tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Lạy thầy ạ!  [đối thoại]

 

Tếu, cái trò của đệ tử Chân Phương xá “thầy” Alan Kirby và cái trò của môn đệ Lâm Quang Thăn lạy “ngài” Chân Phương. Thầy mít đặc và trò đặc mít như bóng với hình, tuy hai mà một, hay tuy một mà hai với hai cái tên khác nhau?

Thầy dốt nên học trò ngu? Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa mãi võ đầu hẻm cuối xóm dưng không lại muốn hâm nóng lại một cuộc tranh cãi đã nguội lạnh với mục đích gì? Tại sao lại căm thù thơ tân hình thức Việt và chủ nghĩa hậu hiện đại đến thế kia nhỉ?

Vì không muốn thơ ca văn chương nghệ thuật của ta tách khỏi những lối mòn cũ? Vì mặc cảm với nhóm Mở Miệng? Vì thơ “cách tân chửi bới vu vơ” của mình không có độc giả? Bao nhiêu câu hỏi về những chuyện nhỏ nhoi lẽ ra không nên nhắc tới.

Tếu, nhưng vì không cười nổi và để tránh viết dài dòng chẳng ích lợi gì cho ai cả nên tôi chỉ xin ghi lại phản hồi của một độc giả ngoại quốc về tác giả Alan Kirby và bài tiểu luận “The Death of Postmodernism and Beyond” (“Cái chết của chủ nghĩa hậu hiện đại và xa hơn”) đã trích đăng trên mạng lưới, để bạn đọc có thêm dữ kiện và ý kiến khách quan:

Densely-written, poorly thought-out, facile. This is an expedition into the field of Genre Theory by a man so in love with his own sci-fi-novel grandiloquence that he seems to sacrifice any intelligible argument. Offers no fresh insights into postmodernism and those into technology are stale to say the least. Absolute tripe. (J M Bastion, Amazon.com, 5 Oct 2009)

Tạm dịch:

Cách viết rườm rà nhưng hời hợt thiếu cân nhắc kỹ lưỡng. Một cuộc mạo hiểm vào địa hạt Lý Thuyết Thể Loại bởi một kẻ đã quá say đắm những lập luận tiểu thuyết khoa học giả tưởng khoác lác của chính mình, nên đã hi sinh mọi luận cứ mạch lạc khả tri. Chẳng cung cấp được thêm điều gì mới mẻ về chủ nghĩa hậu hiện đại, và suy diễn về khoa học kỹ thuật thì lại quá cũ nhàm. Nhảm nhí hoàn toàn.

Thiển nghĩ bằng một câu hỏi cuối cùng để tạm thay thế cho một kết luận:

Bốn mươi nhà thơ “lé chột mù” nhưng đã viết được những tác phẩm mới lạ trong lúc hai kẻ “sáng mắt sáng lòng” chỉ biết ngửi đít nhau mà quấu quấu để sủa hùa?

 

 

---------------

Bài liên hệ:

05.02.2010
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Chuyện mù, chột & sáng ở đâu cũng đầy ra. Chuyện vua, thường dân & hay phó thường dân cũng vậy. Tây với Ta. Việt Nam không là ngoại lệ. Nam hay nữ, già hay trẻ, Bắc hay Nam, và... trong nước hay hải ngoại. Sáng thì cực hiếm (nên, và quý), chột thì in ít, còn mù thì vô số kể. Đồng bào tin tôi đi. Có nhân chứng vật chứng hẳn hoi nè... (...)
 
04.02.2010
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Vào trang web văn học da thuộc không bơi giếng chiều mưa nọ kia / Bé bự Sương tui thấy có một ông thơ thẩn sính kết án vĩ cầm kia nọ / Kéo giây tơ câm chuyển thanh một bài tiểu luận lăng nhăng nọ kia / Mong hạ bệ trễ nãi một cái chủ nghĩa văn học lừng danh tiếng kia nọ... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021