tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Không phải cái gì lấp lánh cũng là Vàng  [đối thoại]

 

Tôi thấy bạn Thanh Xuân cũng đang “nước đôi” rồi, viết bài mà lại cứ muốn làm vừa lòng tất cả, sợ mất lòng ai đó thì rõ ràng là dạng lá cải “đài phường” như bạn tự nhận rồi đấy.

Theo tôi nghệ thuật của Đinh Quân trong triển lãm HÁT TRÊN CÁNH ĐỒNG XANH cũng bình thường như các cuộc triển lãm khác thôi. Chỉ có mỗi kích thước , quy mô tranh tượng là to, nên tạo được sự kiện thôi. Coi như là cuộc chơi, chứ chẳng có gì là vai trò nghệ thuật, trách nhiệm nghệ sĩ hay gì gì đó cao siêu cả. Các nhà bình luận cứ bẻ hành bẻ tỏi. Đó chỉ là sự ham muốn “làm lớn” về mặt kích thước để gây ngợp con mắt của người xem mà thôi.

Và như Thanh Xuân cùng nhà phê bình Phan Cẩm Thượng thấy rằng: chẳng có hát gì ở đây, chỉ có đám nhân vật đang gào thét như Phan Cẩm Thượng viết.

Tôi cũng thấy chẳng có liên quan gì tới E. Munch ở những hình tượng của Đinh Quân. Thời buổi thông tin, cứ tra Google hoặc các từ điển dạng Encarta, Wikipedia... đầy trên mạng tìm xem về tranh của E. Munch thì rõ. Munch có một vài bức vẽ “Tiếng thét” (The Scream) với nhân vật mồm thét to, khiếp sợ...

Hình như có câu của người Anh “Không phải cái gì lấp lánh đều là vàng”, thì tôi cũng xin nói lại là “Không phải cứ ngoác mồm ra thì là HÉT hoặc HÁT”. Tôi thấy Thanh Xuân nói đúng: những nhân vật (của Đinh Quân) méo mó, ngoác mồm dị mọ (mà không ra gào thét).

Nếu một hình ảnh nào đó cứ há to mồm ra đều được gán cho là ảnh hưởng của E. Munch thì hơi bị... dễ. Nhưng nghệ thuật của Munch với tâm trạng, cái cảm giác và những điều suy nghiệm về cuộc đời mà Munch biểu hiện thì đâu có đơn giản thế.

Tôi nhớ lại ngày xưa ở phố huyện nơi tôi ở, có nhà thuốc Đông y hoàn tán. Người ta trưng ngoài cửa một cái tranh khá to, vẽ một em bé đang được bà mẹ trẻ bế. Hình đứa bé vàng vọt, đầu to, mắt to thao láo như nhân vật ET trong bộ phim giả tưởng của Mỹ sau này. Cái mồm há to, kéo dài hết cỡ, những giọt nước mắt to như những hạt ngô lăn trên gương mặt gày guộc của đứa bé. Bà mẹ bồng con xanh xao, mắt nhìn xa xăm trên một nền trời màu chàm, xám xịt. Mọi người đi qua đều bị thu hút bởi sự quái dị, ma mị của hình vẽ. E. Munch đã ảnh hưởng tới phố huyện chăng? Thưa không! Chẳng có nghệ thuật và sứ mệnh xã hội gì ở đây cả. Đứa bé ấy đang HO. Nó đang há to mồm ra HO. Và đấy là quảng cáo thuốc Ho Bổ Phế gia truyền của nhà thuốc đấy thôi.

Có thể làm phương pháp qui đồng được chăng:

E. Munch = Há Mồm = Hét

Fang Li Jun = Há Mồm = Hét

Đinh Quân = Há Mồm = Hát (hay Hét: không rõ lắm)

Đứa bé quảng cáo Đông y hoàn tán = Há mồm = Ho

Vậy suy ra: Há mồm = E. Munch = Fang li jun = Đinh Quân = Ho

Còn xin thưa cái sự vẽ Giống Tàu đã bị ngấm hơi nặng trong lối vẽ của một số họa sĩ trẻ mỹ thuật Việt Nam đương đại. Đây là điều chính nhiều người bên mỹ thuật nhìn nhận. Đến tượng Lý Thái Tổ ở bên Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội mà cũng bị mọi người kêu giống như Tần Thủy Hoàng Đế. Còn mốt vẽ gương mặt to choán hết tranh (hoặc cười hoặc hét), nhân vật mặc áo sơmi trắng, thắt càvạt cũng “Xưa như Diễm”, vì các “đồng chí” bên Trung Quốc đã làm lâu rồi. Ngay cả họa sĩ Trần Trọng Vũ trong triển lãm Chúc sống Lâu năm 2007 ở L’espace Hà Nội đã làm:

 

 

Và trước Vũ, có Qiu ZhiJie bên Tàu đã làm. Xin xem ảnh minh hoạ.

 

 

Ông Vương Trí Nhàn — nhà phê bình văn học — cách đây vài năm, đã có bài báo than phiền, đại ý rằng: trẻ con Việt Nam hiện xem nhiều truyện Tàu, phim chưởng Tàu trên TiVi nên dường như chúng thuộc các nhân vật sử Tàu hơn sử Việt Nam. Và đến mức như bài hát của trẻ con Việt Nam, chúng cũng “cải biên” đi thành “Trên cành cao chim hót, Triển Chiêu đi bắt người yêu...” Họ Vương nhà ta quá lo xa chăng?

Thời buổi toàn cầu hóa mà lị, có lẽ tôi cũng phải đi học chữ Hán để “hòa nhập” mất thôi.

Cũng bắt chước Thanh Xuân và bắt chước người ta tặng nhau 16 chữ vàng, tôi cũng xin tặng các bạn Thanh Xuân, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng, họa sĩ Đinh Quân 16 chữ vàng trên tinh thần “ Quan sơn muôn dặm một nhà...”

                            Nghệ thuật đổi thay

                            Loay hoay làm khác

                            Dưng mà nhang nhác…

                            Xương (thương) quá là Xương (Thương).

 

 

-------------------

Các bài đối thoại khác về mỹ thuật:

05.04.2009
[MỸ THUẬT] ... Mấy ông đi Pháp về thì bảo Pháp là nhất, đi Mỹ về thì vỗ đùi đen đét bảo Mỹ hay, đi Nhật về lại bảo Nhật giỏi, đi Trung Quốc về lại khen Trung Quốc vĩ đại... đúng là “Tây muôn năm, Tàu muôn năm”, như vậy thì Việt Nam ở đâu? Bản sắc dân tộc ở đâu? Điều này thực sự khó hiểu và hình như tính tự ti rồi tự đại mới chính là căn cước của người Việt vậy... (...)
 
04.04.2009
[MỸ THUẬT] ... Thế thì cũng giống như tôi cảm nhận: Làm gì có Hát ở đây, vậy tại sao triển lãm của Đinh Quân lại có tên là HÁT TRÊN CÁNH ĐỒNG XANH? Và nhà phê bình Phan Cẩm Thượng chỉ ra là những ý tưởng của E. Munch với ngôn ngữ biểu hiện đã gợi ý cho hoạ sĩ vài điều..., không nói có chút dính dấp bóng dáng gì “giống Tàu” ở đây. Thế mà tôi và nhiều người khác lại cảm thấy rằng “giống Tàu” hơn... (...)
 
02.04.2009
[MỸ THUẬT] ... Đinh Quân đã dấn thân vào một nghiệp chướng, mà có thể từ nay, nó làm cuộc sống của anh không còn cân bằng nữa. Nó đòi hỏi họa sỹ cần đi tiếp, đi rất xa, không có điểm dừng, ngôn ngữ cũng cần phát triển cùng với ý tưởng... (...)
 
26.03.2009
[MỸ THUẬT] ... Phải chăng đây là việc “lực bất tòng tâm”, hoạ sĩ Đinh Quân muốn vẽ các nhân vật đang hát, ca thanh bình đợi mưa... nhưng không thể hiện được nên mới ra nông nỗi mọi người lại hình dung thành việc khác? Còn nếu hoạ sĩ thực muốn vẽ đám đông kia có tâm trạng bầy đàn, kêu đòi... mà lại vẫn đặt tên là HÁT TRÊN CÁNH ĐỒNG XANH (quá lãng mạn) thì rõ ràng Đinh Quân đã làm nghệ thuật nước đôi. Chiều lòng được nhà chức trách về cái tên và hình thức thì chiều được một dạng thị hiếu nào đó. Quá giỏi cả đôi đường... (...)
 
19.12.2008
[MỸ THUẬT] Lần này, tranh và thơ — Welcome To Vietnam & “Gửi Marilyn Monroe” — đều xuất sắc, nhờ cảm xúc thật và cách sử dụng hình ảnh Marilyn Monroe (Việt hoá/Marilyn hoá/thi hoá) thích hợp với bối cảnh Việt Nam đương thời, đang tha hoá du lịch (trơ trẽn ngụy tạo, “duyên dáng” hoá văn hoá “cổ truyền”) để câu khách trong ngoài... (...)
 
18.12.2008
[MỸ THUẬT] Nhân đọc bản dịch “Ca thi cho Marilyn Monroe” của Yòrgos Chronas do dịch giả Nguyễn Đăng Thường chuyển ngữ rất tuyệt đăng trên Tiền Vệ, lại mới được xem loạt tranh của hoạ sĩ Lê Quảng Hà với hình ảnh Marilyn Monroe quen thuộc, nhận thấy giữa thi nhân, họa sĩ, dịch giả (và có thể, cả người đẹp) dường như có rất nhiều đồng cảm, tôi mới cảm tác viết nên bài “Gửi Marilyn Monroe”... (...)
 
13.12.2008
[MỸ THUẬT] Việc sử dụng lại hình ảnh Mona Lisa và Marilyn Monroe nhưng bị xấu xí hoá trong hội hoạ “dấn thân/tố cáo” của Lê Quang Hà, theo thiển nghĩ của tôi, là không thích hợp và không thú vị tí nào cả. Tại sao Mona và Marilyn? Họ đã làm gì nên tội để bị hoạ sĩ Lê Quang Hà lôi ra bêu rếu, làm biểu trưng cho Tội Ác?... (...)
Ở Việt Nam, trong giới văn nghệ sĩ, những người may mắn nhất có lẽ là hoạ sĩ. May mắn vì, trước hết, họ ít bị chính quyền chú ý... May mắn hơn nữa là, trong khi chính quyền làm lơ thì giới thương mại lại chú ý... (...)
 
11.12.2008
[MỸ THUẬT] ... Cũng tái sử dụng hình ảnh nàng Mona Lisa một thời được coi là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật thời Phục Hưng với những “tiêu chuẩn vàng” về mỹ (thuật/học), với một cái nhìn đầy hóm hỉnh và thủ pháp biếm hoá tinh tế, hoạ sĩ Lê Quảng Hà đã khoác lên mình nàng Lisa mới bộ y phục có tên gọi “đại cán” của thời quân sự hoá... (...)
 
08.12.2008
[MỸ THUẬT] ... Giả sử Leonardo da Vinci sống lại vào năm 1919 và nhìn thấy bức L.H.O.O.Q. của Marcel Duchamp, chắc hẳn ông phải té ngửa ra vì bị sốc!... (...)
 
04.12.2008
[MỸ THUẬT] ... Nếu thông điệp ấy là lời báo động về một đời sống bị cơ giới hoá, bị tràn ngập bởi máy móc, thì thông điệp ấy không có gì mới mẻ... Tôi đoán Lê Quảng Hà muốn đưa ra một thứ thông điệp khác... (...)
 
[MỸ THUẬT] ... Vẽ là nhu cầu bộc lộ tâm trạng của hoạ sĩ và đó là sáng tạo tự do, không thể đóng khung mọi hành động sáng tạo vào một “khuôn khổ” chung nào đó. (Dù rằng hành động đó chỉ có thiện ý vì cái đẹp đi chăng nữa). Bởi nếu thế thì chỉ cần các “Chính ủy” chỉ đạo là đủ, cần gì đến suy nghĩ của các nghệ sĩ nữa... (...)
 
02.12.2008
[MỸ THUẬT] ... Cái đẹp là một khái niệm mở, tạo ra những vẻ đẹp biến hoá không ngừng trong nghệ thuật nói riêng và trong đời sống nói chung. Vì thế, sự bắt chước rập khuôn, tuân theo những nguyên tắc của người đi trước để làm công việc sáng tạo và thẩm định giá trị tác phẩm hôm nay, là dấu hiệu tiêu vong của nghệ thuật... (...)
 
[MỸ THUẬT] Để góp tư liệu cho cuộc đối thoại về Triển Lãm “MÁY” của Lê Quảng Hà, anh Phạm Long từ Hà Nội đã gửi đến Tiền Vệ một số ảnh do anh chụp được ngay tại Viện Geothe trong ngày khai mạc cuộc triển lãm (24.10.2008)... (...)
 
01.12.2008
[MỸ THUẬT] ... “Người khác”, và cả “chính mình” trong tranh anh, đều trở thành những hình nhân dị dạng, ma quái, nhiều khi mang dáng dấp dã thú, với những cái nhìn đau đáu, xỉa xói hay đanh lạnh, tồn tại bên nhau, nhiều khi kết dính vào nhau nhưng mỗi người vẫn là một cõi tách biệt, nặng trịch... (...)
 
30.11.2008
[MỸ THUẬT] ... Người mẫu của ông phần lớn đều xấu, da thịt bèo nhèo, không có vẻ gì quyến rũ cả. Thế nhưng tranh của ông vẫn đẹp... (...)
 
29.11.2008
[MỸ THUẬT] ... Chỉ căn cứ vào lập luận chung chung của Lê Thiết Cương trong bài “Mèo trông nhà”, tôi có cảm tưởng quan điểm thẩm mỹ của Lê Thiết Cương vừa lạc hậu vừa ngây thơ... (...)
 
28.11.2008
[MỸ THUẬT] ... Trong khi Cương có thể mãn nguyện với sự mất tự do của mình trong cái lồng son với những nguyên tắc, thì Cương lại đi trách cứ những người khao khát bầu trời sao không vào lồng để chia sẻ cùng anh sự tẻ nhạt đó... (...)
 
[MỸ THUẬT] ... Vẽ tranh nhưng tâm hồn anh vẫn đang lơ mơ cùng sắp đặt. Hà giống như một anh chàng trong chuyện cổ ra chợ mua một con mèo thật to khoẻ về để một công đôi việc vừa bắt chuột, vừa... trông nhà... (...)

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021