tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Ai mà lại đấu tranh giai cấp với một quán cà phê và mấy ông thi sĩ!  [đối thoại]

 

Bài “Givral” của Đào Đào

thiệt là man mác một màu... đấu tranh!

Đấu tranh giai cấp! Chỉ tiếc là Đào Đào đấu tranh giai cấp trật lất. Ai mà lại đi đấu tranh giai cấp với một quán cà phê và mấy ông nhà thơ tay không tấc sắt!

Nếu muốn đấu tranh giai cấp vì “Lúc ông Tây ngồi nhâm nhi ly cà phê trong Givral / Người nông dân xứ tôi bì bõm bì bõm tìm cái sống”, thì sao lại không đấu tranh vì những lý do lớn lao hơn? Nên sửa lại là:

Lúc ông toàn quyền Đông Dương nhâm nhi sâm banh trong Phủ (bây giờ là Phủ Chủ tịch)

Người nông dân xứ tôi đang ngụp lặn trong bùn...

Lúc ông thống sứ Bắc kì nhâm nhi gà quay trong Phủ (bây giờ là Bắc Bộ phủ)

Người nông dân xứ tôi đang mò cua bắt ốc...

Đã vậy, nếu đập nát cái quán cà phê Givral nho nhỏ cho thoả chí đấu tranh, thì sẵn trớn đập luôn hai cái Phủ tây to tướng kia cho rảnh mắt!

Mà cái “lúc ông Tây ngồi nhâm nhi ly cà phê trong Givral” là lúc nào? Đầu thế kỷ 20? Giữa thế kỷ 20? Các ông nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nguyễn Tôn Hiệt, Nguyễn Đăng Thường giàu có rủng rỉnh đẹp trai hào hoa chừng nào để mà cặp đầm tây với “Áo đầm xanh áo đầm vàng / Chờ đợi những con ruồi bay qua không gian / Thưởng thức một thời tuổi vàng / Tuổi đỏ tuổi xanh của tuổi...”? Khéo tưởng tượng quá vậy!

Các ông nhà thơ Đỗ - Nguyễn cũng như dân văn nghệ nói chung của Sài Gòn những năm 60 - 70 ưa ghé vô quán Givral kêu một tách cà phê là vì cái không khí riêng của Givral, cái không khí văn nghệ của một thứ Café de Flore ở Sài Gòn. Nếu Café de Flore là nơi gặp gỡ lừng lẫy của dân văn nghệ, trí thức Paris, với những tên tuổi như Sartre, Beauvoir, Camus, Cocteau..., thì ít ra Givral cũng là chốn tới lui của dân văn nghệ Sài Gòn, với Tạ Tỵ, Thái Tuấn, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền... và bao nhiêu người cầm bút của thế hệ kế tiếp.

Ông tây bà đầm nào đó ngồi nhâm nhi ly cà phê trong Givral vào một lúc nào đó thì không thể là cái cớ để Đào Đào phải đấu tranh giai cấp với Givral và những nhà thơ Sài Gòn, những người đã đến đó để hút vài điếu thuốc, nói chuyện với bạn bè, nhìn ra đường phố êm đềm, và bưng tách cà phê trong lòng bàn tay không hề vấy máu nhân dân.

 

 

---------------

Bài liên hệ:

20.04.2010
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Cái Givral của các anh / Chán quá!!! / Lúc ông Tây ngồi nhâm nhi ly cà phê trong Givral / Người nông dân xứ tôi bì bõm bì bõm tìm cái sống / Còn anh / Áo đầm xanh áo đầm vàng / Chờ đợi những con ruồi bay qua không gian / Thưởng thức một thời tuổi vàng... (...)
 
19.04.2010
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... ... kỷ niệm [chưa chửa] hoang [tưởng] / lịch sử [cha chả] cà tàng // givral… givral... / nhà [hàng] tan nước [sông] cạn // nay [tao mày] không khóc / khi [chúng nó] hành quyết givral / mai [ai còn] khóc sài gòn??? / mốt [đứa nào] khóc việt nam???... (...)
 
16.04.2010
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... nhắn nhủ với những ai yêu thích văn nghệ văn hoá thực sự và thực tình rằng từ nay hãy nhớ hãy nhớ hãy nhớ hãy nhớ mãi nhớ mãi nhớ mãi và truyền tụng đời đời kiếp kiếp ba cái tên givral portail pagode nhưng đừng khóc cho chúng ta nhé sài gòn ơi... (...)
 
13.04.2010
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Xin gửi đến anh Đỗ Trung Quân và những ai đã từng ngồi ở Givral những năm trước 75 vài kỷ vật nho nhỏ, như “một chút gì để nhớ”... (...)
 
12.04.2010
Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi... Về Sài Gòn, tôi bỗng nhớ khôn nguôi những quán cà phê của mình, những nơi lẽ ra cũng phải trở thành địa chỉ văn hoá, phải được gìn giữ và bảo tồn cho một thành phố thu hút du khách mọi nơi không chỉ vì cái danh xưng cố tình bị thu nhỏ – thành phố “kinh tế” – mà còn ẩn hiện, nhưng là ẩn hiện tràn lan, đầy ấn tượng trong cuộc sống tinh thấn của nhiều thế hệ thanh niên, những cánh cửa văn hoá tưởng như không toan tính nào có đủ sức niêm phong, hay xoá mờ... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021