tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Khi nhà văn tham dự thế sự  [đối thoại]

 

Nếu ca diễn là nghiệp của ca sĩ, chữa bệnh là nghề của bác sĩ... thì viết văn là nghề của nhà văn, người sáng tác nói chung.

Ai cũng rõ, ca sĩ đem giọng hát truyền cảm và cử chỉ khả ái của mình đến với đời. Ông bác sĩ chữa lành bệnh cứu đời. Còn nhà văn, nhà văn không thể làm gì khác hơn qua ngọn bút mệnh làm đẹp cuộc đời của anh/chị ta.

Trong một vài trường hợp bức bách quyết liệt, người ca sĩ hoặc ông bác sĩ vẫn có thể tham gia chuyện đời mà không vi phạm đến nghiệp của mình. Thí dụ, ca sĩ có thể từ chối hay tránh xuất hiện trước một cử tọa gồm những tên độc tài gian ác giết hại dân lành. Hoặc, ông bác sĩ buộc phải chữa lành vết thương cho quân thù, nhưng ông sẽ không nhận thù lao bổng lộc vinh hoa của họ.

 

+ Trường hợp Tomas Transtromer

Nhà thơ vừa được giải Nobel vừa rồi Tomas Transtromer đã từng phát biểu dứt khoát:

The language marches in step with the executioners. Therefore we must get a new language. [Ngôn ngữ đi chung nhịp bước với đao phủ thủ. Do đó chúng ta phải có một ngữ ngôn tinh mới.]

Tui nghĩ rằng đó là tuyên ngôn cô đọng về thái độ văn học và chính trị của ông. Ông không chấp nhận nói chung tiếng nói với ác. Là nhà văn có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới, ông sẽ bày tỏ ý nguyện của mình tới cùng, qua ngọn bút: Cung ứng cho nhân gian lời nói tinh nguyên mới khác với bọn đao phủ đang lăm le hành quyết mầm sống.

 
Midwinter
 
A blue light
is streaming out from my clothes.
Midwinter.
Jingling tambourines of ice.
I close my eyes.
There is a soundless world
there is a crack
where the dead
are smuggled over the border.
 
(Tạp chí Blackbird, Spring 2011, Vol.10, No.1)
 
Giữa Đông
 
Một dòng sáng dương xanh
chảy trôi ra từ bộ y phục đang mặc.
Trời giữa Đông.
Tiếng rung leng xeng của buốt giá.
Tôi khép mắt.
Có một thế gian vô ngôn
có một tiếng gãy rắc
của tử mộ
được xô qua lằn biên giới lén lút.

 

+ Trường hợp Ức Trai Nguyễn Trãi

 
 
 
Vọng Doanh
 
Vọng Doanh đầu mộ hệ ngâm thuyền
Thi cảnh liêu nhân vãn hứng khiên
Dục Thúy vũ tình phong tự ngọc
Đại An triều trướng thủy như thiên
 
(Bến Vọng Doanh chiều xuống, buộc chiếc thuyền văn
Cảnh thơ khiến cho người cảm hứng dạt dào
Dục Thuý mưa tạnh núi ngọn đẹp như ngọc
Cửa Đại An thuỷ triều dâng cao tiếp tới trời)
 

Đó là 4 câu thơ đầu bài “Vọng Doanh” của Ức Trai Nguyễn Trãi. Bài thơ tả cảnh tả tình vùng bến nước Vọng Doanh Dục Thuý thật xinh đẹp.

Và, nếu chúng ta nhớ lại thời điểm của bài thơ được làm ra, chúng ta sẽ không khỏi kinh ngạc. Bài thơ được làm trong thời kỳ chiến trận kháng Minh 1418-1429.

Thời điểm này, Nguyễn Trãi có làm khoảng hơn 30 bài. Bài nào cũng vậy, tả cảnh tả tình cũng như bày tỏ ước mong thái bình thịnh trị cho toàn dân.

Có lạ không, một ông quân sư trong thời điểm xung yếu của thế trận đao kiếm, vẫn ung dung neo chiếc thuyền văn ngắm nhìn trời chiều mênh mông mây nước.

Trường hợp Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi chọn tô thắm giang san hữu tình thơ mộng của đất nước. Cho dù đang ở trong hoàn cảnh gấp rút của đao binh chiến trận. Ngọn bút của ông đã vẽ nên một bức dư đồ tuyệt mỹ của tiền nhân để lại. Tuy là không nói gì về giặc Minh xâm lấn, nhưng khi đọc lên, cái tình dạt dào dành cho quê hương dân tộc, ai lại không nhận ra?

 

 

-----------------

Bài liên quan:

26.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nam Cao, vì “sống mòn” với “tư cách nhà văn” của mình, nên đã để lại cho đời “những tư cách công dân” bất diệt là “Chí Phèo & Thị Nở”!... (...)
 
25.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài viết của Phan Quỳnh Trâm đặt sai câu hỏi, sai vấn đề, dựa trên quan niệm cũ ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Tác giả dị ứng chính trị trong văn chương ta nói riêng và truyện có nội dung chính trị nói chung vì sự liên kết với văn chương hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa. Tác giả đã hiểu từ “chính trị” theo nghĩa xấu, nghĩa hẹp nhứt. Loại văn chương này (VCXHCN) dở, không phải vì nó chính trị, mà vì nó là văn chương tuyên truyền, không đến từ đời sống thật, tình huống bịa đặt, nhân vật là những con rối để chứng minh nọ kia kia nọ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nếu đọc kỹ bài của tôi, NĐT sẽ thấy là tôi không hề phủ nhận là trong chính trị thì người ta cần sự đóng góp của tất cả mọi người, kể cả một anh công nhân, một chị lao công hay một người không hề có nghề nghiệp gì. Hơn nữa, tôi còn cho có một số thành phần khác trong xã hội có thể đóng góp được cho chính trị nhiều hơn giới nhà văn... Tuy nhiên, tôi vẫn cho những sự tham gia ấy khác nhau về bản chất... (...)
 
23.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tiểu luận “Văn học và chính trị” tác giả Phan Quỳnh Trâm tự đặt ra một câu hỏi rồi tự trả lời. Nhưng câu trả lời đã cho thấy ngay lập luận lỏng lẻo, mâu thuẫn... (...)
 
22.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tư cách người đọc, tui nhận thấy, một chữ HAY được yêu cầu trong sáng tác phẩm, khả dĩ tóm lược và giải quyết được khá nhiều chuyện dài dòng... Vấn đề còn lại là làm sao biết được hay hay không. Cá nhân tui, tui biết được. Rất dễ. Và tui tin là mỗi một người đọc, cũng tự có thể đánh giá được tác phẩm nào đó. Tự mình thôi. Không ai có thể thay mình được... (...)
 
21.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay, tôi thích Neruda, nhưng khi đọc bài của PQT, thấy nhận xét của Borges, tôi thất vọng về Neruda. Tôi không ngờ một nhà thơ lớn như ông mà để chính trị làm cho tha hoá đến không còn tư cách của một nhà trí thức như vậy... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021