tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Chung cuộc = kết cuộc  [đối thoại]

 

+ Theo tác giá Đinh Phương, hiển nhiên khác rõ ràng. Chung cuộc khác kết cuộc.

Theo Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu:

顯 hiển (23n)
1 : Rõ rệt. Như hiển nhi dị kiến 顯而易見 rõ rệt dễ thấy.
 
終 chung (11n)
1 : Hết. Như chung nhật bất thực 終日不食 hết ngày chẳng ăn. Nguyễn Trãi 阮薦 : chung tiêu thính vũ thanh 終宵聽雨聲 suốt đêm nghe tiếng mưa.
2 : Sau. Như thủy chung 始終 trước sau.
3 : Trọn. Như chung chí bại vong 終至敗亡 trọn đến hỏng mất.
4 : Chết. Như thọ chung 壽終 chết lành, được hết tuổi trời.
5 : Kết cục. Như hết một khúc nhạc gọi là nhất chung 一終.
 

Chữ hiển 顯 là rõ, chữ nhiên 然 theo sau để chỉ trạng thái - manner, cúa trạng từ.

Như vậy, hiển nhiên = rõ ràng. Chung cuộc = kết cuộc.

 

+ Ngoài ra, tui không biết Đức Ngữ, nhưng câu dịch của Đinh Phương có thể chính xác nghĩa trong tiếng Đức, nhưng đọc sang Việt Ngữ thì hơi tối nghĩa :

“Vì sao tôi im, nín đã từ lâu”

im là không nói, nhưng nín đôi khi lại diễn tả một điều “không” khác, không phải lời nói.

 

+ Câu của Trần Kh. nghe Việt hơn, nghĩa cũng không khác câu của Đinh Phương. Tuy vậy, hơi bị trùng ngữ 2 chữ im lặng, nếu xét theo bản dịch nguyên thủy là 2 chữ khác nhau :

“Tại sao tôi lại im lặng, im lặng quá lâu”

Nếu tui biết Đức Ngữ, tui sẽ mạo mụội dịch thành:

“Tại sao tôi lại im lặng, lặng im quá lâu”

 

Từng câu từng chữ thì khác. Trọn bài lại khác. Theo tui, mỗi bài có cái “hơi” riêng. Bài dịch của Đinh Phương gần Đức hơn (có lẽ). Bài của Trần Kh. nghe Việt hơn.

Vài dòng thô thiển

Kính bút.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

16.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mục đích của tôi trong bài đối thoại này là phản biện lại lời tựa của anh Trần Kh. cho rằng bài dịch của tôi đánh đố người đọc và “hơi ...ép cụ Grass”. (Ở đây tôi hiểu là “nhét chữ vào mồm cụ Grass”)... (...)
 
14.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc bài thơ của Günter Grass được dịch bởi Đinh Phương vừa mới đăng trên Tiền Vệ, tôi thấy có nhiều chỗ không chính xác và (vì thế) khó hiểu, nếu không nói là dịch kiểu này thì quả là đánh đố người đọc và hơi... ép cụ Grass... (...)
 
[NHÀ VĂN & LƯƠNG TÂM] ... Chẳng biết Do Thái hay Iran có sắp dùng bom nguyên tử hay không nhưng Günter Grass đã vượt qua bằng cách dùng bom nguyên tử lương tâm của nhân loại để phá vỡ vô minh tập thể được truyền bá ở Âu Mỹ từ thời Do Thái lập quốc (1948)... (...)
 
12.04.2012
... Nhưng tại sao tôi lại im lặng đến lúc này? / Ấy là vì tôi đã cho rằng gốc gác của tôi / luôn dính liền với một vết nhơ không bao giờ được yên tịch / giam hãm, không chấp nhận sự việc này như một sự thật phải được nói ra... [Bản dịch của Đinh Phương]

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021