tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
“Triết-học & zịch-thuật”  [đối thoại]

 

Bài viết “Triết-học và Zịch-thuật” để trong ngoặc kép có ngĩa là một bài không quan-trọng (insignificant). Tác-jả viết ra sau khi cho sinh-viên thi xong Jữa Khóa (Mid-term Exam), và ngừng vì cuộc jải-fẫu ngón chân út của tác-jả thành-công. Cho nên, xin độc-jả Tiền-vệ bỏ qua những điều trong bài này có vẻ như khoe-khoang hoặc lố-bịch. Xin độc-jả đọc cho vui rồi quên đi.

 

A. ZỊCH (TRANSLATION) VÀ FIÊN-ZỊCH (VERSION).

Trong Tractatus, Wittgenstein có bàn đến chuyện zịch (translation) trong câu sau đây:

4.025 Khi zịch từ một ngôn-ngữ này sang ngôn-ngữ khác chúng ta không zịch từng mệnh-đề. Chúng ta zịch cơ-cấu thiết-iếu của mệnh-đề (Satzbestandteile).
 
(Zịch bằng từ-điển là zịch theo tự-loại [Substantiva]. Trong từ-điển các tiếng (chữ) như động-từ, tính-từ và liên-từ chỉ là tự-loại mà thôi.)

Để làm rõ ngĩa câu 4.025, tôi đã thêm vào

[Zịch câu: “Đầu tường quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa.” (Nguyễn Zu) là trình-bày một không-jan thổn-thức kéo zài mãi từ điểm uyên-nguyên theo tâm-lí, được linh-động bằng tiếng chim. Chứ không fải zịch chữ theo theo từ-điển.]

Theo tài-liệu của Hoàng Xuân-hãn, viết trong Chinh-fụ Ngâm Bị-khảo, thì Fan Huy-ích là zịch-jả của cuốn Chinh-fụ Ngâm-khúc quen thuộc với chúng ta. Đoàn thị Điểm có bản ziễn Nôm khác được Hoàng Xuân-hãn đưa ra làm bằng chứng. Fan Huy- Ích, sau khi ca-ngợi Đặng-Trần Côn có nói đại-lược thế này, “Cứ lấy chữ làm sao ziễn-tả hết được tình-í. Nhân khi thanh-nhàn ta fiên thành khúc mới.” Ông đã bỏ đi nhiều câu trong bản Hán-văn, mà vẫn jữ được nội-zung.

Trong bản Cương-lĩnh Luận-lí và Fê-bình Triết-học zịch từ Tractatus Logico-Philosophicus của Wittgenstein, tôi đã nói rõ trong fần Zẫn-nhập viết bằng song-ngữ Anh-Việt về fương-án zịch-thuật của tôi, với một lời: “Tôi xin đón nhận những í-kiến xây-zựng để cho bản-zịch được hoàn-hảo hơn.” (T. vii). Trong bản zịch của tôi zo Quantic Universe xuất bản năm 2006, có fần ngữ-vựng (glossary) VIỆT-ĐỨC-ANH ĐỐI-CHIẾU. Mục này không đăng trên Tiềnvệ. Trong bản Cương-lĩnh, có những câu rất fiên-zịch, ví zụ:

2.01. Chuyện (Sachverhalten) là đủ thứ hầm-bà-làng (Verbindung von Gegenständen/Sachen, Dinggen)

chính là câu zịch thoát (version) của tôi.

Ai cũng biết chính-bản là một câu jản-zị. Chúng ta có thể zịch (translation) như sau:

2.01. Chuyện là kết-hợp cùa nhiều sự-kiện.

Câu hỏi: Nhiều sự-kiện jì? Có liên-hệ với nhau không? Đương nhiên là có như trong Tractatus. Nhưng chúng ta thừa biết rằng “cái liên-hệ ấy” không thuần-túy như cấu-trúc và vận-hành của luận-lí, vì luận-lí chỉ là cái vỏ (form). Trên thực-tế, sự-kiện nào cũng có “mixed climates”. Tractatus đẹp như hòn ngọc mài rũa nhưng không bàn đến nguyên-lí Decay và Friction trong vật-lí. Đây là đîều chúng ta ước ao Wittgenstein bàn đến.

Tôi zựa trên những câu sau đây, zù vẫn chưa rõ:

2.04 Cái có cho ta thấy cái không.
2.06 Có và không đều là lẽ trên đời.
2.061 Chuyện đời đâu có jống nhau.
2.062 Thế nên, làm sao có thể lấy chuyện này để suy ra chuyện khác.

Năm 1982, tôi mượn hai câu thơ của một Thiền-sư Việtnam để chuyển hai câu 2.05 và 2.06 thành:

Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế-jan này cũng không.

Năm 2006, tôi zựa trên nội-zung của những câu 2.04, 2.06, 2.061, và 2.062 để Việt hóa câu 2.01, như sau:

2.01 Chuyện là đủ thứ hầm-bà-làng.

Để chỉ “chuyện” luôn luôn fức-tạp và có những mixed climates. Tôi ngụ í làm rõ tư-tưởng của Wittgenstein bằng một colloquial Việtnam, vì theo Wittgenstein, ngôn-ngữ càng jản-zị và càng gần đại chúng càng tốt.

 

B. TÊN CUỐN SÁCH.

Trong Tractatus, Wittgenstein có một proposition về tên cuốn sách, như sau:

5.631. Nếu tôi viết một cuốn sách nhan-đề Thế-jan như Tôi đã tìm ra, thì tôi fải kèm theo một bản tường-trình về than-thế tôi, đồng thời tôi cũng fải nói cái jì fụ-thuộc và cái jì không fụ-thuộc vào í-chí của tôi … Đây là fương-fáp gạt đề-tài sang một bên, hoặc trưng ra một í-ngĩa quan trọng không có đề-tài; vì chính đề-tài cũng đâu có được bàn đến trong cuốn sách này.

Tractatus Logico-Philosophicus của Wittgenstein là một đề-tài không ổn. Tôi đã trình-bày sơ qua vấn đề này trong Introduction viết bằng Anh-ngữ. Bây jờ tôi xin bàn thêm, i như bản tôi gửi tặng Wittgenstein Society in Wien, và một bản tặng cho ja-đình Wittgenstein:

Elsewhere Wittgenstein succinctly remarked that “Philosophy and Logic is but one.” Therefore, it seems to me a redundancy or even a tautological expression to say “logical philosophy”, which means a treatise on the philosophy of logic. Supposing we can welcome such a great unprecedented discovery, we will face with a dilemma that contradicts the content of Tractatus Logico-Philosophicus. This book mainly discusses the logical criticism of language. Yet its tenet also deals with Ethics and Aesthetics that are although fabulous ideas, but do not show in the thesis’s title, and thus they stand in need of clear expositions and connections. Why not, then I may suggest, to rephrase the title as something clearer, such as “Treatise on the Logic of Language as a mode of Critical Thinking and other related problems (Aesthetics and Ethics).”

Chớ ngĩ rằng một thiên-tài không có vấn-đề. Trước khi qua đời Einstein mới hiểu thế-jan không tất-định (deterministic) mà là bất-định (indeterministic). Bởi vậy ông đã nói là ông không ngờ Quantum Physics (many-value logic) thực sự hiện-hữu. Cuốn Philosophical Investigations của Wittgenstein đã bổ túc rất nhiều thiếu-sót trong Tractatus.

Về vấn-đề cần làm sáng-tỏ tư-tưởng trong Tractatus, chính Russell trong bài zẫn-nhập vào cuốn sách này xuất-bản năm 1922, đã nhận xét rằng: “There are some respects, in which, as it seems to me, Mr Wittgenstein’s theory stands in need of greater technical development.” (P. xx)

Mặc zù xác-định vị-trí quan-trọng của Tractatus, Russell nhận xét rất đúng về một điểm sau đây:

Cái “kì-bí/ the mythical” của Đạo-đức trong tư-tưởng của Wittgenstein. Nếu Đạo-đức không thể nói nên lời (Đạo khả Đạo fi thường Đạo) thì tại sao Wittgenstein còn có những opinions về Đạo-đức? Nguyên văn “The whole subject of ethics, for example, is placed by Mr Wittgenstein in the mythical, inexpressible region. Nevertheless he is capable of conveying his ethical opinions. His defence would be that what he calls the mythical can be shown, although it can be said. It may be that this defence is adequate, but, for my part, I confess that it leaves me with certain sense of intellectual discomfort.” P. xxi.

Chúng ta cũng có thể tưởng-tượng ra rất nhiều thảo-luận bổ-ích trong BRAVO (Oral Defense) khi Tractatus được Wittgenstein zùng làm luận-án Tiến-sĩ, trước một hội-đồng chỉ có hai người là Russell và Moore. Rất tiếc chúng ta không biết nội-zung của thảo-luận này. Chỉ có một điểm được tiết-lộ là khi Russell hỏi Wittgenstein có đọc Locke không, thì Wittgenstein hỏi lại: “Locke nào?” Russell trả lời: “John Locke”. Đó có fải là khuyết-điểm của một triết-ja không? Tôi xin trả lời “Không!” Cái tài của con người đôi khi không nằm trong “kinh-điển”.

Zùng Tractatus làm luận-án Tiến-sĩ là một việc làm có một không hai trong lịch-sử trường-qui, vì nó không theo đúng tiêu-chuần, cho nên Moore đã viết một report rất ngắn và jản-zị như thế này: “Có người coi đây (Tractatus) là một tác-fẩm của thiên-tài. Tuy-nhiên, chúng tôi xin đại-học quyết-định.” Đại-học đã cấp bằng Tiến-sĩ cho Wittgenstein. Chúng ta không thể có câu hỏi nào khác, và chúng ta cũng không thể so sánh với thiên-tài.

 

C. TOÁN-HỌC VÀ TRIẾT-HỌC.

Câu nói của Plato đòi hỏi khả-năng căn-bản Toán cho ngành Triết rất hợp-lí. Tuy nhiên, nếu cứ xét về tiêu-chuẩn Toán thì ở thời-đại Plato, Toán-học chưa tới Calculus chứ đừng nói tới Differential Equations. Thế thì riêng trường-hợp của tôi có 3 năm Toán và Vật-lí tại Columbia University có júp ích jì cho tư-zuy Triết-học của tôi không? Xin thưa KHÔNG, mặc zù tôi vẫn ước ao được học thêm về Toán, và nhất là Vật-lí. Đôi khi tôi ngĩ khả-năng Toán và Vật-lí của tôi chỉ là một thứ “trang-sức” cho trí thức, ví như người học khá nhiều lí-thuyết làm thơ, NHƯNG không thể làm được thơ. Tôi chỉ cảm thấy vui khi Jáo-sư Toán Lê Zũng (có năm ông có tới 3 bài jải đăng trong báo Toán-học) một lần kể cho tôi nge một bài toán ai đó jải có fần chưa ổn. Tôi không chắc là tôi nắm được vấn-đề hoàn-toàn nên tôi hỏi Jáo-sư Lê Zũng đó có fải là Dynamic Theory không. Jáo-sư Zũng gật đầu.

Wittgenstein tác-jả cuốn Remarks on the Foundations of Mathematics, cũng đã nói: “Suy-tư Toán-học không có lợi cho suy-tư Triết-học.” Zĩ nhiên, ngành chuyên-môn nào cũng đòi hỏi suy-tư riêng của ngành đó. Theo các nhà Toán-học và Vật-lí thì Einstein rất thường về Toán. Zĩ nhiên, chữ “thường” ở đây không cùng ngĩa với người thường. Nhưng trong Vật-lí thì Einstein là một thiên-tài.

Những người có ảo-tưởng cho rằng Toán-học bao trùm tất cả xin đọc cuốn A Mathematician’s Apology của G. H. hardy, xuất bản lần đầu năm 1940. Các nhà toán-học thời-zanh đánh já Hardy như sau:

G.H. Hardy was one of this century’s finest mathematical thinkers, renowned amongst his contemporaries as “a real mathematician … the purest of the pure”.

Sau đây là nhận xét của Hardy về Toán-học trong cuốn sách kể trên. Theo Hardy, tuy Toán-học đẹp và có tính sáng-tạo như hội-họa và thơ, nhưng Toán-học không hữu-ích trong cuộc đời, nếu so sánh Toán với những khoa-học thực-zụng khác. Ông kết-luận một người chuyên-môn về ngành này fải sống nhờ những người chuyên-môn của ngành khác.

Edmund Husserl là một triết-ja có bằng Tiến-sĩ Toán đã nhận-định ngay trong fần mở đầu cuốn Logical Investigations là nhiều nhà Toán-học rất kém về luận-lí. Í của Husserl muốn nói rằng họ không kém về luận-lí trong Toán-học, nhưng kém về luận-lí trong í-ngĩa bao quát và cao hơn (transcendental) của luận-lí để júp cho các nhà chuyên-môn trong Toán-học và Khoa-học hiểu được “thiên-chức” của mình. Chính Husserl đã tâm-sự rằng, “Có lẽ tôi không fải là một triết-ja vì tôi không biết cách nào ziễn-tả bằng ngôn-ngữ thật rõ ràng tư-tưởng của tôi.”

Năm 2004, sau những bài thuyết-trình của tôi tại Viện Triết-học Hànội, tôi có zịp trò chuyện với Khoa-trưởng Nguyễn Trọng-chuẩn và Fó Khoa-trưởng tên là Viên (hình như là Vũ văn Viên) của Viện Triết-học. Jáo-sư Viên fụ-trách môn luận-lí và là một người xuất-thân trong ngành Toán, bạn học của Jáo-sư Nguyễn Tố-như, zạy cùng đại-học với tôi. Năm 1998, Jáo-sư Tố-như được coi là một trong hai nhà Toán-học zuy nhất jải được bài toán Topology khó nhất trong 20 năm. Trở lại với jáo-sư Fó Viện-trưởng Viên. Ông hỏi tôi là ở Hoa-kì có cuốn sách nào về Logic không có những “kí-hiệu Toán lôi-thôi”. Tôi đã tặng ông cuốn Soft Logic: The Epistemic Role of Aesthetic Criteria của Joseph Grünfeld. Tôi hi-vọng Jáo-sư Viên có những fút jây thoải mái khi đọc cuốn sách này. Theo tôi Symbolic Logic thật zễ-zàng cho chúng ta thấy được đúng sai. Soft Logic đòi hỏi qúa nhiều công fu suy ngẫm từ content cho tới context trong rừng chữ ngĩa mà vận-hành luôn luôn lung-linh đầy cảm-tính.

Russell và Wittgenstein có nhận-xét khác nhau về chiều sâu của con số trong luận-lí, và đây chính là điềm Russell muốn Wittgenstein làm sáng-tỏ hơn. Xin trích nguyên-văn câu của Russell, như sau:

There are some respects, in which, as it seems to me, Mr Wittgenstein’s theory stands in need of greater technical development. This applies in particular to his theory of number (6.02 ff.) which, as it stands, is only capable of dealing with finite numbers. No logic can be considered adequate until it has been shown to be capable of dealing with transfinite numbers. I do not think there is anything in Mr Wittgenstein’s system to make it impossible for him to fill this lacuna.”

Theo tôi, chúng ta không thể bàn tới một system về luận-lí luôn luôn fải là con số vô-biên (transfinite/infinity) hay hữu-hạn (finite). Vận-hành theo con số có thể trở thành độc-đoán khi zùng nó áp-zụng vào đời. Cho nên, luận-lí trong Tractatus nhằm fê-bình ngôn-ngữ để tìm ra cái thể tinh-ròng và trong sáng của tư-tưởng. Điều này tuy hay, nhưng có lúc bị jới-hạn trước một thực-tại hay zữ-kiện rất đa-đoan. Thế nên, sau này quan-niệm về ngôn-ngữ trong cuốn Philosophical Investigations của Wittgenstein đã nhìn ngôn-ngữ như một fát-triển liên-tục jống như sự fát-triển của đô-thị, còn gọi là Language Game. Theo đó, cái nhìn của chúng ta về sự-vật luôn luôn không đúng i như sự-vật, mà chỉ là perception về sự-vật, suy ra từ “Seeing As”. Nhận xét này jải-thích rõ chữ “hầm bà làng” tôi đã zùng khi zịch thoát câu: 2.01. Thế nên, Wittgenstein quan-niệm rất đúng là chúng ta chớ kết-luận về nhận-hức của mình theo lối định-ngĩa rõ-ràng tức definitions. Tốt nhất chúng ta nên chấp nhận đĩnh-ngĩa lung-linh tức ostensible definitions. Để rồi sau này chúng ta sẽ còn có zịp tiếp tục bổ-túc hiểu-biết của chúng ta về sự-vật.

 

D. RA NGOÀI KINH-ĐIỂN HAY NGUYÊN-LÍ.

Sau khi đã học xong kinh-điển hay nguyên-lí trình bày trong sách-vở — trừ fi fải jảng bài trong lớp học — nhà chuyên-môn nên noi theo Hardy khi ông nói rằng Toán đối với ông là một ngệ-thuật đầy sáng-tạo. Đối với những người tầm-thường như tôi, câu ấy có ngĩa đi tìm những vấn-đề trong lãnh-vực của mình và jải những vấn-đề đó. Tôi xin trình-bày trường-hợp của tôi. Năm 1997, tôi có 4 bài thuyết-trình trong hội-thảo Triết-học tại UTAustin (The University of Texas at Austin). Một trong 4 bài đó là The Logic of Quantum Mechanics. Bài này zài 32 trang kể cả Bibliography. Ngay sau bài thuyết-trình tôi đã tóm-tăt hai công-trình ngiên-cứu liên-quan tới Quantum Mechanics, đó là Flux String in Quantum Billards with Two Particles của Taksu Cheon và T. Shigehara, và Complex 1 D-Spation-Temporal Behavior Generated by Hot-Wire Heating Below an Interface của C. René and G.Couesbet.

Vì tiếng Anh trong bài The Logic of Quantum mechanics của tôi rất zễ hiểu, nên tôi xin fép đựợc miễn zịch sang Việt-ngữ, để tiết-kiệm thì jờ.

Trong hai trang 19 và 20 tôi nhận-định và fân-tích many-value logic như sau:

To see if semantically the proposition: “The energy E has the value E0.” Would make sense, there is a need to clarify it in terms of IMPLICATION and EQUIVALENCE.

a) SEMANTICS OF IMPLICATION

1) If the energy E has the value E0, then, E0 lies in the spectrum.                   = T

2) If the energy E has the value E0, then, it is implied that E0 lies in the spectrum.                   = F

3) If the energy E has the value E0, then, E0 does not lie in the spectrum.                   = F

4) If the energy E implies the value E0, then, E0 lies in the spectrum.                   = T

5) If the energy E implies the value E0, then, it is implied that E0 lies in the spectrum.                   = T

6) If the energy E implies the value of E0, then, E0 lies in the spectrum.                   = T

7) If the energy E does not have the value E0, then, E0 lies in the spectrum.                   = T

8) If the energy E does not have the value E0, then, it is implied that E0 lies in the …                  = T

9) If the energy E does not have the value E0, then, E0 does not lie in the spectrum.                   = T

Note: Line 7 follows the rule of the classical logic, but semantically it appears problematic. Probably it should be interpreted as “Although the energy E does not have the value E0, it is always true that E0 lies in the spectrum.”

b) SEMANTICS OF EQUIVALENCE

1) The energy E has the value E0 iff E0 lies in the spectrum.                   = T

2) The energy E has the value E0 iff E0 is implied to lie in the spectrum.                   = I

3) The energy E has the value E0 iff E0 does not lie in the spectrum.                   = F

4) The energy E is implied to have the value E0 iff E0 lies in the spectrum.                   = I

5) The energy E is implied to have the value E0 iff E0 is implied to lie in the spectrum.                   = T

6) The energy E is implied to have the value E0 iff E0 does not lie in the spectrum.                   = I

7) The energy E does not have the value E0 iff E0 lies in the spectrum.                   = F

8) The energy E does not have the value E0 iff E0 is implied to lie in the spectrum.                   = I

9) The energy E does not have the value E0 iff E0 does not lie in the spectrum.                   = T

The many-value logic also treats of double-negation proposition, not as equivalence of T, but as an indeterminate T (or I). This is done so in order to get rid of the perplexity caused by the meta-language about the true values. As such, the implication of Quantum Logic is thus called “the rule of complementarities.”

 

Sau đây là vấn-đề nhức-đầu của luận-lí (logical dilemma). Nơi trang 23 trong bài The Logic of Quantum Mechanics, tôi đưa ra nhận xét có liên-quan tới luận-lí của Wittgenstein như sau:

LOGICAL DILEMMA

If we take Wittgenstein’s notion seriously, then we would be pleased to accept this remark, “Logic can depict the world, which is the form of reality,” (2.18 and 2.19). True, provided that we can see, we can measure, or we know it. Although logic is a priori known by the first principle, it is also empirical for the reality that science concerns must rely on experimental processes, not merely on logical discourse, which may imply that there is preeminent numbers in logic, which is in fact untrue.

 

E. CÁI TÀI CHUYÊN-MÔN CẦN NHỮNG NHÀ CHUYÊN-MÔN ĐÁNH JÁ-TRỊ.

Để tránh tự khoa-trương, và để có một chỗ đứng và việc làm trong xã-hội, chúng ta cần những nhà chuyên-môn đánh já và jới thiệu chúng ta. Trong trường-hợp của tôi, trước hết là Fó Viện-trưởng Nathan Dickmeyer, của Columbia University, đã có những nhận xét về tôi như sau:

“Quynh has a mind of crystal-faceted beauty, somehow tensioned with strings of logic. He quickly sees illogic, and his own ideas are never compromised by flight of fantasy. I have been greatly stretched by my discussions with him. Both of us follow new development in physics carefully. I love its positivistic reaffirmations; he pulls the beauty of the world from its positivism.”

Jáo-sư Toán-học, Patrick Gallagher, Chairman of Mathematical Department of Columbia University, đã ân-cần jới thiệu tôi trong hai chức-vụ: Khoa-trưởng (Chair), và Liên Khoa-trưởng (Dean), như sau:

“Quynh’s thesis in Art History and Philosophy, which I read at the time, was Logic and Art, with special emphasis on the writings of Wittgenstein. This research is deep, stimulating and very original.

Quynh is a person with very unusually great range of talents, competences and academic experiences. Brilliant and productive, he would be an excellent role model for younger academics, and would have the moral authority, deriving from his warm and lively personality and his substantial and varied achievements, to be a successful Department Chair or Dean.

I recommend Quynh with highest enthusiasm for a position in teaching and administration.”

Jáo-sư Triết-học Mark S. McLeod của Fân-khoa Triết tại UTSA (The University of Texas at San Antonio) có nhận xét thế này:

“Professor Quynh Nguyen has taught philosophy for us at UTSA and has done an excellent job. In addition, he is an extraordinarily pleasant colleague whose knowledge of philosophy and logic is superlative. I have spent a good deal of time with Dr. Nguyen discussing logic and philosophy and have come away having learned something every time. I highly recommend him for a position in philosophy, although we will miss him teaching here with us at UTSA.”

Cuối cùng, nhà chuyên-môn cần fải có tác-fẩm được chọn trình bày trong các hội-thảo quốc-ja và quốc-tế. Gần đây nhất, tháng 8 năm 2008, bài “Husserlian Objective World and Problems of Globalization: The Question of Value” của tôi được chọn là một trong những bài thuyết-trình tại The XXII World Congress of Philosophy, July 30 – August 5, 2008, tại Seoul National University, Seoul, Korea. Trong khi đó có rất nhiều bài tại các nước Mĩ, Anh, Đức, Fáp bị loại hoặc cần fải chỉnh đốn lại.

 

Cái gọi là “Triết-học và Zịch-thuật” đến đây fải chấm zứt. Xin cám ơn độc-jả và xin trả lại iên-bình cho độc-jả nào đã đọc bài này.

 

Nguyễn Quỳnh
November 7, 2010.

 

 

------------------

Bài liên quan:

17.10.2010
[TRIẾT HỌC & DỊCH THUẬT] ... Cái tựa của bài viết này cũng đã nói lên ít nhiều về nội dung của nó: Sự phân định muôn đời vốn có trong tất cả những nền văn hóa của con người, nó được phản chiếu qua những cấu trúc nhất định của những hình thái tư tưởng, tức là, đã đụng chạm tới sự phân định của một thực thể gọi là: Ngôn Ngữ... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021