy rằng phần đông khán giả đi xem hoà nhạc vẫn mang tâm lý thích xem những lối “diễn cảm” bề ngoài của các nhạc sĩ. Chính vì thế, không ít nhạc sĩ cố tình “diễn cảm” bề ngoài để làm hài lòng khán giả...
(...)
“Hát hay không bằng hay hát!” Chúng ta vẫn thường nói như thế, nhưng người nào hát thì cũng muốn mình hát hay, và người nào nghe hát thì cũng muốn nghe những tiếng hát hay. Nhưng hát như thế nào là “hát hay”?...
(...)
|