kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
Đôi bạn

 

 

KỊCH NGẮN MỘT MÀN, BỐN ĐOẠN

 

NHÂN-VẬT:
Trần Thiên-Tiên, 57 tuổi, jáo-sư Văn-chương Anh.
Nguyễn Anh-Fong, 56 tuổi, jáo-sư Triết-học.
 
Cửa sổ lớn cho thấy bên ngoài là một vườn cây sycamore cao, vùng đông-bắc Mĩ vào cuối tháng mười. Nắng lên, jó mát. Lúc đó khoảng chín jờ sáng, ngày thứ Bảy. Fong bưng đồ đạc từ chỗ này sang chỗ khác. Fong ngừng lại trước tủ kính đựng đồ chơi (glass menagerie). Tầng jữa của tủ trưng bày một khẩu súng lục tháo ra từng mảnh. Fong bắt đầu chậm chạp ráp súng, và mở hộp đạn. Tiên ngồi trên gế, cạnh cửa ra vào bên trái, đọc Finnegans Wake của James Joyce. Hành-lí sắp ra đi của Tiên chỉ lớn bằng ba chiếc xách tay. Tiên ngửng lên nhìn Fong.

 

I

 

TIÊN: Ông có đồ-đạc jì đâu? Nhà trống trải như chùa Bà Đanh mà cứ loay xoay mãi!

FONG: Ông ngồi sang đây!

TIÊN: Chưa hài lòng với cách sắp xếp hay sao?

FONG: Tôi muốn tất cả quang đi như một fương-trình!

TIÊN: Làm jì có cái tuyệt vời ấy trên đời?

FONG: Vì thế tôi đi tìm cái tuyệt vời. Tức là cái tĩnh-mặc trong căn-fòng này và ngọn jó ngoài kia.

TIÊN: Như vậy đâu có bóng người.

FONG: (Nhìn trần, zơ khẩu súng lên.) A! Ông vừa nói thế! Đúng là cái mâu-thuẫn khi có bóng người.

TIÊN: Ngiêm Sĩ-tuấn bảo: “Thằng Fong rất thông-minh. Tao rất quí và fải nói là ‘iêu nó.’ Nhưng nó ‘triết quá!’“

FONG: (Xoay tay cầm khẩu súng, nhìn Tiên.) Tại vì tôi nge quá nhiều thức-tỉnh trong tôi.

TIÊN: Khẩu súng ấy có đạn không?

FONG: Để tôi xem.

TIÊN: Cẩn thận nge cha!

FONG: Con đường kia thoai thoải xuống đồi ra fố.

TIÊN: (Ngừng đọc sách, nhìn ra cửa sổ.) Hai hàng cây cao như một công viên.

FONG: Người ta thường ví đó là Parkway. (Zơ súng chỉ xuống Parkway”.)

TIÊN: Ông không đùa đấy chứ?

FONG: Không đạn ngắm chơi.

TIÊN: Có lúc thật đấy!

FONG: Không thật thì sao? Đạn đạo đi trong Parkway. Jữa hàng cây sycamore.

TIÊN: Bỏ súng xuống đi Fong.

Cả hai iên lặng.

 

II

 

TIÊN: Ông lại muốn tôi ngồi đâu bây jờ?

FONG: Ông ngồi sang đây.

TIÊN: Sao cứ như thầy bói zọn cưới vậy?

FONG: À quên!Không! Ông ngồi sang đây cơ. Đưa tôi cuốn Finnegans Wake.

TIÊN: Làm jì thế?

FONG: (Zựa lưng sách mở sẵn vào cửa sổ. Lại ngồi cạnh Tiên, với khẩu súng trong tay.) Từ đây ông thấy cuốn sách đó thế nào?

TIÊN: Thế nào là sao?

FONG: Còn những jì trong đầu óc ông không?

TIÊN: Ông ngắt zòng suy-ngĩ của tôi.

FONG: Thế thì ông ngồi iên zùm tôi! Ông ngồi sang đây. Tôi ngồi sang đây.

TIÊN: Nhà ông có hai cái gế. Ông xê zịch lung tung.

FONG: Để ông ngồi lung tung. Xem ông có nhớ những jì trong Finnegans Wake! (Fong zơ súng lên, bóp cò. Súng nổ. Cuốn sách rơi xuống.)

TIÊN: Cha làm jì thế? Sao cha bảo súng không có đạn?

FONG: Tôi muốn júp ông nhớ lại những jì ông đã đọc.

TIÊN: Finnegans Wake?

FONG: Chứ sao. “Wake” là tỉnh-thức hoặc tiếc-thương! Này nhé. Tôi đâu có ngắm! Tôi để cho viên đạn đi tìm điểm có lẽ ông còn nhớ.

TIÊN: Cha muốn làm trò ảo-thuật?

FONG: Nhìn đây! Viên đạn sướt qua trang 279. Chính ông ngưng ở đây. Để tôi đọc: “This is rainstones ringing. Strangely cult for this ceasing of the yore. But Erigureen ever. Pot price pon patrilinear plop, if the osseletion of the onkring gives omen nome? Since alls war that end war let sports be leisure and bring and buy fair. Ah ah athclete, blest your bally bathfeet! Towntoquest, fortorest, the hour that lies is hurley. A halt for hearsake.”

TIÊN: Tôi đang đọc fần thêm vào của Joyce, sau “A halt for hearsake.” Hình như là “Wait till spring has sprung...” Đưa đây! Đúng “...has sprung in spickness and prigs beg in to pry theyll be plentyprime of housepets to pimp and pamper my.”

FONG: Tôi thích cái siêu-hình của ngôn-ngữ. “SP” và “P” là những chủ-âm. Thế điểm nối jữa UlyssesFinnegans Wake là jì?

TIÊN: Là cái gạch nối của sáng-tạo và cũng là chính cuộc đời của Joyce!

FONG: A! Ông đang zạy Finnegans Wake ở đại-học Helsinki. Xin làm sáng tỏ một tí.

TIÊN: Một tí? Từ cái “cổ điển trong Ulysses”, như: ... I was a Flower of mountain ... I asked him with my eyes to ask again yes and then he asked me would I yes to say yes my mountain flower and first I put my arms around him yes and drew him down to me so he could feel my breasts all perfume yes and his heart was going like mad and yes I said yes I will Yes.” Từ nguyên-âm, vowels ở Ulysses tới fụ-âm, consonants ở Finnegans Wake.

FONG: Đó là gạch nối hay vận-hành của sáng-tạo.

TIÊN: Tuần tới chúng tôi đón một học-jả Ái-nhĩ-Lan, chuyên về Joyce tới nói về âm-thanh trong Finnegans Wake.

FONG: Rất hữu lí! Fải là người Việt để bàn tới những câu:

Cán-cân tạo-hoá rơi đâu mất,

Miệng túi càn-khôn thắt lại rồi!

TIÊN: Đó là ẩn-zụ của kí-hiệu trong ngôn-ngữ và văn-hoá. Còn cái ướt-át của không khí thấm vào xương-tuỷ thì “zịch là chết”. Ví như:

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,

Hòn đá xanh rì lún fún rêu!

Cả hai iên lặng.

 

III

 

FONG: Này ông!

TIÊN: Ông bỏ súng xuống zùm tôi

FONG: Nếu cái đêm trên ga Hải-fòng chúng mình không gặp nhau, khi chúng ta mới sáu bảy tuổi đầu. Và nếu ông không đưa tôi về nhà đêm ấy. Nếu mẹ ông không cho tôi ăn chè! Nếu những lúc băn-khoăn của tuổi ấu-thơ không có ông bên cạnh. Thì sao?

TIÊN: Thì đã sao?

FONG: Thì tôi không biết fải làm sao? (Zơ súng lên.)

TIÊN: Ông bỏ súng xuống zùm tôi!

FONG: Thế rồi chúng ta biền biệt xa nhau – quên nhau mấy chục năm trời. Cho đến bây jờ!

TIÊN: Vì sao nhỉ? Khi ông lừng lẫy? Ai biết ông là đứa trẻ mồ côi!

FONG: Trẻ mồ côi không có lịch-sử. Cho nên nó đi thẳng vào đời!

TIÊN: Không nợ nần! Và có chí có thể làm chuyện tầy trời!

FONG: Ngĩa là “Petit à petit loiseau fait son nid!”

TIÊN: Đúng! (Ngiêng đầu qua Fong.) Xin ông ngừng ngoe nguẩy khẩu súng “zùm con!”

FONG: Nhưng!

TIÊN: Nhưng sao?

FONG: Kể từ khi tôi gặp Jacqueline!

TIÊN: Tôi có thấy cô ta! Rất đẹp.

FONG: Kể từ đó tôi quên ông.

TIÊN: Zĩ nhiên.

FONG: Hơn nữa, từ lúc tôi bất ngờ thấy “lồn” của một bà hàng xóm.

TIÊN: Trời! Con trai mới lớn! Chịu sao thấu! Thảo nào quên tôi!

FONG: Một buổi trưa, tôi năn nhỉ Jacqueline.

TIÊN: Chuyện jì?

FONG: Cho tôi xem lồn!

TIÊN: Hấp zẫn quá! Jacqueline bằng lòng không?

FONG: Có. Khi tôi ngạc-nhiên nói với Jacqueline, “Của em khiêm-tốn và như cỏ mướt, chứ không căng lên như đồi-hoang tiền-sử!” thì Jacqueline cho tôi một cái bạt tai. Rồi zằn mặt: “C’est de la bêtise de dire une chose pareille!” – “Nói thế là ngu!”

TIÊN: Khá lắm! Ngu thế chẳng sao! Sinh-trưởng ở nông-thôn fương Bắc mà xem được cái của gái Marie Curie! Khá lắm! Thế cái nào zữ zội hơn cái nào?

FONG: Nó gê gớm lắm!

TIÊN: Nó! Của ai gê gớm lắm?

FONG: Của bà kia!

TIÊN: (Fá lên cười.) Thật không?

FONG: Đúng ra hồi đó trông “không gê gớm”.

TIÊN: “Gê?”

FONG: Đúng!

TIÊN: Bây jờ ngĩ lại thấy “không gê” mà “gê gớm?”

FONG: Đúng!

TIÊN: Người Nam gọi là “Jà mắc zịch!”

FONG: Là “Tiên” có khác! Cái jì cũng biết!

TIÊN: (Đứng zậy gấp cuốn Finnegans Wake lại.) Đây là kỉ-niệm. Rất hung-bạo! Bây jờ tôi fải ra sân-bay.

FONG: Còn hai tiếng nữa.

TIÊN: Đi là vừa. Bắc Hải đang chờ.

FONG: Tôi chở ông đi!

Cả hai iên lặng, Fong đứng zậy mở cửa. Tiên xách cặp hành-lí bước ra ngoài, Fong theo sau đóng cửa lại.

 

IV

 

Một tiếng súng nổ vang. Từ ngoài Fong mở cửa bước vào, đá cái gế Tiên ngồi ban nãy, tay cầm khẩu súng, đến bên cửa sổ, nhìn ra ngoài.

FONG: Trần Thiên-Tiên, bạn đã đi rồi. Về Helsinki. Tôi còn nhớ tháng tám năm ngoái tôi sang thăm ông. Tôi đi bộ từ Stockmannn về nơi ông ở trên fố Alexanderscatan, sát với Đại-học, rất gần Cathedral Dom, và Toà Đô-sảnh. Đường fố lung tung i như đi vào huyễn mộng. Gặp ông đờ người. Rồi tôi theo ông sang Tallinn, Estonnia. Chúng ta vào cổ-thành, bên cạnh tháp Bremini. Chính tại tiệm cà-fê 65 đường Vene, ông tán người con gái mới mười chín tuổi bán kem ở đó. Ông rủ cô ta sang Mĩ. Cứ tiếp tục đi, đừng quên đấy nhé.

Trần Thiên-Tiên! Đưa cô ta sang Mĩ thì cứ đưa, nhưng ông đừng đến đây. Ở cửa sổ này súng đã lên đạn. Đạn sẽ bay suốt trong “Parkway”, jữa hàng cây sycamore; và tôi sẽ không biết chuyện jì đã xảy ra và sẽ xảy ra. Vì ông đến nên tôi mua thêm một cái gế để ông ngồi. Tối nay tôi vứt cái gế ấy đi.

Trần Thiên-Tiên đã đi rồi. Tôi xin nói rõ: “Ông ta đã trở về quá khứ!”

Vâng, chúng tôi là bạn trong tuổi ấu thơ.

Ông ta đã là khuôn mẫu cho tôi nên người.

Nhưng! Trần Thiên-Tiên, tôi muốn căn fòng này hoàn-toàn trống trải như một không-jan không hề có bước chân người, ngay cả chân tôi.

Để iên cho tôi bám lấy cuộc đời.

Trần ThiênTiên! Hãy ngừng ngay trong tuổi ấu thơ.

Này. Tôi bảo thật! Đừng bước tới. Ngừng ở đó, Trần Thiên-Tiên.

Ngừng ngay. Và trở về với tuổi ấu-thơ.

(Fong zơ súng lên quay mũi súng ra ngoài cửa sổ. Tiếng súng nổ vang.)

Fong ngồi xuống gế, bâng khuâng và mệt mỏi. Từ từ Fong zuỗi chân ra, để súng xuống sàn. Trên khuôn mặt xanh xao căng lên sức sống và Fong mỉm cười.

Tôi đã bảo mà! Đừng trở lại. Tôi muốn cửa sổ của tôi “thênh-thang như một cánh-đồng xanh”, để tôi cất cánh bay cao. Tôi muốn là “không” trong í-ngĩa vô-cùng. Chả nhẽ lúc nào “có tôi là fải có ông!”

Đừng bắt tôi fải nhớ lại văn-học Tây-fương, như ngày nào chúng ta còn bé. Tôi không muốn thấy căn fòng này, mỗi lúc mỗi khác nhau:

“Xồm xoàm như một tổ chim! Âm-u như đại thánh-đường! Thơm-tho như một bó hoa! Quạnh-hiu như một nấm mồ!”[*] Tác-jả của những câu ấy là ai? Là ai thì hắn cũng chết lâu rồi!

 

MÀN

 

August, 2008.

 

_________________________

[*]Những câu này là của Victor Hugo, trong Les Misérables. Nguyên văn: "... frissonnant comme un nid, sombre comme une cathédrale, odorant comme un bouquet, solitaire comme une tombe..." [Phụ chú của Tiền Vệ]

 

----------------

Những kịch bản của Nguyễn Quỳnh đã đăng trên Tiền Vệ:

Vous êtes un homme!  (kịch bản) 
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] … Tiếng nói: Lịch-sử cần fải được viết bởi tất cả mọi người – nếu có thể... tất cả mọi người. Và fải được xét lại cho đúng. Bất cứ lúc nào. Ngay cả những người đã chết! / Thượng-tá: Anh cho ví-zụ. / Tiếng nói: Viết về thảm-sát Mĩ-Lai! / Thượng-tá: Các anh có viết về vụ Mĩ-lai không? / Tiếng nói: Thưa không! Nhưng có người trong chúng tôi viết về cái khác. / Thượng-tá: Cái jì? / Tiếng nói: Vụ thảm-sát Mậu-Thân ở Huế...
 
Ngày xanh mòn mỏi  (kịch bản) 
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] ... Lệ-Thu: Tức là tuyệt-vọng? / Quang: Đúng! Nhưng “mòn mỏi” dường như không ngừng. / Lệ-Thu: Nó lê-thê. / Quang: Vâng. Như khi ta nói: “Mòn mỏi lắm rồi!” / Lệ-Thu: Khác nào ta nói: “Ê-ẩm lắm rồi!” / Quang: “Âm-ỉ” lắm rồi!” / Lệ-Thu: “Tơi-tả lắm rồi!” / Quang: “Chua-chát lắm rồi!” ...
 
Cửa Trời (kịch bản)
[KỊCH NGẮN, BA CẢNH] Thoa: ////////////////// | Linh: Không. Không. Tôi nói mông chị đẹp, chứ tôi không nói mông cô Thuý-Liễu đẹp. | Thoa: /////////////////////////////// | Linh: Có lẽ cô Liễu hiểu lầm chị ạ. Lúc nào tôi cũng bảo “mông chị Thoa rất đẹp”. Chị đẹp và có lòng đại-lượng...
 
Đại-fáo (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] Trung-tá: Đù má, anh làm tôi kẹt! Thế nào cũng kẹt. / Đại-uý: Thắng lớn mà! / Trung-tá: Thắng cái đéo jì! Anh có biết một quả đại-bác já bao nhiêu?...
 
Con Ki và Chúa (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] Chí: Lắng nge: “Zê-su Ma!” Nhắc lại. / Sâm: “Zê-su Ma!” Sao lại là “ma”? / Chí: Không fải “ma”. Đây là “Đức Mẹ Ma-ri”. Đọc lại, “Zê-su Ma!” / Sâm: Zê-su Ma! Zê-su Ma! / Chí: “Lạy Đức Chúa tôi!” / Sâm: “Lạy Đức Chúa tôi!” / Chí: “Chúng tôi là người có tội!” / Sâm: “Chúng tôi là người có tội!”...
 
Thị-trấn Hồng (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN BA CẢNH] A: Thành-fố jì đây? / B: (Ngừng đọc báo) Hồng! Ông từ đâu tới? / A: Vân-mồng! / B: Tôi ngĩ là Mông-vần. / A: Có lẽ. Ở đây cái jì cũng hồng? ...
 
Bắc-sơn (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] PHONG: Vỗ tay. Nhè nhẹ ... nhẹ. / NGÀM: Nếu anh không gật đầu thì đừng vỗ. (Ngàm dạo bản “Em Tôi”). Lào... lào... Xửa xoạn... Chưa gật!... Chưa... Chưa... Đợi đã... Chưa... Lào... Gật... Gật...
 
Tây-Thi (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] ... SỨ-THẦN: Nhưng kẻ thù nào có thể vượt qua được con sông dài, lớn và hiểm trở thế này? / CÂU-TIỄN: Nó vượt qua dễ dàng khi có những tên bán nước. / SỨ-THẦN: Ai? / CÂU-TIỄN: Những kẻ có quyền trong tay như quả-nhân và tiên-sinh. Những kẻ được nó phong làm Lạc-tướng, Lạc-hầu. Những kẻ ấy chỉ đến với dân khi quyền-hành bị mất...
 
Đười ươi (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — HAI CẢNH] ... “King Kong” là biểu-tượng cho vua loài khỉ, sức-mạnh vô song, và cũng là biểu-tượng vô-địch của tính-zục. Có khi người ta tưởng-tượng hơn là sự-thực. Đối với một số phụ-nữ za trắng thì chỉ có “King Kong” mới làm họ “cuống lên”. Zường như, đối với toàn-thể đàn ông za trắng, mối đe zọa nằm trong tiềm-thức là đàn bà của họ có thể bị hiếp-zâm bởi “King Kong” bất cứ lúc nào. Nhưng cái “đau” như hoạn đối với họ chính là những tiếng rên “Khỉ ơi! Khỉ ơi!”...
 
Bến cũ (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] ... Cô Vang: Anh Ngàm ít lói, nhu mì. / Ông Phiêu: Anh ta thường bảo: “Mác-Nê đéo gì!” / Bà Túc: Mác-Nê nà cái đéo gì? Có nàm được cái váy thì mới hay!...
 
Dao cảm (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] ... Cô Loan rất thông-minh, biết ngay sự khác biệt giữa “con người trừu-tượng” và “con người trong xã-hội và chính-trị.” Trong xã-hội chuyên-chế, chỉ có kẻ thống trị là có “ngôn-ngữ” mà thôi. Người dân phải dùng ngôn-ngữ của nó. Cho nên tiếng nói của chúng ta bị ô-nhiễm...
 
Kẻ vô loài (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN HAI CẢNH] Uỷ-viên: Anh có mù không? / Hải: Thưa Uỷ-viên, tôi không mù. / Uỷ-viên: Không mù nghĩa là anh có thể thấy được chứ gì? / Hải: Thưa ngài vâng...

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021