thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 2.1 – 3.203

 

Bản dịch của Nguyễn Quỳnh

 

LUDWIG WITTGENSTEIN

(1889-1951)

 

___________

 

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC

[2.1 – 3.203]

 

 

2.1

Chúng ta diễn-tả dữ-kiện cho chính chúng ta.

 

2.11

Sự diễn-tả này trình bày cặn-kẽ một hoàn-cảnh trong không-gian hợp lẽ, bao gồm cả cái có lẫn cái không.

 

2.12

Vậy thì cách miêu-tả (hay bức tranh) chính là cái hình của thực-tại.

 

2.13

Vật miêu tả (Gegenstände) trong tranh có những nét tiêu-biểu cho vật đó.

 

2.131

Thế thì mọi yếu-tố trong tranh là biểu-thị của sự-vật trong tranh.

 

2.14

Mọi yếu-tố trong tranh liên-hệ chặt-chẽ với nhau (in bestimmter Art und Weise zu einander verhalten).

 

2.141

Thế thì tranh là thực (Taschache).

 

2.15

Liên-hệ của cơ-cấu trong tranh cũng là liên-hệ của sự vật mà tranh miêu tả. Cái hình mà tranh trưng ra là cái hình khả tri (Möglichkeit seine Form der Abbildung) của luận-lí tương ứng với cơ cấu được biểu thị trong tranh.

 

2.151

Die Form der Abbildung ist die Möglichkeit, daβ sich die Dinge so zu einander verhalten, wie die Elemente des Bildes. [Câu này lặp lại í trên, nên xin bỏ]

 

2.1511

Bởi thế ta mới bảo tranh dính liền với thực-tại (Wirklichkeit).

 

2.1512

Sát nhau như thước đo (Maβstab) sự-vật.

 

2.15121

Tranh và vật sát nút nhau, như thước đo sự-vật, từ điểm khởi đầu tới điểm cuối cùng (die äuβersten Punkte der Teilstricche).

 

2.1513

Có liên-hệ như thế mới có tranh (Auffassung).

 

2.1514

Liên-hệ của tranh (Die abbildende Beeziejung) là liên-hệ của sự-vật (Zuordnungen der Elemente des Bildes und der Sachen).

 

2.1515

Liên-hệ ấy giống như quan-năng nhận-thức (die Fühler) nhờ đó tranh diễn tả được thực-tại.

 

2.16

Để cho một thực-tại có thể diễn ra tranh, thì thực-tại ấy phải có chung tính chất diễn-tả với cái hình trong tranh (Abgebildeten).

 

2.161

Nói tóm lại phải có tương-đồng-tính giữa vật và hình (Abgebildetem).

 

2.17

Để trình-bày thực-tại, dù lối trình-bày ấy đúng hay sai, bức tranh diễn-tả thực-tại phải có cái gì tương đồng (Wirklichkeit) với thực-tại. Tính tương đồng ấy là cái hình (hay thể) của tranh (die Form der Abbildung).

 

2.171

Cái hình của tranh có thể diễn-tả bất kì thực-tại nào có cái dạng của tranh. Nghĩa là bức tranh có hình tượng không-gian diễn-tả bất kì thực-tại nào có tính không-gian, cũng như bức tranh có mầu sắc diễn-tả thực-tại có mầu sắc.

 

2.172

Tranh không diễn-tả được cái hình của tranh. Tranh chỉ trưng ra cái hình của tranh mà thôi.

 

2.173

Tranh trình-bày sự-vật từ một điểm (Standpunkt) ở ngoài tranh (điểm ấy chính là cái hình trình bày sự-vật (die Form der Darstellung) của tranh. Qua điểm ấy, sự-vật được trình-bày đúng hay sai.

 

2.174

Tranh không thể nào ra ngoài cái hình diễn-tả của tranh.

 

2.18

Dù là hình-thể nào chăng nữa, bức tranh diễn-tả thực-tại phải có điểm chung với thực-tại, ngay cả trường hợp diễn-tả sai. Cái hình chung đó là cái thể của luận-lí (die logische Form).

 

2.181

Tranh có dạng luận-lí là tranh hợp lí (das logische Bild).

 

2.182

Như vậy, tranh nào trình bày thực-tại cũng là tranh hợp lí.

 

2.19

Tất cả bức tranh hợp-lí có thể diễn-tả được thế-gian.

 

2.2

Tranh có cái hình hợp-lí thì sẽ giống như thực-tại mà tranh diễn-tả.

 

2.201

Tranh diễn-tả thực-tại bằng cách trưng ra tất cả những gì có và không trong thế-gian này (Sachverhalten).

 

2.202

Tranh trình-bày hoàn-cảnh có thể có trong không-gian luận-lí (im logischen Raume).

 

2.203

Tranh bao-gồm cái có thể có hay cái có thể xảy ra của hoàn-cảnh. [bỏ câu “die es darstellt = mà nó trình-bày].

 

2.21

Tranh [có thể] diễn-ra hay không thể diễn-ra nổi thực-tại. Tranh có thể đúng hoặc sai, thật hay giả.

 

2.22

Tranh dùng cái thể của tranh để trình-bày cái đúng hay cái sai của sự-kiện một cách hoàn-toàn độc-lập.

 

2.221

Tranh trưng ra í-nghĩa.

 

2.222

Í của tranh hợp hay không hợp với thực-tại tức là cái đúng hay sai của tranh.

 

2.223

Để biết tranh đúng hay sai ta cứ so sánh tranh với thực-tại.

 

2.224

Dựa vào cái thể của tranh mà thôi thì khó biết được tranh đúng hay sai.

 

2.225

Không có tranh nào là tiên-thiên [hiển-nhiên] hết.

 

3

Một tấm-tranh hợp lí có đầy đủ dữ-kiện là một tư-tưởng.

 

3.001

‘Một hoàn-cảnh là một trường-hợp có thể suy-tư ra được’: nghĩa là chúng ta có thể trình-bày hoàn-cảnh ấy với chúng ta.

 

3.01

Mọi tư-tưởng đúng làm thành thế-gian.

 

3.02

Tư-tưởng trình-bày cái có thể có của hoàn-cảnh. Cái có thể có ấy chính là tư-tưởng. Cái gì có thể nghĩ ra cái đó có thể là có.

 

3.03

Tư-tưởng không thể là bất cứ cái gì phi-lí, bởi vì nếu nó phi-lí thì ta phải suy nghĩ phi-lí rồi.

 

3.031

Con người thường nói Thượng-Đế sinh ra bất cứ cái gì trừ những cái phi-lí. – Sự-thật là chúng ta không thể bàn vế một thế-gian “phi-lí” vì chúng ta không biết thế-gian “phi-lí” giống cái gì.

 

3.032

Ta không thể nào trình-bày bằng ngôn-ngữ những gì nghịch-lí (der Logik widersprechendes) như trong trường-hợp hình-học ta dùng hai trục tung-hoành để biểu-diễn một hình-thể theo luật của không-gian, hay cố-gắng tạo trên trục tung-hoành một điểm không hề có mặt.

 

3.0321

Dù một hoàn-cảnh có nghịch với định-luật của vật-lí thì hoàn-cảnh ấy vẫn có thể được trình-bày theo lẽ của không-gian. Nhưng khi hoàn-cảnh ấy nghịch với định-luật của hình-học thì hoàn-cảnh ấy không thể trình-bày theo lẽ của không-gian [trong hình-học].

 

3.04

Nếu một tư-tưởng đúng (richtiger) theo lẽ tiên-thiên [hiển-nhiên] thì cái lẽ có thể có của của tư-tưởng ấy bảo-đảm tư-tưởng ấy đúng (Wahrheit).

 

3.05

Cái biết tiên-thiên [hiển-nhiên] cho là một tư-tưởng đúng chỉ có thể đúng nếu cái đúng ấy phát xuất từ chính tư-tưởng ấy, chẳng cần phải so sánh (ohne Vergleichobjekt) làm gì.

 

3.1

Tư-tưởng tìm ra lối diễn-tả bằng í-nghĩa trong mệnh-đề.

 

3.11

Chúng ta dùng kí-hiệu có thể nhận ra được trong mệnh-đề, viết cũng như nói. Kí-hiệu này rọi-phóng hoàn-cảnh có thể có.

Rọi-phóng là nghĩ về í-nghĩa của mệnh-đề.

 

3.12

Tôi gọi kí-hiệu mà tôi dùng để diễn-tả một tư-tưởng là kí-hiệu mệnh-đề. Mệnh-đề là kí-hiệu có liên-hệ rọi-phóng thế-gian.

 

3.13

Mệnh-đề bao hàm tất cả những gì chúng rọi-phóng, chứ không phải những gì được rọi-phóng.

Bởi thế, cái gì được rọi-phóng không nằm trong rọi-phóng. Chỉ có cái có thể có của nó nằm trong rọi-phóng mà thôi.

Cũng vậy, mệnh-đề không thực-sự mang í-nghĩa của mệnh-đề, nhưng mệnh-đề có khả-năng có thể có để diễn-tả nó.

(‘Nội-dung của mệnh-đề’ chính là nội dung có nghĩa của mệnh-đề.)

Mệnh-đề có cái thể mang í-nghĩa của nó, nhưng mệnh-đề không phải là nội-dung.

 

3.14

Cái gì thiết-lập ra kí-hiệu mệnh-đề là cái nằm trong cơ-cấu của nó, tức là từ-ngữ có liên-hệ mật-thiết với nhau.

Kí-hiệu mệnh-đề là một dữ-kiện (Tatsache).

 

3.141

Mệnh-đề không phải là cách pha-trộn chữ -nghĩa. – (Cũng giống như một bản-đàn không phải là sự pha-trộn của các nốt nhạc.)

Mệnh-đề diễn-tả.

 

3.142

Chỉ có dữ-kiện mới diễn-tả được í-nghĩa, chứ một số cái tên không diễn-tả nổi í-nghĩa.

 

3.143

Mặc dầu kí-hiệu mệnh-đề là dữ-kiện, nhưng mệnh-đề lại bị mờ tối bởi cái thể diễn-tả thông-dụng trong lối viết cũng như lối in.

Ví-dụ, sự khác biệt quan-trọng không rõ ràng giữa kí-hiệu mệnh-đề và từ-ngữ trong mệnh-đề in ra.

(Đây có thể là điều giúp cho Frege gọi mệnh-đề là cái tên cơ-cấu (zusammgesetzen Namen).

 

3.1431

Yếu-tính của kí-kiệu mệnh-đề rất rõ rệt nếu chúng ta tưởng-tượng một kí-hiêu mệnh-đề gồm những vật trong không-gian, (như bàn, ghế, sách vở) thay vì những kí-hiệu bằng chữ viết.

Thế thì cách sắp-đặt trong không-gian của những vật trên kia (bàn, ghế, sách vở) sẽ diễn-tả í-nghĩa của mệnh-đề.

 

3.1432

Thay vì dùng ‘kí-hiệu phức-tạp “aRb” để chỉ a xứng với b trong liên-hệ R, chúng ta nên viết “a” xứng với “b” trong liên-hệ aRb.’

 

3.144

Hoàn-cảnh được diễn ra bằng sự-kiện, chứ không phải bằng tên.

(Tên ví như điểm còn mệnh-đề ví như mũi tên chúng đều có nghĩa / Namen gleichen Punkten, Sätze Pfeilen, sie haben Sinn [Câu này nên tách ra và mang mã-số riêng, vì nó không làm sáng tỏ câu trên])

 

3.2

Tư-tưởng trong mệnh-đề có thể được diễn-tả theo i như những cơ-cấu của kí-hiệu mệnh-đề liên-quan tới sự-kiện trong tư-tưởng.

 

3.201

Chúng ta có thể gọi những cơ-cấu ấy là ‘kí-hiệu đơn-giản’[nhỏ bé] và mệnh-đề ấy là ‘mệnh-đề đã được phân-tích hoàn-toàn’.

 

3.202

Kí-hiệu đơn-giản [nhỏ bé] chính là những cái tên.

 

3.203

Tên chỉ sự vật. Sự-vật là nghĩa của tên. (‘A’ là kí-hiệu cho ‘A’).

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

 

-------------

Đã đăng:

... Bởi thế, luận-cương này phải đến tay các học-giả trẻ tuổi Việt-Nam, với một ghi-chú là, ‘khác với tôn-giáo, triết-học không có giáo-điều.’ Nếu quả thực có giáo-điều trong triết-học thì đã không còn triết-học, không còn trí-tuệ, không còn tiến-bộ và không còn văn-minh cho nhân-loại... (...)
 
1. Thế-gian chẳng qua là hoàn-cảnh (der Fall). / 1.1 Chẳng qua chỉ là dữ-kiện mà thôi (der Tatsachen). / 1.11 Dữ-kiện làm thành thế-gian. / 1.12 Qua dữ-kiện ta biết hoàn-cảnh nào có, hoàn-cảnh nào không. / 1.13 Dữ-kiện lù lù trong không-gian (Raum) và nó chính là thế-gian. / 1.2 Thế-gian có nhiều dữ-kiện... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021