ca khúc | nhạc độc tấu | nhạc hòa tấu | nhạc kịch | nhận định âm nhạc | thảo luận âm nhạc | phỏng vấn | nhạc điện tử |
 
 
âm nhạc
 

ca khúc



Đáp ứng  -  Hoàng Đình Bình
  Pháp Hoan
Bài thơ “Đáp ứng” của Pháp Hoan, do Hoàng Đình Bình phổ nhạc. Ca khúc này được trình bày qua chính giọng hát và tiếng đàn guitar của Hoàng Đình Bình ... Khát / cầu xin một bát nước / chúng mang cho ta một bát máu tươi... / Sống / đòi hỏi chút Tự Do / chúng cho ta một viên đạn chì ngay vào giữa trán...

Mùa Xuân - Mẹ -  Hai Điển
Ca khúc cho giọng baritone; nhạc và lời của Hai Điển, được trình bày qua tiếng hát của tác giả, với phần nhạc đệm piano của Jazzy Dạ Lam...

Tôi mang tim em -  Ian Bùi
... Tôi mang em đi với tôi, / Tôi mang em theo khắp nơi. / Và những điều tôi làm / Là những điều em làm, bởi vì / Tôi mang trái tim của em / Trong tim tôi...

ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ MẤT ÁNH SÁNG -  Youlha & Serlha Tawo
ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ MẤT ÁNH SÁNG là một bài hát đấu tranh do hai chị em người Tây Tạng Youlha Tawo (1977~) và Serlha Tawo (1982~) trình bày tại ONE WORLD CONCERT ở Syracuse University, New York, ngày 9 tháng Mười 2012, ngay sau buổi thuyết pháp của Đức Dailai Lama ở đó... [Hoàng Ngọc-Tuấn dịch nghĩa]

[xem tiếp]

nhạc độc tấu



Dusk -  Hoàng Ngọc Trường
Nhạc phẩm do Hoàng Ngọc Trường sáng tác năm 1994 cho piano. Tác giả trình bày và thu âm tại tư gia...

Sonate Polyphonique -  Ðặng Hữu Phúc
Nhạc phẩm độc tấu piano, gồm 3 phần: Introduction, Sonate & Final, do Đặng Hữu Phúc sáng tác, trình tấu và thu thanh năm 1978...

Hồ trên núi -  Ðặng Hữu Phúc
Nhạc phẩm cho piano độc tấu, do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc chuyển soạn / phóng tác từ giai điệu bài hát Hồ trên núi của nhạc sĩ Phó Đức Phương...

Sonata, Op.47 -  Ginastera, Alberto / Lê Hoàng Minh
Nhạc sĩ guitar Lê Hoàng Minh (Minh Le Hoang) trình tấu nhạc phẩm Sonata, Op.47 của Alberto Ginastera (1916-1983), một trong những nhạc tác gia lớn nhất của Argentina trong thế kỷ 20. Nhạc của Ginastera biểu hiện những nỗ lực khai phá mang tính tiền vệ trong khúc thức và âm sắc, kết hợp với phong khí đặc thù của văn hoá âm nhạc dân gian Argentina...

Chùm hoa Việt Nam -  Ðặng Hữu Phúc
{Cập nhật 16.05.2009, có PDF cho từng bản nhạc} Tổ khúc CHÙM HOA VIỆT NAM [Bunches of Flowers of Vietnam] cho đàn piano độc tấu do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc sáng tác và trình bày. Tổ khúc được viết vào đầu năm 2009, lấy cảm hứng từ dân ca Việt Nam, gồm 5 bài...

[xem tiếp]

nhạc hòa tấu



Ngôn Ngữ Bí Ẩn của Những Cơn Mê Sảng (The Secret Language of My Dreams) -  Ðặng Khôi
Ngôn Ngữ Bí Ẩn của Những Cơn Mê Sảng (The Secret Language of My Dreams ) là một tác phẩm âm nhạc điện tử chú trọng sử dụng dư âm (aftertones), bồi âm (harmonic spectrum), tàn âm (residue tones) và vi âm (microtones), sáng tác vào tháng 4/2013...

La Confession -  Hoàng Ngọc Trường
Nhạc phẩm do Hoàng Ngọc Trường sáng tác vào năm 2012 cho nhóm tứ tấu đàn dây. Trong băng ghi âm này, nhóm tứ tấu gồm có các nhạc sĩ: Laurie Jensen (violin I), Laurel Thomsen (violin II), Nathan Hsieh (viola), và Freya Eno (violoncello) ...

Những Dấu Hiệu (Signs) -  Ðặng Khôi
Những Dấu Hiệu (Signs) là một tác phẩm âm nhạc điện tử mang âm hưởng của musique concrète, nhưng thay vì nguồn là những âm thanh được thu lại từ cuộc sống hàng ngày, tác giả đã tự tạo ra những âm thanh đó...

3. Ra ngó vào trông (cho violon và piano) -  Ðặng Hữu Phúc
Nhạc phẩm khai triển từ dân ca Quan họ Bắc Ninh, trong tổ khúc (suite) "Năm bài dân ca Việt Nam" của Đặng Hữu Phúc, viết cho violon và piano. Trần Mạnh Hùng và Đặng Hữu Phúc trình tấu...

4. Hoa thơm bướm lượn (cho violon và piano) -  Ðặng Hữu Phúc
Nhạc phẩm khai triển từ dân ca Quan họ Bắc Ninh, trong tổ khúc (suite) "Năm bài dân ca Việt Nam" của Đặng Hữu Phúc, viết cho violon và piano. Trần Mạnh Hùng và Đặng Hữu Phúc trình tấu...

[xem tiếp]

nhạc kịch

nhận định âm nhạc



CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [9]: Thế nào là “hát hay”?  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
“Hát hay không bằng hay hát!” Chúng ta vẫn thường nói như thế, nhưng người nào hát thì cũng muốn mình hát hay, và người nào nghe hát thì cũng muốn nghe những tiếng hát hay. Nhưng hát như thế nào là “hát hay”?... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [8]: Khi nhạc sĩ đóng vai... kịch sĩ  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Sviatoslav Richter không chấp nhận những lối “diễn cảm” mang tính khoa trương và giả tạo, vì ông là một nhạc sĩ thuần tuý đích thực, nhưng thực tế cho thấy rằng phần đông khán giả đi xem hoà nhạc vẫn mang tâm lý thích xem những lối “diễn cảm” bề ngoài của các nhạc sĩ. Chính vì thế, không ít nhạc sĩ cố tình “diễn cảm” bề ngoài để làm hài lòng khán giả... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [7]: Ôi, sao mà lắm “diva” đến thế! Nhưng... “diva” là gì?  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Những năm gần đây, báo chí ở Việt Nam rất sính dùng chữ “diva” để ca tụng những nữ ca sĩ “nổi tiếng” trong lĩnh vực ca nhạc quần chúng. Chữ “diva” có sức hấp dẫn đến mức gây ra những cuộc tranh cãi “ai xứng đáng là diva”, và thậm chí người ta còn phát động một cuộc bình chọn “Diva thế hệ mới” và kết quả là ... hàng loạt cuộc tranh cãi khác. Thế nhưng, “diva” có nghĩa là gì vậy?... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [6]: Nhạc cổ điển và... tiếng vỗ của một bàn tay  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Khi đi xem những buổi hoà nhạc, chúng ta thường vỗ tay tán thưởng sau mỗi tiết mục đặc sắc. Thật là một cảm giác phấn khởi khi toàn thể khán giả cùng vỗ tay vang dội để nhiệt liệt ngợi khen những nghệ sĩ tài hoa đã mang đến cho mình những khoảnh khắc âm nhạc tuyệt vời. Thế nhưng, đôi khi bạn đang thích chí vỗ tay, thì chỉ có lác đác dăm ba người khác phụ hoạ, hay thậm chí chẳng có ai phụ hoạ, và trong lúc bạn đang ngỡ ngàng, thì thình lình bạn thấy có hàng chục cặp mắt quay lại nhìn bạn, khiến bạn muốn... sởn cả tóc gáy... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [5]: Peter Sculthorpe: một hoà âm bất tuyệt  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[TƯỞNG NIỆM PETER SCULTHORPE (1929-2014)] ... Peter Sculthorpe đã sống suốt một cuộc đời độc thân nhưng đầy niềm vui và không hề nghĩ đến cái chết. Trong dịp sinh nhật 80 tuổi, ông nói: “Ðừng lo lắng về cái chết. Tôi nghĩ, khi chúng ta ra đi, chúng ta sẽ chuyển hoá linh hồn của mình vào một hoà âm đẹp đẽ nào đó mà mình đã từng là một phần của nó.” Bây giờ, ở tuổi 85, thân xác già yếu của ông đã vĩnh viễn ra đi, nhưng linh hồn sáng rực của ông sẽ mãi mãi ở lại với thế giới này như một hoà âm bất tuyệt... (...)

[xem tiếp]

thảo luận âm nhạc



Mạn đàm về "Làm học trò" của Quốc Bảo -  Lê Mạnh Cường
... Vâng, làm nhạc sĩ không hề khó chút nào, thậm chí là chỉ cần có "vốn lận lưng" vài bài hát là một kẻ vô danh cũng có thể làm nhạc sĩ được...

Những suy nghĩ rời -  Quốc Bảo
Âm nhạc là một bể độ lượng. Càng sống với nó, tôi càng cảm thấy âm nhạc hồ như chẳng hề do con người tạo nên. Nó thuộc về một thế giới quyền năng hơn, hay ít ra, thuộc về một thế giới tràn ngập yêu thương...

Làm học trò -  Quốc Bảo
Nền âm nhạc đại chúng mông muội của chúng ta sẽ mãi mãi mông muội. Cái sự mông muội, nguyên thủy, tắc trách, học đòi, trẻ con của nó lớn dần lên theo năm tháng...

Bức thư của người đàn ông không quen biết -  Như Huy
[...] ngay lúc đó, tôi đã đau đớn nhận ra rằng bấy lâu nay, tôi, và tất cả công chúng mông muội ở Việt Nam đã bị lừa...

Tôi mong có những người quét sạch thế hệ chúng tôi -  Quốc Bảo
Bất chấp những nỗ lực vươn ra thế giới của những cá nhân nhạc sĩ Việt mà tổng số họ không phủ đầy những ngón của một bàn tay, nền âm nhạc đại chúng của chúng ta – chưa bàn đến nhạc bác học hay những tìm tòi vượt chiều kích lịch sử - vẫn cứ mông muội...

[xem tiếp]

phỏng vấn



Ivo Pogorelich: “Cần phải biết lựa chọn đúng trong cuộc đời...” -  Tushintseva, Irina
Ivo Pogorelich: ... Đàn piano cũng giống như một dàn nhạc, nhưng do Beethoven yêu giọng nói của con người hơn tất cả, đàn piano có nhiệm vụ mô tả, dưới ngón tay của nhạc công, hơi thở của tiếng nói con người... Liszt, xuất thân là người Hungary, đã đổ thêm dầu vào lửa, giải phóng phím đàn, khẳng định rằng ông đã thừa hưởng từ Beethoven... [Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng]

Phỏng vấn nhà soạn nhạc Phan Quang Phục (P.Q. Phan) -  Chu Hà
... Tôi tin rằng ai cũng cô đơn, nhưng không ai cô đơn vì làm điều mình yêu thích. Người ta cô đơn vì chưa hoàn tất được tất cả những gì người ta muốn làm. Là một nhà soạn nhạc, tôi tiếp tục sáng tác bởi vì tôi có nhu cầu phải cất tiếng nói cho chính tôi. Nếu có khán giả thì tốt, nhưng khán giả không phải là lý do duy nhất để chúng tôi sáng tạo...

Tôi là đời thứ 5 tính từ Liszt -  Licht, Victor
[Phỏng vấn nghệ sĩ piano IVO POGORELICH] ...“Bản nhạc chỉ là những ký hiệu chết. Nhiệm vụ của tôi là đưa vào một cái gì đó sống động...” [Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng]

Chơi tới trào nước mắt -  Hitron, Haggai
[Phỏng vấn nghệ sĩ piano IVO POGORELICH] ... Các nhạc phẩm khó nhất là các bản nhạc dựa vào văn hóa dân gian. Các nhạc công dân gian — những người trình diễn đích thực của âm nhạc dân gian — đạt tới trình độ hoàn hảo mà các nhạc công cổ điển không đạt được bởi các nhạc công dân gian chơi một nhạc phẩm rất nhiều lần và vượt xa về độ trau chuốt cũng như sự tinh tế trong cách biểu hiện... [Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng]

Đặng Thái Sơn trả lời phỏng vấn của Elijah Ho [phần III] -  Ðặng Thái Sơn
... Nếu chúng ta nhìn kỹ vào thực tế cuộc sống ngày nay, rất nhiều người còn có những khó khăn lớn ngay cả trong những điều cơ bản như sinh tồn. Thế giới này có rất nhiều vấn đề thực sự. Nghệ thuật không chỉ cần cho mục đích giải trí, mà đó còn là một nền giáo dục — một nền giáo dục rất quan trọng. Nghệ thuật mang lại mặt tích cực cho cuộc sống. Đó là vấn đề về cái đẹp, về lòng can đảm, và về nhân loại... [Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng]

[xem tiếp]

nhạc điện tử



danh mục tác phẩm của thể loại này sẽ được đăng lên trong một ngày gần đây


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021