Nguyễn Tôn Hiệt
tiểu sử &  tác phẩm 

Nguyễn Tôn Hiệt là một bút danh của Hoàng Ngọc-Tuấn. Bút danh này thường dùng để viết hí luận, làm thơ chính trị, và đối thoại về những vấn đề xã hội.

tác phẩm

“Không có gì quý hơn... Tự Do cái con cặc”  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi nói “Tự Do cái con cặc”, Trung tá công an Vũ Văn Hiển đã nói hoàn toàn chính xác. Và còn chính xác hơn nữa, nếu hắn nói thêm: “Độc Lập cái con cặc” và “Hạnh Phúc cái con cặc”...

Đọc “Chuyện chó chết” của Nam Đan  (đối thoại) 
[THƯỞNG THỨC VĂN CHƯƠNG] ... Chuyện một bà già nghèo đi bán chó thì không phải là “chuyện chó chết”. Chuyện con chó cưng bị bệnh rồi chết thì cũng không phải là “chuyện chó chết. Chuyện của bọn bán nước thì mới đúng là “chuyện chó chết”...

Những con chuột cống trong đống rác  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những kẻ chuyên bênh vực cho chế độ thối nát vẫn biết rằng chế độ là thối nát, nhưng họ vẫn ra sức bênh vực cho chế độ thối nát, vì họ nhờ sự thối nát ấy để kiếm lợi cho bản thân. Họ giống như những con chuột cống chuyên sống trong đống rác...

Nguyễn Tôn Hiệt: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Nguyễn Tôn Hiệt: ... Tôi nghĩ, để “băng bó vết thương chung của dân tộc” thì, trước hết, ta không nên nhầm lẫn nó với những chiêu bài “hoà giải hoà hợp” giả hiệu. Không thể “băng bó vết thương chung của dân tộc” bằng cách tự đánh thuốc mê, tự chích thuốc tê, tự tẩy trắng mọi ký ức đau thương, khi vết thương thật sự vẫn còn nguyên trong tâm hồn và trên thể xác của biết bao người. Không thể “băng bó vết thương chung của dân tộc” khi những kẻ gây ra vết thương ấy không hề biết nhận lỗi, không hề biết sửa đổi, mà cứ tiếp tục dối trá, cứ tiếp tục tạo ra những tội ác mới, những sai lầm mới, cứ tiếp tục ca múa, giăng cờ, cụng ly trên chính vết thương ấy... (...)

Báo Giáo Dục Việt Nam đã cắt bỏ những lời nói thật của Đại tướng Lê Đức Anh  (đối thoại) 
[GIÁO DỤC VIỆT NAM] ... Chua chát thay, trong bài phỏng vấn này, ông Đại tướng kiêm cựu Chủ tịch nước thẳng thắn phê phán căn bệnh nói dối, thế nhưng tờ báo mang tên “Giáo Dục Việt Nam” lại cắt đi những lời nói thật của ông! Tại sao cả đến ngành giáo dục mà cũng ra sức tiếp tay vào việc nói dối?...

Chính Marx & Engels đã xác nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là một bóng ma!  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Đọc bài “Đường kách mệnh” hay Những tháng năm... “phản động” của anh Trương Đức, tôi thấy anh nói rất có lý về chuyện “bóng ma”... Tôi chỉ xin bổ sung một chút xíu...

Chuyện thơ không phải là chuyện cù nhầy  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc các ý kiến của bạn Black Raccoon, tôi cảm thấy mình nên bỏ chút thì giờ để góp ý về lối lý luận và tranh biện của bạn, vì tôi e rằng lối ấy không khéo sẽ biến chuyện thơ thành chuyện... cù nhầy...

Xin bạn Vương Thuý Kiều giải thích rõ  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Xin bạn Vương Thuý Kiều làm ơn giải thích rõ giùm điều này: Bạn muốn cái đất nước Việt Nam hiện nay bị cướp như thế nào và ai cướp? Tôi nghĩ có lẽ bạn mong cho đất nước này được giành lại. Chứ lẽ nào bạn mong đất nước này bị cướp mất thêm một lần nữa?...

Báo Tuần Việt Nam đã kiểm duyệt bài viết của André Menras Hồ Cương Quyết như thế nào?  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Báo Tuần Việt Nam thường được xem là báo của giới trí thức ở Việt Nam, thế nhưng, qua những gì báo ấy đã hành xử đối với bài viết của André Menras Hồ Cương Quyết, chúng ta có thể thấy rõ ràng báo ấy cũng chỉ là một loại tay sai rẻ tiền, phản trí thức...

Hoà giải  (thơ) 
... Chúng mày nói sao? Bọn tao sai lầm to lớn à? Chúng mày nói cái gì vậy? Chúng mày có điên chưa? / Bọn tao không hề sai lầm. Chúng mày có nghe rõ không? Chúng mày mới là những kẻ hoàn toàn sai lầm. Chúng mày là những kẻ có tội. / Bọn tao không bao giờ sai lầm. Chúng mày có nghe rõ không? / Chúng mày có chịu câm mồm đi không? Chúng mày phải câm mồm đi thì mới hoà giải được. Có hiểu không?...

Về những thắc mắc...  (đối thoại) 
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Ngày 22.04.2011, viết xong bài giải đáp các thắc mắc cho độc giả Nghiêm Quang, tôi nghĩ vậy là đã rốt ráo. Nào ngờ độc giả Nghiêm Quang vẫn còn những thắc mắc rất... thú vị!...

Trả lời những thắc mắc của Nghiêm Quang về “le roncan los cojones” và “quân ca Cuba”  (đối thoại) 
[CHUYỆN HÙNG CA] ... VNCH và Pháp chưa từng có ai đủ trình độ ba hoa nhố nhăng để tự xưng vai trò của nước mình là “canh giữ hoà bình cho thế giới”. Chỉ có ông Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam mới đủ trình độ đó. Vậy thì độc giả Nghiêm Quang nên đem câu này đi hỏi ông Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam, vì chính ông ta là người đã tuyên bố như thế tại Cuba ngày 03/10/2009...

Những lời ca quá đỗi “hào hùng”  (đối thoại) 
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Quốc ca của Việt Nam thì “hào hùng nhất thế giới”, khiến thiên hạ phải khiếp đảm! Quân ca của Cuba thì khí thế bừng bừng, khoe cả... dái! Hèn chi hai nước này rất xứng đáng với vai trò “thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới!”...

Phim “Đường kiến” đoạt giải Cánh Diều Bạc là một món hàng ăn cắp  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & ĐẠO TẶC] ... Người ta thường nói: “Bần cùng sinh đạo tặc”. Đó là nói đến sự bần cùng về miếng cơm manh áo. Đằng này lại không phải là chuyện đói ăn, thiếu mặc, mà là sự bần cùng về văn hoá. Bần cùng văn hoá thì sinh ra đạo tặc văn hoá. Cái gì đã làm cho văn hoá Việt Nam trở nên bần cùng đến mức sinh ra đạo tặc triền miên như thế này? Đây là một câu hỏi chung mà mỗi người Việt Nam đều cần phải suy gẫm...

Thông Tấn Xã Việt Nam biến rác thành vàng để lừa bịp nhân dân  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Điều ngoạn mục nhất là sau khi công ty chế biến rác “RES-Resources, Ecology, Services GmbH” của ông Olaf Jüttner đã chế biến nội dung bài báo VnExpress thành một cái “press release” tiếng Đức, thì nó lại đi ngược trở về Việt Nam, và được Thông Tấn Xã Việt Nam xem là một đống “vinh dự” do “tác giả Olaf Jüttner” tặng cho ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng!...

“Báo chí nước ngoài” ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Thật ra chỉ là một trò lừa bịp!  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Quả là một trò chơi chuyền bóng càng ngày càng ngoạn mục giữa công ty chế biến rác “RES-Resources, Ecology, Services GmbH” và hai tờ báo của Việt Nam! Đây là một trò vô liêm sỉ của những kẻ bịp bợm chuyên lừa đảo quần chúng Việt Nam, mà đạo diễn là ai thì có lẽ chúng ta đều biết...

Nghe/nhìn bằng tâm thức hoài niệm và nghe/nhìn bằng thẩm thức nghệ thuật  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Không phải tất cả các bài ca trong quá khứ đều có giá trị nghệ thuật ngang nhau. Khi “nghe bằng tâm thức hoài niệm một di sản” thì chúng có thể làm ta cảm động như nhau, nhưng khi nghe bằng lỗ tai thưởng thức nghệ thuật thì ta lại có thể thấy chúng có giá trị nghệ thuật khác nhau...

Trí thức Pháp nghĩ gì về Johnny Hallyday, Sylvie Vartan, Christophe?  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Tôi thì nghĩ rằng có lẽ giới trí thức Pháp (nói chung) đánh giá Johnny Hallyday, Sylvie Vartan và Christophe ở những mức độ cao thấp khác nhau. Tôi không dám nói chắc điều gì, chỉ nêu ra đây vài ba ý nghĩ và thông tin đơn sơ để góp vui trong cuộc đối thoại nhẹ nhàng này...

Chắp cánh cho ca khúc Việt bay đến 1000 năm điên rồ  (đối thoại) 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm...

Phải chăng đây là “bản sắc” của Thăng Long 1000 năm... văn vật?  (đối thoại) 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Dạo này giới “trí thức” Hà thành đang xôn xao tranh nhau khoe bao nhiêu lời châu ngọc để mô tả cái “bản sắc” của Thăng Long 1000 năm... văn vật. Tại hạ không phải là người Hà Nội, chẳng dám lạm bàn, chỉ trộm nghĩ: để thấy rõ cái “bản sắc” ấy, có lẽ không gì cụ thể bằng xem người Thăng Long – Hà Nội ăn mặc, đi đứng, biểu hiện ra sao trong cái “đại lễ 1000 năm Thăng Long” cực kỳ hoành tráng, tốn kém đến hàng tỉ đô-la sắp diễn ra...

Khi Phó Thủ tướng... giao lưu “thân mật” với nhà toán học  (đối thoại) 
[HÀNH VI VĂN HOÁ] ... Có lẽ đây là lần đầu tiên trên thế giới có một ông Phó Thủ tướng sờ vào đùi một người khác trước ống kính truyền thông... Các bạn người nước ngoài đều bày tỏ sự buồn cười khi xem tấm ảnh này. Sau đó, một người đã copy tấm ảnh và ghi thêm vào đó dòng chữ “What the hell is this Deputy Prime Minister doing to this guy?” (Ông Phó Thủ tướng này đang làm cái quái gì với anh chàng này vậy hả?)...

Những câu hỏi về cái “uẩn khúc” của Ngô Tự Lập trong vụ Guillemin  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Anh đã thấy được rằng những lời phê phán của tôi là rất công bằng và chính xác. Thành thật cảm ơn anh. Tuy nhiên, câu “nếu không có một uẩn khúc” và một số ý tưởng khác của anh khiến tôi phải viết bài này; và để cho mọi vấn đề được thực sự sáng tỏ, tôi sẽ nêu lên một loạt những câu hỏi và những nhận định mà tôi hoàn toàn đặt cơ sở trên lý luận. Tôi xin nói ngay rằng khi anh viết thêm “nếu không có một uẩn khúc”, thì tôi thấy rất lạ, vì cái “uẩn khúc” đó là cái gì chỉ riêng một mình anh biết, và hoàn toàn không dính dáng gì đến công việc của tôi như một người đọc và nhận định/phê phán về một văn bản...

Góp ý với ông Nguyễn Văn Dân về “huyễn tưởng”, “viễn tưởng”, và vài điều khác  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Thưa ông Nguyễn Văn Dân, tôi không hề “khắt khe” để làm gì cả. Nếu Ngô Tự Lập là một nhà báo vớ vẩn thì tôi đâu có mất thì giờ để phê phán. Ngô Tự Lập cũng không phải là một người chỉ được đào tạo ở Việt Nam. Anh ta đã từng được đào tạo trong những trường đại học lớn ở Pháp và Mỹ. Nếu Ngô Tự Lập không sành sõi các nguyên tắc chính quy để viết essay, thì anh ta đã không thể tốt nghiệp từ những trường đại học ấy. Đáng lẽ anh ta phải làm gương cho học giới ở Việt Nam, chứ sao lại vi phạm những lỗi lầm giống như họ!...

Ngô Tự Lập không chỉ “kín đáo” đạo văn của Brent Hayes Edwards, mà còn công khai đoạt văn của Alain Guillemin!  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Khi đạo văn của Brent Hayes Edwards, Ngô Tự Lập còn “kín đáo” sử dụng nhiều thủ thuật, nhưng khi đạo văn của Alain Guillemin, thì Ngô Tự Lập không còn lén lút nữa. Anh ta công khai chiếm hữu ý tưởng của Alain Guillemin ngay trước mắt độc giả...

Ngô Tự Lập không thể tự bào chữa về việc đạo văn  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Tất cả những ai nghiêm túc thì chắc chắn đều đồng ý rằng: Ngô Tự Lập đã đạo văn của Hayes Edwards. Rằng: Ngô Tự Lập đã tự biện hộ bằng những lập luận không hợp lý, và tránh né hầu hết những bằng chứng về sự đạo văn mà tôi đã nêu ra trong bài “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập”. Ngô Tự Lập chỉ không đạo văn nếu anh ta đi ngược thời gian để viết những điều này trước năm 2003...

Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Có một câu hỏi cần phải nêu ra là: Khi Ngô Tự Lập đạo văn, liệu anh ta có suy nghĩ giống như những gì anh ta đã phê phán về phương diện đạo đức của hành động đạo văn? Chỉ mong Ngô Tự Lập đọc lại thật kỹ và tự suy gẫm về những gì anh ta đã nói về nạn đạo văn. Và tự biết xấu hổ...

“Trở về cái chuồng xưa?” [bản đầy đủ]  (đối thoại) 
[CHUYỆN HÔM NAY] ... Lời ca “Trở về cái chuồng xưa?” của hiền huynh Nguyễn Đăng Thường theo giai điệu Torna A Surriento của Ernesto di Curtis quả là tuyệt bút. Tại hạ hát qua một lần là khoái chí tử ngay, bèn lảm nhảm hát đi hát lại suốt ngày hôm nay. Hát riết rồi bỗng nhiên tại hạ lại phát hiện rằng Nguyễn huynh đã quên viết lời cho phần “Rê trưởng” ở giữa bài. Thế là tại hạ bèn viết lời thêm cho phần đó, mỗi đoạn bắt đầu bằng câu “Có ai về thăm cái chuồng xa xưa...” Khi viết xong, ráp chung vào lời ca của Nguyễn huynh, thì bài hát có đầu đuôi như vầy...

Ông nghè Ngô Tự Lập không thiệt thà chút nào  (đối thoại) 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Trong bài “Thêm một lần với Nguyễn Tôn Hiệt”, ông nghè Ngô Tự Lập hùng hồn khẳng định: “Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri)...” Ông nghè Lập nói vậy là không thiệt thà chút nào. Tại hạ có thể nêu ra bằng chứng rành rành ngay trong bài viết của ông để cho thấy cái không thiệt thà của ông...

“Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”... Ôi, chuyện còn dài...  (đối thoại) 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Thưa ông nghè Lập, cái ý chính của tại hạ là thế này: Ông nghè Lập đã vào ban hợp xướng của văn công để ca tụng cái loại văn “tự sướng” của Hồ Chí Minh là “văn học viễn tưởng Việt Nam”! Tại hạ đã nhấn mạnh ý này ở ngay nhan đề bài viết, nhưng ông nghè Lập khéo quá, né một cái vèo...

Thì ra, “văn học tự sướng” là... “văn học viễn tưởng Việt Nam”!  (đối thoại) 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tháng 6-1949, Hồ Chí Minh đã dùng bút danh Trần Lực viết truyện “Giấc ngủ mười năm” để “tiên tri” cái khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm!” Sau này, ông lại dùng bút danh Trần Dân Tiên để thần thánh hoá cá nhân “Bác”. Tại hạ tưởng nên gọi cái loại “văn học” này là loại “văn học tự sướng”. Nhưng ông nghè Ngô Tự Lập lại cùng với ban hợp xướng văn công ca ngợi đó là “văn học viễn tưởng Việt Nam” và tôn vinh ông Hồ là “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, thì tại hạ đành bái phục vậy!...

Những khẩu hiệu quái đản [kỳ 2]  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có lần, tôi hỏi một nhà “trí thức” CSVN: “Anh thấy cái khẩu hiệu NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM người ta treo trên kia có điều gì trục trặc hay không?” Nhà trí thức CSVN nhìn kỹ cái khẩu hiệu to tướng trên cao, rồi trả lời: “Có gì trục trặc đâu nào? ...”

Những điều cần ghi nhớ trước khi thực hiện một chuyến du lịch quy cố hương  (thơ) 
... Tìm cách lặp đi lặp lại những chữ “vĩ đại” và “tuyệt vời” / Nếu trông thấy những hiện tượng xấu xa, hãy tránh đi nơi khác, đừng nhìn, đừng nghe, đừng phát biểu điều gì cả / Hãy giữ vẻ thản nhiên và vô tư, nếu cần, hãy uống thuốc an thần / Ban đêm, nếu mất ngủ, hãy uống thuốc ngủ / Bất cứ khi nào có cơ hội, hãy nói: / “Đây là đất nước văn minh nhất, dân chủ nhất, công bình nhất, tự do nhất, đẹp đẽ nhất” / Khi nói, nếu tự nhiên mặt đỏ bừng lên vì xấu hổ, hãy dùng phương pháp tự kỷ ám thị để biến cảm giác xấu hổ thành cảm giác tự hào và sung sướng...

Những khẩu hiệu quái đản  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Phải nói là quái đản mới đúng. Thử tưởng tượng nhân dịp mừng năm mới, ở Pháp giương khẩu hiệu: “MỪNG LIÊN MINH PHONG TRÀO BÌNH DÂN, MỪNG NĂM MỚI”, hay ở Mỹ giương khẩu hiệu: “MỪNG ĐẢNG DÂN CHỦ, MỪNG NĂM MỚI”, hay ở nước Anh giương khẩu hiệu: “MỪNG ĐẢNG BẢO THỦ, MỪNG NĂM MỚI”, thì quái đản biết chừng nào! Nhưng tất nhiên chả ở đâu mà người ta lại ngạo mạn trơ trẽn và vô lễ đến mức đó, ngoại trừ ở nước ta! Thế mới có cái khẩu hiệu MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN! ...

Khi góp ý về vấn đề chuyên môn thì nên cẩn thận  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... Đọc bài góp ý của Quỳnh Trung, thấy “ngồ ngộ”, nên tôi xin nói vài lời:... Khi góp ý về vấn đề chuyên môn thì nên cẩn thận. Kẻo mà...

Picasso vẽ chân dung bác... Hiệt  (đối thoại) 
[CHUYỆN 19/5] ... Hôm nay, 19/5/2010, tại hạ vào internet đọc báo, thì thấy có rất nhiều bài ca tụng ông Hồ Chí Minh. Loại bài ca tụng kiểu này thì đã quá mứa nên tại hạ chỉ thấy cái tít là bỏ chạy, không đọc nổi nữa. Thế nhưng có một bài khiến tại hạ phải tò mò đọc hết. Đó là bài “Bác Hồ và họa sĩ Picasso” trên báo Công An thành phố Đà Nẵng. Bài này thuật lại câu chuyện do ông Vũ Đình Huỳnh (đã chết) thuật lại (lúc nào chẳng rõ) về bức chân dung (đã mất!) do hoạ sĩ Picasso (đã chết) vẽ ông Hồ Chí Minh (đã chết). Thế mới hay!...

Tránh voi...  (đối thoại) 
[VĂN HỌC NƯỚC TA] ... Ông Ngô Huy Liễn “bức xúc” là phải, nhưng ông không nên trút cái nỗi “bức xúc” ấy lên những nhà văn trong tay không một tấc sắt. Họ đều là nạn nhân, cũng như ông. Có những hoàn cảnh khiến họ đành phải “tránh né” để khỏi bị voi giậm. Ông cũng đã phải “tránh né” liên tục, thì ông mới sống sót đến bây giờ chứ! Nếu sống ở Việt Nam mà ông nói và viết một mực thẳng băng thì có lẽ ông đã thành một người anh hùng lừng lẫy, hay đã “xanh cỏ” rồi! Phải không nào? ...

Lý thuyết và thực hành  (đối thoại) 
[THƯ GIÃN] ... Có lần tôi ngẫu nhiên đọc được trên báo ngoại ngữ một chuyện khôi hài về sự tương quan giữa chủ nghĩa Marx và óc tư hữu. Tôi không còn nhớ tên người kể chuyện, nhưng còn nhớ đại khái câu chuyện như sau...

Chừng nào đứt phim thì mới hết ói  (đối thoại) 
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Độc giả Xzy có vẻ như muốn góp ý cho Đỗ thi sĩ về kiến thức điện ảnh đương thời, nhưng, tại hạ đoán rằng hình như độc giả Xyz có mục đích thâm thuý hơn, khi đặt câu hỏi: “Phim 1-D là phim gì?” Thì đúng vậy, trên đời này làm gì có phim 1-D. Mà sao Đỗ thi sĩ lại nói tới nói lui những “1-Đê” với “một Đê”?...

Givral – “một chút gì để nhớ”  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Xin gửi đến anh Đỗ Trung Quân và những ai đã từng ngồi ở Givral những năm trước 75 vài kỷ vật nho nhỏ, như “một chút gì để nhớ”...

Tự do ngôn luận  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Tự Do... Tự do ngôn luận...

CẤM CHƠI!  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Trong bài “Về chữ ‘CẤM’ đối với người Việt”, Liêu Thái viết: “Đi trên đường Việt nam từ Nam chí Bắc, nhìn hai bên đường gặp những tấm bảng đề: Cấm đổ rác, Cấm tiểu tiện nơi này, Cấm đỗ xe,... ” Đó là chuyện ở Việt Nam. Ở Cuba, một “nước xã hội chủ nghĩa anh em” của Việt Nam, lại còn có một thứ CẤM mà ở Việt Nam chưa có. Đó là CẤM CHƠI...

Xin làm ơn tiếp tục phát minh chữ  (đối thoại) 
[CHUYỆN CHỮ] ... Chữ “đạo văn” 盜文 không phải do người Việt ta “phát minh chữ” mà chính là chữ dùng đúng theo Hán tự. “Đạo văn” 盜文 có nghĩa là “ăn trộm văn”. Người Trung Hoa dùng chữ này rất thông thường. Hãy thử đưa chữ “盜文” vào google.com là sẽ thấy hiện ra hàng ngàn trang web dùng chữ này. Người Trung Hoa còn dùng chữ 盜文者 (đạo văn giả) để gọi “kẻ đạo văn”...

Bất cần nhân cách, thì không còn gì để nói  (đối thoại) 
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Sau khi tôi công bố bài viết “Khi một con người không còn biết tự trọng” (trong đó, tôi phê phán việc ông Nguyễn Quốc Trụ thoá mạ tôi một cách vô căn cứ, vô cớ và thiếu lương thiện), ông Nguyễn Quốc Trụ vội vàng “thành thực xin lỗi”, và công nhận rằng bài viết của tôi là "rất mực đàng hoàng", nhưng ngay sau đó ông lại loay hoay tìm cách xuyên tạc, tráo trở, để tiếp tục thoá mạ tôi một cách vô căn cứ, vô cớ và thiếu lương thiện...

Ai mà thèm mượn đỡ cái tên của một kẻ làm thơ!  (đối thoại) 
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Xưa nay, trong cõi văn Việt, những vụ đạo văn vẫn xảy ra nhan nhản, nhiều đến mức hết còn gây sốc. Nhưng “đạo danh” (mạo danh, tiếm danh) có lẽ là chuyện hiếm. Liệu có ai muốn mượn đỡ cái tên của một người khác? Mượn đỡ cái tên của một ông đại gia, thì cũng thật khó mà thuổng được cái két sắt của ông ta. Mượn đỡ cái tên của một chàng công tử, thì cũng chẳng dễ mà bò vào giường loan của chàng để hưởng cuộc mây mưa với mỹ nhân. Mượn đỡ cái tên của một thi sĩ thì lại chẳng có cái két sắt nào để thuổng, mà cũng chẳng có mây mưa gì để hưởng. Nói chung là vậy, nhưng ở đời cũng có lắm chuyện buồn cười...

Khi một con người không còn biết tự trọng  (đối thoại) 
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Ông Nguyễn Quốc Trụ, trong tay không có nguyên tác của Nadine Gordimer, chỉ đọc lóm 200 chữ của công ty AcaDemon, rồi đoán mò, mà đã dám ngang nhiên thoá mạ tôi là “ngớ ngẩn”, “đại nhảm”, “không đọc nổi bài viết của Gordimer”, “anh mù sờ voi”, “dịch đại”, “bịp thiên hạ”! ... Một con người còn một chút lòng tự trọng thì không thể thoá mạ một người khác một cách vô căn cứ, vô lý và thiếu lương thiện như vậy được...

Nadine Gordimer nói về sự tự do của một nhà văn [2]  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bất cứ một chính quyền nào, bất cứ một xã hội nào — bất cứ một viễn cảnh của một xã hội tương lai nào — mà có sự tôn trọng đối với các nhà văn thì cũng đều phải cho họ được tự do tối đa để họ viết theo những cách khác nhau của riêng họ, theo những sự chọn lựa của riêng họ về hình thức và ngôn ngữ, và theo cái sự thật mà riêng họ phát hiện...

Đầu năm, hoạ thơ Nguyễn Đăng Thường  (đối thoại) 
[CHÚC MỪNG NĂM MỚI] luân đôn đang tê cóng sài gòn hầm hập nóng / như trong một cái freezer như trong một cái steamer / dù không có nước đá hay tuyết dù chẳng có vi cá hay huyết...

Hoàn toàn không phạm huý, và rất đáng đọc...  (truyện / tuỳ bút) 
Ngày xửa ngày xưa, ở cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21, tại nước An Lam, có một thời văn chương tự do theo định hướng của triều đình. Thời đó có lắm chuyện vui và nhiều ý nghĩa mà tại hạ đã được chứng kiến. Nay tại hạ được tái sinh vào thời đương đại, vẫn còn nhớ dăm ba chuyện trong tiền kiếp, xin kể lại một chuyện để giúp vui cho quý độc giả... (...)

Nadine Gordimer nói về sự tự do của một nhà văn  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nadine Gordimer: “Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy. Đó là cái mà tôi gọi là “quan điểm riêng” về những sự kiện, cho dù là những sự kiện lớn của đại chúng như những cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng, hay là những sự kiện cá nhân và thân mật của đời sống thường nhật.” ...

Chung & riêng / Ký ức & sự quên lãng lịch sử  (đối thoại) 
[MỸ THUẬT] ... Để “xây dựng một xã hội Việt Nam giàu mạnh, trân trọng các giá trị tự do, dân chủ, văn minh của loài người”, chúng ta không thể “gạt bỏ quá khứ”, vì cái thảm trạng của chúng ta trong hiện tại chính là hậu quả của một “quá khứ” ghê tởm. Chúng ta phải nhớ rõ cái “quá khứ” ấy và, hơn nữa, phải thấy rằng cái “quá khứ” ấy vẫn đang ngự trị trong hiện tại, vẫn đang đè lên cuộc sống của chúng ta bằng sức nặng cụ thể của quyền lực của nó, và có thể sẽ còn kéo dài cho đến tương lai. Ngày nào chúng ta không nhớ đến nó, không cảnh giác để chống lại nó, ngày đó nó vẫn còn ngự trị, vẫn còn nắm giữ quyền lực, vẫn còn đè lên chính cuộc sống của chúng ta...

Cứt trong nghệ thuật  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Cứt không làm một tác phẩm nghệ thuật trở thành “hay” hay “dở”, cũng không thể làm nó sạch sẽ hơn hay dơ dáy hơn. Giá trị của tác phẩm là do tài năng của tác giả trong việc sử dụng bút pháp của mình để diễn đạt những gì ở đằng sau và bên trên những cục cứt...

Tôi biết ơn những người vấp ngã  (thơ) 
Trên con đường đi tìm tiếng nói, / có những người vấp ngã sau khi đã đi được một đoạn. // Có những kẻ đã đặt bẫy cho họ vấp ngã. / Có những kẻ đã xô cho họ vấp ngã. / Có những kẻ đã cười thích thú khi chứng kiến những người vấp ngã. / Có những kẻ đã nhổ nước bọt lên những người vấp ngã. // Tôi biết ơn những người vấp ngã. / Tôi biết ơn đoạn đường mà những người vấp ngã đã đi được, / trước khi họ vấp ngã....

Về SẮC LUẬT CẤM VIẾT  (truyện / tuỳ bút) 
Sắc luật cấm viết được ban hành kể từ khi chính quyền phát hiện rằng ngòi bút thì mạnh hơn mọi vũ khí. Đó là một sự phát hiện hoàn toàn chính xác trên cơ sở khoa học và tuyệt đối cần thiết để duy trì an ninh quốc gia. Các nhà khoa học ưu tú của đất nước đã nhất trí rằng viết là một hành động khủng bố nguy hiểm hơn bất kỳ loại vũ khí nào vì nó có thể làm lay chuyển và sụp đổ cả một thượng tầng kiến trúc của guồng máy nhà nước... (...)

Một nền văn chương giàu cảm xúc  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... 1. Từ trước đến nay, đa số nhà thơ/văn Việt Nam cho rằng họ sáng tác bằng cảm xúc. / 2. Từ trước đến nay, đa số độc giả Việt Nam nói rằng họ đọc văn chương bằng cảm xúc. / 3. Từ trước đến nay, đa số nhà phê bình và độc giả Việt Nam cho rằng tác phẩm văn chương hay thì phải giàu cảm xúc và phải gây nhiều cảm xúc nơi người đọc...

Báo chí Việt Nam  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Vinh Danh Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam!

Vài ý nghĩ về bài tham luận thơ ca của Nguyễn Quang Thiều  (tiểu luận / nhận định) 
Đọc bài tham luận “Thông điệp về cái Đẹp và Tự Do” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, tôi thấy trong đó có những ý tưởng hay, nhưng cũng có những ý tưởng chưa hay, chưa đúng với thực trạng thơ ca / văn học Việt Nam hôm nay. Tôi đoán rằng có những hạn chế “khách quan” khiến nhà thơ không thể nói cho rốt ráo một vài vấn đề rất cần sự rốt ráo... (...)

“Tình người” và một kết thúc rất có hậu  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Nhạc sĩ X chứng kiến cảnh một bọn người có vũ trang ra sức đánh đập, bóc lột những người yếu đuối, vô tội. Ông ta đứng đó mà xem, rồi đem cây đàn ra, hát một bài “ca ngợi cái đẹp, gợi lên những tình cảm cao quí của con người”... Khi bọn vũ trang nghỉ tay, nhạc sĩ X cùng đi uống bia với họ...

Huyền thoại về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ có tấm lòng đầy ắp tình người [bổ sung II]  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Hãy thẳng thắn xác định: Trong nghệ thuật, Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ có tài. Trong đời sống, Trịnh Công Sơn là một kẻ cũng hèn yếu, xu nịnh, ích kỷ và tầm thường như rất nhiều kẻ khác...

Huyền thoại về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ có tấm lòng đầy ắp tình người [phần bổ sung]  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Cái chết bi thảm của hai mươi cô gái Thanh niên Xung phong biến thành “những dòng chữ óng mượt”. Rồi “những dòng chữ óng mượt” ấy đã được Trịnh Công Sơn đem vào bài hát bằng “những sắp xếp tinh khôn”, với “những cân nhắc đong đưa xuôi chèo thuận lái”...

Huyền thoại về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ có tấm lòng đầy ắp tình người  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới” của Trịnh Công Sơn, Giải Nhất cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh”, chính là đỉnh cao của nền văn nghệ tuyên truyền trước khi chính sách “đổi mới” ra đời. Từ năm 1986 trở đi, Trịnh Công Sơn bắt đầu được phép quay trở lại với cái mùi lãng đãng trước 1975, và ông ta có 15 năm còn lại để tô điểm cho cái hình ảnh một nhạc sĩ với tấm lòng đầy ắp tình người...

“Giải hoặc” một huyền thoại về Văn Cao  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Vậy mà bây giờ ở Việt Nam lại nổi lên cái huyền thoại bài “Thiên thai” của Văn Cao bay vào vũ trụ! Oan cho Văn Cao, ông mất đi rồi thì mặc tình mà đám văn công bồi bút ra sức bơm ông lên để rêu rao cái đường lối “Chân dép lốp bay vào vũ trụ”!...

Khi ông Hoàng Ngọc Hiến dạy các thi sĩ trẻ làm thơ  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Ông Hiến thường có lối lý luận vơ đũa cả nắm, thích rút gọn mọi chi tiết phức tạp thành một vài câu phán đơn giản, ra vẻ là đã nắm được cái chìa khóa độc đáo, duy nhất của vấn đề. Nhưng kỳ thực những câu phán đơn giản ấy của ông Hiến lại chứa đầy những điểm tự mâu thuẫn hay lệch lạc một cách rất căn bản về phương pháp luận...

Ông Hoàng Ngọc Hiến giảng “hậu hiện đại”, ông Nguyễn Đình Chính viết “hậu hiện đại”  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Cô Giang ơi, ông Nguyễn Đình Chính đã làm đúng phóc theo tinh thần “hậu hiện đại” do ông Hoàng Ngọc Hiến truyền giảng đấy! Ông Chính còn triển khai tối đa cho thật đậm đà chất “hậu hiện đại”... Vậy mà cô Giang lại chê trách ông Chính là “cũ kinh khủng”, “sáo và sến kinh khủng”, “dâm mọi lúc mọi nơi”, thì tội nghiệp cho ông Chính quá đi chứ. Con dại, thì cái mang...

“Bài hay xen lẫn với bài vừa”  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Khi nhà thơ/nịnh thần Chú sung sướng đem in những câu đó lên bìa sách, thì nhà thơ/nịnh thần Chú muốn nhắn nhủ với một bầy Chú chung quanh rằng: “Bác ‘cưng’ tao như thế đấy, thì đố chúng mày dám đụng vào tao nhé!”...

Chỗ nào khô thì ngủ qua đêm  (thơ) 
Họ và tên? Nguyễn Tôn Hiệt. Tôn gì? Hiệt. Hiệt là cái gì? Không biết. Bố mẹ anh không biết chữ à? Dạ... không rõ... Ngày sinh? Giấy tờ thất lạc nhiều lần... không rõ ngày sinh... Tại sao anh dám cởi trần truồng chạy giữa đường trong ngày quốc khánh? Biểu tình à? Phản động à? ...

một người đang viết  (thơ) 
... một người sẽ bị quật mồ / một người đang chờ một người khác / một người sẽ nằm xuống / một người đã hết nước mắt / một người đang cầu nguyện / một người vừa ngủ yên...

Trăm năm trong cõi | Người ta  (thơ) 
Ải. Ấp. Bãi biển. Bãi tha ma. Bè. Bến. Bến đò. Bến phà. Bến tàu. Bến xe. Bệnh viện. Biệt phòng. Biệt phủ. Biệt thự. Bờ... | Á hậu. Bí thư. Bí thư chi bộ. Bí thư chi uỷ. Bí thư đảng bộ. Bí thư đảng uỷ. Bí thư huyện uỷ. Bí thư thành uỷ. Bí thư tỉnh bộ. Bí thư tỉnh uỷ. Bí thư trung ương đảng. Bí thư xã uỷ...

30 tháng 4, nghĩ tản mạn về văn chương Kafka  (tiểu luận / nhận định) 
... Trước đây, đôi khi tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên và thắc mắc tại sao có những nhà văn tận tuỵ phục vụ cho chế độ độc tài lại hay khoe khoang rằng mình yêu thích văn chương Kafka. Sau đó, tôi hết ngạc nhiên, hết thắc mắc, vì tôi nhận ra rằng chế độ độc tài chuyên đẻ ra những con kỳ nhông. Mà những con kỳ nhông thì có khả năng biến đổi màu sắc tuỳ nơi, tuỳ lúc... (...)

Tất cả vì miền Nam thân yêu  (thơ) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] “Tất cả vì miền Nam thân yêu” / Thật vậy, nên chúng tôi đã dâng cho nhà họ Mao vài hòn đảo ở miền Nam / để họ vui lòng dạy dỗ đồng bào thân yêu của chúng tôi vài bài xương máu...

Khi thi sĩ tiếp thị  (sổ tay) 
... Ở xứ ta bây giờ, thơ có vẻ như càng ngày càng biến thành một món hàng để bán. Mà đã muốn bán, thì phải biết tiếp thị. Ngay cả bán rất rẻ, gần như biếu không, vẫn cần tiếp thị, vì đôi lúc nhà thơ chẳng cần tiền bạc chi mấy, nhưng cần cái "danh"... (...)

Những kẻ bán hòm  (sổ tay) 
Những kẻ bán hòm ngoài văn chương thường là những kẻ khéo tay hay có tài làm đồ gỗ, nhưng những kẻ bán hòm trong văn chương lại toàn là những kẻ bất tài... (...)

Có-mặt-khắp-mọi-nơi  (thơ) 
Đêm hôm qua tôi nằm chiêm bao thấy Donald Barthelme đến Hà Nội. / "Ông đã chết ở Mỹ gần hai mươi năm rồi, mà còn mò sang đây làm gì?" tôi hỏi. / "Du lịch chơi vui thôi!" ông nói...

Phương pháp đón năm mới  (thơ) 
[THƠ THỰC HIỆN] Đón năm mới, bạn không cần mua lá hoàng bì, lá bưởi, lá quýt đem nấu để lau sàn nhà, cột nhà, và các đồ vật khác vào ngày ba mươi Tết, vì làm như vậy cũng vô ích, bạn sẽ không trừ được ám khí của năm cũ. Ám khí đã đóng dày cả thiên hạ hơn nửa thế kỷ rồi...

Quán tính  (thơ) 
Bọn chúng bóp vú vợ tôi / hàng ngày / ngay trước mắt tôi // Con bọn chúng uống sữa vợ tôi / rồi đánh túi bụi lên đầu cổ mình mẩy con tôi / hàng ngày / ngay trước mắt tôi // Bọn chúng nhốt anh em tôi / thành từng bầy / rồi bắt đi lao động khổ sai / hàng ngày / ngay trước mắt tôi...

Diễn văn của nhà thơ  (thơ) 
Kính thưa quý vị, / Hôm nay tôi đến đây không phải để nói chuyện với quý vị. / Hôm nay tôi đến đây để nói chuyện với chính tôi. / Hôm nay tôi đến đây để nói với chính tôi những điều tôi không thể nói với bất kỳ ai khác...

Thơ: cái gì lơ lửng  (thơ) 
Có cái gì lơ lửng giữa tôi và trang giấy / Tôi cố gắng chép nó xuống. // Giữa tôi / và trang giấy / có cái gì lơ lửng. / Tôi cố gắng chép nó xuống. / Tôi (cố gắng chép) cái gì lơ lửng (xuống) trang giấy // Tại sao tôi phải làm thế? / Tại sao tôi phải cố gắng chép xuống cái gì lơ lửng giữa tôi và trang giấy?...

Bức tâm thư  (thơ) 
[THƠ THỰC HIỆN] Đọc kỹ tiểu thuyết Trại Súc Vật của George Orwell và thực hiện những điều sau đây: 1. Nếu Trại Súc Vật không làm làm bạn liên tưởng đến những sự kiện nào đó trong lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, bạn hãy an tâm vui sống và đừng bao giờ đọc văn chương nữa...

Thực hiện phương trình  (thơ) 
[THƠ THỰC HIỆN] Mời một người khác phái cùng bạn thực hiện 10 điều sau đây: / 1. Mỗi người tự dùng khăn bịt mắt thật kỹ, rồi đi quanh trong nhà mình, sờ vào từng vật dụng và hỏi lớn: "Cái này màu gì?" / 2. Người kia sẽ trả lời bằng cách nói lên một màu do mình tưởng tượng...

Tuyên ngôn về THƠ THỰC HIỆN  (tiểu luận / nhận định) 
Từ trước đến nay, tất cả những người mệnh danh là thi sĩ đều không biết LÀM THƠ. Họ chỉ biết viết những mớ chữ lên mặt giấy theo nhiều hình dạng khác nhau, hấp dẫn hay chán ngắt, mà người ta vẫn gọi chính xác là những bài thơ. Nhưng, bài thơ không phải là THƠ... (...)

Giải hoặc  (thơ) 
[THƠ THỰC HIỆN] Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu: một mặt phẳng trắng (bức tường trắng, khung vải trắng...), ba lon sơn (đỏ, vàng, trắng), và ba chiếc cọ vẽ. / Chọn một lá cờ mà bạn tin là biểu tượng đích thực của tổ quốc mình (hoặc sao vàng trên nền đỏ, hoặc ba sọc đỏ trên nền vàng). / Dùng cọ chấm vào sơn đỏ và vàng, vẽ biểu tượng ấy lên mặt phẳng trắng, thật cẩn trọng, thật chính xác...

Tương lai đã quá cũ  (thơ) 
"Đồng bào lưu ý. Chỉ còn năm phút nữa tàu sẽ khởi hành. Mọi người hãy ngồi đúng số ghế như đã được quy định. Không ai được tự ý thay đổi chỗ ngồi. Không ai được đứng dậy hay rời ghế. Đây là một hành trình đầy khó khăn và thử thách nhưng sẽ đưa tất cả chúng ta đến một chân trời mới. Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không?"...

Từ Điển Tiếng Việt Phổ Thông (bản mới, mục "các từ cập nhật")  (thơ) 
dân chủ dt. Người chủ của dân, kẻ có quyền sai khiến và sử dụng dân như tài sản của riêng mình (tương tự như "gia chủ" là người chủ của một cái nhà). Các nhà độc tài luôn đề cao khái niệm dân chủ...

Những đứa trẻ sau hồi chuông nửa đêm  (thơ) 
Lũ trẻ con tập vở kịch sự tích Giê-su ra đời. / Cô giáo đọc cho chúng nghe Ma-thi-ơ 2:1-22. / Rồi đứa đẹp trai nhất làm Giô-sép, đứa trắng trẻo nhất làm Ma-ri, / đứa nhỏ con nhất làm Chúa Giê-su hài đồng...

Đứa con của cơn hảo mộng  (thơ) 
Một cơn ác mộng lặng lẽ thụ tinh bên trong một cơn hảo mộng. Với hình thù của một quái thai, nó lớn lên rất nhanh bằng máu của mẹ nó. Trong đêm tối người ta nghe tiếng sắt thép loảng xoảng từ bên trong chiếc bụng tròn và hớn hở treo lên những lá cờ đỏ rực chuẩn bị đón chào nó ra đời...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021