tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Dịch loạn! Về bản dịch tiểu thuyết BẢN ĐỒ VÀ VÙNG ĐẤT (phần III)  [đối thoại]

 

Thiếu hiểu biết về hiện thực Pháp:

 

Ngoài hạn chế về trình độ Pháp văn và lười động não, còn một nguyên nhân nữa dẫn đến những lỗi dịch của Cao Việt Dũng trong Bản đồ và vùng đất, đó là sự thiếu hiểu biết của dịch giả về hiện thực Pháp.

 

1. Thiếu hiểu biết tiếng lóng thông dụng :

 

Tiếng lóng là một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ văn chương Houellebecq.

Ví dụ ở trang 98 khi tác giả nói về quan hệ giữa nhân vật chính Jed Martin và người tình Olga:

«…il n'était plus question pour eux au cours d'un week-end de s'exploser la tête ni de se déchirer grave…»

Do không biết nghĩa của hai thành ngữ rất hay được sử dụng trong giới trẻ - "s'exploser la tête" và "se déchirer grave" — nên anh Cao Việt Dũng dịch ấm ớ là:

«…trong vòng một kỳ nghỉ cuối tuần với họ không còn có chuyện nổ tung đầu óc hay cắn xé nhau điên loạn nữa…»

Trong khi câu trên lẽ ra nên dịch là:

«…với họ, không còn có chuyện chích choácsay xỉn cuối tuần nữa»

 

2. Thiếu hiểu biết về những khái niệm ít gặp trong đời sống Việt Nam nhưng lại rất quen thuộc với người phương Tây :

 

Ví dụ ở trang 16:

«Atelier d'artiste’ il fallait s'entendre, c'était un grenier avec une verrière…»

Anh Cao Việt Dũng dịch là:

«"Xưởng nghệ sĩ", cần phải hiểu, là một cái vựa gắn nhiều kính…»

"Một cái vựa gắn nhiều kính" là cái gì vậy trời? "Grenier" ở đây có nghĩa là "tầng áp mái". Giá bất động sản Paris và các thành phố lớn của Pháp rất cao, nên các nghệ sĩ hay sửa sang lại tầng áp mái (thường là tầng trên cùng của một chung cư nhỏ) để làm nơi làm việc và nhiều khi sống luôn ở đó. Một trong những cách sửa sang là lắp một phần mái bằng kính để hưởng được tối đa ánh sáng trời.

Tóm lại, câu trên nên được dịch như sau:

«"Xưởng nghệ sĩ" phải hiểu là một tầng áp mái có một phần được lắp kính…»

 

Hoặc các ví dụ khác:

- "la communion" (trang 40, có nghĩa là "lễ ban thánh thể") thì anh Cao Việt Dũng lại dịch thành "lễ rửa tội",

- "le chauffe-eau" (trang 11, có nghĩa là "máy làm nước nóng") thì lại dịch thành "hệ thống sưởi",

- "la chaudière" (trang 15, có nghĩa là "máy sưởi bằng hơi nước") thì lại dịch thành "bình đun nước",

- "l'entrée" (trang 29, có nghĩa là "món đầu bữa") thì dịch thành "món khai vị",

- "des fruits confits" (trang 9, có nghĩa là "mứt trái cây") thì lại dịch thành "trái cây dầm",

- "les petits fours" (trang 74, có nghĩa là "bánh cocktail") thì lại dịch thành "những cái bánh ngọt nhỏ",

- "la charcuterie (trang 139, có nghĩa là "đồ nguội") thì lại dịch thành "các thứ đồ thịt"

- "la classe S" (trang 61, có nghĩa là "chiếc Mercedes hạng S") thì lại dịch thành "chiếc classe S"

 

3. Thiếu hiểu biết về địa danh Pháp :

 

Ví dụ ở trang 42:

«Il hésita à sortir, à faire une dernière fois un tour dans le quartier, sur les bords du bassin de l'Arsenal…»

Anh Cao Việt Dũng dịch là:

«Anh ngần ngừ chưa ra khỏi nhà ngay, để đi một vòng cuối cùng quanh khu phố, trên cái bồn nước của khu Arsenal…»

Tài thật, "le bassin de l’Arsenal" — bến thuyền nổi tiếng của Paris mà lại dịch thành «cái bồn nước của khu Arsenal»!

Không những không biết mà còn dịch ẩu, xin hỏi: người ta có thể đi trên một bồn nước?

Câu trên nên được dịch như sau:

«Anh ngần ngừ ra khỏi nhà, đi một vòng cuối cùng trong khu phố, trên bờ của bến thuyền Arsenal…»

 

Một ví dụ khác ở trang 46:

«…il n'était pas loin des nouvelles galeries qui s'étaient montées autour du quartier de la Très Grande Bibliothèque»

anh Cao Việt Dũng dịch là:

«…anh ở không xa các gallery được dựng lên quanh khu phố của cái Thư Viện Rất Lớn»

Trời đất! Trước đây từng có người dịch "La Grande-Bretagne" (Anh quốc) là "Vùng Bờ-rơ-ta-nhơ - Lớn", cứ tưởng đó là thảm họa dịch thuật khủng nhất xứ ta. Ai ngờ bây giờ anh Cao Việt Dũng lại dịch "La Très Grande Bibliothèque" thành « cái Thư Viện Rất Lớn»! Khổ thế, chỉ quan tâm tới nước Pháp chút đỉnh là đủ biết TGB chính là địa điểm mới và quan trọng nhất của hệ thống Thư viện Quốc gia Pháp, thường được gọi là "Thư viện Quốc gia François Mitterrand" hay "Thư viện Quốc gia mới", có kích cỡ khổng lồ, nằm ở phía Bắc quận 13 thành phố Paris, được xây dựng dưới thời tổng thống Mitterrand, khánh thành năm 1996 và trở thành một trong những niềm tự hào của văn hóa và kiến trúc đương đại Pháp.

Tóm lại, câu trên nên được dịch như sau:

«… anh ở không xa các gallery mới, được mở xung quanh khu Thư viện Quốc gia François Mitterrand»

 

Còn sau đây là ví dụ ở ngay trang đầu tiên, trong «Lời cám ơn» của tác giả Houellebecq:

«Je n'ai d'habitude personne à remercier, parce que je me documente assez peu, très peu même si l'on compare à un auteur américain. Mais en l'occurrence j'étais impressionné et intrigué par la police, et il m'a semblé nécessaire d'en faire un peu plus.

J'ai donc cette fois le plaisir de remercier Teresa Cremisi, qui a accompli les démarches nécessaires, ainsi que le chef de cabinet Henry Moreau et le commandant de police Pierre Dieppois, qui m'ont accueilli avec amabilité au Quai des Orfèvres…»

Anh Cao Việt Dũng đã dịch là:

«Thường thì tôi không có ai để cảm ơn, vì ít khi tôi đi tìm tài liệu, thậm chí là rất ít khi; mặc dù người ta cứ hay so sánh tôi với một tác giả người Mỹ. Nhưng lần này, tôi rất ấn tượng và rối trí trước ngành cảnh sát, và thấy có lẽ cần thu thập thông tin nhiều hơn.

Vậy nên tôi rất sung sướng được cảm ơn Teresa Cremisi, người đã thực hiện các thủ tục cần thiết, cũng như chánh văn phòng Henry Moreau cùng thiếu tá cảnh sát Pierre Dieppois, họ đã thân ái đón tiếp tôi ở Ke Orfèvres… »

Nếu chỉ đọc bản tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn học và Công ty sách Nhã Nam, độc giả Việt Nam, ngay từ câu đầu tiên — «mặc dù người ta cứ hay so sánh tôi với một tác giả người Mỹ » —, chắc hẳn sẽ phân vân: Không hiểu sao ông Houellebecq, được Nhã Nam lăng xê là tiểu thuyết gia tầm cỡ của Pháp, giải này giải kia, mà lại có những câu lẩm cẩm như vậy?

Xin thưa quí vị, ông Houellebecq không lẩm cẩm. Đây chỉ là một trong nhiều câu sai thảm hại của của Cao Việt Dũng trong bản dịch Bản đồ và vùng đất.

"Très peu même si l'on compare à un auteur américain" (có nghĩa là «thậm chí là rất ít nếu so với một tác giả Mỹ») là một câu cực kỳ đơn giản mà anh Cao Việt Dũng cũng dịch sai hẳn nghĩa! Dịch như vậy thì khác gì «giết» tác phẩm? Còn "être intrigué" không có nghĩa là "rối trí" mà là "được kích thích trí tò mò". Và cuối cùng, vẫn vì do kém hiểu biết địa danh mà anh Cao Vệt Dũng dịch "Quai des Orfèvres" là "Ke Orfèvres" tức là không dịch gì cả (vì hai từ này hoàn toàn vô nghĩa với độc giả Việt Nam), trong khi "Quai des Orfèvres" nghĩa là đầu não của sở Nội vụ Paris, có địa chỉ chính thức: số 36 quai des Orfèvres.

Tóm lại, câu trên nên được dịch như sau:

«Thường thì tôi không có ai để cám ơn, vì khi viết tôi ít dựa vào tài liệu, thậm chí là rất ít nếu so với một tác giả Mỹ. Nhưng trong trường hợp này, ngành cảnh sát đã gây cho tôi ấn tượng mạnh và kích thích trí tò mò của tôi, và tôi đã cảm thấy cần phải thu thập thông tin hơn một chút.

Thế nên giờ đây tôi rất vui mừng được tỏ lòng cám ơn Teresa Cremisi đã thực hiện các thủ tục cần thiết giúp tôi, cũng như chánh văn phòng Henry Moreau và thiếu tá cảnh sát Pierre Dieppois đã thân mật tiếp tôi ở đại bản doanh của sở Nội Vụ Paris…».

 

Gọi là địa danh, nhưng là địa danh với người bản xứ, có những điều mà thường chỉ người bản xứ mới biết. Vì vậy, khi dịch một tác phẩm văn chương, để giúp độc giả Việt Nam hình dung phần nào ý nghĩa của địa danh và qua đó hiểu thêm văn cảnh, có hai cách xử lý: hoặc thêm thẳng thông tin vào như tôi vừa trình bày, hoặc mở một phần chú thích ở cuối trang.

Tra cứu địa danh không hề khó. Ngày nay với Internet thì chỉ một cái nhấp chuột là ra cả ngàn thông tin, kèm thêm hình ảnh rất phong phú.

Vấn đề của anh Cao Việt Dũng lại là: bản thân anh có hiểu mình đang dịch gì đâu mà tra và chẳng cứu!

 

 

------------------

Bài liên quan:

01.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần I, tôi đã nêu hạn chế về Pháp văn là nguyên nhân chính dẫn tới những lỗi dịch sai của Cao Việt Dũng trong tiểu thuyết Bản đồ và vùng đất. Trong phần này, tôi sẽ phân tích thêm một nguyên nhân nữa, đó là: lười suy nghĩ, được thể hiện qua những lỗi dịch hết sức ngớ ngẩn... (...)
 
27.02.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong dịch thuật, người ta có thể đôi khi sơ suất, nhưng dịch sai ở một tần suất chóng mặt và sai ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm như trường hợp Cao Việt Dũng thì quả là hiếm... (...)
 
22.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... 70 lỗi dịch trong một truyện ngắn là hậu quả tất yếu của một phong cách làm việc cẩu thả và một trình độ chuyên môn quá hạn chế. Không thể tưởng tượng nổi dịch giả tiếng Pháp chuyên nghiệp mà dịch từng chữ rời rạc như học trò phổ thông, không nắm được những qui luật ngữ pháp thông dụng, những kiến thức văn hóa tối thiểu... (...)
 
20.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I và phần II). Vì vậy, trong phần III này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 16 đến 30... (...)
 
18.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I). Vì vậy, trong phần II này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 2 đến 15... (...)
 
16.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ông viết: «ý kiến của Vi Văn Tuyên có nhiều chỗ sai, không hợp lý… có thể gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người khác». Xin hỏi: ý kiến của tôi sai và không hợp lý ở những chỗ nào? Tôi có vu khống ông không? Những vấn đề tôi nêu ra, đều có dẫn chứng cụ thể... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Về vấn đề dịch tiểu thuyết «Vô tri», tôi sẽ quay lại vào một dịp khác. Hôm nay, xin gửi tới Tiền Vệ những nhận xét về dịch thuật truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (nguyên tác «La pomme d’or de l’éternel desir») của Milan Kundera do anh Cao Việt Dũng dịch và xuất bản... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đến giờ thì mình thấy, lời “phỏng đoán” của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng “Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta”, càng ngày càng... đúng! Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời “phỏng đoán” của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi... vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!... (...)
 
15.12.2011
[THƯ TOÀ SOẠN] ... Tiền Vệ không biên tập những bài đối thoại, không chịu trách nhiệm về ý kiến của những người đối thoại, và chỉ từ chối đăng những bài xúc phạm đến đời tư của người khác. Tiền Vệ đòi hỏi và tôn trọng tinh thần tự chịu trách nhiệm của những người tham gia đối thoại, và do đó, Tiền Vệ không cần, và không thể, sử dụng các chuyên gia để biên tập hay sửa đổi ý kiến của những người tham gia đối thoại... (...)
 
12.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ Cao Việt Dũng vậy là một anh tuyên truyền thiên tài! Tư bản đang giãy chết, kinh tế tư bản đang khủng hoảng, nay văn chương tư bản lại lâm nguy, mỗi nước Việt ta ngày càng tấn tới, năm ngoái đã giật cái mề đay Phiu, năm nay tiện tay chộp luôn Nobel văn chương, để lên “đỉnh cao trí tuệ” một thể!... (...)
 
07.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục hai bài viết mới đây trên Tiền Vệ (I và II), tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét của tôi về bản dịch bài phỏng vấn Philippe Sollers của ông Cao Việt Dũng, trích trong cuốn của Vincent Kaufmann... (...)
 
06.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Chez toi là nhà cậu. Tui đánh máy sai chez toi thành chez moi. - Tui chưa đọc “Ignorance”, tui chỉ góp ý trong giới hạn đoạn văn mà các độc giả khác trích lại. Điều này tui có nói rõ... (...)
 
05.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!... (...)
 
04.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chữ Home trong Anh Ngữ vừa có nghĩa là nhà, tổ ấm vừa có nghĩa là quê hương quê nhà. Welcome home là câu chào đón về lại nhà hay hồi hương, tùy theo sự việc sự tình... (...)
 
03.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục bài viết trên Tiền Vệ mới rồi, tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét về bản dịch của ông Cao Việt Dũng - bài phỏng vấn Karlheinz Stierle - trích trong cuốn sách của Vincent Kaufmann... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cuốn L’Ignorance của Milan Kundera, bản tiếng Anh - Ignorance - do Linda Asher dịch... Ở đây Linda Asher chỉ dùng chữ “home” rất gọn rồi sau đó dùng tiếp “my home” cũng trong ngữ cảnh đó. Đọc bản tiếng Anh thì hiểu ngay... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói tóm lại, tất cả những “luận điểm” đầy ngụy biện và khôi hài mà Nguyễn Thuận đưa ra để bênh vực cho những chỗ sai của Cao Việt Dũng đều hết sức vô dụng, không giúp gì được cho Cao Việt Dũng, mà còn tiếp sức thêm cho nạn “dịch loạn”... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khổ thế, vẫn cái trò «nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm... (...)
 
01.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản... Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc... (...)
 
30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)
 
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)
 
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH “GIẢ”] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021