kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
NGỦ LÀ “Z”!

 

Khai-triển từ văn-bản Ngủ là “Z” [1] đã đăng trên Zamầu,
nhưng bố cục, nội-zung tư-tưởng — về cái nhìn sáng-tạo và lịch-sử —
và ngôn-ngữ hoàn toàn khác với văn-bản ấy.
 
Zựa trên nguyên-tác Anh-ngữ Sleep is “Z”!

 

KỊCH NGẮN

MỘT MÀN, MỘT CẢNH

 

Màn mở rộng từ từ để lộ một fần zẫy fố nhà hai tầng, jản-zị và ngây thơ như nét vẽ trẻ em. Nội thất của nhà nào cũng jống nhau. Trên tầng hai của mỗi nhà có ba cửa sổ “lancet”, kiểu Gothic, và một cầu thang nối hai tầng lại với nhau. Trong mỗi nội thất mọi người hoạt động, lúc đứng, lúc ngồi, lúc qua, lúc lại, lúc lên, lúc xuống. Philip đang đọc cuốn Les Chants de Maldoror của Lautréamont, với cuốn từ-điển trên bàn. Stefan leo quanh cửa sổ “lancet”, mỉm cười nhìn Philip.

PHILIP: Này cha! Tôi thức suốt đêm!

STEFAN: Đọc jì thế?

PHILIP: Đọc lại Lautréamont, để thấy rõ tuổi niên-thiếu của mình.

STEFAN: Cái thổ tả jì trong đó?

PHILIP: Một thứ “thánh-kinh” đã cho tôi thở ra nhảm-nhí và lạ-lùng.

STEFAN: “Thánh-kinh?” Một thánh-kinh đã khổ lắm rồi!

PHILIP: Cái này là “thổ-tả” nhưng không fải là “thổ-tả linh-thiêng”.

STEFAN: Tôi fa cà-fê! Ông tóm tắt tôi nge.

PHILIP: Nào là sóng đại-zương xưa như thủy-tinh.

STEFAN: Biểu-tượng ví von cũ rích!

PHILIP: Nào là thiếu niên thèm hiếp xác thiếu nữ mới qua đời.

STEFAN: Nếu chỉ là gợi í để vào í-niệm thì còn rất xa xôi.

PHILIP: Nào là lúc Maldoror và cá mập cái mây mưa và fát-hiện tình iêu ban đầu.

STEFAN: Từ cái vô-ngĩa tới sáng-tạo.

PHILIP: Nào là ngừng tưởng-tượng như khi ta thấy cái lồn, và vân vân...

STEFAN: Zĩ nhiên, như khi chúng ta học tiếng Anh, đi tra tự-điển, thấy “Cần là Lôn!” Chính hiện-thực là “cha đỡ đâu” của trừu-tượng”

PHILIP: Fải chăng đó là đam-mê sáng-tạo?

STEFAN: Đam-mê zẫy lên như khi ta nói: “Tôi không muốn chết!”

PHILIP: Ngĩa ban đầu của sáng-tạo là jải-fóng. Khúc Ca của Maldoror đã jải-fóng tôi. Bây jờ tôi fải jải-fóng chính tôi.

STEFAN: Cà-fê!

PHILIP: Cám ơn. Ngồi xuống đi nào!

TIẾNG VỌNG: (Từ xa nge zạt zào) A, a, a, a, a, a, a, a,....... a, a, a, a, a .......

TẤT CẢ: (Mọi người ngừng hoạt động, ngây ra như tượng, rồi cùng nói). Tưng từng! Tưng từng! Tưng từng!

TIẾNG VANG: (Nge rất nhỏ từ xa) Boong, boong, boong!

PHILIP: Từ sông Elbe!

STEFAN: Ngân trong đầu tôi!

PHILIP: Tôi nge rất mỏng. Đang zài lê-thê!

STEFAN: (Đặt li cà-fê xuống, nói to) Ông ta đang đến!

Tất cả mọi người, kể cả Stefan và Philip, rảo bước xuống nhà. Cứ mường tượng là họ đang đứng trước nhà, mặt hướng về khán-jả, nhưng mắt nhìn vào khoảng không, bởi họ thấy cái jì đó, và đang chờ đợi cái jì đó.

PHILIP: Ông ta kia! Zẫn đầu đám kị-binh.

STEFAN: Záng trầm-mặc chứ không lẫm-liệt như trong tranh của David.

PHILIP: Cũng không có záng nhân-ái, lãng mạn như trong tranh của Gros.

STEFAN: U trầm như một jấc-mơ!

PHILIP: Toàn là mầu ảm đạm.

STEFAN: Hôm nay mưa fùn!

TIẾNG VỌNG: (Rất nhẹ) A, a, a, a, a, a, a, a, a, a .... Ngủ là “Z”.

TIẾNG VANG: (Nge rất nhỏ từ xa) Boong, boong, boong! ....

PHILIP: Stefan! Một sĩ-quan kị-binh của ông fóng tới và nhìn mình!

STEFAN: Để tôi. Ông có nét Á-châu.

TIẾNG NÓI: Đây là đâu?

STEFAN: Thưa đây là một thị-trấn thời Trung-cổ bên sông Elbe. Xin ông nói với Hoàng-đế hôm nay là Thứ Ba, 23 tháng 10, năm 975.

PHILIP: Vị sĩ quan này quay đi, không có một lời! Bất-nhân là lính!

STEFAN: Ông ta đang xem bản đồ. Ông ta đang chỉ tay lung tung!

TẤT CẢ: (Rất nhẹ) Tưng từng! Tưng từng! Tưng từng! (Gọi to) Anton Dikov! Anton Dikov! Anton Dikov!

TIẾNG NÓI: Hay!

STEFAN: Đó là tiếng dương-cầm của Anton Dikov. Hôm nay là ngày Thứ Sáu, 15 tháng 8, năm 2008. Chúng ta đã vượt 1033 năm.

Thánh thót mãi zương-cầm nguyên thủy,

Cho nụ đời an-ngỉ cuồng say

Em iêu xa mãi tháng ngày

Sao ta còn ngắm mây bay một mình!

 

TẤT CẢ: (Fát âm rất nhỏ, như vọng từ xa) Ngủ là “Z”! Ngủ là “Z”!

PHILIP: Thế là ông ta đã đi rồi!

STEFAN: Beethoven bảo có thời ông ta là một vĩ-nhân!

PHILIP: Sách sử nói đây là lần thứ năm ông ta vượt sông Elbe.

STEFAN: Thật đấy không cha? Lấy sách ra coi.

NGƯỜI MỘT: Sách đây! (Zở sách ra) Có fải ông ta ở đây?

NGƯỜI HAI: Ở bắc Hamburg?

NGƯỜI BA: Chữ này không fải “Hamburg”

NGƯỜI HAI: Thế là jì?

NGƯỜI BỐN: Luxembourg!

NGƯỜI NĂM: Ông ta ở kia!

NGƯỜI BA: Cái jì mà “Ostlich von Hamburg, des Rheins”?

NGƯỜI HAI: Đâu?

NGƯỜI NĂM: Ê! Sao lại có tên Hölderlin?

PHILIP: Đâu?

STEFAN: Hölderlin... Ô, bài Heimath/Quê Nhà là đây:

NGƯỜI MỘT: Đọc nge coi.

STEFAN:

Thế rồi ai có biết đâu [2]

Mình tôi thơ-thẩn trên đồi hái sim

Iêu em nhẹ gót tâm-tình

Theo em từng bước trên trần thế ơi

 

Đâu đây

Mấy cụm gai hồng

Mùi hoa chanh ngọt hương nồng thoảng đưa

Bên bờ biển lúc vào trưa

Khi nương bắp nở phơi mầu lá xanh

 

NGƯỜI BỐN: Vậy ra ông ta hái sim?

STEFAN: (Đưa cuốn sách cho người một) Cầm lấy! Tôi đếch hiểu lịch-sử là cái con mẹ jì!

TIẾNG VỌNG: (Nge rất xa xôi) ... Ngủ là “Z”! Ngủ là “Z”! Ngủ là “Z”!

PHILIP: Từ không tĩnh-mịch lên cao,

Đất đai chiều trắng ra mầu cổ xưa

TIẾNG VỌNG: (Hô lớn)

Muôn quân rụng tóc rừng thu

Động viên từ cõi mộng-zu trở về!

 
Philip và Stefan theo cầu thang lên lầu hai. Stefan đặt chân lên bờ cửa sổ “lancet”, Philip ngồi bên bàn, zuỗi lưng, vuôn vai. Tay fải để lên cuốn Les Chants, xoay qua, xoay lại đụng vào cuốn từ-điển trên bàn.

STEFAN: Nhìn đây mới thấy sông Elbe sương mù, lại nhớ đến Rhein. Thật là:

Bao nhiêu mạch nước trào tuôn, [2]

Chảy trong tiếng hát của zòng sông Ranh. [3]

Từ vô-thủy đã long-lanh

Thì thêm chút ước cho xanh cội nguồn

Vì mê-li kiếp fiêu-bồng

Về Châu Á mộng linh-hồn đế-vương.

 

PHILIP: Về Châu-á? Mộng linh-hồn đế-vương? Hồi còn bé, ở Việtnam., mấy người nhà nông thường tủm tỉm hỏi tôi: “Sao mắt mày “lơ lơ”? Sao mũi mày “lõ”? Mẹ mày là ai?” Ở Đức thì “lơ lơ” và “mũi lõ” vẫn là Á-châu!

STEFAN: Za ông tuy trắng nhưng trắng “trứng gà”, không lông và mịn, không xồm xoàm và lốm đốm như tôi!

PHILIP: (Cặp cuốn Les Chants zưới nách, tay cầm cuốn từ điển, ra trước hành-lang, nhìn xuống đường. Philip mở từ-điển, nhìn mãi vào không-jan) “A” là chữ khởi đầu, như “Am Anfang, ...” thì nhiều tiết-mục, có lắm nụ đời. Nhưng Z, đọc theo mẫu-tự Mĩ là “zi”— vì thời thế đã xoay vần — hay “Z” (tset) là chữ cuối cùng, tuy nhiều tiết-mục hơn X và Y, nhưng “Z” như hơi thở sót lại của cuộc đời. “Z” zẫy lên vì muốn trở về (Zurückmelden). “Z” muốn vươn tới tương-lai (Zukunft), vì “Z” sợ tan-tành thân-xác (Zerfall). Thế mới biết, cái jì rồi cũng tới “Z”. Thế thì ngôn-ngữ và sáng-tạo để làm jì? Có fải là một jấc-mơ?

Philip buông cuốn từ-điển và Les Chants cho rơi xuống fố. Philip quay lưng, ánh sáng fía sau rực rỡ, Stefan leo quanh cửa sổ “lancet” ra ngoài. Philip trở thành bóng đen, trầm tĩnh và uyển chuyển, cởi bỏ áo quần, trần truồng nhẩy múa.

PHILIP:

Tai nge một sớm bình-minh,

Tin vui từ góc trời đông mỉm cười.

Vì ông rực-rỡ trên đời,

Nên tôi cởi áo tung trời cánh bay

Xa xôi trong thế-jan này,

Fôi-fa thành-quách chau mày chiều hôm!

 

TIẾNG CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI: (Vang lên như sấm nổ, mạnh và mau.) Ngủ là “Z”! Ngủ là “Z”! Ngủ là “Z”!

 

MÀN BUÔNG XUỐNG RẤT MẠNH VÀ MAU

 

August, 2008.

 

_________________________

[1]Xin đọc “Z” theo mẫu-tự Mĩ, là “zi”.

[2]Zịch thoát và Việt hóa bài Heimath của F. Hölderlin:

Und niemand weiss
Mich wandeln
Und wilde Beeren pflüken
Zu löschen die Liebe zu dir
An deinen Pfaden, o Erd’
 
Hier wo
Und Rosendornen
Und süsse Linden* duften neben
Den Bruchen, des Mittags, wenn im
Falben Kornfeld
                               [Trích một fần]
 
*Linden là một loại cây “chanh” thân to và cao, không thấy ở Việt Nam.

[3]Đọc theo Fáp-ngữ là “Ranh”, tức là Rai (Rhein) trong Đức-ngữ.

[4]Lấy í từ Der Rhein của F. Hölderlin:

Die Stimme wars des edelsten der Ströme,
Des freigeborenen Rheins
Und anderes hoffte der, als droben von Brüdern,
Dem Tessin und dem Rhoganus
Er schied und wabdern vollt’, und ungeduldig ihn
Nach Asia frieb die königliche Seele.
                               [Trích một fần]

 

-------------

Gi-chú: Sáng-tạo không fải là công việc “thuần” ngiên-cứu. Cho nên chú-jải có thể là một chuyện chẳng nên làm, ngoại trừ những trường hợp cần chính xác, và tránh hiểu lầm. Vậy xin độc jả thông cảm cho những fần trích-zẫn sau đây:

 

[...ils glissèrent l’un vers l’autre, avec une admiration mutuelle, la femelle de requin écartant l’eau de ses nageoires; Maldoror blattant l’onde avec ses bras. (...) Les désirs charnells suivirent de près cette démonstration d’amitié ...Enfin, je venais de trouver quelqu’un qui me ressemnlât! ... Désormais, je n’étais plus seul dans la vie! ... Elle avait les mêmes idéss que mois! ... J’étais en face de mon premier amour! (p.129)]
 
[Il est temps de serrer les freins à mon inspiration, et de ma’arrêter, un instant, en route, comme quand on regarde le vagin d’une femme. (p. 139)]
 
Isidore Ducasse Comte de Lautréamont, Oeuvres Completes fac similes des éditions originales (La Table Ronde, 1970).

 

Đọc lên chúng ta thấy thơ mộng và hồn nhiên, chứ không “quái-đản”, tục-tằn.

 

 

----------------

Những kịch bản của Nguyễn Quỳnh đã đăng trên Tiền Vệ:

Đôi bạn  (kịch bản) 
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN, BỐN ĐOẠN] ... FONG: Rất hữu lí! Fải là người Việt để bàn tới những câu: Cán-cân tạo-hoá rơi đâu mất, / Miệng túi càn-khôn thắt lại rồi! / TIÊN: Đó là ẩn-zụ của kí-hiệu trong ngôn-ngữ và văn-hoá. Còn cái ướt-át của không khí thấm vào xương-tuỷ thì “zịch là chết”. Ví như: Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, / Hòn đá xanh rì lún fún rêu!...
 
Vous êtes un homme!  (kịch bản) 
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] … Tiếng nói: Lịch-sử cần fải được viết bởi tất cả mọi người – nếu có thể... tất cả mọi người. Và fải được xét lại cho đúng. Bất cứ lúc nào. Ngay cả những người đã chết! / Thượng-tá: Anh cho ví-zụ. / Tiếng nói: Viết về thảm-sát Mĩ-Lai! / Thượng-tá: Các anh có viết về vụ Mĩ-lai không? / Tiếng nói: Thưa không! Nhưng có người trong chúng tôi viết về cái khác. / Thượng-tá: Cái jì? / Tiếng nói: Vụ thảm-sát Mậu-Thân ở Huế...
 
Ngày xanh mòn mỏi  (kịch bản) 
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] ... Lệ-Thu: Tức là tuyệt-vọng? / Quang: Đúng! Nhưng “mòn mỏi” dường như không ngừng. / Lệ-Thu: Nó lê-thê. / Quang: Vâng. Như khi ta nói: “Mòn mỏi lắm rồi!” / Lệ-Thu: Khác nào ta nói: “Ê-ẩm lắm rồi!” / Quang: “Âm-ỉ” lắm rồi!” / Lệ-Thu: “Tơi-tả lắm rồi!” / Quang: “Chua-chát lắm rồi!” ...
 
Cửa Trời (kịch bản)
[KỊCH NGẮN, BA CẢNH] Thoa: ////////////////// | Linh: Không. Không. Tôi nói mông chị đẹp, chứ tôi không nói mông cô Thuý-Liễu đẹp. | Thoa: /////////////////////////////// | Linh: Có lẽ cô Liễu hiểu lầm chị ạ. Lúc nào tôi cũng bảo “mông chị Thoa rất đẹp”. Chị đẹp và có lòng đại-lượng...
 
Đại-fáo (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] Trung-tá: Đù má, anh làm tôi kẹt! Thế nào cũng kẹt. / Đại-uý: Thắng lớn mà! / Trung-tá: Thắng cái đéo jì! Anh có biết một quả đại-bác já bao nhiêu?...
 
Con Ki và Chúa (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] Chí: Lắng nge: “Zê-su Ma!” Nhắc lại. / Sâm: “Zê-su Ma!” Sao lại là “ma”? / Chí: Không fải “ma”. Đây là “Đức Mẹ Ma-ri”. Đọc lại, “Zê-su Ma!” / Sâm: Zê-su Ma! Zê-su Ma! / Chí: “Lạy Đức Chúa tôi!” / Sâm: “Lạy Đức Chúa tôi!” / Chí: “Chúng tôi là người có tội!” / Sâm: “Chúng tôi là người có tội!”...
 
Thị-trấn Hồng (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN BA CẢNH] A: Thành-fố jì đây? / B: (Ngừng đọc báo) Hồng! Ông từ đâu tới? / A: Vân-mồng! / B: Tôi ngĩ là Mông-vần. / A: Có lẽ. Ở đây cái jì cũng hồng? ...
 
Bắc-sơn (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] PHONG: Vỗ tay. Nhè nhẹ ... nhẹ. / NGÀM: Nếu anh không gật đầu thì đừng vỗ. (Ngàm dạo bản “Em Tôi”). Lào... lào... Xửa xoạn... Chưa gật!... Chưa... Chưa... Đợi đã... Chưa... Lào... Gật... Gật...
 
Tây-Thi (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] ... SỨ-THẦN: Nhưng kẻ thù nào có thể vượt qua được con sông dài, lớn và hiểm trở thế này? / CÂU-TIỄN: Nó vượt qua dễ dàng khi có những tên bán nước. / SỨ-THẦN: Ai? / CÂU-TIỄN: Những kẻ có quyền trong tay như quả-nhân và tiên-sinh. Những kẻ được nó phong làm Lạc-tướng, Lạc-hầu. Những kẻ ấy chỉ đến với dân khi quyền-hành bị mất...
 
Đười ươi (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — HAI CẢNH] ... “King Kong” là biểu-tượng cho vua loài khỉ, sức-mạnh vô song, và cũng là biểu-tượng vô-địch của tính-zục. Có khi người ta tưởng-tượng hơn là sự-thực. Đối với một số phụ-nữ za trắng thì chỉ có “King Kong” mới làm họ “cuống lên”. Zường như, đối với toàn-thể đàn ông za trắng, mối đe zọa nằm trong tiềm-thức là đàn bà của họ có thể bị hiếp-zâm bởi “King Kong” bất cứ lúc nào. Nhưng cái “đau” như hoạn đối với họ chính là những tiếng rên “Khỉ ơi! Khỉ ơi!”...
 
Bến cũ (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] ... Cô Vang: Anh Ngàm ít lói, nhu mì. / Ông Phiêu: Anh ta thường bảo: “Mác-Nê đéo gì!” / Bà Túc: Mác-Nê nà cái đéo gì? Có nàm được cái váy thì mới hay!...
 
Dao cảm (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] ... Cô Loan rất thông-minh, biết ngay sự khác biệt giữa “con người trừu-tượng” và “con người trong xã-hội và chính-trị.” Trong xã-hội chuyên-chế, chỉ có kẻ thống trị là có “ngôn-ngữ” mà thôi. Người dân phải dùng ngôn-ngữ của nó. Cho nên tiếng nói của chúng ta bị ô-nhiễm...
 
Kẻ vô loài (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN HAI CẢNH] Uỷ-viên: Anh có mù không? / Hải: Thưa Uỷ-viên, tôi không mù. / Uỷ-viên: Không mù nghĩa là anh có thể thấy được chứ gì? / Hải: Thưa ngài vâng...

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021