điêu khắc | hội họa | nhiếp ảnh | trang thiết | đồ họa | nhận định mỹ thuật |
tạo hình
 
danh mục tác phẩm
 
 

Nguyễn Thái Tuấn’s abject frames / Những cái khung chứa xấu của Nguyễn Thái Tuấn -  Nguyen Corey, Pamela
... Tuấn’s color palette mutes and dims selected interiors or landscapes to signal an ominous foreshadowing, but the very invisibility of the body gestures towards its retreat into oblivion… / ... Bảng màu của Tuấn trùm cái âm u và câm lặng lên vài món nội thất hoặc cảnh quan báo hiệu điềm u tối, nhưng các cử chỉ cơ thể vô hình dành cho chúng lại mang tất cả vào sự lãng quên... (...)

Peter Max: Một vũ trụ quan -  Hoàng Ngọc Biên
... Gần suốt hai thập kỷ 60 và 70, tên tuổi Peter Max gắn liền với một khuynh hướng có ý nghĩa cách mạng trong nghệ thuật tạo hình được nhiều họa sĩ trên thế giới đi theo: nghệ thuật cho mọi người... Trong gần hai thập kỷ, chính cái nhìn xã hội của ông, khả năng sử dụng màu cũng như sức sáng tạo khủng khiếp của ông đã tạo được một nhịp cầu nối liền hai thế hệ già và trẻ, hai thế giới Đông và Tây... (...)

Tranh Đen của Nguyễn Thái Tuấn và sự phi lý -  Trần Đán
... Hoạ sĩ cảm thông với những dày vò trước bao điều phi lý trong cuộc sống. Bằng các thủ thuật của hội hoạ đương đại, anh đã thành công trong việc tạo hình cho nỗi dày vò trước sự phi lý... (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 12. Rác/Garbage -  Nguyễn Quỳnh
... Bien’s Garbage metaphysically merits an Eidetic question that leaves us or tortures us in our rationality while our creative and aesthetic propensity decry all judgment... | ... Tác-fẩm Rác của Biên đáng để chúng-ta đặt vấn-đề về thể-tính, một câu hỏi cho chúng-ta và bắt lí-trí của chúng ta suy-ngĩ mông-lung. Trong khi ấy, xét về mặt sáng-tạo và thẩm-mĩ, tác-fẩm của Biên coi mọi fán-đoán như là không có... (...)

Tĩnh vật / Still life -  Nguyễn Quỳnh
What is the substance of a thing? If this question concerns an apple, neither scientific knowledge nor wisdom can be sufficient. Yet, an apple is not a “dead” thing. It looks “still” but it is alive... | Chất-tính cụ-thể của một vật là jì? Nếu đây là câu-hỏi về một quả táo thì không có kiến-thức nào, ngay cả khoa-học có thể trả lời được. Quả táo đâu có fải là một vật “chết/mort”. Quả táo có vẻ iên-tĩnh nhưng thực-tình nó sống-động... (...)

Homage to “Graffiti Art” / Kính cẩn trước Ngệ-thuật Ngoài vòng Xã-hội -  Nguyễn Quỳnh
Homage to “Graffiti Art” is redemption for those who dare to make a mark on life and pathetically deserve my admiration... | Bức tranh Kính-cẩn trước Ngệ-thuật Ngoài vòng Xã-hội tặng cho những ai zám để lại zấu-vết trên đời và riêng tôi, trong những fút chạnh-lòng, tôi rất ngưỡng-mộ ngệ-thuật ngoài vòng xã-hội... (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 11. Chung cư/Residential Complex – Từ xúc động tâm tình đến nhận thức / From Sentimentalism to Formalism -  Nguyễn Quỳnh
... Trước tác-fẩm Chung-cư của Biên tôi mới thấy đây là một trường-hợp quan-trọng cho tôi biết hơn về thẩm-mĩ, sáng-tạo và thế nào là í-thức tinh-ròng (cognition). Tình-trạng u-ẩn của tôi đưa ra một thảo-luận gọi là liên-tục mà trong Triết-học gọi là Oratio Continua hay hơn nữa có ngĩa đi sâu-hơn vào tính-người, khi chúng-ta đứng trước một tác-fẩm ngệ-thuật – đừng lôi thôi ngĩ về jả-thiết nọ kia... (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 10. Rực-rỡ Trùng-zương/Color up the Ocean -  Nguyễn Quỳnh
... Tác-fẩm này hấp-zẫn vì hiện-tượng của nhãn-thức khiến cho làn sóng trong tranh cứ đưa qua đưa lại. Vệt đen và vệt sáng jao thoa sinh ra ảo-tưởng lung-linh của sự chuyển-động. Mắt của chúng ta cứ đòi gắn-bó, cứ đòi suy-tư trong thế-jan hữu-hạn. Nhưng chính từ kinh-ngiệm hữu-hạn này chúng ta mới cảm được vũ-trụ vô-biên... | ... The work so entertaining by its visual perception shifts the waves to each other constantly that the dark shapes and the light ones suggest a kinetic illusion of motion while our eye and mind mediate and meditate in pattern of the finite from which our sense of the infinite becomes possibility... (...)

Hoạ sĩ Trần Trọng Vũ: Hiện thực trong tác phẩm của tôi vừa đáng tin lại vừa đáng ngờ -  Trần Trọng Vũ
“... Tôi luôn mong muốn rằng công việc của tôi có thể gây nên một vài băn khoăn, và thắc mắc, hoặc những hoài nghi nào đấy cho công chúng. Tôi chấp nhận sử dụng cả những sản phẩm kém thị hiếu, những ngôn ngữ quen thân của thẩm mỹ và cả những khôn khéo lẫn vụng về khi sao chép hiện thực. Để cuộc sống trong tác phẩm của tôi vừa đáng tin lại vừa đáng ngờ.”... [phỏng vấn hoạ sĩ Trần Trọng Vũ, do Khánh Phương thực hiện] (...)

Nguyen Thai Tuan, Re-Claiming Lost or Marginalised Histories in the 7th Asia Pacific Triennial of Contemporary Art -  Van Den Bosch, Annette
Post-memory can be defined as secondary memory that is constructed by the next generation rather than by primary witnesses. In the work of the postwar generation of Vietnamese artists, post-memory is the inheritance of past events or experiences that are still being worked through. Nguyen Thai Tuan’s painting at the Asia-Pacific Triennial 7 shows the influence of photographic theory in the artist’s use of traces that are connected to themes of death, loss and absence... (...)

Fullness of Absence: Nguyễn Thái Tuấn -  Butt, Zoe
... Nguyễn Thái Tuấn (b. 1965) is one of Vietnam’s most significant artists of his generation, whose artistic practice is anchored in the symmetry of fullness and absence. Where are our memories fullest? What triggers/limits our imagination to recall the facts of the past? For Nguyễn Thái Tuấn, space and its objects, the relationship between body and matter, is of unquestionable import... (...)

Hiểu hội hoạ siêu thực thế nào cho đúng? -  Nguyễn Đình Đăng
... Nếu như thẩm mỹ cổ điển đã bị bóp chết trong hiện đại và hậu hiện đại, các ý tưởng và phương pháp của siêu thực vẫn có đất sống và tiếp tục sinh sôi trong hậu hiện đại, bởi siêu thực đã cho thấy sự ràng buộc giữa trật tự (order) và hỗn độn (chaos): trật tự sinh ra hỗn độn và trật tự cũng sinh ra từ hỗn độn. Trật tự hiện hữu cả bên ngoài địa hạt của logic thông thường, nơi các các quan niệm của ý thức không còn đất sống. Cả hai thứ trật tự thông thường và trật tự bất thường đều có thể được khám phá nhờ trực giác của vô thức... (...)

Hoạ sĩ Nguyễn Văn Tiến và chương trình nghệ thuật “SINH” -  Nguyên Hưng
... “SINH” của Nguyễn Văn Tiến không đơn giản là một triển lãm tranh. Đó là một chương trình nghệ thuật mà cả hình thức lẫn nội dung, qua sự tham gia, tương tác của các nghệ sĩ được mời và của công chúng, đã không ngừng được tạo sinh, triển nở... Ở đây, cái tôi khái niệm của người nghệ sĩ đã được thu nhỏ lại. Anh chỉ đưa ra một vài ký hiệu và biểu tượng thể hiện trong vài cấu trúc đơn giản. Phần còn lại, là sự phát triển, biến đổi và ứng dụng của các thành phần tham gia... (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 9. Immobile -  Nguyễn Quỳnh
... Tác-fẩm Immobile (2012), qua kĩ-thuật vi-tính của Hoàng Ngọc Biên, cho chúng ta thấy một thế-jan cấp-thời ào-ạt đến. Thế-jan ấy hiện ra tuyệt-vời trong định-luật mâu-thuẫn tức là trong cảm-thức có cái rõ ràng và có cái lung-linh... | ... Hoàng Ngọc Biên’s digital work Immobile (2012) illuminates for us a world constructed by immediacy or the moment of ultimate manifestation under the law of contradiction or real-and-imaginative perception... (...)

“Đã đến lúc gọi bánh mì là bánh mì và rượu vang là rượu vang” -  Dalí, Salvador
... Các họa sĩ hiện đại đã hầu như hoàn toàn đánh mất truyền thống kỹ thuật của người xưa, chúng ta không còn làm được những gì chúng ta muốn làm nữa. Chúng ta chỉ làm “bất cứ thứ gì chui ra từ chúng ta.” ... [Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng] (...)

Vài ghi nhận về “Đời ốc” của Phương Quốc Trí -  Nguyên Hưng
... Sự thay đổi màu tường cũng như cách phối sáng này cũng gây bất ngờ tương tự như việc Trí thêm cái vòng màu đỏ trên sọt ốc đỏ ở gian ngoài. Nó đã biến cả gian phòng từ một không gian trưng bày trung tính trở thành một không gian mang tính hình tượng nối kết các tác phẩm đơn lẻ lại trong một chỉnh thể biểu ý, biểu xúc mạnh mẽ... Cả gian không còn chỉ là nơi trưng bày các tác phẩm đơn lẻ nữa, mà chính nó đã là một tác phẩm hoàn chỉnh!... (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 8. Những Ánh-lửa zưới Trăng/Glowing Flames in Moonlight -  Nguyễn Quỳnh
... Tôi rất thích cách bố-cục trong tranh, với những đường nét và hình-thể ấm-áp hoà hài. Tôi coi tấm tranh như một Super Nova. Tinh-tú này đang thở vào vô-biên những vệt khói nóng như những tấm màn để định vị-trí cho đời-sống mới... | ... I am impressed with the picture plane composed with dynamic shapes and lines in warm and analogous harmony. The Super Nova seems to breathe on the infinity with steam jets like curtains to determine parameters for new life... (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 7. Những mảnh Gương-soi/Mirrors -  Nguyễn Quỳnh
... Vậy thì cảm-tính của tôi tống cổ í-thức của tôi ra ngoài, khi tôi thấy những cột mầu trong tranh của Hoàng Ngọc Biên, zựng lên như fướn lụa. Tôi cũng thấy những jòng bồng bềnh trong không-jan và thời-jan... | ... I allow my cognition taken over by my sensitivity imbued with columns of colors that organically resemble banners of silk. I then detect gentle motions that lightly airborne in space and time... (...)

On Nguyen Thai Tuan’s BLACK PAINTINGS -  Van Den Bosch, Annette
... In his Black Paintings series Nguyen Thai Tuan challenges the identities of the types he portrays, re-placing the constructed memory with his re-presentation. He requires his audience to return to a place and time and to actively re-member much that they have repressed or forgotten... (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 6. Fụ-nữ/Woman -  Nguyễn Quỳnh
Tôi thấy một hình-ảnh rất mãnh-liệt về bộ-ngực fụ-nữ, chẳng có jì là cảm-xúc xác-thân mà cũng chằng có jì gọi là tượng-trưng cho “đĩ-tính”. Hình-ảnh fụ-nữ trông như điêu-khắc, với những nét song-song, tạo thành một bố-cục chữ “X”, không hề bóng jó tới í-niệm thiên về cái-jống... | ... Here I am confronting a powerful image of a female bosom that bespeaks neither sensual nor erotic icon. It is a sculpture-like shape modeled with hatching lines and set diagonally to form an X-shape without any sexist allusion... (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 5. Hội-chợ/Fair -  Nguyễn Quỳnh
... Nếu chúng ta coi hình-ảnh là cái nhìn của bút-fáp trong ngệ-thuật thì hình-ảnh trở thành suy-tư của trí-tuệ có thể thấy một cách thần-kì trong tác-fẩm Hội-chợ của Biên. Chúng jống như vũ-trụ, từ một tiến tới vô-vàn... | ... If we treat images with a sort of artsy-craftsy mood, then, imagery as construct of the mind may begin to play magically in Bien’s Fair, which becomes a universe, from one to many... (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 4. Vũ-khúc/Dance -  Nguyễn Quỳnh
... Tôi chợt thấy một khát khao đang zâng lên trong lòng và trí-tuệ tôi. Đó là hình-tượng “vạn-hoa” của bức tranh đang biến thành cái gối cho tôi tựa đầu, và rồi tôi thì thầm: “Nhảy đi con! Nhảy thật thanh-bình và thật iêu-thương!” ... | ... Immediately a desire enveloping my heart and mind transforms into a pillow with the constructs of Dance on which my head would rest, and I say “Baby! Now you can dance with Peace and Love!” ... [Văn bản song ngữ / Bilingual text] (...)

Giá trị của nghệ thuật -  Nguyễn Đình Đăng
Tại sao hoạ sĩ vẽ? Vì sao có những người lao vào các hoạt động trừu tượng chẳng phải để kiếm tiền, cũng chẳng phải vì danh? Cái gì khiến nghệ thuật cuốn hút chúng ta? Giá trị của nghệ thuật nằm ở đâu? Hội hoạ ra đời trước khi loài người có chữ viết hàng chục ngàn năm. Người ta đã tìm thấy các bức hoạ được vẽ cách đây tới 35-40 ngàn năm trong các hang động tại châu Âu và Úc, trong khi chữ viết xuất hiện khoảng 3500–4000 năm về trước. Cho dù nghệ thuật đã trải qua bao cuộc bể dâu, luôn có một sợi dây vô hình nối liền các hoạ sĩ từ thời tiền sử, cổ đại, trung cố, Phục Hưng, tới hiện đại, và đương đại... (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 3. Ngoại-ô/Suburb -  Nguyễn Quỳnh
... Tác-fẩm Ngoại-ô của Biên không nhằm chỉnh-đốn lại tính ảo trong truyền-thống hội-họa Tây-fương. Nó cũng không xiển-zương kĩ-thuật sáng-tác của thời-đại mới. Tóm lại, nó chỉ cho ta thấy cái tài nắm bắt và trình-bày một cảm-quan mới lạ — tuôn ra lưu-loát, tự-nhiên... | ... Suburb neither redresses the illusion of traditional painting in Western culture, nor does it promote a new technology. It simply commands and releases a new sense of fluidity… [Văn bản song ngữ / Bilingual text] (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 2. Nhà trên Núi/Chalet in Wilderness -  Nguyễn Quỳnh
... Rồi tất cả bỗng nhiên zừng lại trong tôi khi tôi như rơi vào biển nhạc của Hoà-tấu Khúc số 5, mà Beethoven soạn cho zương-cầm. Tôi cứ tự hỏi vì sao một tấm-tranh lại có ma-lực tuyệt-vời đến thế!... / ... Finally all seems to fade into a sea of music of Beethoven’s Concerto Number 5 for Piano. How wonderful could a painting be so marvelously invocable, and I have so wondered… [Văn bản song ngữ / Bilingual text] (...)

Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 1. Gương/Mirror -  Nguyễn Quỳnh
... Bức tranh Gương không cho người coi thấy sự khác nhau của ngệ-thuật cổ-điển và ngệ-thuật zựa vào vi-tính. Nó vượt ra ngoài khuôn-sáo để cho người xem một niềm-vui tinh-khiết khi nhận ra sự jao-thoa của hình-tượng... / ... Mirror shows no distance between traditional and digital art concepts. It has transcended such boundaries for a pure joy of visual transformation... [Văn bản song ngữ / Bilingual text] (...)

Đi tìm một phong cách Hà Nội trong hội hoạ -  Nguyễn Đình Đăng
... Vì thế, nếu ta vẫn muốn nói tới một phong cách Hà Nội trong hội họa, tôi nghĩ tới phong cách trong sinh hoạt mỹ thuật của các hoạ sĩ sống tại Hà Nội nhiều hơn là một phong cách nghệ thuật trong các sáng tác của họ. Mà đã đụng đến phong cách này tức là động đến nhân cách, đến con người. Con người thì chẳng ai giống ai, nhân cách thì đa dạng. Có gì chung trong nhân cách các hoạ sĩ Hà Nội thứ thiệt?... (...)

Không Gian Sống & ngôn ngữ hội hoạ của Lê Thánh Thư -  Hồ Tịnh Tình
... Khi cuộc sống đang ở trên ranh giới giữa sống và chết, thì mọi thứ trở nên nhập nhằng, khó xác định không gian, thời gian, kể cả hình thể, màu sắc, bố cục. Lê Thánh Thư vẽ tranh trừu tượng. Nhưng trong “không gian sống”, người ta khó xác định được tranh của anh hữu hình hay trừu tượng. Trong sáng tác điều này không quan trọng, nhưng để hiểu tranh của Lê Thánh Thư, phải xét đến khía cạnh ngôn ngữ trong tranh của anh... (...)

Lê Quốc Thành - một cá tính sáng tạo độc đáo (trong đầm lầy văn hoá Việt Nam) -  Nguyên Hưng
Có thể bàn về một thứ “mỹ học của cái rác rưởi”, “mỹ học của cái văn hoá đầm lầy” trong cảm quan nghệ thuật Lê Quốc Thành. Vì chính những thứ có thể bàn này — với tính chân thực, sự xuyên suốt và trữ lượng biểu xuất nghệ thuật của nó trong tranh Lê Quốc Thành — mà tôi dám chắc anh là hoạ sĩ đáng chú ý và đáng nói nhất ở Việt Nam hiện nay. (...)

Ta đợi ngươi hơn ba mươi năm: 1977-2009 -  Nguyễn Quỳnh
§01. Ta Đợi Ngươi Hơn Ba Mươi Năm là tên của một tấm tranh. Nó không fải là một tác-fẩm, i như Picasso đã nói: “Không fải tranh nào của tôi cũng là thứ thật!” // §02. Ta Đợi Ngươi Hơn Ba Mươi Năm là cách tự kiểm chứng xem tôi có khả-năng hay không, vào mùa đông, năm 1977. // §03. Bút-fáp của tôi, từ lâu vẫn là trừu-tượng, kĩ-thuật khác với tranh trừu-tượng Tây-fương, ví-zụ bức Làng Tôi, vẽ năm 1976... (...)

Nguyễn Hưng Trinh với “Thời gian của người 4” -  Nguyên Hưng
... Nguyễn Hưng Trinh không sáng tác với đôi mắt nhìn ra. Anh đào xới chất liệu đời sống trong chính nội tâm mình. Những chất liệu đã được nhào nặn, biến hình — vừa mang tính chất trừu xuất tượng trưng, vừa mang tính chất cường điệu với sắc thái biểu hiện của tâm trạng, cảm nghĩ. Và tất cả, được ném lên mặt tranh — có khi phiêu hốt, tự nhiên tạo nên sự hiện diện tình cờ vừa thực vừa mơ, có khi liền mạch theo dòng ý thức tạo nên những kiến trúc ẩn mật kích hoạt những suy tưởng xa xôi... (...)

COLORADO RIVER – GRAND CANYON – HOOVER DAM: Ba jai-đoạn fác-thảo mầu nước (6/2009 – 3/2010) -  Nguyễn Quỳnh
... Tôi trải những nét “tung” qua những nét “hoành” mường tượng ra vẻ lung-linh của nước và ánh sáng để thấy không-jan iên-lặng như thuỷ-tinh, và tôi ngĩ đến những thiết-kế mới cho một tấm tranh sẽ ra đời. Ngệ-thuật cổ-điển và đương-đại không có trong tôi khiến tôi mỉm một nụ cười. Tôi tìm một góc tranh không ai để í, để zành cho chữ-kí rất nhỏ bé của tôi. Chữ kí nhỏ như thế không vi-fạm ánh sáng trong tranh... (...)

Notes from the Park Terrace East Studio — Tranh, Con Người và Sáng Tạo -  Nguyễn Quỳnh
Bài viết trình bày í-niệm hội-hoạ của tác-jả trong tương-quan với con-người và sáng-tạo, và cũng để fê-bình những sai lầm trong ngệ-thuật và học-thuật gần 30 năm về trước ở New York City, đặc biệt fê-bình cái gọi là liên-hệ jữa triết-học của Wittgenstein và tranh của Jasper Johns... (...)

HỘI HOẠ HÔM NAY CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG & NGOÀI NƯỚC (hay: 17 câu hỏi từ một người trẻ ở California) [kỳ III] -  Trịnh Cung
... Nếu chúng ta đặt chính trị-dân tộc đứng ngoài phạm trù sáng tác nghệ thuật thì liệu có hạ thấp vai trò người hoạ sĩ Việt Nam? Chẳng lẽ chỉ có nghệ sĩ Phương Tây như Goya, Rembrandt, Delacroix, Picasso, Dalí, Marc Chagall,... mới có quyền vẽ về những bi thảm mà chính trị đã gây ra cho dân tộc của mình? Chẳng lẽ vì thế mà phần đông các hoạ sĩ bạn tôi nên xa lánh các vấn đề chính trị tồi tệ đang xảy ra cho đồng bào của họ? Theo tôi, nếu anh hay chị là nghệ sĩ đích thực thì không bao giờ dửng dưng với nỗi đau thương lớn của dân tộc mình, trừ phi sự dửng dưng ấy xác định chỗ đứng của anh hay chị ở về một phía khác của lịch sử... (...)

HỘI HOẠ HÔM NAY CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG & NGOÀI NƯỚC (hay: 17 câu hỏi từ một người trẻ ở California) [kỳ II] -  Trịnh Cung
... Dù muốn hay không thì tiến trình toàn cầu hoá vẫn cứ xảy ra và đã xảy ra qua vô số ngõ ngách, nhất là khi nhà cầm quyền Việt Nam giảm bớt chủ trương “ngăn sông cấm chợ”. Sự va chạm với văn hoá bản địa trên đường xâm nhập vào Việt Nam tất nhiên không thể nhỏ, vì bản sắc chính trị của một quốc gia cộng sản và bản sắc văn hoá truyền thống của người Việt nặng chất đình làng, hoặc cũng do mặc cảm lâu đời bị xâm lăng, thế nên nhà cầm quyền luôn có cảm giác đầy e sợ rằng những gì thuộc về tự do dân chủ sẽ tràn vào Việt Nam theo con đường toàn cầu hoá và sẽ lật mặt trái của chủ nghĩa toàn trị của Việt Nam xã hội chủ nghĩa... (...)

HỘI HOẠ HÔM NAY CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG & NGOÀI NƯỚC (hay: 17 câu hỏi từ một người trẻ ở California) [kỳ I] -  Trịnh Cung
... Trong một lúc nào đó xuất hiện một khe hở quản lý văn hoá ở Hà Nội hay Sài Gòn, thì cũng đã có những triển lãm sắp đặt, trình diễn của Trương Tân, Trần Lương, Nguyễn Minh Thành,... và tranh sơn dầu của Lê Quảng Hà (“Người Máy”), Nguyễn Thái Tuấn (“Black Painting”), qua đó các nghệ sĩ đã rất mạnh mẽ lên tiếng phản biện bóng tối toàn trị của nhà cầm quyền, phản biện sự tiêu diệt hoàn toàn quyền tự do ngôn luận, quyền chọn lựa chính kiến, kể cả quyền chống ngoại xâm của người dân ở đây... (...)

Rực Rỡ Hoàng-hôn -  Nguyễn Quỳnh
... Tôi đã nhìn mãi cảnh hành-lang rực rỡ ấy, từ mùa thu này sang mùa thu khác cho đến khi tôi từ jã đại-học này để đến một đại-học khác ở miền Đông-Bắc. Tôi đã mang theo í-niệm “rực-rỡ hoàng-hôn”. Nó fát-triển âm-thầm trong tôi, cả những lúc chui vào chăn ấm, tôi đột nhiên thấy nó hồng lên, trong thời-tiết já-băng. Rồi một mùa hè, khi về thăm ja-đình, Rực-rỡ Hoàng-hôn đã ra đời... (...)

Thu về trên đỉnh gềnh cao – Grand Canyon -  Nguyễn Quỳnh
... Học từ thiên-nhiên là khát khao của con người trước những thứ vượt ra ngoài trí tưởng-tượng của con người. Khoa-học nhìn vào lẽ biến-zịch của thiên-nhiên và chế ra những mô-hình biến-zịch và trắc-ngiệm sự hiểu biết về thiên-nhiên. Ngệ-thuật không zựa vào những fương-trình, và cũng không bao jờ bảo đây là “cái biết”. Thay vì thế, ngệ-thuật có thể tóm tắt thế này: “Đây là sự sống” — trong mầu sắc, trong lời văn, trong tiếng đàn, trong jọng hát, và trong sự uốn lượn của thân-hình... (...)

Chắp tay sen và Nụ cười của Phật: tác phẩm điêu khắc của Lê Thừa Tiến -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Toàn bộ khung cảnh phòng triển lãm là một không gian cho sự trầm tưởng. Khi vừa bước vào phòng triển lãm, khán giả như từ một đời sống xã hội huyên náo bước vào một khu vườn tĩnh tịch của tâm linh. Mọi cuộc đối thoại đều tự nhiên dừng lại. Mỗi bước chân đều tự nhiên trở nên chậm rãi và cẩn trọng. Tuy nhiên, bầu không khí ở đây không nặng tính tôn giáo, mà đầy tính nghệ thuật — một nghệ thuật hướng về tâm linh và sự cứu độ... (...)

Chân dung một nữ hoạ sĩ -  Chi Trần
... Một trong những đặc điểm nổi bật trong tranh cũng như trong ảnh của Lucas là vai trò của thực phẩm. Chị thường dùng thực phẩm để ám chỉ đến các cơ quan sinh lý của con người, nam cũng như nữ: lúc thì là trái cây, lúc thì là thịt, trứng. Những trái dưa leo, dưa tây, cam trong tác phẩm Au Naturel đều là biểu tượng của các cơ quan sinh dục. Đến trái chuối Lucas đang ăn cũng là hình ảnh của dương vật. Còn trứng chiên đắp trên ngực hay con gà treo giữa háng thì đã quá rõ. Nhưng tại sao Lucas lại thích chọn hình ảnh thực phẩm để gợi lên ấn tượng sinh dục?... (...)

Bildarchitektur / Hình ảnh kiến trúc -  Kassák, Lajos
Nghệ thuật không bao giờ buộc chúng ta chấp nhận một cái gì đó, nhưng chính nó cho chúng ta khả năng làm ra cái tối đa. Nghệ thuật biến đổi chúng ta, và chính chúng ta lại có khả năng biến đổi cái chung quanh mình. Và như sự việc xưa nay vẫn thế — trong sự đảo lộn thế giới ngày nay, chính nghệ thuật là cái đi đến gần nhất điểm phát xuất sự hình thành hình ảnh mới của thế giới... (...)

TÔI THÍCH MỸ VÀ MỸ THÍCH TÔI của Joseph Beuys [một ví dụ về mỹ thuật trình diễn] -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Joseph Beuys đã giải thích rằng tác phẩm này diễn tả tiến trình hoà giải giữa sức mạnh của phương Tây (mà đại diện cụ thể ở đây là nước Mỹ) và ý chí sinh tồn của những nạn nhân của nó (mà đại diện cụ thể ở đây là thổ dân da đỏ ở Mỹ, và con sói coyote được xem như một biểu tượng)... (...)

Mĩ thuật đương đại Việt Nam: thiếu một đào tạo căn bản -  Trang Thanh Hiền
 /  Nhã Thuyên
... Tôi cho rằng gốc rễ chính vẫn là do hệ thống đào tạo mĩ thuật của ta ngay từ phổ thông đã không kiện toàn thì các thế hệ công chúng vẫn luôn mù mờ về nghệ thuật và do đó họ cũng không quan tâm. Dạy nghệ thuật ở ta chủ yếu là dạy nghề nhiều hơn là dạy thẩm mĩ... (...)

Giữa nghệ thuật và cuộc sống -  Rauschenberg, Robert
... Bức tranh có liên quan đến cả nghệ thuật và cuộc sống. Cả hai cái này đều không thể làm ra được. (Tôi cố gắng hành động trong kẽ hở ở giữa hai cái này.) ... [Bản dịch của Phạm Chí Diệp] (...)

Trao đổi với Trịnh Cung về mỹ thuật Việt Nam [kỳ 5] -  Trịnh Cung
 /  Tiền Vệ
... Đúng ra, người ta phải biết quí trọng mỹ thuật Trình Diễn... Nó là thứ nghệ thuật giải phóng và nhân bản nhất hiện nay... Nó chống lại tất cả những lề thói trưởng giả, kinh điển. Nó muốn băng bó lại những vết thương của cộng đồng bị xâm hại. Chẳng hạn, nó muốn mọi người phải giải trừ nạn hành hạ phụ nữ; nó muốn kêu gọi mọi người hãy vì bầu khí quyển mà bảo vệ môi trường; nó muốn thét lên thật to vì cuộc sống không có tự do... (...)

Ngôn từ không diễn tả nổi -  Kolesnikov-Jessop, Sonia
Ở Việt Nam, mỹ thuật trình diễn đang được yêu chuộng như một cách để vừa xô đẩy những giới hạn vừa tránh né sự kiểm duyệt... [Bản dịch của Phạm Chí Diệp] (...)

Trao đổi với Trịnh Cung về mỹ thuật Việt Nam [kỳ 4] -  Trịnh Cung
 /  Tiền Vệ
... Các tác phẩm mới của giới trẻ đầy cá tính, to tiếng phản biện, đã đẩy mỹ thuật “chính thống” vào cái chết mòn không thương tiếc... (...)

Về hội hoạ và ý thức sáng tạo -  Picasso, Pablo
Phải luôn luôn tìm kiếm sự hoàn hảo... Đối với tôi, điều đó có nghĩa là luôn luôn đi xa hơn và xa hơn nữa từ một tấm bố vẽ này đến một tấm bố vẽ khác... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Trao đổi với Trịnh Cung về mỹ thuật Việt Nam [kỳ 3] -  Trịnh Cung
 /  Tiền Vệ
... Hiển nhiên, không có sự phủ định cái cũ, không vượt qua cái cũ, thì chúng ta không có cái mới. Cái mới không hoàn hảo là điều tất nhiên, khi hoàn cảnh của hoạ sĩ trẻ Việt Nam đang còn như vậy. Ta hãy đọc họ ở cái ẩn chứa trong tác phẩm của họ. Cái ý niệm và hoạt động tư duy sáng tạo của họ mới là điều quan trọng nhất để ta chia sẻ với họ... (...)

Trao đổi với Trịnh Cung về mỹ thuật Việt Nam [kỳ 2] -  Trịnh Cung
 /  Tiền Vệ
... Ngôn ngữ của mỹ thuật là một thứ ngôn ngữ khó đọc (trừ cổ điển và hiện thực), lại không thuộc về đám đông ngay cả với nghê thuật đương đại (tính cộng đồng cao hơn). Tất nhiên, đa phần hoạ sĩ đều vẽ tranh để bán mà ít quan tâm đến các nỗi đau về số phận con người, nên dưới mắt những quan chức văn hoá, mỹ thuật là đứa con ngoan hơn văn chương rất nhiều. Còn văn chương thì là một công cụ chính trị rất rõ ràng kể cả chống và làm nô dịch... (...)

Trao đổi với Trịnh Cung về mỹ thuật Việt Nam [kỳ 1] -  Trịnh Cung
 /  Tiền Vệ
... Những gì mà tôi trình bày về “Mỹ Thuật Việt Nam trong thời chiến tranh” đã đưa ra toàn cảnh của mỹ thuật hai miền Bắc và Nam Việt Nam đúng như nó đã diễn ra. Vì vừa là chứng nhân và cũng là người trong cuộc chiến thảm khốc, dai dẳng ấy, tôi đã xác định không nhìn vấn đề này theo một ý thức hệ chính trị nào. Khách quan và chuyên môn là hai tiêu chí tôi dành cho đề tài này... (...)

Về nghệ thuật và sự cảm thụ của công chúng -  Picasso, Pablo
Phải đánh thức người ta dậy. Phải đập nát cái cách họ định tính mọi sự. Phải sáng tạo những hình ảnh họ không chấp nhận... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Trường hợp Richard Mutt -  Duchamp, Marcel
... Việc ông Mutt có tự tay làm cái bồn ấy hay không thì chẳng có gì quan trọng. Ông ta ĐÃ CHỌN nó. Ông ta lấy một vật bình thường trong cuộc sống, đặt nó theo một cách khiến cho cái giá trị khả dụng của nó biến mất dưới cái tên gọi mới và dưới điểm nhìn mới — ông ta đã sáng tạo một ý tưởng mới cho vật ấy... [Bản dịch của Phạm Chí Diệp] (...)

Tiến trình sáng tạo -  Duchamp, Marcel
... trong chuỗi những phản ứng đi theo tiến trình sáng tạo, có một khâu bị thiếu mất. Cái kẽ hở ấy cho thấy người hoạ sĩ không có khả năng diễn tả đầy đủ ý định của mình; sự khác biệt giữa cái anh ta dự kiến thực hiện và cái anh thực hiện được, ấy chính là “hệ số nghệ thuật” cá nhân chứa đựng trong tác phẩm... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Về những tác phẩm ‘Readymades’ -  Duchamp, Marcel
... Có một điểm mà tôi rất muốn minh bạch, ấy là việc chọn những tác phẩm làm sẵn này của tôi chưa bao giờ bị áp đặt bởi một cảm giác thích thú có tính mỹ học. Sự chọn lựa ấy đặt nền tảng trên một phản ứng thị giác vô tình, kèm theo cùng lúc với phản ứng ấy hoàn toàn không có chuyện thẩm thức hay hay dở... có nghĩa là một sự mất cảm giác toàn diện... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Những bước đến gần nghệ thuật hiện đại -  Klee, Paul
... Nghệ thuật không phải là một khoa học mà sự cố gắng thiếu cá tính của những người nghiên cứu có thể thúc đẩy tiến từng bước một. Trái lại, nghệ thuật thu nhặt trên thế giới sự khác biệt: mỗi cá tính một khi đã có sẵn trong tay những phương cách biểu hiện, có quyền ăn nói, và chỉ có những kẻ yếu kém đi tìm cái hay của mình trong những gì đã được hoàn thành trọn vẹn, thay vì phải tìm nó ở tự chính mình, mới phải tự xoá mình, khuất phục... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Lối tạo hình mới trong hội hoạ -  Mondrian, Piet
... Những phương cách biểu hiện tạo hình phải hoàn toàn thoả hiệp với những gì chúng cần phải diễn tả. Nếu người ta đòi hỏi những phương cách đó phải là một lối biểu hiện trực tiếp của cái phổ quát thì chính chúng sẽ không thể là cái gì khác hơn là những cái phổ quát, nghĩa là những cái trừu tượng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Nhật Ký Thành Phố Chuyển Động -  Bội Trân
Nhật Ký Thành Phố Chuyển Động là một sự thách thức đáng kể ở nhiều khía cạnh... Vấn đề của xã hội Việt Nam hiện nay được đề cập trong triển lãm này là đô thị. Đó là sự quá tải của thành phố thể hiện qua một nền kiến trúc đô thị tân thời nhạo báng giá trị truyền thống và điều kiện khí hậu nhiệt đới... (...)

Tác dụng của màu sắc -  Kandinsky, Wassily
... Màu sắc là phím đàn, mắt là cái búa đập lên nó, tâm hồn là thứ nhạc khí có muôn ngàn dây cung. Còn người nghệ sĩ, hắn là bàn tay nhờ có phím này hay phím nọ mà có được sự rung động đúng điệu của tâm hồn... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Mỹ thuật Việt Nam đương đại — nhìn từ bên ngoài -  Bội Trân
Nhưng mỹ thuật Việt Nam ư? Thiên hạ nghĩ rằng người Việt Nam chỉ giỏi đánh giặc. Vì vậy, khi Đổi Mới cho phép người ngoài đến Việt Nam, nhiều người ngạc nhiên với mỹ thuật Việt Nam... (...)

Hoạ sĩ THÁI TUẤN (1918-2007) — Hành trình của cái Đẹp -  Nguyễn Viện
... Nhìn ông nằm ngay ngắn, hai tay nắm tràng hạt trước ngực, đôi mắt khép, đôi môi khép và tất cả những thứ khác ngoài nghệ thuật của ông đã khép lại vĩnh viễn, tôi tin rằng linh hồn ông đã bay thẳng lên thiên đàng. Lần thứ hai, sau Bùi Giáng, tôi nhìn thấy một khuôn mặt chết thanh thoát và thánh thiện... (...)

Sáng tạo Nghệ Thuật -  Thái Tuấn
... Ðối diện khung vải trắng, người làm nghệ thuật cố vượt khỏi thế giới của chữ nghĩa. Hắn tạm tước bỏ danh tính sự vật để bước vào cõi giới của hình sắc đơn thuần; ở đó sự vật chẳng còn hình tướng ý nghĩa như trong cuộc sống bình thường... (...)

Nhân đọc “Phê bình bị phê bình nhiều nhất”, ghi chú về phê bình -  Nguyên Hưng
... Phê bình, luôn là gây hấn. Nhưng, sẽ chẳng có gì đổi mới thực sự nếu không có phê bình. Hơn bao giờ hết, phê bình cần phải được nhận thức lại. Bắt đầu, từ bản thân các nhà phê bình... (...)

Tiếp cận hội hoạ — từ góc nhìn đương đại -  Nguyên Hưng
Thưởng thức hội hoạ là thưởng thức cái được thể hiện trên mặt tranh. Tuy nhiên sự thưởng thức hội hoạ, theo các nhà tâm lý học nghệ thuật hiện đại, không bao giờ thuần túy có nghĩa là thưởng thức cái được NHÌN THẤY (tranh). Có rất nhiều thứ mai phục bên trong, ẩn kín nơi tâm hồn mỗi người, chi phối cái sự NHÌN VÀ THẤY đó... (...)

Tuyên Ngôn Nghệ Thuật của Đàn Bà -  Export, Valie
... nếu hiện thực là một cấu trúc mang tính xã hội và đàn ông là những kỹ sư của nó, thì chúng ta đang đối diện với một hiện thực của đàn ông. đàn bà chưa trở thành chính bản thân họ, bởi họ chưa có cơ hội để phát biểu cho đến chừng nào họ nắm được môi trường thông tri... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Càng ngày tôi càng xa rời mỹ học -  Arp, Jean Hans
Càng ngày tôi càng xa rời mỹ học. Tôi muốn tìm ra một trật tự mới, một giá trị mới của con người trong thiên nhiên. Trật tự ấy sẽ không là thước đo của mọi vật, mà trái lại tất cả mọi vật và con người sẽ phải như thiên nhiên, không có thước đo. Tôi muốn sáng tạo ra những diện mạo mới, khai thác từ con người những hình thức mới... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Hiện hữu trong thiểu số -  Carruthers, Ashley
... Cuộc triển lãm Tiếng Nói của Những Thiểu Số thành công vì nó vượt lên trên cái thái độ một-chiều như thế. Nó mang đến cho chúng ta một nhãn quan thật sự mang tính toàn cầu đối với vấn đề sống như người Việt Nam "thiểu số" thì có ý nghĩa gì — kể cả nghĩa tích cực và tiêu cực — trong một giai đoạn lịch sử rối rắm dường như khó biết nên hy vọng hay tuyệt vọng... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Voices of the upstream swimmers -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... The very first interesting aspect of this exhibition is the meeting of the two artists. A Vietnamese woman living in exile in Australia, and a Vietnamese man living in exile in his own country... (...)

Tiếng nói của những người bơi ngược dòng -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Chúng ta thường nghe nói rằng những nghệ sĩ hành động như những người trí thức là những kẻ bơi ngược dòng. Chọn tiếng nói của thiểu số chính là hành động bơi ngược dòng. Để làm điều này, Mỹ Lệ Thi và Nguyễn Thái Tuấn chẳng phải chỉ thấy, nghe và diễn tả tiếng nói của thiểu số, mà họ phải thực sự sống với thiểu số mà họ chọn... (...)

Nghệ thuật Thị giác Việt Nam cần được hỗ trợ cách khác -  Nguyên Hưng
Nghệ thuật Thị giác (Visual Arts), với đa số người Việt Nam, được hiểu là thế giới của những Dali, Picasso. v.v..., nói chung, là thế giới của những cái gì hết sức “cao sang”, “siêu phàm”, không can dự gì đến cuộc sống của mình — biết cũng được, không biết cũng chẳng sao. Oái oăm là ngay cả những người đang điều hành các thiết chế văn hoá-nghệ thuật ở Việt Nam, dường như cũng đang hiểu vấn đề theo kiểu như vậy... (...)

Lại nói chuyện “Người” và “Nghề” curator -  Nguyên Hưng
Trong nền mỹ thuật Việt Nam, curator là nhân vật còn thiếu và cần phải có. Không ít người trong làng mỹ thuật Việt Nam đã nói và tin như thế. Nhưng, cụ thể, curator là ai? Curator có vai trò và vị trí như thế nào?... (...)

Nguyễn Hưng Trinh: Vòng tròn giam cầm & vượt thoát -  Nguyễn Viện
Thật nhiều tính triết lý nhưng gợi cảm, hội họa của Nguyễn Hưng Trinh là cuộc phiêu lưu vào những cõi miền ẩn ức sâu thẳm và những phóng thể hoang đường của ác mộng, qua đó, chắp nối những vụn vỡ của cuộc sống và tái tạo nó trên bình diện nghệ thuật tạo hình những tấm gương phản chiếu lẫn nhau... (...)

Sáng tác trong bối cảnh “văn hoá làng” -  Nguyên Hưng
... Chúng chỉ cho thấy sự đứt gãy, vỡ vụn trong tư duy nơi khá đông họa sĩ. Và, hoàn toàn không khó khăn gì để thấy, đó cũng chỉ là sản phẩm từ não trạng “người ở làng”. “làng”, lại là “làng hậu thuộc địa”, “làng hậu cộng sản” vừa nghèo truyền kiếp vừa trải qua thời gian dài tách biệt với thế giới bên ngoài đã trở nên quá lạc hậu và còn mang trong mình rất nhiều thương tích, mặc cảm dẫn đến tâm lý vừa cả tin vừa bảo thủ, vừa muốn hoà nhập vừa tự tách biệt... (...)

Nghệ Thuật của Nguyễn Hưng Trinh -  Keller, Bruce
Nguyễn Hưng Trinh như là một cột thu lôi — một vật dẫn điện. Nhưng dòng điện này là dòng điện nguyên sơ hơn, siêu nhiên hơn. Nó chính thực là bản tính mâu thuẫn của Kinh Nghiệm Nhân Sinh... (...)

Hội hoạ của Nguyễn Hưng Trinh -  Stevenson, Mark
Theo một nghĩa nào đó, những bức tranh đã ném tôi xuống sàn nhà, nhưng có lẽ diễn tả như thế cũng chưa đủ... Độ cao và định hướng, chiều sâu và ánh sáng, mọi phương diện đều bị kéo giãn và xô lệch, thổi căng và chắt lọc. Họa sĩ thực sự cố gắng tìm kiếm những lời giải đáp, và anh làm cho những tấm bố vẽ phải vận động cật lực... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

FLOATING WORDS của Savanhdary Vonopoothorn -  Bội Trân
“Chữ nổi Braille trở thành một biểu tượng cho sự mù quáng, mù bởi tuyên truyền...” Floating Words trải ra trên bức tường như một chiều dọc lịch sử. Những hạt chữ Braille nổi lên như một trận mưa rào. Những hàng chữ viết tay bằng bút chì màu của Savanhdary quyện vào những hàng Braille, vừa đủ, không lấn áp, không bị lấn áp... (...)

Chữ chẳng ích gì -  Burri, Alberto
Chữ chẳng ích gì cho tôi khi tôi cố gắng nói về hội hoạ của tôi. Hội hoạ là một hiện thể bất khả giản lược, từ chối bị chuyển sang bất cứ một hình thức diễn tả nào khác. Nó là một hiện thể vừa bách thiết vừa năng động... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Ý tưởng về điêu khắc -  Beuys, Joseph
Các vật thể do tôi tạo ra cần được xem như những chất xúc tác cho sự chuyển biến của ý tưởng về điêu khắc, hay về nghệ thuật nói chung. Chúng khơi dậy những ý nghĩ rằng điêu khắc có thể là gì, và làm thế nào để ý niệm điêu khắc có thể mở rộng đến những chất liệu vô hình được mọi người sử dụng... [Hoàng Ngọc-Tuấn sưu tầm, dịch và giới thiệu] (...)

Contemporary Arts Practice and Cultural Sustainability: Artists' Careers and the Market in Vietnam -  Van Den Bosch, Annette
Contemporary arts practice is as important as traditional and heritage culture in the sustainability of social, cultural and environmental life in Vietnam. The current moment encompasses some conflicting and contradictory tendencies that need to be examined to promote sustainability... (...)

Một mệnh lệnh triệt tiêu nghệ thuật -  Nguyên Hưng
“Họa sĩ phải vẽ sao cho công chúng hiểu”, “vẽ, để phục vụ công chúng”... Có thể nói ngay, đây là một mệnh lệnh kỳ lạ và phi lý, hơn nữa, còn có hại; cái hại lớn nhất là triệt tiêu nghệ thuật... (...)

Nghệ Thuật Tự Hủy -  Metzger, Gustav
Nghệ thuật tự huỷ, xét về căn bản, là một hình thức nghệ thuật công cộng nhắm vào những xã hội kỹ nghệ. Hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc tự huỷ là một tổng thể hợp nhất của ý tưởng, địa điểm trưng bày, hình thái, màu sắc, phương pháp và kế hoạch thời gian của tiến trình phân hoại... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Mỹ thuật Việt Nam, bao giờ hết…”ốm đói”?! -  Nguyên Hưng
... Vấn đề ở đây, chủ yếu, nằm ở sự hiểu biết về “cách ăn”, về “chế độ dinh dưỡng”. Vấn đề này không phải tự nhiên ai cũng biết. Đó là chuyện của kinh nghiệm, của khoa học, của tư tưởng v.v… Điều quan trọng, là phải xác nhận tình trạng “ốm đói”, sau đó, mới có thể truy tìm nguyên nhân, rồi mới có thể “kê toa” cải thiện”... (...)

Phê bình mỹ thuật: một chuyện thừa? -  Nguyên Hưng
Gần 10 năm viết phê bình mỹ thuật, càng ngày, tôi càng hiểu ra rằng, ở Việt Nam, viết phê bình mỹ thuật , cho dù viết về cái gì, kiểu gì… cũng rất dễ thành thừa. Và nhảm... (...)

Dầu vẽ của tôi giống như một chiếc tên lửa -  Appel, Karel
Vẽ, như niềm đam mê, là một cảm xúc đầy sự thật, phát ra một âm thanh sinh động như tiếng gầm từ lồng ngực con sư tử... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Về “Hoạ sĩ là ai?” -  Nguyên Hưng
Nghệ thuật chưa bao giờ đơn giản. Vấn đề hoạ sĩ là ai, cũng vậy... (...)

Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu... -  Nguyên Hưng
Đến lúc này, dường như, chúng ta đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa mỹ thuật. Hầu như ai cũng cảm thấy mỹ thuật là cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng giá trị cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại..., nhưng đồng thời, ngược lại, chẳng có mấy ai thực sự quan tâm, tiếp cận mỹ thuật trong một ý hướng chủ động, tích cực... (...)

Vài ghi chú về OPEN -  Hiền Hoà
... OPEN thể hiện một cách thức hoạt động, một mô hình ứng phó với thực tế của các hoạ sĩ trẻ hơn là một cuộc triển lãm đơn thuần... (...)

Những ý tưởng về hội hoạ -  Nhiều tác giả
Ý tưởng của ba hoạ sĩ Jasper Johns, Robert Rauschenberg, và Andy Warhol. (Hoàng Ngọc-Tuấn sưu tầm và dịch) (...)

Tạ Tỵ (1922-2004) — người tiên phong trong mỹ thuật Việt Nam -  Bội Trân
Tạ Tỵ là một hoạ sĩ thành danh sớm của Việt Nam, có một sự nghiệp lớn trong hội hoạ Việt Nam. Ông là người tiên phong trong mỹ thuật Lập thể và Trừu tượng. Ông trải qua một cuộc đời nhiều thăng trầm gắn liền với những biến cố chính trị lớn của đất nước... (...)

Vài ghi chú về chuyện “chuyên nghiệp hoá” hoạt động gallery ở Việt Nam -  Nguyên Hưng
...Buôn bán tranh mấy năm sau này, càng ngày càng khó. Nhiều gallery phải đóng cửa. Nhiều gallery, để tồn tại, phải xé nhỏ không gian vừa làm nhà hàng vừa bán tranh hay vừa bán tranh vừa chen thêm hàng thủ công mỹ nghệ, đồ giả cổ, quà lưu niệm v.v… (...)

Trần Trọng Vũ: «...Tôi thuộc về những người hoạt động riêng lẻ, vô danh...» -  Như Huy
... Tôi mong rằng nghệ thuật sẽ là chiếc cầu nối tôi với thế hệ trẻ mà tôi không mấy quen thuộc. Tôi tin rằng họ có nhiều điều kiện hơn chúng tôi để không phải mất quá nhiều thời gian luẩn quẩn trong các xó xỉnh của nền hội hoạ nước nhà, như chúng tôi đã làm. Tôi chỉ có một vài đề nghị với họ, đừng đi cùng đường với thế hệ trước, và phải tránh xa càng xa càng tốt những tên tuổi đang gặt hát quá nhiều những thành tích tài chính... (...)

Redreaming the earth -  Findlay, Merrill
Vietnamese-Australian artist Le Van Tai's retrospective exhibition at the Fairfield Regional Gallery in western Sydney (28 February – 29 March) takes us beyond the binaries that divide "us" from "them", East from West, North from South, mind from matter and humans from their environments... (...)

Về một cung cách nhận thức nghệ thuật -  Trần Hải Minh
(Trả lời bài “Góp ý với Trần Hải Minh” của Như Huy đã đăng trên Tiền Vệ) (...)

"Phiên bản hoạ sĩ" -  Nguyên Hưng
... Trong thực tế đời sống mỹ thuật, ở đâu cũng vậy, còn có một loại phiên bản khác, rất đáng chú ý hơn, nhưng không đáng khuyến khích chút nào, là chuyện “phiên bản họa sĩ”... (...)

Em dài quên cân đối… -  Nguyễn Tư Liên
Tranh vẽ giai đoạn những năm 60 của Trần Dần là những tranh hữu hình. Nhưng không chép lại cái mà ông nhìn thấy, theo lối tả thực, mà trình bầy lại cách nhìn thế giới của ông. Cách nhìn này tập hợp những cặp quan hệ đối lập thuần tuý thị giác, giữa tác phẩm và thực tế, giữa nhiều yếu tố cơ bản trong một tác phẩm hội hoạ. (...)

Văn hoá mỹ thuật không thể không sốt ruột -  Nguyên Hưng
... Không được dẫn dắt bởi một cách thức tư duy mới, số đông nghệ sĩ, đã không biết khai thác năng lượng ở đâu cho sự sáng tạo, không biết làm thế nào để bảo toàn nguồn năng lượng vốn có... (...)

Góp ý với Trần Hải Minh -  Như Huy
Bài viết này được viết với mục đích chỉ ra một số sai lầm về mặt học thuật cũng như nhằm phê phán cái thái độ trịch thượng “múa gậy vườn hoang” của họa sĩ Trần Hải Minh trong cuộc phỏng vấn do nhà báo Tường Vân thực hiện. (...)

Chúng ta đang đứng trước một ngã ba... -  Trần Hải Minh
... Tôi đã trở về sống trên mảnh đất này và đã tiếp xúc với nhiều họa sỹ Việt Nam nhưng rất tiếc là có rất ít người biết đến postmodernism (chủ nghĩa hậu hiện đại)... (...)

Nghệ thuật trong thời chiến tranh -  Goswamy, B.N.
Những gì xảy đến cho nghệ thuật và cho tâm hồn người nghệ sĩ trong thời chiến tranh không phải luôn luôn dễ dò đến đáy. Thông thường, dường như chẳng có gì xảy ra trên bề mặt, nhưng những ý tưởng cứ không ngừng sủi tăm; những suy nghĩ cứ không ngừng hằn sâu vào tâm trí. Chỉ đề trồi lên trở lại, đôi khi với sức mạnh dữ dội hơn, vào một lúc khác. Hay trong một hình thái khác. Không có cái chết: chỉ là giấc đông miên. (...)

Introduction to Lê Thành Nhơn -  Nguyễn Hưng Quốc
[An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] Lê Thành Nhơn was born in the province of Bình Dương, in the southern part of Vietnam, in 1940, and has been living in Melbourne, Australia since 1975. (...)

Gracefully to Lê Thành Nhơn -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] I should never hesitate to admit that I regard Lê Thành Nhơn as one of the few artists whose power of creativity impresses me so immensely. (...)

A note on Lê Thành Nhơn -  Tiền Vệ
[An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] In Vietnam Lê Thành Nhơn lectured in fine arts and was known throughout the country as a talented sculptor and painter and as a master craftsman in lacquer. (...)

Phan Bội Châu's Bronze bust by Lê Thành Nhơn -  Tôn Thất Quỳnh Du
[An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] What is striking about Lê Thành Nhơn's huge bronze portrait of Phan Bội Châu is that it's so different from the usual commemorative statues of national heroes. (...)

On Lê Thành Nhơn -  Nhiều tác giả
[An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] Lê Thành Nhơn conveys through his creative works a strong message of peace and harmony - peace with oneself and with others, and harmony amongst human beings as well as with the environment. (...)

Over and above all these memories -  Bửu Ý
[An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] Of all those days and moments laden with memories of Nhơn, I spent two substantial periods of time with him. (...)

Lê Thành Nhơn và những trường thành của cái đẹp -  Nguyễn Hưng Quốc
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 9-11.] Nghĩ đến mỹ thuật Việt Nam đương đại, bên cạnh một số tên tuổi khác, tôi hay nghĩ đến Lê Thành Nhơn. Không phải vì anh là bạn của tôi. Mà chủ yếu vì trong nghệ thuật của anh có nét gì tôi tin là sẽ thuộc về vĩnh cửu. (...)

Ấn Tượng Lê Thành Nhơn -  Nguyễn Hưng Quốc
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 6-8.] Điều tôi thích nhất ở Lê Thành Nhơn là sự say mê của anh đối với những cái lớn lao và hùng vĩ. Làm gì Lê Thành Nhơn cũng muốn làm thật lớn. (...)

Lê Thành Nhơn: một nghệ sĩ lớn -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 12-16.] Suốt hơn hai mươi lăm năm qua, trong số bằng hữu nghệ sĩ người Việt, tôi chưa từng gặp ai đem đến cho tôi những ấn tượng mạnh mẽ về sức sáng tạo như Lê Thành Nhơn. (...)

Lê Thành Nhơn: một mối ân ba suốt đời không trả hết -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 17-19.] Lê Thành Nhơn là một trong số vài nghệ sĩ mà năng lực sáng tạo nghệ thuật đã gây ấn tượng mãnh liệt trong tôi. Suốt mấy thập niên qua, mỗi lần đến thăm hoạ xưởng của anh, tôi không khỏi nghĩ đến một đại thụ liên lỉ sản sinh những hoa trái mới, và tôi bị choáng ngợp trong một niềm sung sướng. (...)

Lê Thành Nhơn trong Diaspora Việt Nam -  Bội Trân
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 47-50.] Người ta sẽ nhớ gì về một tác giả sau khi tác giả đã qua đời? Dĩ nhiên trước hết là tác phẩm. Đó là căn cước cụ thể trung thực chứng minh cho tài năng. (...)

Phỏng vấn Lê Thành Nhơn -  Minh Nguyệt
 /  Lê Thành Nhơn (1940-2002)
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 57-60.] Minh Nguyệt: Thưa anh Lê Thành Nhơn, thay vì hỏi tiểu sử của anh như thường lệ, MN xin hỏi ngay vào con đường dẫn anh đến với nghệ thuật. Anh có nhớ là anh đã đi vào hoạt động vẽ tranh và dựng tượng như thế nào không? (...)

On Nguyễn Hưng Trinh's Art -  Keller, Bruce
opening speech for the exhibition Timeless Refrain at the Casula Powerhouse Arts Centre, 12.1.02 (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021