kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
Thông-hành về Nội-tâm

 

 

KỊCH MỘT MÀN MỘT CẢNH

 

Những ngày cuối tháng Chạp, 1972. Lúc một jờ sáng, tại một đồn nhỏ ở Bộ-đức, cạnh sông Bé. Ba sĩ-quan cấp úy Phúc, Thành, Lâm, và Trung-sĩ Trang, ngồi ở bàn đánh xì-tố. Kănguru ngồi trên nền nhà, tựa lưng vào góc tường, mặt bị đánh xưng có nhiều vết máu. Đại-úy Đàm đeo kính mát trong quân-fục Việt Nam Cộng-Hòa.
 

ĐÀM: (Ngồi xuống cạnh Kănguru) Anh vừa nói tên anh là...

KĂNGURU: Kănguru. (Rên) Hơ, hơ, hơ!

PHÚC: (Đang đánh bài quay qua) Có fải là zân “Con Bú Cha”?[1]

ĐÀM: Anh có jấy tờ jì không?

KĂNGURU: (Rút trong túi vải nhỏ ra một cuốn sổ mỏng, bìa xanh đậm) Đây!

ĐÀM: Cái jì đây? Chữ jì đây?

KĂNGURU: “Pass nach Innen”.

ĐÀM: Tiếng jì?

KĂNGURU: Tiếng Đức.

ĐÀM: Ngĩa là jì?

KĂNGURU: “Thông-Hành về Nội-Tâm”.

THANH: Đại-uý Đàm. Đừng mất thì jờ nữa. Làm đéo jì có cái gọi là “Thông-hành về Nội-tâm”!

ĐÀM: (Jở lướt qua rất mau) Chỉ có độ chục tờ jấy trắng?

KĂNGURU: Chưa zùng tới một lần. (Rên) Hơ, hơ, hơ!

ĐÀM: Không có tên anh? Không có hình anh?

KĂNGURU: Không cần!

PHÚC: (Vừa đánh bài vừa hô lên) “Con Bú Cha”.

ĐÀM: Anh không có kiểm-tra?

KĂNGURU: (Lắc đầu) Chỉ có cái này (chỉ vào Pass nach Innen) Hơ, hơ, hơ!

TRANG: Đù má! Cho thêm vài báng súng nữa vào mặt là lòi ra hết.

ĐÀM: Anh nói anh là người nhà của Thiếu-tá Vinh.

TRANG: Vinh nào? Ông ấy đâu còn nữa mà “Vinh với viếc jì?”

KĂNGURU: Không còn nữa? (Rên) Hơ, hơ, hơ...

ĐÀM: (Hạ jọng) Mất tích tháng qua!

TRANG: Cha nói tên cha là Kănguru? Có zính záng jì tới con đại-thử ở Úc không?

KĂNGURU: Thưa Trung-sĩ, đúng là tôi! (Rên) Hơ, hơ, hơ...

ĐÀM: Anh tìm Thiếu-tá Vinh có chuyện jí?

KĂNGURU: Thiếu-tá Vinh bảo qua con sông ở đây. Đi tí nữa, bên kia là Cao-miên.

ĐÀM: (Bỏ “thông-hành” của Kănguru vào túi. Đứng zậy, nhìn đồng hồ đeo tay, nói vọng về fía mấy người đang đánh bài) Tôi vào trong ngỉ. Có chuyện khẩn cấp hãy gọi tôi.

THANH: Yên chí đi! Gần Tết rồi! Tông Tông bảo, “Địch đánh lớn, ta đánh lớn! Địch đánh nhỏ, ta đánh nhỏ.”

KĂNGURU: (Rên) Hơ, hơ, hơ...

LÂM: Sai! Í ông ta muốn nói, “Địch đánh lớn, ta thua lớn! Địch đánh nhỏ, ta thua nhỏ.”

PHÚC: (Xoè mấy cây bài ra. Zơ hai tay thu hết tiền trên bàn). Bỏ đi “Tám”! Hôm nay “ngày đưa Ông Táo”. “Bố” rửa đít các con!

THANH: (Đứng zậy, nhìn Phúc, rồi nhìn Lâm, Quang, và Trang hát như rên) Mình ngỡ nó đôi Ji!

LÂM và QUANG: (Xô gế ra sau, ngả lưng hát to theo) Ai ngờ nó đôi Xì.

PHÚC: (Mãn nguyện, gật gù. Chia tiền cho ba người). Mừng tuổi các con!

TRANG: (Hát to) Mình ngỡ nó Hai Đôi!

LÂM, QUANG, THANH: (Cùng hát như gào) Ai ngờ nó Ba Quân!

KĂNGURU: (Rên) Hơ, hơ, hơ!

Thình lình một đám lính sáu người i-fục bà ba đen, mang súng AK-47 ập vào. Bốn người lính Cộng-Hòa nhổm lên. Trang đưa tay với khầu M-16. Từ trong Đàm bước ra, trong bộ bà ba đen, không còn là quân-fục Cộng-Hòa, chĩa khẩu súng M-16 về fía Trang.

ĐÀM: Trang! Muộn rồi. Các cấp tiểu-đội cũng đã chấp hành. Hãy iên lặng đón xuân (Tay kia đưa ống truyền tin lên nói) T-3. T-6 đây.

Lính Mặt-Trận lấy khẩu M-16 ở cạnh Trang.

T-3: (Tiếng nói từ máy truyền-tin) Thưa T-6. T-3 đây. Mọi việc đã xong.

TRANG: (Cười gằn, nham nhở và đểu jả) Thì ra ông!

ĐÀM: Xin lỗi! Tôi là T-6, người của Mặt-Trận.

TRANG: Đù má! Ông nằm vùng... Ông là nội-tuyến!

ĐÀM: Mày là thằng Trung-sĩ Trang trước ở Trung-tâm Huấn-luyện Lam-sơn?

TRANG: Đù má!

ĐÀM: Mày hành em tao chết ở quân-trường. (Một tiếng nổ vang. Trang ngã xuống) Đừng nhìn vào mặt kẻ thù. Đừng hát theo Fạm Zuy, “Jiết người đi thì ta ở với ai?” Những kiểu-tính trong bài hát ấy đâu fải tự trời rơi xuống. Chúng là tính người. Khi thấy tính ấy, ta cứ việc “fơ”.

T-1: Xin T-6 quyết định.

ĐÀM: (Kẹp súng vào nách) Đem tất cả đám này, kể cả cái xác thằng Trang, sang bên kia. Như chúng ta đã zự-định.

Mọi người ra khỏi cửa bên.

TIẾNG HÁT: (Jọng rất đẹp, lãng mạn và buồn.) Mình ngỡ nó đôi Ji, ai ngờ nó đôi Xì! Mình ngỡ nó Hai Đôi, ai ngờ nó Ba Quân!

ĐÀM: Thôi biết rồi! Đừng than nữa! Đừng trách nữa! Mặt-Trận cho các anh về với mùa xuân zân-tộc. Biết đâu chúng mình sẽ cùng chung jới-tuyến. (Đến bên Kănguru, ngồi xuống) Ông có nhận ra tôi không?

KĂNGURU: (Lắc đầu) Hơ, hơ!

ĐÀM: Hơn chục năm về trước. Trong lớp học của thầy Nguyễn Huy Bảo ở Đại-học Văn-khoa. Thày Bảo mặc quần “short” không mặc quần lót. Hớ hênh quá!

KĂNGURU: Hơ, hơ! Hơ, hơ! Ơ!

ĐÀM: Thầy Bảo không bao jờ soạn bài, cứ mở cuốn sách tiếng Tây ra zịch sang tiếng Việt cho cả lớp gi.

KĂNGURU: Ơ!

ĐÀM: Ông là sinh-viên zuy nhất jiúp thầy Bảo chỉnh lại ngôn-từ. Làm sáng sủa nội-zung văn-hoá và ngệ-thuật Byzantine.

KĂNGURU: Hơ, hơ!

ĐÀM: Cả lớp fục ông! Tôi cũng rất fục ông!

KĂNGURU: Ơ, ơ, ơ!

ĐÀM: Một hôm tôi tâm-sự rủ ông vào Võ-bị Đà-lạt.

KĂNGURU: Ờ. Nhớ rồi!

ĐÀM: Ông trả lời, “Ngu zốt làm sao júp ích cho xã-hội được”!

KĂNGURU: Ông bảo tôi, “Mày là một thằng hèn! Vô trách-nhiệm trước thời cuộc!”

ĐÀM: (Bỏ kính mát ra) Xin lỗi! Mai Đồng-Vọng! Ai đây?

KĂNGURU: Ông là! Ông là!

ĐÀM: (Đưa ngón tay lên miệng, lắc đầu) Thỉnh thoảng tôi có nge thành tích của ông. Tôi lại nge ông được học-bổng của Í, đi La-mã. Sao bây jờ thế này?

KĂNGURU: Không quyền-thế! Không tiền-bạc! Không tự-zo!

ĐÀM: Đúng là con nhà sãi-chùa lại quét lá đa! Nhưng chúng ta fải lựa chọn. Zù cho định-mệnh đang đứng lù lù ngoài cửa!

KĂNGURU: Mừng được gặp ông! Ông ở bên kia?

ĐÀM: Bên kia? Đừng lầm với “bên kia”. (Rút trong túi ra thẻ xanh) Đây là thông-hành về Nội-tâm của ông. Tôi gi rõ tên ông là Kănguru. Ông cũng cần fải có một cái tên.

KĂNGURU: Cám ơn ông!

ĐÀM: Trong ấy tôi có viết mấy zòng, tiếng Việt và tiếng Miên. Chúng tôi sẽ đưa ông qua sông Bé, rồi qua biên-jới. Bên kia là Sre Khtum.

KĂNGURU: Cám ơn ông.

ĐÀM: Qua khỏi đó, đi về fía Nam, chỉ độ ba ngày là tới Phnom-Penh,[2] nếu không ăn bom B-52. (Đưa tay bấm nút điện cạnh bàn)

KĂNGURU: Cảm ơn ông. Ông sẽ thành-công. Nhưng ông không được fép thành-công!

Hai người lính Mặt-trận bước vào.

ĐÀM: Nếu thế có ngày chúng ta đọc Đạo-đức Kinh. (Nhìn hai người lính) Ông này cùng đi với chúng ta. Júp ông ta đứng zậy và sửa soạn đi thôi.

Hai người lính vực Kănguru đứng zậy. Cả ba ra khỏi cửa bên.

KĂNGURU: (Nói vọng vào) Đừng! Đừng theo thuyết “Vô-vi”! Hãy bày ván khác.

ĐÀM: (Nhấc máy liên-lạc lên) T-4. T-6 đây. Mười fút nữa cho nổ hết công-sự.

T-4: (Tiếng nói fát ra từ máy liên-lạc). T-4 đã nge. Đã sẵn sàng.

ĐÀM: (Châm điếu thuốc Pall Mall, bỏ khẩu M-16, cầm khẩu AK-47, ngồi lên cạnh bàn) Đúng! Đừng theo thuyết “Vô-vi”! (Gọi to) Mai Đồng-Vọng! (Không tiếng trả lời.) Mai Đồng-Vọng! ( Không tiếng trả lời. Đàm cười, gật gù).

À quên. Tên ông là Kănguru. Vì không có tự-zo nên ông không fải là Mai Đồng-Vọng. Để có tự-zo, ông fải là con vật. Để là một con vật tự-zo, ông không thể là con vật Việt Nam, như con trâu, con bò, con vịt, con gà. Ông fải là một con vật lạ hoắc nước ngoài. Nên ông là Kănguru. Đúng thế! Ngu-si làm sao júp ích cho xã-hội? Ông fải ra đi! Làm jì có cái gọi là “Thông-hành Về Nội-tâm”. Khi nói thế ngĩa là ông đã mất nội-tâm rồi! Nên ông tự jải-fóng chính mình! (Gọi to) KĂNGURU!

KĂNGURU: (Từ bên ngoài vọng vào) Hơ, hơ! Hơ, hơ!

 

MÀN

 

(2008)

 

_________________________

[1]Lối gọi bất-nhã chỉ Cambodia của một số nhật báo Việt ở Sàigòn, trước 1975.

[2]Nam-Vang.

 

---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021