kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
Em không trở lại làm người

 

 

KỊCH NGẮN MỘT MÀN BỐN CẢNH

 

CẢNH MỘT

Một buổi trưa, trong quán ăn ở quận nhỏ, bên sông Gun Powder[1]

 

Zũng: (Đặt li cà-fê xuống, nhìn Bill ăn) Nếu tôi gọi ChairsNestlé Rich Chocolate...

Bill: (Vừa ăn vừa gật gù) Thì chỉ có ông hiểu thế mà thôi.

Zũng: Thằng em tôi, mới sang Mĩ ba năm, nó nói, nó viết-văn cốt để đoạt jải Nobel.

Bill: (Nuốt miếng ăn, nhìn ánh nắng iếu bên ngoài) Viết bằng tiếng Anh?

Zũng: Tiếng Việt.

Bill: Là một trở ngại.

Zũng: (Nhìn Bill)Trong thập niên tám mươi của thế kỉ trước có nhà thơ Hi-lạp sáng tác bằng tiếng Hi-lạp và được jải Nobel. Tôi quên tên. Chắc ông còn nhớ tên?

Bill: Không. Tên lòng thòng khó nhớ. Nhưng tôi nhớ chuyện đó. Hồi đó nhiều người than: “Thơ viết bằng tiếng Hi-lạp bố ai hiểu được”. Zù có fiên-bản Anh, Fáp...

Zũng: Tôi sẽ tiếp câu chuyện ông vừa nói. Tôi đang nghĩ về em tôi. Jấc-mơ của nó.

Bill: Tài của em ông có thể xứng với jải Nobel... Có khi hơn nữa. Nhưng!

Zũng: Nhưng! Nhưng sao?

Bill: Ông chú tôi có mặt trong nội-chiến ở Việt Nam, ở thế-kỉ trước. Ông ấy nói Nam Việt hồi đó có một kiều-nữ mà các nhà báo Tây-fương tới Sài Gòn fải thốt lên lời: “Hoa-hậu Thế-jới kém xa!”

Zũng: Ai thế?

Bill: Ông chú tôi có nhắc đến tên cô ta vài lần. Lâu rồi. Tôi không nhớ.

Zũng: Tôi có nge ai nói, hình như là Trang- Đài.

Bill: Hình như thế! Chú tôi bảo cô ấy đẹp như trong huyền-thọai... Nhưng!

Zũng: Lại “nhưng”. Nhưng jì?

Bill: Các nhà báo Hoa-kì bảo, thứ nhất, người đẹp ấy cần được chỉ zẫn ngệ-thuật, từ bước đi, nụ cười, cách nói, đưa tay lên xuống, và sự uyển-chuyển của thân-hình, sao cho người đẹp ấy là một ngôn-ngữ tuyệt vời. Tóm lại, người đẹp ấy là một viên ngọc quí cần được “zùi mài” để ánh sáng toả khắp thế-jan.

Zũng: Ông nói đúng cách suy-niệm Tây-fương.

Bill: Các cung-nữ trong triều-đình Tầu,[2] ví-zụ ở thế-kỉ thứ Tư, đều được chỉ-zẫn rõ ràng. Tấm tranh lụa của Ku K’ai Chih, là một ví-zụ.[3] Đó là chưa kể NẾU các cung-nữ kia lên “đài quốc-tế”. Chuyện sẽ còn khác vô cùng.

Zũng: (Đưa li cà-fê lên miệng) Còn điểm thứ hai?

Bill: Ngay bây jờ Việt Nam vẫn chưa fải là xã-hội được thế-jới để í. Còn chuyện khác mà người ta không thể không coi là những iếu tố bất ngờ và quyêt-định.

Zũng: Như James Joyce?

Bill: Đúng quá! “Con cháu” của Joyce lĩnh jải Nobel, nhưng Hàn-lâm Viện Thụy-điển đã ján-tiếp trả lời, bằng một câu hỏi: “James Joyce” là ai?”

Zũng: Còn chuyện Jean-Paul Sartre?

Bill: Câu trả lời của Sartre đã quá rõ ràng.[4] Ai cũng biết Kawabata làm sao bằng được Mishima. Nhưng người tây-fương “nại cớ” rằng Ngàn Cánh Hạc zạy họ biết về Đông-fương, còn Kim-Các Tự [5] “tây quá”.

Zũng: Không đúng! Ỉa vào miệng đứa nào nói thế.

Bill: Truyền-thống ở xã-hội nào cũng “ẹ” cả. Nó là chiếc mặt nạ che zấu sự iếu-kém. Nó cũng là sức mạnh fản-kháng. Nhưng không có tính sáng-tạo.

Zũng: Rất đúng.

Bill: Người Tây-fương cũng như Jáo-hội Cơ-đốc tò mò biết về xứ lạ để thoả mãn óc fiêu-lưu và chinh-fục. Thực ra, họ chỉ muốn các xã-hội ấy sống trong ngàn năm “thủ-zâm” tư-tưởng.

Zũng: Tôi biết đó là chính-sách man-rợ và ngu-zân.

Bill: Đúng. Họ muốn zân Nhật là những Kawabata, cưỡi hạc trong tiểu-thuyết của Tầu, chứ không fải trong cái vô-vi của Lão-tử. Cũng chẳng fải là tuồng Nô rất Nhật của Mishima. Mishima quá độc-đáo, quá thức-tỉnh và thông-minh. Xin lỗi, tớ vào nhà tiểu. Trên năm mươi, thận bắt đầu suy. (Lấy khăn jấy lau miệng và tay).

Zũng: Đợi nhau bên ngoài nhé. Tớ trả tiền. (Zuỗi chân, mơ mộng).

 

CẢNH HAI

Văn-fòng của Zũng trong kí-ức

 

Elini: (Đứng) Em có cái này tặng anh! (Jở hộp ra)

Zũng: (Vẫn ngồi trên gế) Hai cái gốm. Đẹp quá!

Elini: Ở Santorini. Anh biết đây không fải đồ cổ. Bắt chước kiểu cổ. Em thấy đẹp, em mua tặng anh.

Zũng: Anh cảm ơn em. (Cầm bình để lên môi) Hơi ấm của Thera.[6]

Elini: Của em!

Zũng: Thera là em. Thiên-cổ mộng mơ! Em về thăm quê-hương Hi-lạp. Nhà em ở đâu?

Elini: Santorini.

Zũng: Ôi! Em jàu quá! Đó là Hồng-đảo gi trong sách của Homer và là một trong những thắng-cảnh nổi tiếng ở Hi-lạp.

Elini: Nhà cha mẹ em ở đó mà. Em đã bảo anh mà. Anh không chịu đi với em.

Zũng: Nếu anh sang thăm em, anh ở nhà em được không?

Elini: Mình anh thì được!

Zũng: Kể từ lúc em đi ngỉ hè anh nhớ em.

Elini: Đã bảo mà sao không đi với em?

Zũng: Anh nhớ lúc em đọc bài thơ Santorini, tiếng Hi-lạp của nhà thơ được jải Nobel năm ấy.

Elini: Anh nhớ thế à?

Zũng: Anh có hiểu jì đâu! Chỉ nhớ khuôn mặt sáng ngời của em. Jọng tình cảm của em, hồn nhiên và đam-mê cho một bài thơ zài zằng zặc. Elini!

Elini: Jì thế?

Zũng: Cho anh hôn em!

Elini: Đừng hôn ở đây. Em fải về văn-fòng. Tối nay mình gặp nhau mà.

Zũng: Hôn lên má em thôi.

Elini: (Đưa má cho Zũng hôn) Nhớ tìm chỗ tốt, cho anh và em. Đừng như lần trước! Anh fải biết rằng em không rẻ đâu!

Zũng: Anh biết! Nên đôi lúc anh lái xe lên đồi một mình. Chẳng hạn, cái đồi kia.

Elini: Anh làm jì ở đó?

Zũng: Tìm em!

Elini: Trên ngọn đồi kia? Những bãi cỏ kia, jòng suối kia và những mái nhà hoang vu như thế? Em có bao jờ ở đó đâu!

Zũng: Anh mơ mà! Anh mơ thấy em biến thành những jì em vừa nói. Đó là nhà của anh. Anh nhớ nhà anh. Anh trở về ngồi trong đó, với li rượu nhỏ hay với tách cà-fê trong tay. Nằm gọn trong em!

Elini: Thế gọi là nhớ em! Sao lôi thôi thế?

Zũng: Để tạ ơn em, anh có viết mấy câu này khi em ở xa.

Elini: Câu jì?

Zũng:

Em tới đó ziễm kiều bay nhẩy,

Mường tượng khi Hồng-đảo chìm sâu

Vào lòng cát biển ngàn thâu

Cùng đàn sáo tiếng địa cầu biệt tăm.

 

Em ngại bước trên thềm đá tảng,

E không-jan chuyển gót thời-jan

Biết đâu đền miếu hồng-hoang

Còn âm ỉ cháy tro tàn đáy sâu!

 

Zũng vẫn ngồi, cầm tay Elini. Elini vẫn đứng, nhưng đã lui một chân. Cả hai âu iếm nhìn nhau, tay co tay kéo.

Elini: (Lắc đầu) Anh đã chính thức cho Khoa-trưởng biết là anh sẽ từ nhiệm và sẽ đến University of Illinois ở Normal chưa?

Zũng: (Lắc đầu) Chưa!

Elini: Em biết ngày anh ra khỏi đây là anh quên em.

Zũng: (Lắc đầu) Anh không bao jờ quên em.

Elini: Tin em đi. Anh sẽ quên em. Với một người luôn luôn ngĩ đến những chân trời xa lạ, thì những đam-mê trong quá khứ chỉ là những nhóm lửa lụi tàn.

Zũng: Em muốn anh ở lại đây không?

Elini: (Mỉm nụ cười đẹp, nhưng đôi mắt sáng bâng khuâng, nhìn ra ngoài cửa kính, gỡ tay ra khỏi tay Zũng) Không! Anh đi đi! Và hãy quên em!

 

CẢNH BA

Bên sông Gun Powder [1]

 

Zũng: Mỗi lần đến thăm ông, tôi lái xe qua chỗ này. Mùa này rừng cây trụi lá.

Bill: Đẹp như một bức tranh đồng-quê in trên postcard.

Zũng: Iên-lặng như sự hứa hẹn linh thiêng. Tuyết vừa tan, những mái nhà kia khói toả mơ hồ. Tôi nhớ đến bức tranh Last Light của Andrew Wyeth.[7]

Bill: Ông quên không nói cho tôi nge câu chuyện nhà thơ Hi-lạp nhận jải Nobel.

Zũng: Ờ. Mà thôi. Tôi tưởng là đáng kể cho ông nge. Nhưng ngĩ lại chán fèo. Hãy để iên cho chúng ta bước về những zãy nhà kia. Tất cả là mầu nâu hiu hắt có vệt vàng.

Bill: Ở đó có jì?

Zũng: Sao tôi nhớ nhà quá! Nhớ záng người iêu trên cánh đồng kia.

Bill: Nhớ nhà thì về Cincinnati thăm vợ con đi.

Zũng: Không fải thế. Nỗi nhớ ở đây là một í-niệm tự-nhiên chứ không fải là một nơi chốn mà ta đã sống. Í-niệm đó sinh ra với ta, rồi một thoáng bâng khuâng khiến ta lưu-luyến. Hôm nay có thể là con sông, ngày mai có thề là lũng đồi... Nó khiến ta muốn đi về đó. Trên ngọn đồi kia? Những bãi cỏ kia, jòng nước kia và những mái nhà hoang vu như thế? Người iêu tôi nói thế. Bây jờ tôi iêu mến địa-cầu.

Bill: Ông có mơ không?

Zũng: Người iêu tôi nói thế mà!

Bill: Hôm qua tôi sang tìm ông để rủ ông đi ăn cơm trưa. Thư kí bảo ông đang ở trong Phòng Hội. Tới đó tôi thấy ông đang ngủ ở sô-fa, ngoài cửa có một fụ-nữ rất đẹp đứng nhìn vào. Người ấy là vợ một jáo-sư về môn toán Xác-suất trong khoa tôi. Khi thấy tôi, cô ấy khép cửa lại nhè nhẹ, lắc đầu nhìn tôi, ngiêm trang và nhỏ nhẹ: “Để cho anh ấy ngủ!”

Zũng: Thế à!

Bill: Cô ấy quá đẹp! Có fải tên cô ấy là Elini?

Zũng: Thế à! (Cười rồi lảng sang chuyện khác) Này, ngày đầu tiên đến thăm ông. Tôi đi lạc. Gé vào một quán ăn hỏi đường Dublin ở đâu. Bà chủ quán, tôi đoán thế, chưa kịp trả lời, thì tôi đùa bảo thế này: “Thưa bà, tôi không đi Ái-Nhĩ-lan đâu!” Bà ấy cười vang. Tôi chỉ ngĩ đến Joyce!

Bill: Ha! Ha! Ha!

Zũng: Tại sao con sông kia, chỉ thiếu một con nai trên cỏ, lại có cái tên là Gun Powder?

Bill: Chắc gần đây trước kia có một xưởng làm thuốc súng.

Zũng: Nếu tôi gọi Gun Powder RiverNestlé Rich Chocolate thì sao?

Bill: Thì chỉ có ông biết thôi.

Zũng: Ông sửa soạn tối nay đón lễ Tạ-ơn với vợ con?

Bill: Thằng con tôi đang ở San Francisco với cộng-đồng của nó. Cộng-đồng GAY.

Zũng: Thì vui với bà xã được rồi.

Bill: Từ sáu tháng nay bà ấy chỉ thích nhẩy đầm – với người Việt Nam, nay đó mai đây.

Zũng: Sướng thế? Tối nay chắc ở nhà?

Bill: Đang ở Brasil!

Zũng: Sướng thế! Xa xôi thế!

Bill: Trái lại, lần nào đi Việt Nam tôi cũng thích xem hát bộ, hát chèo, và nge hò Huế, Sa-mạc vân vân. Chắc ông cũng thích?

Zũng: (Cười nhạt) Không!

Bill: Này! Sao ông hay nói chữ “SƯỚNG” vậy? Hồi mới quen nhau ông hỏi tôi, “Có vợ Việt Nam sướng không?”

Zũng: Ông nhìn tôi và tôi biết ngay là tôi đã hố.

Bill: YÊU và SƯỚNG khác nhau. Có khi đụ đĩ mới sướng!

Zũng: Tôi hiểu.

Bill: Lần cuối, cũng nhờ học tiếng Việt với vợ tôi, nên tôi thích câu vọng-cổ này.

Zũng: Thế à!

Bill: Sao ông hay nói “THẾ À” như vậy? Tuồng có đoạn hài-hước, để cho không khi thư-zãn. Đoạn về cô ở tiễn người iêu, cũng là chú ở, theo chủ đi xa. Cô ta thỏ thẻ: “Anh ơi em nhớ anh!” Cậu kia vừa cất jọng vọng-cổ cả rạp đã vỗ tay. Câu ấy thế này:

Thương thương nhớ nhớ thương thương,

Nhớ anh em cứ lap-xường em xơi!

Zũng: Thế à!

Bill: Ông có zùng tên tôi và điện-thoại của tôi để làm “references”?

Zũng: Có.

Bill: University of Illinois ở Normal gọi tôi.

Zũng: Thế à?

Bill: Dr. Dyne nói rằng cả fân-khoa Triết và sinh-viên ca ngợi bài thuyết-trình của ông.

Zũng: Hysolar EnergyNegative Dialectic Thinking.

Bill: Một bài báo của sinh-viên ở đại-học này ca tụng ông. Người viết gi nhận: “Tiến-sĩ Trần Zũng đúng là một học-jả!”

Zũng: Thế à!

Bill: Liên Khoa-trưởng đã nhiều lần nói – ông biết mà – “Zũng fải thuộc về một Research University.”

Zũng: Thế à?

Bill: Chúc may mắn! Jữ người iêu trong tâm-khảm! Về với ja-đình!

 

CẢNH BỐN

Trong fòng khách của Filip

 

Filip: Bà xã ở Brazil chưa về?

Bill: Chưa! Tháng tới. Hi-vọng vào zịp Jáng-sinh. Nếu Fương-lan không đổi í.

Filip: Hoá ra tuổi cao lại tốt.

Bill: Sao nhiều người ngĩ thế? Tôi rất e-ngại cho Fương-lan.

Filip: Chuyện ông làm tôi nhớ đến một cô Tầu ở Thượng-Hải sang zu-học Hoa-Kì.

Bill: Lâu chưa?

Filip: Hai mươi năm về trước. Cô ta xinh, thùy-mị, thanh cao. Tôi tỏ tình.

Bill: May mắn chứ?

Filip: Không! Cô ấy mời tôi đi ăn. Trong bữa ăn cô ấy nói rằng cô ấy iêu một ngưới đàn ông đã có ja-đình.

Bill: Thật là ngang trái.

Filip: Vâng! Cô ta có nét buồn xa vắng rồi kết luận cũng rất xa xôi.

Bill: Thế nào?

Filip: Cô ấy nói: “Xin cảm ơn anh. Tôi không muốn jì cả. Tôi chỉ muốn cho xong kiếp này. Kiếp sau xin làm cây cỏ!”

Bill: Rất Đông-fương! Tôi lại ngậm ngùi nhớ đến Fương-lan, vợ tôi.

Filip: Tại bà ấy thích nhẩy đầm với đồng-hương?

Bill: Không! Fương-lan fải biết sống là vui... Nhẩy với họ hay bỏ tôi cũng được.

Filip: Vậy là chuyện jì?

Bill: Càng sống với tôi Fương-lan càng nói Fương-lan “ngu-zốt”... Rồi zần zần thiếu bình-tĩnh Fương-lan chứng minh sự “ngu-zốt” trong cái nhìn và jọng nói của tôi. Fương-lan còn hỏi tôi: “Có fải con chúng mình không khá vì em “ngu-zốt”?

Filip: Í-thức ấy Đông-Tây đều có.

Bill: Đúng. Zũng có lưu í tôi như thế. Zũng còn nói thế này, “Vô fúc thay tình iêu không đem lại hòa-hài và vĩnh-cửu như con người mơ tưởng. Nó là mật ngọt trở thành độc zược. Nó chứng minh sự hiện-hữu của người này là cái không hiện-hữu của người kia. Bình-đẳng chỉ là một í-niệm viển vông, của người mạnh ban cho người iếu. Hay là cho những kẻ ngu-đần!

Filip: Thằng Zũng nói đúng quá!

Bill: Gần đây Fương-lan thường chua chát: “Anh không hãnh-ziện về em!” Nge tôi tâm-sự, thằng Zũng nhìn tôi chậm chạp rồi nói: “Hết thuốc chữa rồi!.”

Filip: Đúng vậy!

Bill: Cho nên tôi để Fương-lan jao-tiếp với đồng-hương. Tôi mở một trương-mục cho Fương-lan, và bảo Fương-lan, “Của chồng, công vợ”.

Filip: Tôi rất quí ông!

Bill: Nhưng Fương-lan lại bảo: “Thế này là tiền 'bố-thí' của anh.”

Filip: Trời đất!

Bill: Zũng bảo tôi: “Mày fải biến đi để cho Fương-lan hiện-hữu.”

Filip: Đúng. Nhưng rất buồn!

Bill: Thế ra “Toán-học” là bản-ngã của tôi đã vô tình “jiết” Fương-lan! Có thể nó cũng đã vô tình “jiết” luôn con tôi nữa?

Filip: Đó là luật sinh-tồn và đào-thải. Ông đâu có lỗi!

Bill: Có lần Fương-lan ngĩ đến tự-tử. Nhưng ngĩ lại tự-tử là hèn.

Filip: Ông không thể bỏ việc ở đây để đi biệt xứ. Vậy thì Fương-lan fải ra đi.

Bill: Tôi thương cho người mình iêu lủi thủi ra đi trong tuyệt-vọng.

Filip: Đau thay! Đó là cái já fải trả của con người khi thức-tỉnh!

Bill: Một lần trong jấc mơ, tôi và Fương-lan trèo qua jữa hai vách đá mùa đông tuyết. Tôi lên trước, đưa tay kéo Fương-lan lên. Fương-lan trượt chân, xoay mình nên văng khỏi tay tôi. Thân-thể Fương-lan va vào hai vách đá rồi biến mất trong vực sâu chỉ còn những vết máu trên tường băng-já! Tôi kinh hoàng tỉnh zậy.

Filip: Khủng khiếp!

Bill: Một lần nửa tôi mơ thấy Fương-lan, trẻ trung như ngày mới biết nhau, đi chung với một nhóm người. Tôi gọi Fương-lan. Fương-lan quay lại nhìn tôi, như người xa lạ, rồi nói, “Em đi đường này. Em không muốn trở lại làm người!” Tôi thức zậy cảm thấy rất buồn. Tôi đã mang tình-iêu đến cho Fương-lan mà? Thế rồi, mới tối qua, lúc sáu jờ, tôi gọi điện-thoại cho Fương-lan, trong một khách sạn ở Rio de Janeiro, bảo rằng trăng khuyết đêm nay đứng gần Venus và Jupiter, sáng và đẹp vô cùng. Tôi bảo Fương-lan là fải đợi đến năm 2054 mới được thấy lại cảnh này. Tôi thành thực khát-khao nói thế này, “Lúc đó, nếu có luân-hồi, chúng mình lại gặp nhau.” Ông có biết Fương-lan nói sao không?”

Filip: Không!

Bill: Fương-lan nói: “Không! Đời buồn lắm! Em không muốn trở lại làm người!”

 

MÀN

 

Fỏng từ nguyên tác The Chairs, February 2008

 

 

_________________________

[1]Tên một con sông gần Towson, Maryland.

[2]Tôi luôn luôn zùng chữ “Tầu”, thay vì “Trung-quốc”.

[3]Fiên-âm theo pinyin là Gu Kaizhi. Phiên âm theo lối Wade-Giles trước kia là Ku K’ai-chih.

[4]Sartre từ chối jải Nobel.

[5]Bản tiếng Anh: Thousand Cranes (của Yasunari Kawabata), The Temple of the Golden Pavillion (của Yukio Mishima).

[6]Thera là tên cổ của Santorini.

[7]Bức tranh Last Light (1988) của Andrew Wyeth:

 
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021