kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
Chiều chớm vào thu

 

 

KỊCH MỘT MÀN MỘT CẢNH

 

NHÂN-VẬT
 
Xuất-hiện trên sân-khấu
JIM: 45 tuổi
TED: 49 tuổi
LORA: 28 tuổi
 
Không xuất-hiện nhưng có tiếng nói trên sân-khấu
A (Jọng Nam), B (Jọng Nam), E (Elaine), và C (Jọng nữ lớn tuổi)

 

JIM: (Xách cặp đi trên đường Sullivan. Vẻ thong zong.)

A: (Tiếng vọng trong đầu Jim.) Này Jim! Cái thời khoá-biểu ấy cần fải sửa chữa. Tháng Mười có 30 ngày. Ngày 30 năm nay lại nhằm ngày Chủ-nhật. Ai cũng muốn ngỉ để Thứ-hai còn sức đi làm.

JIM: (Ngồi xuống gế cạnh cái bàn nhỏ, sát cây sycamore, ngay trước tiệm Russian Tea House. Fố xá đông người qua lại. Jim ưỡn ngực cho người thư-zãn. Tay zang ra chẳng may đụng vào jiữa háng một fụ-nữ đi tới.) Ôi! Tôi xin lỗi.

LORA: (Một cô gái tiếp-viên của Russian Tease House bước ra.) Chào ông. Ông muốn zùng cơm tối.

JIM: Tôi tưởng đây là tiệm bánh, cà-fê, và trà?

LORA: Đúng! Nhưng buổi tối chúng tôi có thực-đơn. Ông muốn xem qua không?

JIM: Không. Cảm ơn cô. Bây jờ mới có sáu jờ. Cho tôi xem zanh mục bánh ngọt.

LORA: (Gật đầu.) Thưa, sẽ có ngay.

B: (Tiếng vọng trong đầu Lora.) Lora. Đêm nay chúng ta làm lại từ đầu!

LORA: (Mỉm cười.) Thưa ông đây là danh-mục bánh ngọt.

JIM: Đúng là bánh Nga chứ? Nge jọng cô, tôi biết cô không fải là Mĩ.

E: (Tiếng vọng trong đầu Jim.) Jim! Trả lời em! Anh ở đâu? Tối qua, anh có đến không? Em tìm suốt cả tiếng mà không thấy anh trong hội-trường của Barnard College?

TED: (Vỗ tay nhẹ, rồi xoa tay. Vẻ mãn nguyện.)

LORA: Tôi là người Nga.

JIM: Vậy hả? Cô có đọc Gulag Archipelago của Solzenitsyn không?

LORA: Ở Nga không có sách của ông ta.

JIM: Bây jờ ở đây cô có thể đọc. Tha hồ đọc. Cô mới sang đây?

LORA: Đã được hai năm.

JIM: (Chỉ tay vào một dẫy bánh khác nhau trong tủ kính.) Bỏ qua cái Menu bánh. Cô cho tôi cái kia. Bao nhiêu một khúc?

LORA: Cái đó?

B: (Tiếng vọng trong đầu Lora.) Ở Hoa-kì em fải biết tự jải-fóng mình. Đây là xứ tự-zo.

JIM: Vâng! Cái đó!

LORA: (Mặt không vui.) Cái đó tám Mĩ-kim một khúc. Ông muốn không?

JIM: Muốn! Và một bình trà Nga.

LORA: Sáu Mĩ-kim.

JIM: Xin cô.

E: (Tiếng vọng trong đầu Jim.) Không hiểu sao thứ năm tuần trước em lại đổi í. Em không muốn đi fố với anh. Cứ fải đeo kính mát, bực mình. Em muốn ngồi ở nhà đọc The Name of the Rose với anh. Anh gạt đi và bảo “kí-hiệu của tên tác-fẩm và kí-hiệu trong nội-zung của tác-fẩm chẳng zính-záng với nhau.” Em không đồng í với anh, em chỉ muốn nói tới nội-zung thôi.

LORA: (Bưng đĩa bánh, nĩa và khăn lau tay ra đặt xuống bàn của Jim.) Tôi sẽ mang trà ra sau.

JIM: (Gật gù, cầm nĩa xắn bánh đưa vào miệng. Thản nhiên.) Cảm ơn cô! Xin cô cho fép tôi hỏi một điều.

LORA: Điều jì thế ông?

C: (Tiếng vọng trong đầu Lora.) Con gắng đi học trở lại. Cẩn thận, người ta bảo bọn trai Mĩ điếm lắm!

JIM: Vì mới biết cô là người Nga, sang đây được hai năm, nên tôi xin cô cho í-kiến.

LORA: (Hơi khó chịu.) Ông cứ nói.

JIM: Kinh-tế ở Nga lúc này ra sao? Tôi đọc thống-kê thấy số người tự-tử ở Nga còn cao hơn ở Nhật.

LORA: (Nhún vai.) Ư! Ư!

JIM: Có người nói với tôi, bây jờ là 1988, những nước đang mở mang nên theo mô-hình kinh-tế của Nga. Là mô-hình tốt nhất. Có fải là gợi í của Adam Smith[*] không? Và có đúng không cô?

LORA: Chắc người nào nói với ông như thế không fải là nhà kinh-tế!

JIM: (Làm bộ ngạc nhiên.) Ông ta có bằng Tiến-sĩ về kinh toán-học ở NYU.

LORA: (Nhún vai.) Tôi không hiểu jì cả. Có lẽ ông ta là đồ “chùn lồi”!

JIM: Ha ha ha!. Có thể là cô nói rất đúng. Nhưng tôi ngĩ khác. Rất có thể hắn tưởng tôi là “mật-vụ”. Đồ “chùn lồi”. Ha ha ha! Có thể lắm! Có thể lắm!

TED: (Từ fía sau đi tới, để tay lên vai Jim.) Làm jì mà cười lớn thế?

JIM: (Quay lại.) Tôi tưởng ông không đến! Một nhà thơ không đến khi chiều chớm vào thu thì thật uổng! Là đồ “chùn lồi”! Ha ha ha!

TED: Tôi đến lâu, nhưng cứ luẩn quẩn ở West Fourth.

JIM: Ngay kia!

TED: Tôi zừng chân xem bọn làm trò múa rối ở Washington Square.

JIM: Ông ăn bánh nhớ! Đừng ăn cái kia. Tôi vừa thử. Bết lắm!

TED: Thế cái nào ngon?

JIM: Thử cái bên cạnh.

LORA: (Bước tới nhìn Ted, cười đon đả.) Ông zùng jì?

JIM: (Nhìn Ted.) Trà Nga nhé?

TED: Ờ! Và cái bánh kia.

LORA: (Quay nhìn theo cái hất đầu của Ted.) Bánh nào? Bánh đó?

JIM: Bánh đó ... Đó!

LORA: (Để khăn lau tay lên bàn, gật đầu lịch-sự.) Đó hả! Vâng! Có ngay.

TED: Bàn tay cô đẹp quá!

JIM: Thôi đi cha! Nhà thơ! Tán “sến” làm jì! Ăn xong ta đi xem kịch! Đã có vé đây!

TED: Ông nói kịch jì của Tennessee Williams?

JIM: A Streetcar Named Desire.

TED: Ở Broadway?

JIM: Ở Off-off-Broadway! Nhưng tôi bảo đảm “rất tuyệt vời!” Đây là vé của ông.

TED: (Cầm vé rồi nhìn kĩ.) St.Mark! Gần đây không?

JIM: St. Mark. Cũng gần Broadway. Từ đây tới đó đi bộ chừng hai mươi fút. Băng qua Broadway, qua Coopper Union, là thấy St. Mark.

LORA: (Nhìn Ted.) Bánh của ông đây! Mời ông!

JIM: (Nhìn Lora, chỉ vào Ted.) Ông này là nhà kinh-tế. Nhưng không fải là gã kinh-tế “chùn lồi” đâu.

Jim và Ted cười vang. Lora đỏ mặt và tránh nhìn Jim.

TED: Ăn xong rồi ta đi.

JIM: Ông sẽ thích St. Mark. Ở đó có nhiều tiệm cà-fê và nhiều tiệm sách.

TED: Sách? Thế thì lãng mạn quá!

JIM: Toàn là sách truyện bằng tranh, lớn nhất ở Manhattan.

TED: Ông vẫn mê truyện bằng tranh?

JIM: Trên đời không có truyện bằng tranh thì tôi chết rồi... À...

TED: Jì đó?

JIM: Một câu hỏi... cho một nhà thơ.

TED: Sao có vẻ quan trọng thế?

JIM: Một chiều đông. Tuyết đã ngừng rơi được hai ngày. Ngồi với người iêu trong fòng... Cứ nớp sợ chồng cô ta về thình lình.

TED: Thế là ấm cúng! Thế là hơn thơ. Còn jì fải hỏi?

JIM: Cửa đóng kín. Ngoài kia tuyết đọng trên cành rụng xuông va vào cửa kính.

TED: Trữ tình quá!

JIM: Người iêu hôi nách quá!

TED: Ông muốn hỏi tôi fải làm jì? Bịt mũi lại hay úp mặt vào là xong!

JIM: Thật không?

TED: Tuỳ ông.

JIM: (Ngĩ ngợi.) Ông cứ ăn. Kìa, cô ả mang trà tới. Cho tôi xin lỗi vài fút.

Jim bước vào booth điện thoại công-cộng cạnh đó. Không đóng cửa. Jim bỏ quarters vào máy, và zơ ngón tay lên, ra hiệu cho Ted cứ việc tự nhiên.

JIM: Em! Em ... sắp đi đâu? Xuống thư-viện New School à? Anh ở đâu? Anh đang ở đây! Ở Russian Tea House trên đường Sullivan... Ôi thế thi tốt quá! Lại thẳng đây với anh một tí đã. Ra trạm West Fourth... Anh ngồi ngay trên hè... Anh đợi em!

TED: (Nhìn Jim hớn hở ngồi xuống gế.) Chà! Em nào mà rối rít lên thế?

JIM: Người iêu. (Nói nhỏ đủ nge.) Người iêu “hôi nách”.

TED: Ư?

JIM: Độ nửa tiếng nữa em sẽ lại đây! Đẹp như tiên. Này cha! Đừng có tán đấy nhớ.

TED: Ơ!

JIM: Tôi nge lời ông khuyên.

TED: Ơ! Có chết NGẠT đừng oán tôi..

LORA: (Nhìn fớt qua Jim rồi vui vẻ với Ted.) Bánh có zùng được không ông?

TED: Ngon lắm... Nhưng vẫn... không bằng... (Nhìn Lora.)

JIM: Này này. Em có vẻ thích ông đấy. Nhưng! Đừng tán “sến”.

LORA: Ông có cần zùng jì nữa không?

TED: (Nhìn Lora, rồi quay qua Jim.) Này Jim! Ông với tôi chia nhau cái bánh kia nhé!

JIM: Cứ tiếp tục đi.

TED: (Nhìn Lora.) Ông này khó thương lắm. Cô cho cái bánh đó và hai cái nĩa.

LORA: Vâng ạ!

JIM: (Nhìn Lora, chỉ vào Ted.) Ông này zễ thương lắm. Bữa nay ông ấy mua hết bánh ở tiệm cô cho tôi ăn! ... Chỉ vì cô đấy!

LORA: (Bắt chuyện với Ted.) Ông là nhà kinh-tế?

TED: Tôi từ Ottawa xuống New York zự hội-thảo kinh-tế ở khách-sạn Hilton, cạnh Time-Life Building, trên Avenue of the Americas.

JIM: (Đùa.) Hấp-zẫn thế! Hội-thảo về những thằng “chùn lồi” trong kinh-tế.

LORA: (Nhìn Jim thiếu cảm tình, rồi nhìn Ted.) Để tôi lấy bánh cho ông zùng đã.

JIM: Ha! Chỉ cho ông, đếch cho tôi.

LORA: Cho hai ông!

JIM: Và xin cô thêm một bình trà. Lipton cũng được!

LORA: Thế ra ông không thích trà Nga?

JIM: Tôi zễ tính. Trà jì cũng được. Tầu “fù” cũng xong!

TED: Jim! Cô kia đẹp quá... đẹp, điệu và ziện như một nàng kiểu mẫu thời-trang ở Í!

JIM: Đâu?

TED: Quay lại fía sau ông. Cô ta đang mỉm cười! Có vẻ “mục hạ vô nhân”.

JIM: (Mới quay lại đã vội vàng đứng zậy, zơ tay lên, sơ í đụng vào đầu bà bên cạnh.) Tôi xin lỗi bà! ... Elaine!

TED: Elaine?

JIM: Người iêu của tôi!

TED: Đẹp thế kia ai bảo là hôi nách!

JIM: (Zơ hai tay ra, sửa soạn đón Elaine.) Tôi và Elaine đưa ông tới St. Mark. Ông chịu khó xem kịch một mình. Rồi tôi trở lại đón ông. Như ông nói, “Úp mặt vào là xong!”

 

MÀN

 

(2008)
 

_________________________

[*]Đây là mô-hình kinh-tế của nước Nga trong thời Yelsin (1990-1999), với sự hỗ trợ của Hoa-kì. Ở Việt Nam, năm 2005 có người cũng cho mô-hình Adam Smith là mô-hình tốt.

 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021