tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Hồi đáp nhà thơ  [đối thoại]

 

Nhà thơ tên tuổi Nguyễn Đăng Thường, theo tôi, qua bài “Ngô nghê ta hát... nghênh ngang”, đã phản bác không thuyết phục, out of tune.

Tôi cho rằng:

Khánh Ly, nếu cứ cho là một hiện tượng, một biểu tượng của một thời kỳ nào đó đi chăng nữa, thì bà ta cũng CHỈ là một hiện tượng, một biểu tượng của một thời kỳ đó đối với những ai, đối với một số đám đông nào đó (fan hay không fan) trong giới nghe nhạc do bà ta hát (nhạc Trịnh); vậy thôi. Period.

1) Ông phản bác:

Nếu không là biểu tượng, dẫu chỉ là biểu tượng vang bóng một thời đã về chiều, thì không ai “mời” khánh Ly về nước hát mà làm chi, với một số tiền thù lao kếch sù. Nó cũng là “hiện tượng” vì sự nôn nóng trong lúc đợi chờ, xôn xao khi đón tiếp Khánh Ly, khá rềnh rang. Khánh Ly về nước với một đoàn tùy tùng chăm sóc từ miếng ăn, thức uống, đến giấc ngủ

Ông lấy lý cớ là hễ có người mời về bên ấy trình diễn, rồi trả “thù lao kếch sù”, kẻ đón người đưa, kẻ hầu người hạ, vân vân khi về tới bên ấy... thì đích thị phải là hiện tượng hay biểu tượng..., không chệch đi đâu được, thì thưa nhà thơ, những người này, tức là những ai chi trả thù lao cho bà Khánh Ly như thế, những người đón đưa, hầu hạ... bà Khánh Ly như vậy há chẳng phải là những người trong vòng “những ai”, những “đám đông nào đó (fan hay không fan) trong giới nghe nhạc do bà ta hát...” như tôi đã viết hay sao?

2) Hiện tượng hay biểu tượng khi tôi viết như trên là ý tôi muốn nói tới loại hiện tượng hay biểu tượng của cái gọi là giá trị của một thứ nghệ thuật âm nhạc nào đó khả dĩ hơn loại nhạc Việt Nam mà đám đông người ta vẫn thường nghe trước giờ. Khả dĩ hơn mà tôi muốn nói đây có nghĩa là tinh xảo và điêu luyện hơn về mặt nhạc thuật và kỹ năng, và cũng có thể là thuần túy âm nhạc hơn về mặt nhạc tính dù là những thí dụ mà tôi đã trưng dẫn chỉ hạn hẹp trong phạm vi nhạc pop. Cũng như khi tôi đem xe Mẹc ra so với Ladalat là để đối chiếu trên phương diện tầm vóc nghệ thuật và tay nghề, mà ông lại đem “thù lao kếch sù”, hay kẻ đón người đưa... y như đang nói chuyện bán buôn, lên xe xuông ngựa, thị trường giá cả, chiêu đãi bội hậu... Thế là thế nào, thưa ông?

Mozart chết nghèo và bịnh.

Beethoven thì chắc là có phần khá hơn, nhưng có lẽ cũng chẳng khá hơn gì bao nhiêu.

Cũng y như một ông chủ tiệm nail người Việt thuộc loại thành đạt doanh thương ở vùng tôi ở trước đây, lớn lên từ Việt Nam, rồi khi qua Mỹ học hành không tới đâu vì mãi lo “dũa” kiếm tiền, chuyện này là có thiệt chăm phần chăm: khi cao hứng trong lúc tán gẫu với ông ta, tôi nói rằng Việt Nam mình cũng có tay composer viết nhạc opera cho mainstream đàng hoàng, đó là ý tôi muốn nói tới nhà soạn nhạc cổ điển đương đại có tên Việt là Phan Quang Phục, ông chủ tiệm nail này bèn liền tức thì hỏi lại tôi (nguyên văn): Ổng làm được bao nhiêu tiền?

Thế là tôi đành bó tay, và xìu như trái bong bóng xì thấy rõ. Hiểu biết và xác tín của ông ta trong vấn đề này chỉ có chừng nớ. Như thế tuy chưa phải là cái gì nhảm nhí ghê gớm nhưng cũng đã là khá tào lao. Và thế thì còn gì để mà nói nữa, ít nhất là trong lúc đó, phải thế không, thưa ông? Cái này, một cách chung chung mà nói là do tình trạng ngu dân, tôi cho là như thế. Nếu không là do đâu, thưa ông? Mà ngu dân là do đâu vậy cà? Có phải một phần là do tối ngày sống ở một cái xó, cái xỉnh nào đó mà ở đó tình trạng “kẻ chột làm vua” vẫn còn đang ngự trị và lộng hành một cách vô cùng... nghênh ngang, có phải thế không thưa ông?

Gõ tới đây, bất chợt tôi liên tưởng tới đoạn văn sau đây của Jonathan London, một “em mới”, có lẽ là thế, trong làng bình luận gia thời cuộc, chánh trị, kinh tế, xã hội, biển Đông..., kiểu như Ngô Nhân Dụng hay Nguyễn Hưng Quốc... (phần đậm là do tôi tô thêm để nhấn mạnh):

Thưa các bạn, có nhiều người thắc mắc là sao tôi lại dành thời gian để trả lời những lời phê bình nhảm nhí. Câu trả lời của tôi là NÊN thảo luận với những người như thế nhằm phản bác những luận điểm vớ vẩn, vì nếu không ai lên tiếng giải thích rõ thì những gì họ nói, nói nữa, nói mãi sẽ làm bệnh ngu dân ngày càng trầm trọng hơn.

Để cho mọi sự rõ ràng: việc tôi muốn nói ra như thế (hiện tượng hay biểu tượng của giá trị của nghệ thuật âm nhạc mới là hiện tượng và biểu tượng đáng nói tới và đáng trân trọng, còn ngoài thứ hiện tượng hay biểu tượng này ra, những hiện tượng hay biểu tượng khác, nhất là loại hiện tượng và biểu tượng như cách ông xác tín không phải là thứ hiện tượng hay biểu tượng mà tôi muốn nói tới, cũng như muốn trân trọng) và khi tôi muốn nói ra như thê là tôi có “đi tiền” ra trước làng đàng hoàng và rõ ràng ngay từ đầu, chứ không phải vì phản hồi của ông mà tôi giờ đây mới nói chữa lại như thế. “Đi tiền” rõ nhất của tôi là đây:

Yesterday hay Imagine không musically nức lòng nhân loại bằng những thứ như Hạ Trắng, Cát Bụi...

Chữ “musically” nó nằm chình ình đó, có phải thế không ạ? Đôi khi xài tiếng Anh một cách lãng xẹt, cẩu thả và bừa bãi vô tội vạ, tiếng đúng tiếng sai như tôi thế mà work. Hay không bằng hên. Ở đây trong trường hợp này, phải nói là nó “lột tả” cực kỳ, và phê dễ sợ. Không rõ là ông có thấy thế không?

Rồi cũng không rõ là ông từ khi viết phản hồi tôi cho tới giờ, ông có thấy ra sự khác biệt cơ bản giữa ông và tôi mới vừa vạch ra như thế hay không?

Sau đó, không rõ có phải cơ bản là do sự khác biệt đó, mà ông cứ tiếp tục lập luận một cách chính yếu theo chiều hướng đó cho tới hết bài. Ở phần gần hết, ông viết như thế này:

Đối với một số đông gấp ngàn, vạn người, xin chỉ lấy con số khiêm tốn nhứt, thì tên tuổi của ba nghệ sĩ kia đã ghi vào tâm khảm của họ, và có thể cha truyền con nối. Thiếu nhi, giới trẻ, ca sĩ trong nước sẽ tiếp tục hát Em bé quê, Tình ca, Mùa thu chết, Diễm xưa, Tình nhớ, Hạ trắng...,

Như thế thì lại càng không có gì để nói nữa vì “đôi ta” vốn đã cách xa thì nay lại càng xa cách hơn. Ông thì , có vẻ như nói nhiều tới số lượng, “danh giá”, bạc tiền... Trong khi tôi thì tới phẩm chất, nghiêng về phía nghệ thuật vị nghệ thuật, đói meo râu... nhiều hơn.

Những thứ ông nói mà tôi vừa mới trích cao lắm chỉ là tình tự dân tộc; nó mang tính văn hóa nhiều hơn là tính nghệ thuật, nhất là nghệ thuật âm nhạc, hiểu theo tinh thần nghệ thuật âm nhạc truyền thống Tây phương. Cụ thể là nó nặng phần mang tính ca từ nhiều hơn là những thành tố hay chất liệu mang tính thuần túy âm nhạc. Ông có muốn tôi cho thí dụ không, thưa ông?

Đi nói chuyện nghệ thuật, nhất là nghệ thuật âm nhạc truyền thống Tây phương, mà ông đem chuyện được mời về trình diễn, “thù lao kếch sù”, kẻ đưa người đón, số lượng, đám đông... thì nếu không gọi là ngô nghê thì gọi là gì? Ngay cả được mời lên Carnegie Hall trình diễn, thí dụ vậy, thì cũng chưa chắc là cái ding cái dong gì cả, nếu nó dở là nó vẫn dở, nếu nó vốn đã không là hiện tượng hoặc biểu tượng, thì nó vẫn hoàn là như thế, ngỗng vẫn hoàn ngỗng, “danh giá”, bạc tiền, lên xe xuống ngựa các thứ... không làm cho ngỗng trở thành thiên nga..., huống chi là được mời về... Hà Nội. Ông có muốn tôi cho thí dụ không, thưa ông?

Thôi thì ấu trĩ đi vậy. Ngô nghê nói hoài hết phê.

Một người làm nail tào lao kiểu như câu chuyện tôi kể ra bên trên, theo tôi, thì đã coi như là không thể chấp nhận được rồi, vì chấp nhận nó là coi như thể đầu hàng tình trạng ngu dân.

Huống hồ....

(Có thể là còn tiếp)

 

 

----------------

Bài liên quan:

16.05.2014
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Như tôi có nói trong bài đối thoại của tôi , tôi đã “dứt khoát” với tiếng hát Khánh Ly và ca khúc Trịnh Công Sơn lâu rồi. Và có thể nhiều người khác nữa, trong đó tất nhiên phải có Chu Hà, đã “dứt khoát”. Nhưng dù muốn hay không, “huyền thoại” Trịnh Công Sơn-Khánh Ly không chỉ sống dai, mà càng ngày càng thêm nhiều chi tiết ly kỳ. Điều này chứng minh sự sống của huyền thoại... (...)
 
14.05.2014
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Ở đời có lắm cái ngô nghê. Một trong những thứ ngô nghê nhất, theo tôi, do kinh nghiệm bản thân, là đi tin ba cái tin thiệt là nhảm nhí. Thứ nhảm nhí không thể nào nhảm nhí hơn. Vâng, cái tôi đang nói đây là tin nhảm nhí, chứ không phải là tin vịt cồ... (...)
 
11.05.2014
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Khánh Ly về nước có dám hát, có được cho phép hát “Huế Hà Nội ôi quê hương ta sao vẫn lầm than” hay không? Không thể viện cớ đứng bên lề chính trị, vì cặp đôi Khánh Ly-Trịnh Công Sơn dù muốn dù không đã dính líu tới chính trị... (...)
 
10.04.2014
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Trong cái đêm độc nhất ra mắt khán giả trong nước, tại Hà Nội, tôi thiển nghĩ, giá mà Khánh Ly khoác một chiếc áo dài đen, và đeo thập giá, thì sẽ tuyệt vời, ôi sẽ tuyệt vời biết bao... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021